Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
PHẦN I - THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI CÁC CHÂU LỤC
CHƯƠNG XI - CHÂU Á
*****
Tuần 1 - NS: /8/2017 ND: 2 /8/2017
Tiết 1 - Bài 1
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN CHÂU Á
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, hs cần:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Châu Á trên bản đồ.
- Trình bày được đặc điểm hình dạng, kích thước lãnh thổ Châu Á: Là châu lục có kích thước rộng lớn, hình dạng mập mạp.
- Trình bày được đặc điểm địa hình, khoáng sản của Châu Á: Địa hình đa dạng phức tạp nhất, có nhiều khoáng sản.
2. Kỹ năng:
- Đọc và phân tích kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Á.
- Phân tích các mối quan hệ địa lí để giải thích đặc điểm tự nhiên.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng sản.
4. Năng lực, phẩm chất:
- NL chung : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán, sử dụng ngôn ngữ
- NL chuyên biệt : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ.
- Phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bản đồ tự nhiên Châu Á. Các tranh ảnh núi non, đồng bằng của Châu Á.
2. HS: trả lời theo câu hỏi sgk. Tìm hiểu các khái niệm: sơn nguyên, cao nguyên, bồn địa, các loại khoáng sản và mỏ khoáng sản.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: hoạt động nhóm, vấn đáp, luyện tập – thực hành, trực quan
2. Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi, động não, hoàn tất một nhiệm vụ
IV. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra: GV kiểm tra sách vở, đồ dùng của hs.
* Vào bài mới:
- GV cho HS quan sát bản đồ các châu lục trên TG.
- HS lên bảng xđ vị trí châu Á.
- GV giới thiệu bài: Châu á là châu lục rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng nhất. Tính phức tạp, đa dạng đó đựợc thể hiện trước hết qua cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
HĐ 1: Tìm hiểu vị trí ĐL, kích thước châu Á. - PP: vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm - KT: chia nhóm, TL nhóm, hoàn tất một nhiệm vụ GV chiếu H1.1 và 1.2 sgk/3-4, hướng dẫn HS quan sát. Chia nhóm và giao nhiệm vụ hoàn thiện phiếu học tập. (Phụ lục) HS quan sát H1.1 và H1.2 sgk, đọc kênh chữ mục 1, thảo luận nhóm, hoàn thiện PHT (5 phút) - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét chéo, bổ sung. GV nhận xét, chốt kt. - GV chiếu bảng diện tích các châu lục. HS quan sát, tính toán: ? So sánh diện tích của châu Á với S trái đất và các châu lục khác? ? Từ đó nx chung về vị trí và kích thước lãnh thổ châu Á? GV: những đặc điểm của vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á có ý nghĩa sâu sắc, làm phân hóa khí hậu và cảnh quan tự nhiên đa dạng, thay đổi từ B xuống N, từ duyên hải vào nội địa. HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á. - PP: vấn đáp, trực quan, hđ nhóm - KT: đặt câu hỏi, TL nhóm, động não Gv cho Hs quan sát bản đồ tự nhiên châu Á, kết hợp hình 1.2 sgk. ? Phân tích thang màu trên lược đồ cho biết châu Á có mấy dạng địa hình cơ bản, là những dạng địa hình nào? - GV cho hs tìm hiểu khái niệm sơn nguyên: SN là những khu vực đồi núi rộng lớn, có bề mặt tương đối bằng phẳng. Các SN được hình thành trên các vùng nền cổ hoặc các khu vực núi già bị quá trình bào mòn lâu dài. Các SN có đọ cao thay đổi, SN có thể đồng nghĩa với cao nguyên. - HS lên bảng xđịnh: 1 số dãy núi chính, các sơn nguyên; các đồng bằng rộng lớn. HS thảo luận cặp đôi: ? Nhận xét sự phân bố của núi, sơn nguyên và các đồng bằng của châu Á? Hướng núi chính? ? Cho biết các sông chính chảy trên các đồng bằng của châu Á? HS trả lời. ? Em biết những gì về dãy núi Hymalaya? Hs phát biểu. Gv chiếu video về dãy núi Hymalaya. ? Qua video, em biết thêm gì về dãy HMLA? HS hình dung lại và giới thiệu. Đây là 1 dãy núi cao, đồ sộ nhất TG, hình thành cách đây 10-20 tr năm, dài 2400 km, từ 1717 đã được xđ trên bản đồ do triều đình nhà Thanh biên vẽ. Năm 1852, cục trắc địa Ấn Độ đặt tên cho nó là Evoret để ghi nhớ công lao của Gioocgiơ Evoret, 1 người Anh làm cục trưởng cục đo đạc Ấn Độ. Trên những đỉnh núi cao của dãy Hi-ma-lay-a nói riêng, cũng như các dãy núi cao khác ở châu Á thường có băng hà bao phủ quanh năm. ? Quan sát H1.2 sgk và bản đồ tự nhiên châu Á cho biết châu Á có những loại khoáng sản chính nào? ? Dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào của châu Á? GV mở rộng về sản lượng dầu mỏ ở châu Á, tình hình khai thác, chế biến, xuất khẩu dầu khí ở một số nước châu Á: Co-oét, I-ran, I-rac, Ả rập xê út, Việt Nam. ? Từ đây em có nhận xét chung ntn về nguồn khoáng sản châu Á? Vai trò của khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế của châu Á? GV chốt và khắc sâu bài học. | I.Vị trí địa lí, kích thước châu Á -Châu Á nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á –Âu. - Điểm cực B: là mũi Sê-li-u-xki nằm trên vĩ tuyến 77 0 44’ B Điểm cực N: là mũi Pi-ai, nằm ở phía nam bán đảo Ma-lắc-ca trên vĩ tuyến 1 0 16’B. - Giáp với 3 đại dương: TBD (phía Đ), AĐD (phía N), BBD (phía B). - Phía Tây giáp châu Âu, châu Phi và biển Địa Trung Hải. - Diện tích : 44,4 triệu km2 (Diện tích châu Á chiếm 1/3 S đất nổi trên trái đất, lớn gấp rưỡi châu Phi và gấp 4 châu Âu) 🡪 Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực B đến vùng xích đạo. 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản * Địa hình: - Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ, nhiều đồng bằng rộng lớn. + Núi: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, … + SN chính: Trung Xi-bia, Tây Tạng,… + ĐB rộng bậc nhất: Tu-ran, Lưỡng Hà, Ấn-Hằng,… - Hệ thống núi và sơn nguyên phân bố chủ yếu ở trung tâm lục địa theo 2 hướng chính: Đ-T, B-N. - Các đồng bằng lớn phân bố rìa lục địa. - Nhiều hệ thống núi, SN, ĐB nằm xen kẽ. 🡪 Địa hình bị chia cắt phức tạp *Khoáng sản: - Các loại khoáng sản chính: than, sắt, đồng, crom, khí đốt, dầu mỏ, thiếc, man-gan,… - Dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, tập trung nhiều nhất ở Tây Nam Á, Đông Nam Á. 🡪 Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú, phục vụ chủ yếu cho việc phát triển công nghiệp. * Ghi nhớ (sgk/6) |
3. Hoạt động luyện tập:
Dựa vào hình 1.2 sgk, hãy ghi tên các đồng bằng lớn và các dòng sông chính chảy trên từng đồng bằng vào bảng sau:
STT | Các đồng bằng lớn | Các sông chính |
1 2 3 |
- HS quan sát H 1.2 làm BT cá nhân -> trao đổi theo cặp -> báo cáo kết quả TL.
- GV nhận xét, chốt kt.
4. Hoạt động vận dụng:
- Xác định địa hình chính của quê em? Liệt kê các con sông chính chảy qua địa phương em.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm hiểu và ghi lại những thông tin về các đỉnh núi cao ở châu Á.
- Chuẩn bị bài: Khí hậu châu Á.
Tuần 2
NS: 23/8/2017
ND: 30/8/2017
Tiết 2 Bài 2:
KHÍ HẬU CHÂU Á
I.Mục tiêu bài học: Qua bài học, HS cần :
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á.
- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
2. Kĩ năng:
- HS phân tích được biểu đồ khí hậu.
- HS xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới và các kiểu khí hậu.
- HS xác lập được mối quan hệ giữa khí hậu với vị trí, kích thước, địa hình.
- HS mô tả được đặc điểm khí hậu.
3. Thái độ :
- HS tích cực học tập.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên .
- Lược đồ các đới khí hậu châu Á.
- Các biểu đồ khí hậu phóng to(tr.9 SGK)
- Bản đồ tự nhiên và bản đồ câm châu Á.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, tập bản đồ 8.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định lớp
* KTBC - Vị trí địa lí, kích thước châu Á?
- Đặc điểm địa hình và khoáng sản?
* Vào bài mới:
Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: chọn ô số
- HS lần lượt chọn lật các ô số, dưới mỗi ô số là một kiểu khí hậu, hs phải đọc tên 1 quốc gia châu Á có kiểu khí hậu đó. GV kiểm định câu trả lời của HS.
- HS mở hết các ô số 🡪 GV hỏi: Vậy còn nhiều nơi khác trên châu Á của chúng ta có khí hậu ntn, kiểu khí hậu phổ biến của Châu Á là gì -> bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV - HS | Nội dung |
HĐ 1: Tìm hiểu sự đa dạng của khí hậu châu Á. - PP: đàm thoại, trực quan, hđ nhóm - Đặt câu hỏi, TL nhóm, động não * H2.1 và b/đồ tự nhiên Châu Á. ? Dọc theo kinh tuyến 800Đ từ vùng cực bắc đến xích đạo có những đới KH nào? ? Cho biết giới hạn của mỗi đới KH? HS trả lời, chỉ bản đồ treo tường về các đới KH. GV chuẩn kt. - HS thảo luận cặp đôi: ? Tại sao châu Á phân hoá thành nhiều đới KH khác nhau? ? Qsát H 2.1 và chỉ ra 1 trong các đới có nhiều kiểu KH, đọc tên các kiểu KH thuộc đới đó? HS đọc dựa vào lược đồ. GV chỉ trên bđ các kiểu KH của đới KH cận nhiệt: kiểu cận nhiệt ĐTH, cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao. ? Cho biết các kiểu KH đó thay đổi theo hướng nào? HS: thay đổi từ duyên hải vào lục địa, thay đổi theo độ cao địa hình. ? Tìm những nguyên nhân dẫn đến việc KH châu Á có sự phân hoá nhiều kiểu KH? (KT động não) GV giải thích thêm: nơi gần biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió và dòng biển -> KH ẩm; vùng nội địa bị núi cao nguyên chắn nên khô hạn. ? Theo hình 2.1. Có đới KH nào ko phân hoá thành các kiểu KH? Giải thích tại sao? - NX chung về khí hậu châu Á? | 1.Khí hậu châu Á phân hoá đa dạng - Châu Á có các đới KH: + Đới KH cận cực và cực: từ vòng cực Bắc đến cực Bắc; + Đới KH ôn đới : Nằm trong khoảng từ 400B đến vòng cực Bắc; + Đới KH cận nhiệt: Nằm khoảng từ chí tuyến Bắc đến 400B; + Đới KH nhiệt đới: Nằm khoảng từ chí tuyến Bắc đến 50B; KH xích đạo: Từ 5 0B đến 5 0N Nguyên nhân: Do châu Á có vị trí lãnh thổ kéo dài từ vùng cực B đến vùng xích đạo nên lượng bức xạ mặt trời phân bố ko đều, hình thành các đới KH thay đổi từ B đến N. - Mỗi đới khí hậu thường phân bố nhiều kiểu KH khác nhau tuỳ theo vị trí gần hay xa biển, địa hình cao hay thấp NN: Do kích thước lãnh thổ rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển nên có nhiều kiểu KH khác nhau. (Đới KH xích đạo có khối khí xích đạo nóng ẩm thống trị quanh năm ; Đới KH cực có khối khí cực khô, lạnh thống trị quanh năm nên ko phân hóa đc thành nhiều kiểu KH) 🡪 Châu Á có đầy đủ các đới KH và nhiều kiểu KH khác nhau, phân hóa từ T sang Đ (từ duyên hải vào nội địa), phân hóa theo đai cao . |
HĐ 2: Tìm hiểu 2 kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á - PP: hoạt động nhóm - KT: mảnh ghép, thảo luận nhóm * Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép: Vòng 1: nhóm chuyên gia + Nhóm 1, 2: Nghiên cứu sgk, cho biết đặc điểm và nơi phân bố của kiểu khí hậu gió mùa + Nhóm 3,4: Nghiên cứu sgk, cho biết đặc điểm và nơi phân bố của kiểu khí hậu lục địa Vòng 2: nhóm mảnh ghép 4 nhóm đổi vị trí, hình thành nhóm mới: ? Nguyên nhân tại sao lại có sự khác nhau giữa 2 kiểu khí hậu này? HS 1 nhóm lên báo cáo, các nhóm khác nx, bổ sung. GV nx, chốt kt. | 2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. a. Các kiểu khí hậu gió mùa: - Đặc điểm: Một năm có 2 mùa: +Mùa đông: có gió thổi từ nội địa ra, khí hậu lạnh, khô, ít mưa +Mùa hạ: có gió từ đại dương thổi vào lục địa, khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều - Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm, rừng thường xanh. - Phân bố: +Gió mùa nhiệt đới: ở Nam Á, ĐNÁ +Gió mùa cận nhiệt và ôn đới: ở Đông Á b. Các kiểu khí hậu lục địa: - Đặc điểm: Một năm có 2 mùa +Mùa đông: Lạnh, khô +Mùa hạ: Nóng, khô - Lượng mưa tb năm thay đổi từ 200–500 mm - Độ ẩm không khí thấp (do độ bốc hơi lớn) - Biên độ nhiệt ngày - đêm và các mùa trong năm rất lớn. - Cảnh quan hoang mạc, bán h/mạc ptriển - Phân bố: ở vùng nội địa và Tây Nam Á * NN: Do vị trí nằm gần hay xa biển; ảnh hưởng của gió mùa, của địa hình -> sự khác biệt của 2 kiểu khí hậu này. |
3. Hoạt động luyện tập:
- Phương pháp: luyện tập thực hành, hoạt động nhóm - KT: TL nhóm | |
* GV tổ chức cho hs làm bài tập 1 sgk trang 9. (GV treo 3 biểu đồ đã vẽ) - GV hướng dẫn hs quan sát, pt hình. - HS thảo luận cặp đôi, phân tích 3 biểu đồ nhiệt độ lượng mưa (Dãy 1 BĐ Y-an-gun, dãy 2 BĐ E Ri-at, dãy 3 BĐ U-lan Ba-to) - HS báo cáo kết quả -> nhận xét. - GV nx, chốt kết quả. GV khái quát bài học. HS rút ra ghi nhơ sgk về đặc điểm khí hậu châu Á | Bài 1 (sgk/9) - Địa điểm Y-an-gun (Mi-an-ma): + Nhiệt độ tb năm cao, trên 25 độ C. + Lượng mưa tb năm 2750mm, tập trung vào các tháng mùa mưa từ t5 -> t9. 🡪 Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Địa điểm E-Ri-at (A rập xê út): + Nhiệt độ tb năm cao. Tháng cao nhất trên 30 độ C. + Lượng mưa rất thấp. Tháng 5,7,8,9,10 không mưa: 🡪 Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô. - Địa điểm U-lan Ba-to (Mông Cổ): + nhiệt độ cao nhất vào t6, t7, ( 25 độ C) + Các tháng có nhiệt độ dưới 0 độ C: 11, 12, 1, 2, 3. + Lượng mưa tb năm thấp, khoảng 220mm 🡪 ôn đới lục địa Ghi nhớ sgk/ |
4. Hoạt động vận dụng:
- HS vẽ sơ đồ cây để khái quát đặc điểm khí hậu châu Á
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm và sưu tầm ảnh về thiên nhiên khí hậu châu Á.
- Học bài, làm bài tập 2 sgk/9. (GV hướng dẫn BT2)
- Chuẩn bị bài 3: Sông Ngòi và Cảnh quan Châu Á
- Nêu đặc điểm SN Châu Á.
- GV kí hợp đồng với HS: Trình bày đặc điểm chính của các hệ thống sông lớn Châu Á (về mật độ sông, hướng chảy, lưu lượng nước).
+ N1+2: Bắc Á
+ N3 + 4: Đông Á, ĐNA, Nam Á
+ N5 + 6: Tây Á, Trung Á
- Dựa vào H3.1.Em hãy cho biết sự thay đổi các cảnh quan TN từ tây sang đông theo tuyến 400B và giải thích tại sao có sự thay đổi như vậy. Nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á .
Tuần 3 NS: 1/9/2017 ND: 8/9/2017
Tiết 3 - Bài 3
SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- HS trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á.
- HS nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
- HS trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan.
2. Kĩ năng:
- HS rèn kĩ năng đọc và phân tích bản đồ, kĩ năng giải thích, trình bày.
3. Thái độ:
- HS có ý thức bảo vệ môi trường.
- HS yêu cảnh quan thiên nhiên.
4) Năng lực, phẩm chất:
NL chung : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác
NL chuyên biệt : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ.
Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập
II. Chuẩn bị
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á, tranh cảnh quan Châu Á, bảng phụ
- HS: Vở bài tập, chuẩn bị theo hướng dẫn. Thực hiện hợp đồng đã kí.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành, DH hợp đồng
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm, thảo luận nhóm, động não, sơ đồ tư duy
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- CMR khí hậu châu á phân hoá rất đa dạng?
- GV kiểm tra việc thực hiện hợp đồng của các nhóm
* Vào bài mới:
- GV chiếu ảnh 1 số con sông lớn ở châu Á.
- Ngoài những con sông này, em còn biết thêm những con sông nào ở châu Á?
- Em có biết gì về đặc điểm của các con sông ở châu Á?
- GV giới thiệu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV - HS | Nội dung chính | ||
* HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi châu Á: - HS quan sát: Lược đồ tự nhiên châu Á. ? Kể tên và xác định các sông lớn trên bản đồ tự nhiên Châu Á? - HS kể tên, xđ các sông lớn trên lược đồ. ? Quan sát lược đồ, em thấy khu vực nào của châu Á có nhiều sông lớn? Khu vực nào mật độ sông ngòi thưa thớt hơn? – HS trả lời. ? Từ đây, em có nx gì về sông ngòi châu Á? ? Quan sát lược đồ, cho biết châu Á có mấy khu vực sông, là những kv sông nào? HS trả lời, lên bảng xác định. * Thanh lí hợp đồng: - GV nêu lại nội dung HĐ đã kí với các nhóm, kiểm tra việc thực hiện của các nhóm. - Các nhóm tiến hành thảo luận (5 phút) trình bày kết quả thảo luận của từng thành viên, thống nhất kết quả. - GV chọn gọi 3 nhóm lên trình bày đặc điểm chính của 3 khu vực sông ngòi châu Á kết hợp chỉ bản đồ. - N1+2: Bắc Á - N3 + 4: Đông Á, ĐNA, Nam Á - N5 + 6: Tây Á, Trung Á - HS nhóm khác nx, bổ sung. GV nhận xét, chốt kt | I) Đặc điểm sông ngòi: * Châu Á cón nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều. * Các khu vực sông: | ||
Các khu vực sông | Đặc điểm chính | ||
Bắc Á | - Mạng lưới sông dày, các sông lớn đều chảy theo hướng từ Nam lên Bắc (Sông I-ê-nit-xây, Lê-na từ SN Trung Xi-bia đổ ra BBD; Sông A-mua từ dãy La-blô-nô-vôi đổ ra biển ÔKhốt-TBD; Sông Ô-bi bắt nguồn từ dãy An-tai -> BBD) - Về mùa đông các sông đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan nước sông lên nhanh thường gây lũ băng lớn. | ||
Đông Á, ĐNÁ, N.Á (KV châu Á gió mùa) | - Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn. - Các sông có lượng nước lớn nhất vào mùa mưa. - Sông Hoàng Hà, Trường Giang bắt nguồn từ SN Tây Tạng đổ vào biển Đông. | ||
Tây Nam Á, Trung Á | - Ít sông. Tuy nhiên vẫn có 1 số sông lớn: Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a (Trung Á), Ti-grơ, Ơ-phrat (TNA)… - Nguồn cung cấp nước sông chủ yếu do băng tuyết tan từ các núi cao. - Lưu lượng nước sông càng về hạ lưu càng giảm, 1 số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát. | ||
? Từ đây, nhận xét về chế độ nước của các sông ở châu Á? ? Dựa hình 1.2 và H2.1 hãy cho biết: Sông Ô-Bi chảy qua các đới khí hậu nào? Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu của sông lại có lũ băng lớn? * Thảo luận nhóm (2p): ? Từ hiểu biết của mình, hãy nêu những giá trị kinh tế của sông ngòi đem lại cho châu Á? HS t/luận -> đại diện nhóm trình bày -> n/xét, bổ sung -> GV chốt kt. - HS lên bảng xđịnh vị trí sông Mê Công trên bản đồ. ? Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên nào? Chảy qua các quốc gia ? ? Vai trò của sông MC với nhân dân VN? GV liên hệ thực tế. HĐ 2: Tìm hiểu các đới cảnh quan tự nhiên châu Á * Hình 3.1 sgk/11: ? Dọc theo kinh tuyến 800 Đông, Châu Á có những đới cảnh quan tự nhiên nào? HS kể tên và xđ trên lược đồ các đới cảnh quan. ? Nhận xét chung về các đới cảnh quan của châu Á? ? Đâu là các đới cảnh quan phân bố ở khu vực KH gió mùa và đâu là các đới cảnh quan ở khu vực KH lục địa? (rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới ẩm -> KH gió mùa; rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc, ... -> KH lục địa) * Thảo luận nhóm cặp đôi: (1p) ? Nguyên nhân nào khiến cho cảnh quan châu Á phân hóa như vậy? ? Những đới cảnh quan nào chiếm diện tích lớn? Nêu đặc điểm các đới đó và tình hình phân bố, sử dụng chúng? ? Cho biết thực trạng của các cảnh quan ở châu Á hiện nay? ? Trước thực trạng đó, chúng ta cần phải làm gì? HĐ 3: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á. * KT động não: ? Trong 1 phút, hãy nêu nhanh những mặt thuận lợi và những mặt khó khăn của thiên nhiên châu Á mà em biết? - HS phát hiện. - GV mở rộng: + động đất ở Đường Sơn (TQ) năm 1976 làm thiệt hại > 1 triệu người. + Nhật Bản là nơi có nhiều động đất nhất: TB >300 trận động đất / ngày. + động đất ở Tứ Xuyên TQ 7/2008 gây thiệt hại lớn về người và của. + VN cũng nằm trong vùng động đất nhưng chủ yếu với cường độ nhỏ, không gây thiệt hại lớn. + Các nước ven TBD thường có bão nhiệt đới tàn phá dữ dội: VN, Phi-lip-pin, I-đô-nê-xi-a… GV giáo dục ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường cho hs. - Khái quát bài học | 🡪 Chế độ nước sông phức tạp - Sông Ô-Bi chảy qua đới khí hậu ôn đới -> cực và cận cực, vì vậy mùa xuân khi vùng đầu nguồn thuộc đới khí hậu ôn đới ấm dần, băng tuyết tan ra, trong khi đó vùng trung và hạ lưu của sông vẫn lạnh nên gây ra lũ băng lớn. * Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,... - Sông Mê Công bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, đổ vào biển Đông, chảy qua 6 quốc gia (TQ, Mi-an-ma, T.Lan, Lào, CPC, VN) II) Các đới cảnh quan tự nhiên: + Rừng lá kim: ở Bắc Á (KH ôn đới) + Rừng cận nhiệt đới ẩm: Đông Á + Rừng nhiệt đới ẩm: Đông Nam Á + Thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc: Trung Á + Cảnh quan núi cao, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải,... chiếm diện tích nhỏ. 🡪 Cảnh quan tự nhiên ở Châu Á phân hóa đa dạng với nhiều loại. Nguyên nhân: do sự phân hóa đa dạng của các đới, các kiểu khí hậu dẫn đến sự phân hóa đa dạng của các cảnh quan ở châu Á. + Rừng lá kim (tai-ga): diện tích rộng lớn nhất. + Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở ĐNA và Nam Á: Là rừng giàu bậc nhất thế giới, Đ-TV phong phú đa dạng. - Ngày nay đa số các cảnh quan rừng, xa van và thảo nguyên đã bị con người khai phá biến thành đất trồng trọt. Rừng tự nhiên còn rất ít. 🡪 Cần bảo vệ cảnh quan tự nhiên, bảo vệ rừng. III) Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á: * Thuận lợi: - Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: đất, nước, khí hậu, động thực vật rừng…thủy năng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt… * Khó khăn: - Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn. - Thiên tai thường xuyên xảy ra: động đất, núi lửa, bão lụt… * Kết luận: sgk/13. |
3. Hoạt động luyện tập:
1. Dựa vào bản đồ TN châu á, trình bày đặc điểm sông ngòi châu á?
2. Hoàn thành bảng dưới đây
Khu vực | Tên sông lớn | Nguồn cung cấp nước | Mùa lũ |
Bắc á | |||
Đông á | |||
ĐNA và Nam á | |||
TNA và Trung á |
4. Hoạt động vận dụng:
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học về đặc điểm sông ngòi châu Á.
- Các nhóm sưu tầm ảnh và thông tin cụ thể về 1 số con sông lớn ở châu Á. Mỗi bạn làm thành 1 trang báo (có hình ảnh cụ thể và chú thích thông tin). Sau đó lớp tập hợp thành tập san nhỏ.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm hiểu thực trạng sông ngòi ở địa phương em.
- Năm vững đặc điểm sông ngòi và cảnh quan châu Á
- Hoàn thành bài tập 2,3 sgk.
- Chuẩn bị bài: Thực hành- phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu á
+ Đọc lược đồ H4.1, 4.2, trả lời câu hỏi
+ Hoàn thành bảng 4.1, bảng tổng kết.
Tuần 4 NS: 7/9/2017 ND: 15/9/2017
Tiết 4 Bài 4
THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á
I. Mục tiêu cần đạt : Qua bài học, HS có được :
1. Kiến thức
- HS hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á.
2. Kỹ năng:
- HS rèn kĩ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên lược đồ.
3. Thái độ:
- HS yêu thích tìm hiểu tự nhiên.
4) Năng lực, phẩm chất:
- NL chung : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác
- NL chuyên biệt : sử dụng bản đồ, lược đồ,
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở bài tập, chuẩn bị theo hướng dẫn
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
IV. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra 15 phút
GV chấm điểm bài thực hành lấy điểm KT 15 phút.
* Vào bài mới:
GV giới thiệu bài
2. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV – HS | Nội dung | ||||||||||||||||||
- GV nêu mục tiêu, n/vụ, pp tiến hành của bài | |||||||||||||||||||
Phân tích hướng gió (20p) | |||||||||||||||||||
. HS quan sát H4.1 đọc tên lược đồ và đọc chú giải. GV: Các trung tâm khí áp được biểu thị = các đường đẳng áp. Đường đẳng áp là đường nối các điểm có trị số khí áp bằng nhau. - Có các trung tâm áp cao và trung tâm áp thấp. ở khu vực áp cao thì trị số các đường đẳng áp càng vào trung tâm càng tăng. ở khu vực áp thấp, trị số các đường đẳng áp càng vào trung tâm càng giảm - Hướng gió được biểu thị = các mũi tên. Gió thổi từ vùng áp cao sang vùng áp thấp ? Xác định và đọc tên các trung tâm áp thấp và áp cao? (H4.1) . Học sinh xác định ? Tương tự xác định các trung tâm áp thấp và các trung tâm áp cao hình 4.2? HS đọc và xđ. - HS xđ yêu cầu Bt1, 2. - Chia lớp thành 4 nhóm: N1,2: BT1 N3,4: BT2 - GV phát PHT (GV yêu cầu HS chỉ rõ hướng gió của từng khu vực ở từng mùa thổi từ áp cao nào đến áp thấp nào) . Học sinh làm việc theo phiếu HT (Mỗi nhóm 1 PHT) . Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả . HS nhận xét, bổ sung. . GV nhận xét, thu PHT của các nhóm chấm điểm. - GV tổng kết bằng bảng phụ. | - Trung tâm áp thấp: Ai-xơ-len, A-lê-ut, áp thấp xích đạo, xích đạo Ô-xtrây-li-a. - Trung tâm áp cao: Xi-bia, Nam Đại Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương, A-xo
| ||||||||||||||||||
Mùa | Khu vực | Hướng gió chính | Từ áp cao- đến áp thấp | ||||||||||||||||
Mùa đông | Đông Á Đông Nam Á Nam Á | Tây bắc Đông bắc hoặc bắc Đông bắc | C: Xibia -> T: A-lê-ut C: Xibia -> T: xích đạo và xđ oxtraylia C: Xibia -> T: xích đạo | ||||||||||||||||
Mùa hạ | Đông Á Đông Nam Á Nam Á | Đông Nam Tây Nam, Đông Nam Tây Nam | C: Ha-oai -> T: I-ran C:NAĐD,Ôxtrâylia-> T: I Ran C: Nam AĐD -> T: I Ran | ||||||||||||||||
? Nhận xét chung về hoàn lưu gió mùa châu Á? | 🡪 Hoàn lưu gió mùa châu Á phức tạp, có sự trái ngược nhau của hướng gió trong hai mùa do sự thay đổi của các cao áp, hạ áp giữa 2 mùa. |
4. Hoạt động vận dụng:
- Viết báo cáo về hoàn lưu gió mùa châu Á.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm hiểu thêm về đặc điểm khí hậu ở khu vực hoạt động của hoàn lưu gió mùa châu Á.
- Nắm vững hướng gió mùa đông và mùa hạ ở các khu vực
- Chuẩn bị bài: Đặc điểm dân cư, xã hội châu á
+ Sưu tầm số liệu, tranh ảnh về dân cư, tôn giáo, các chủng tộc ở châu á
+ Đọc SGK, xem bảng số liệu hình 5.1, 5.2, trả lời câu hỏi
- GV kí hợp đồng với 4 nhóm: Nghiên cứu thông tin sgk/17 kết hợp với H5.2 và các kênh thông tin khác, tìm hiểu và thiết kế powerpoit:
Nhóm 1: giới thiệu về Ấn Độ giáo ở châu Á
Nhóm 2: giới thiệu về Phật giáo ở châu Á
Nhóm 3: giới thiệu về Thiên chúa giáo ở châu Á
Nhóm 4: giới thiệu về Hồi giáo ở châu Á
Tuần 5 Ngày soạn: 15/9/2017 Ngày dạy: 22/9/2017
Tiết 5.
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU Á
I. Mục tiêu bài học: Qua bài học, HS
1. Về kiến thức:
- HS trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư – xã hội châu Á: dân số tăng nhanh, mật độ dân số cao, phân bố không đều; dân cư thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it; văn hóa đa dạng. Nhiều tôn giáo.
- HS trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm phát triển kinh tế ở các nước châu Á.
2. Về kĩ năng:
- HS phân tích được số liệu, quan sát ảnh và nhận xét.
- Rèn kĩ năng so sánh các số liệu về vấn đề dân số giữa các châu lục, các nước và với toàn thế giới.
3. Về thái độ: Tôn trọng tự do tín ngưỡng.
4. Về năng lực, phẩm chất:
- NL chung : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác
- NL chuyên biệt : sử dụng bản đồ, lược đồ, tính toán, xử lí số liệu
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh ảnh về cư dân châu Á.
- HS: Máy tính, đọc trước bài, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học :
- Phương pháp : vấn đáp, trực quan, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành, DH hợp đồng.
- Kĩ thuật : đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, thảo luận nhóm, lược đồ tư duy
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động :
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Kể tên các chủng tộc người trên thế giới?
* Vào bài mới:
? Các em biết gì về dân cư châu Á ? – HS phát biểu.
- GV giới thiệu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :
HĐộng của GV và HS | Nội dung | |||||
HĐ 1: Tìm hiểu châu Á – một châu lục đông dân nhất TG. GV. Hướng dẫn HS quan sát bảng 5.1/sgk/16 - Dân số các châu lục từ năm 1950 - 2002. ? Từ bảng số liệu, nhận xét số dân châu Á giai đoạn 1950 – 2002? ? Nxét số dân và tỉ lệ gia tăng d/số tự nhiên của Châu Á so với các châu lục khác và so với thế giới? (tính ra % và nêu n/xét)? ? Mật độ dân số và sự phân bố dân cư của châu Á? ? Ng/nhân của sự tập trung dân cư đông ở châu Á? ? Cho biết hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Châu Á đã thay đổi ntn? Vì sao? * Thảo luận nhóm lớn: 3p ? Dân cư châu Á đông đúc tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì? HS thảo luận nhóm, đại diện 1 nhóm báo cáo; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt. | 1. Một châu lục đông dân nhất TG - Dân số Châu Á năm 1950 chiếm 56% đến năm 2002 chiếm 61%, liên tục tăng nhanh. -> Châu Á có số dân đông nhất thế giới chiếm gần 61% (2002) (S=23,4%TG) - Từ 1950 2002 mức gia tăng dân số của Châu Á nhanh thứ 2 TG sau Châu Phi. - Mật độ dân số cao, dân cư phân bố không đều. (Do có nhiều ĐB lớn, KH thuận lợi; Sx NN cần nhiều lđ, quan niệm gđ đông con, tư tưởng trọng nam, con trai nối dõi...) - Hiện nay do t/hiện chặt chẽ chính sách d.số, tốc độ gia tăng tự nhiên đã giảm (tỉ lệ TG = mức tb TG là 1,3%) * Thuận lợi: Dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. * Khó khăn: Áp lực lên các vấn đề: việc làm, gtvt, môi trường,... | |||||
HĐ 2: Tìm hiểu dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc. - Quan sát H5.1: Lược đồ phân bố các chủng tộc ở Châu Á hãy cho biết: ? Dân cư Châu á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống tập chung chủ yếu ở những k/vực nào? ? Dựa vào kiến thức đã học, em hãy so sánh thành phần chủng tộc của Châu Á và Châu Âu? ? Nhắc lại đặc điểm ngoại hình của chủng tộc đó? ? Cho biết hiện nay ở châu Á, các chung tộc chung sống với nhau ntn? GV nhận xét, chốt kiến thức. GV mở rộng: Hai chủng tộc: ơ-rô-pê-ô-ít và Môn-gô-lô-ít sống ở hai khu vực riêng biệt do đặc điểm về địa hình và khí hậu. + Tuy có sự khác nhau về chủng tộc giữa các quốc gia nhưng họ chung sống hoàn toàn bình đẳng và hoà bình. GV. Châu Á là cái nôi của nhiều nền VMTG. Do nhu cầu của csống tinh thần nơi đây đã ra đời nhiều tôn giáo lớn và đó là tôn giáo nào? -> chuyển mục | 2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc. + Dân cư thuộc nhiều chủng tộc, chủ yếu là Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it. + Ơ-rô-pê-ô-ít: tập trung ở Trung á, Tây Nam á và Nam á. + Môn-gô-lô-ít: tập trung ở Bắc á, Đông á và Đông Nam á. - Ngoài ra còn có chủng tộc Ôx-tra-lô-ít sống rải rác ở khu vực ĐNA và Ấn Độ. (Châu Á đa dạng, phức tạp hơn châu Âu: Châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ôit). - Các chủng tộc chung sống bình đẳng trong hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội. | |||||
HĐ 3: Tìm hiểu châu Á – nơi ra đời của các tôn giáo. ? Châu Á có những tôn giáo nào? - GV kiểm tra việc thực hiện HĐ của các nhóm. - HS các nhóm thảo luận 2 phút chuẩn bị bài báo cáo. - Đại diện nhóm trình bày k/quả - HS nhóm khác n/xét bổ sung - GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá các nhóm, chốt kiến thức cơ bản bằng bảng phụ: | 3. Nơi ra đời của các tôn giáo. - Châu Á có 4 tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo. | |||||
Tôn giáo | Địa điểm ra đời | Thời điểm ra đời | Thần linh được tôn thờ | Khu vực phân bố chính ở Châu Á | ||
1. Ấn Độ giáo | Ấn Độ | 2.500 trước công nguyên. | Đấng tối cao là bà La Môn | Ấn Độ | ||
2. Phật giáo | Ấn Độ | Thế kỉ VI trước CN (545) | Phật Thích Ca | Đông Nam Á, Đông Á. | ||
3. Thiên chúa giáo | Pe-le-xtin (Bet-lê-hem) | Đầu công nguyên. | Chúa Giê-xu | Phi-lip-pin | ||
4. Hồi giáo | Méc-ca ả rập xê út | Thế kỉ VII sau công nguyên. | Thánh A-la | Nam Á, In-đô-nê-xi-a, Malaixia. | ||
? Qua tìm hiểu về các tôn giáo chính của châu Á, em có nhận xét chung ntn về tôn giáo cũng như văn hóa các nước châu Á ? ? Nước ta có những tôn giáo nào? ? Tôn giáo chính ở VN? ? Hãy giới thiệu về một số nơi hành lễ của một số tôn giáo nơi địa phương em đang sống? HS phát biểu ? Vai trò của các tôn giáo trong đời sống? GV: VN có nhiều tôn giáo, nhiều tín ngưỡng cùng tồn tại, hiến pháp VN qui định quyền tự do tín ngưỡng là quyền của từng cá nhân. - Tín ngưỡng của người VN mang đậm màu sắc dân gian do con người sáng tạo ra, đó là những nvật mang màu sắc huyền bí như: Thánh Gióng, Bà Chúa Kho, ông Địa. - Vai trò tích cực của tôn giáo là hướng thiện tránh ác (tu nhân tích đức trong đạo phật...). - Vai trò tiêu cực của tôn giáo là mê tín, dễ bị bọn người xấu lợi dụng. - GV chốt kt toàn bài. | -> Cháu Á là cái nôi của các tôn giáo lớn, tạo nên những nét đa dạng, độc đáo cho văn hóa châu á. - Ở VN: + Có nhiều tôn giáo cùng tồn tại như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Ki tô giáo, Đạo tin lành... + Hai tôn giáo chính là Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa, nơi hành lễ là ở chùa, đền (Phật giáo) và ở nhà thờ (Thiên chúa giáo) - Các tôn giáo ra đời đều khuyên răn con người làm điều thiện, tránh điều ác. Ghi nhớ sgk./18 |
3. Hoạt động luyện tập:
- HS xác định yêu cầu BT2 sgk/18.
- HS định hướng cách làm.
- GV hướng dẫn cụ thể: vẽ biểu đồ cột.
- HS vẽ biểu đồ.
4. Hoạt động vận dụng:
- Về nhà vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tiếp tục tìm hiểu về nét văn hoá độc đáo của các tôn giáo ở châu Á.
- Đọc trước bài 6: chuẩn bị nội dung thực hành.
GV. Hướng dẫn HS làm BT 2/sgk/18.
+ Không yêu cầu HS vẽ biểu đồ. Hướng dẫn HS dựa vào số liệu: số dân qua các năm để nhận xét giai đoạn nào dân số tăng nhanh.
- Chuẩn bị bài: Thực hành: đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu á: Đọc yêu cầu; chuẩn bị dụng cụ: thước, hộp màu
Tuần 6 Ngày soạn: 22/9/2017 Ngày dạy: 29/9/2017
Tiết 6
THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ
DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á.
I. Mục tiêu bài học. Qua bài thực hành, HS cần:
1. Về kiến thức
- Nắm được đặc điểm phân bố dân cư ở từng khu vực của châu Á.
- Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và phân bố các thành phố lớn của châu Á: khí hậu, địa hình, nguồn nước...
2. Về kĩ năng
- HS rèn kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ dân cư, bản đồ tự nhiên.
3. Thái độ
- Tích cực hợp tác trong học tập
4. Năng lực:
NL chung : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự học
NL chuyên biệt : sử dụng bản đồ, lược đồ, năng lực phán đoán
Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập
II. Chuẩn bị
- GV: Bản đồ phân bố dân cư châu Á, BĐTN châu Á.
- HS: Chuẩn bị các bài tập trong bài thực hành.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
IV. Tổ chưc chức các hoạt động học tập.
1. Hoạt động khởi động:
* ổn định tổ chức.
* Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nêu đặc điểm dân số và dân cư châu á ?
- Nêu thời gian và địa điểm ra đời của 4 tôn giáo lớn ở châu á ?
* Vào bài mới: GV giới thiệu mục tiêu bài thực hành
2. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV – HS | Nội dung | |||||||||||||
- HS đọc yêu cầu bài tập 1: nhận biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao. - GV treo bản đồ phân bố dân cư châu Á, BĐTN châu Á (HS có thể sử dụng Atlat hoặc hình 6.1 sgk.) - GV giới thiệu bản đồ, HS quan sát, đọc chú giải. - GV sử dụng pp vấn đáp để HS nhận biết các khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao -> điền vào bảng. * Tổ chức thảo luận nhóm (5-6 nhóm): Tại sao lại có sự khác nhau về mật độ dân số của các khu vực trên? - Hs thảo luận -> đại diện nhóm báo cáo -> các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt. | 1. Sự phân bố dân cư châu Á
| |||||||||||||
Mật độ dân số TB (người/km2) | Nơi phân bố | Nguyên nhân | ||||||||||||
Dưới 1 | bắc LB Nga, tây Trung Quốc, ArậpXêut, Pakixtan, trung Ấn Độ, Apganixtan. | - Khí hậu rất lạnh và khô. - Địa hình cao, hiểm trở. - Ít sông ngòi. | ||||||||||||
1- 50 | nam LB Nga, bán đảo Trung Ấn, khu vực ĐNA (các nước: Mianma, Malaixia, Lào), đông nam Thổ Nhĩ Kì, Iran. | - KH ôn đới lục địa và nhiệt đới khô, nóng. - Địa hình nhiều núi, cao nguyên - Vị trí xa biển, mạng lưới sông ngòi thưa thớt | ||||||||||||
51- 100 | Ven Địa Trung Hải, trung tâm Ấn Độ, 1 số đảo ở In-đô-nê-xi-a | - Khí hậu ôn hoà. - Địa hình đồi núi thấp - Lưu vực các sông lớn. | ||||||||||||
Trên 100 | Ven biển Nhật Bản, đông Trung Quốc, đồng bằng, ven biển Việt Nam, nam Thái Lan, ven biển Ấn Độ, Philippin, 1 số đảo ở In-đô-nê-xi-a | - KH nhiệt đới gió mùa, ôn đới hải dương. - ĐH đồng bằng lại nằm gần biển - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn. | ||||||||||||
- Qua phân tích, em thấy các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở châu Á? GV liên hệ với VN. - GV h.dẫn HS đọc bảng 6.1 và hình 6.1. - HS đọc tên các thành phố lớn trong bảng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên H 6.1 - Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở khu vực nào? Tại sao? | 🡪 Các yếu tố: vị trí, địa hình, khí hậu, nguồn nước ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư châu Á 2. Các thành phố lớn ở châu Á - Các tp lớn: Bát-đa, Bắc Kinh, Băng Cốc, Tê-hê-ran, Thượng Hải, Tô-ky-ô, Đắc-ca, Niu Đê-li, Ca-ra-si, Mum-bai, Ma-li-na, TP HCM, Gia-cac-ta, Xơ-un - Phân bố: Thường tập trung ở ven biển 2 đại dương lớn, ở khu vực có các đồng bằng màu mỡ, rộng lớn, khí hậu nhiệt đới ôn hòa, nơi có nhiều đk thuận lợi cho sx NN, cho sinh hoạt, sản xuất, giao thông… |
3. Hoạt động vận dụng:
- Nhận xét sự phân bố dân cư ở châu á?
- Kể tên các thành phố đông dân của châu á?
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm đọc thông tin về các thành phố lớn ở châu Á.
- Hoàn thành các bài tập.
- Xem xét mối liên hệ giữa ĐKTN với dân cư ở châu Á .
- Chuẩn bị bài: Ôn tập
+ Ôn tập từ bài 1 đến bài 6
+ Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn
Tuần 7 Ngày soạn: 28/9/2017 Ngày dạy: 5/10/2017
Tiết 7 ÔN TẬP
I) Mục tiêu: HS cần:
1) Kiến thức:
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về Châu Á.
- Trình bày được những đặc điểm chính về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội Châu Á.
2) Kỹ năng:
- HS phân tích biểu đồ, lược đồ, biểu đồ, các bảng số liệu thống kê về đặc điểm tự nhiên, dân cư Châu Á.
- Phát triển khả năng tổng hợp, khái quát, xác lập mối quan hệ địa lí giữa các yếu tố tự nhiên, giữa tự nhiên với sự phân bố dân cư.
3)Thái độ:
- Học sinh có ý thức học tập bộ môn đúng đắn và tự nhận thức được khả năng học tập của chính mình.
4) Năng lực, phẩm chất:
- NL chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự học.
- NL chuyên biệt : sử dụng bản đồ, lược đồ, năng lực phán đoán, so sánh, tổng kết vấn đề, năng lực vẽ biểu đồ
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập
II) Chuẩn bị của GV và HS:
1) Giáo viên: Bản đồ tự nhiên và BĐ dân cư Châu Á. Máy chiếu
2) Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước.
III) Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm, DH hợp đồng, luyện tập thực hành.
- Kĩ thuật: thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, động não.
IV) Tổ chức các hoạt động học tập:
1) Hoạt động khởi động:
* Ổn đinh tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của các nhóm. (Mỗi nhóm có đủ 4 phiếu báo cáo)
Kiểm tra vở viết của HS (HS chuẩn bị cá nhân 4 phiếu)
* Vào bài mới:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. GV phố biến luật chơi, thời gian chơi:
Mỗi dãy bàn là 1 đội, các đội thi: ghi lên bảng những từ, cụm từ ngắn gọn gọi tên những đơn vị kiến thức mà mình đã được tìm hiểu trong môn địa lí 8 từ đầu HK1. (Ví dụ: vị trí địa lí châu Á,…)
HS tham gia trò chơi. GV nhận xét, đánh giá, giới thiệu bài ôn tập.
2. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV – HS | Nội dung chính |
* HĐ1: Ôn tập tự nhiên châu Á: 1) Khi nghiên cứu về tự nhiên Châu Á chúng ta đã nghiên cứu về những vấn đề gì? - Vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản. - Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan 2) Khi học về dân cư Châu Á chúng ta tìm hiểu về những vấn đề gì? - Số dân, chủng tộc, tôn giáo, sự phân bố dân cư và đô thị. * HĐ2: Thanh lí hợp đồng: Khái quát kiến thức về đặc điểm tự nhiên của châu Á. | A) Kiến thức cơ bản: I) Tự nhiên Châu Á: - Các đặc điểm: + Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước. + Địa hình, khoáng sản. + Khí hậu, sông ngòi và các cảnh quan tự nhiên. - Mối quan hệ địa lí giữa vị trí địa lí, hình dạng kích thước, địa hình với khí hậu, cảnh quan. - Mối quan hệ địa lí giữa vị trí địa lí, địa hình, khí hậu với sông ngòi. |
- Nhóm 1: Báo cáo điền phiếu số 1: Trình bày đặc điểm vị trí, diện tích lãnh thổ, địa hình và ảnh hưởng của chúng tới khí hậu cảnh quan Châu Á. Điền kết quả vào bảng:
Vị trí:
- Trải dài từ vùng cực Bắc -> Xích đạo
- Giáp 3 Đại Dương lớn
Địa hình
- Phức tạp nhất
- Nhiều núi, sơn nguyên cao đồ sộ và đồng bằng lớn
Diện tich lãnh thổ
- Lớn nhất thế giới: 43,5 triệu km2.
- Nhiều vùng xa biển > 2500km
Khí hậu
- Phân hóa đa dạng, phức tạp, có đủ các đới và các kiểu khí hậu.
- Chia 2 khu vực chính: Khí hậu gió mùa và Khí hậu lục địa
Cảnh quan
- Đa dạng: có nhiều đới và kiểu cảnh quan khác nhau
Đài nguyên
Hoang mạc và bán hoang mạc
Rừng: Tai ga, hỗn hợp, lá rộng, cây bụi lá cứng ĐTH, rừng cận nhiệt, nhiệt đới ẩm.
Cảnh quan núi cao
- Nhóm 2: báo cáo điền phiếu số 2: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí lãnh thổ, đia hình, khí hậu và ảnh hưởng của chúng tới sông ngòi Châu Á. Điền kết quả vào bảng:
Khí hậu
- Phân hóa đa dạng
- Có nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu
Địa hình
- Nhiều núi, sơn nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm lục địa
Vị trí lãnh thổ
- Giáp 3 Đại dương lớn
- Rộng lớn nhất thế giới
- Các sông lớn đều bắt nguồn từ trung tâm lục địa đổ ra 3 đại dương lớn.
Nhiều sông lớn, chế độ nước phức tạp
Sông ngòi Châu Á
- Nhóm 3: báo cáo điền phiếu học tập số 3: Hoàn thành bảng sau:
Khu vực sông | Tên sông lớn | Hướng chảy | Đặc điểm chính |
Bắc Á | Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na | Từ Nam 🡪 Bắc | Mạng lưới sông khá dày. Về mùa đông sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân có lũ lớn |
Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á | A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, s. Mê -kông, s.Hằng, s.Ấn. | Tây 🡪 Đông, Tây Bắc 🡪 ĐN Bắc 🡪 Nam | Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn. Các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối đông đầu xuân |
Tây Nam Á, Trung Á | Ơ-phrát, Ti-grơ | Tây Bắc 🡪 Đông Nam | Sông ngòi kém phát triển, tuy nhiên vẫn có 1 số sông lớn. Càng về hạ lưu lượng nước càng giảm, một số sông nhỏ bị chết trong hoang mạc cát. |
Kiểu khí hậu | Phân bố | Đặc điểm |
Khí hậu gió mùa | Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á | Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông có gió từ nội địa thổi ra biển, không khí khô ,lạnh và mưa ít. Mùa hạ có gió từ biển thổi vào, thời tiết nóng ẩm , nhiều mưa. |
Khí hậu lục địa | Tây Nam Á, Trung á | Mùa đông thời tiết khô lạnh, mùa hạ khô nóng. Lượng mưa TB năm thấp từ 200🡪500mm, độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp => Khí hậu khô hạn. |
GV nghe báo cáo -> gọi hs nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, chốt (máy chiếu)
* HĐ2: Tìm hiểu dân cư – xh châu Á Dựa H5.1, H5.2, H6.2, kiến thức đã học. 1) Trình bày đặc điểm chính về dân số Châu Á: số dân, sự gia tăng dân số, thành phần chủng tộc. 2) Cho biết Châu Á là nơi ra đời của những tôn giáo lớn nào? Cụ thể ra đời ở đâu? 3) Trình bày trên bản đồ đặc điểm phân bố dân cư, đô thị của Châu Á và giải thích ? - HS nhắc lại Gv: yêu cầu HS ôn lại dạng biểu đồ cột, biểu đồ tròn ở các BT đã làm từ b1 -> b6 GV: cho hs vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ địa lí giữa các yếu tố tự nhiên của châu Á. | II) Dân cư- xã hội Châu Á 1) Đặc điểm cơ bản: - Châu lục đông dân nhất thế giới - Dân cư thuộc nhiều chủng tộc - Nơi ra đời và điểm nổi bật của các tôn giáo lớn ở châu Á (4 tôn giáo). 2) Sự phân bố dân cư, đô thị: - Tập trung đông ở vùng ven biển Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á: Nơi có khí hậu gió mùa thuận lợi, có các đồng bằng phì nhiêu màu mỡ, giao thông thuận tiện… - Nơi ít dân: Tây Á, Bắc Á, Nội địa Châu Á: Nơi khí hậu khắc nghiệt, núi cao hiểm trở… - Các đô thị lớn chủ yếu tập trung ở đồng bằng, ven biển. B) Kỹ năng: - Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ (sgk) - Vẽ các sơ đồ đơn giản thể hiện mối quan hệ địa lí. - Phân tích bảng số liệu. |
3, Hoạt động vận dụng:
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát ngắn gọn kiến thức trọng tâm ôn tập.
3, Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm đọc thêm thông tin về một số giải pháp để ổn định vấn đề dân số của châu Á.
- Yêu cầu về ôn tập lại toàn bộ kiến thức cơ bản về Châu Á.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Tuần 8 Ngày soạn: 5/10/2017 Ngày dạy: 12/10/2017
Tiết 8 - KIỂM TRA 1 TIẾT
- Năng lực: đánh giá ngôn ngữ, tư duy lãnh thổ, vẽ sơ đồ, tính toán, vẽ biểu đồ, nhận xét .
- Phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó; có trách nhiệm với bản thân, trung thực.
Mức độ Chủ đề | Nhận biết (TN) | Thông hiểu (TN) | Vận dụng (TL) | Tổng | |
Thấp | Cao | ||||
Chủ đề 1: Thiên nhiên châu Á - Vị trí, kích thước - Địa hình, khoáng sản - Khí hậu - Sông ngòi - Cảnh quan | Câu 1,2,3 Câu 4 Câu 6 Câu 15 | Câu 5 Câu 7,8,9,10 Câu 1,12,13 Câu 14 | Câu 1 TL | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 6 câu 1,5 đ 15% | 1 câu 2đ 20% | 7 v câu 3,5 điểm 20% | ||
Chủ đề 2: Dân cư, xã hội châu Á | Câu 16, 17, 18 | Câu 2 TL | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3 câu 0,75 điểm 7,5 % | 1 câu 3 điểm 30 % | 4 câu 3,75đ 37,5 % | ||
T/ Số câu T/ Số điểm Tỉ lệ % | 9 câu 2,25 điểm 25% | 9 câu 2,25 điểm 25% | 1 câu 2,5 điểm 25% | 1 câu 3 điểm 30 % | 20 câu 10đ 10% |
IV. Đề kiểm tra
Câu 1: Vị trí của Châu Á nằm kéo dài từ:
A. vùng cực Bắc đến gần vùng cực Nam.
B. gần vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
C. vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
D. vùng cực Bắc đến gần vùng xích đạo.
Câu 2: Châu Á tiếp giáp với ba đại dương là:
A. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
B. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
C. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải.
D. Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
Câu 3: Về kích thước, châu Á là châu lục :
A. Rộng lớn nhất thế giới.
B. Lớn hơn châu Âu nhưng nhỏ hơn châu Mĩ.
C. Bằng kích thước của Châu Âu và châu Mỹ cộng lại.
D. Bằng kích thước châu Phi.
Câu 4: Điền từ còn thiều vào dấu chấm để hoàn chỉnh đặc điểm địa hình châu Á
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên ............, ...................... và nhiều đồng bằng .......................bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là ....................................................... và ............................................................làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng ...................................
Câu 5 : Nói địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích gây khó khăn cho dân cư Châu Á vì:
A. Địa hình núi cao gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
B. Địa hình núi cao gây khó khăn cho việc đi lại, giao lưu giữa các vùng.
C. Địa hình núi cao là nơi thường xảy ra các thiên tai.
D. Địa hình núi cao thường là nơi có khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt.
Câu 6: Khí hậu châu Á rất đa dạng. Theo thứ tự từ cực Bắc xuống xích đạo châu Á lần lượt có các đới khí hậu sau:
A. Đới khí hậu cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu nhiệt đới.
B. Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu xích đạo.
C. Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo.
D. Đới khí hậu cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo.
Câu 7: Mỗi đới khí hậu ở châu Á lại thường phân ra thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Nguyên nhân là do:
A. Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
B. Lãnh thổ rất rộng.
C. Núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền
D. Ở vùng núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao
Câu 8: Do vị trí địa lý, kích thước và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu Châu Á cũng có kiểu khí hậu lục địa phân bố ở:
A. Trung Á, Bắc Á, Đông Á.
B. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á.
C. Tây Nam Á, Trung Á.
D. Tây Nam Á, Nam Á, Trung Á.
Câu 9: Do vị trí nên kiểu khí hậu gió mùa ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có đặc điểm nổi bật là:
A. Mùa đông lạnh và mưa không đáng kể, mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
B. Mùa đông thời tiết lạnh khô, mùa hạ thời tiết nóng ẩm có nhiều mưa.
C. Mùa đông thời tiết ấm và ẩm, mùa hạ thời tiết khô nóng.
D. Thời tiết nóng và ẩm quanh năm.
Câu 10: Do vị trí nên kiểu khí hậu lục địa ở Châu Á có đặc điểm nổi bật là:
A. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm.
B. Mùa đông lạnh có mưa, mùa hạ khô nóng.
C. Quanh năm nóng ẩm.
D. Mùa đông khô và lạnh , mùa hạ khô và nóng .
Câu 11: Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nên có mạng lưới sông ngòi:
A. Khá phát triển | B. Dày đặc |
C. Kém phát triển | D. Nhiều nước |
Câu 12: Ghép nội dung ở ô bên phải với nội dung phù hợp ở ô bên trái rồi điền kết quả vào cột ở giữa
Khu vực | Đặc điểm sông ngòi | |
1-Bắc Á | 1- | a. Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn; có lũ vào cuối hạ, đầu thu. |
2- Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á | 2- | b. Sông ngòi kém phát triển. Một số sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc cát. |
3- Tây Nam Á và Trung Á | 3- | c. Mạng lưới sông dày, đóng băng kéo dài trong mùa đông và có lũ vào mùa xuân |
Câu 13 :Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa nên sông ngòi ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á có:
A. Lượng nước lớn nhất vào mùa xuân, cạn nhất vào mùa thu.
B. Lượng nước lớn nhất vào mùa hạ, cạn nhất vào mùa đông.
C. Lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
D. Lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối xuân đầu hạ.PA: C
Câu 14 : Do khí hậu và địa hình phân hóa rất phức tạp nên cảnh quan châu Á có đặc điểm nào sau đây
A. Phân hóa đa dạng
B. Kiểu cảnh quan phổ biến là rừng rậm
C. Kiểu cảnh quan phổ biến là thảo nguyên, cây bụi
D. Kiểu cảnh quan phổ biến là hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 15 : Châu Á có hoang mạc và bán hoang mạc phát triển mạnh ở:
A. Tây Nam Á và vùng nội địa.
B. Tây Nam Á và Nam Á.
C. Vùng nội địa và Đông Nam Á.
D. Bắc Á và Đông Á.
Câu 16: Đặc điểm nổi bật của dân cư châu Á là:
A. Số dân đông, chủ yếu là người Ơ-rô-pê-ô-ít
B. Số dân đông nhất trong các châu lục. Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít và Ơ-rô-pê-ô-ít.
C. Số dân đông, dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít
D.Số dân đông nhất trong các châu lục. Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Ô-xtra-lô-it.
Câu 17: Châu Á là cái nôi của các tôn giáo nào sau đây:
A. Ấn Độ giáo và Phật giáo | B. Phật giáo và Hindu giáo |
C. Ki-tô giáo và Hồi giáo | D. Ki-tô giáo và Hindu giáo |
Câu 18: Điểm chung của các tôn giáo ở châu Á là:
A. Thờ chung một vị thần. | B. Ra đời cùng một thế kỉ. |
C. Khuyên làm việc thiện, tránh điều ác. | D. Kiến trúc nhà thờ giống nhau. |
II. Phần tự luận:
Câu 1 (2,5 điểm): Em hãy khái quát đặc điểm khí hậu của Châu Á bằng sơ đồ tư duy.
Câu 2 (3 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Dân số các châu lục và toàn thế giới năm 2002 (đơn vị : triệu người)
Năm | Châu Á | Châu Âu | Châu Đại Dương | Châu Mĩ | Châu Phi | Toàn thế giới |
2002 | 3766 | 728 | 32 | 850 | 839 | 6215 |
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM:
1. Phần trắc nghiệm: 5đ
Trả lời đúng mỗi câu được 0,25đ. Riêng câu 4 và 12 mỗi câu 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | D | A | B,C | C | B,C,D | C | A | D | |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | ||
Đáp án | C | 1C,2A,3B | B | A | A | B | A,C | C |
II. Phần tự luận (7đ)
Câu 1: (2,5đ)
Hình thức : Đẹp, sáng tạo | 1đ |
Đúng, đủ các đặc điểm khí hậu Châu Á - Phân hóa đa dạng (nhiều đới khí hậu, mỗi đới lại thường phân thành nhiều kiểu) - Hai kiểu khí hậu phổ biến của Châu Á: lục địa, gió mùa. | 1,5đ |
Câu 2: (3đ)
Số dân của Châu Á gấp 5,1 lần số dân của Châu Âu, gấp 117,6 lần số dân châu Đại Dương, gấp 4,4 lần số dân Châu Mĩ, gấp 4,5 lần số dân Châu Phi.
=> Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới.
Trường THCS Hùng Cường Ngày 12/10/2017
Họ và tên: ………………………. KIỂM TRA 45 PHÚT – MÔN ĐỊA LÍ 8
Điểm | Lời phê của giáo viên |
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1: Vị trí của Châu Á nằm kéo dài từ:
A. Vùng cực Bắc đến gần vùng cực Nam. B. Gần vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
C. Vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. D. Vùng cực Bắc đến gần vùng xích đạo.
Câu 2: Châu Á tiếp giáp với ba đại dương là:
A. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
B. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
C. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải.
D. Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
Câu 3: Về kích thước, châu Á là châu lục :
A. Rộng lớn nhất thế giới.
B. Lớn hơn châu Âu nhưng nhỏ hơn châu Mĩ.
C. Bằng kích thước của Châu Âu và châu Mỹ cộng lại.
D. Bằng kích thước châu Phi.
Câu 4: Điền từ còn thiều vào dấu chấm để hoàn chỉnh đặc điểm địa hình châu Á
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên ............, ...................... và nhiều đồng bằng .......................bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là ....................................................... và ............................................................làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng ...................................
Câu 5 : Nói địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích gây khó khăn cho dân cư Châu Á vì:
A. Địa hình núi cao gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
B. Địa hình núi cao gây khó khăn cho việc đi lại, giao lưu giữa các vùng.
C. Địa hình núi cao là nơi thường xảy ra các thiên tai.
D. Địa hình núi cao thường là nơi có khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt.
Câu 6: Khí hậu châu Á rất đa dạng. Theo thứ tự từ cực Bắc xuống xích đạo châu Á lần lượt có các đới khí hậu sau:
A. Đới khí hậu cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu nhiệt đới.
B. Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu xích đạo.
C. Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo.
D. Đới khí hậu cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo.
Câu 7: Mỗi đới khí hậu ở châu Á lại thường phân ra thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Nguyên nhân là do:
A. Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
B. Lãnh thổ rất rộng.
C. Núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền
D. Ở vùng núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao
Câu 8: Do vị trí địa lý, kích thước và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu Châu Á có kiểu khí hậu lục địa phân bố ở:
A. Trung Á, Bắc Á, Đông Á. B. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á.
C. Tây Nam Á, Trung Á. D. Tây Nam Á, Nam Á, Trung Á.
Câu 9: Do vị trí nên kiểu khí hậu gió mùa ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có đặc điểm nổi bật là:
A. Mùa đông lạnh và mưa không đáng kể, mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
B. Mùa đông thời tiết lạnh khô, mùa hạ thời tiết nóng ẩm có nhiều mưa.
C. Mùa đông thời tiết ấm và ẩm, mùa hạ thời tiết khô nóng.
D. Thời tiết nóng và ẩm quanh năm.
Câu 10: Do vị trí nên kiểu khí hậu lục địa ở Châu Á có đặc điểm nổi bật là:
A. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm. B. Mùa đông lạnh có mưa, mùa hạ khô nóng.
C. Quanh năm nóng ẩm. D. Mùa đông khô, lạnh, mùa hạ khô và nóng.
Câu 11: Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nên có mạng lưới sông ngòi:
A. Khá phát triển | B. Dày đặc |
C. Kém phát triển | D. Nhiều nước |
Câu 12: Ghép nội dung ở ô bên phải với nội dung phù hợp ở ô bên trái rồi điền kết quả vào cột ở giữa
Khu vực | Đặc điểm sông ngòi | |
1-Bắc Á | 1- | a. Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn; có lũ vào cuối hạ, đầu thu. |
2- Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á | 2- | b. Sông ngòi kém phát triển. Một số sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc cát. |
3- Tây Nam Á và Trung Á | 3- | c. Mạng lưới sông dày, đóng băng kéo dài trong mùa đông và có lũ vào mùa xuân |
Câu 13: Do ảnh hưởng của chế độ mưa, gió mùa nên sông ngòi ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á có:
A. Lượng nước lớn nhất vào mùa xuân, cạn nhất vào mùa thu.
B. Lượng nước lớn nhất vào mùa hạ, cạn nhất vào mùa đông.
C. Lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
D. Lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối xuân đầu hạ.PA: C
Câu 14 : Do khí hậu và địa hình phân hóa rất phức tạp nên cảnh quan châu Á có đặc điểm nào sau đây
A. Phân hóa đa dạng
B. Kiểu cảnh quan phổ biến là rừng rậm
C. Kiểu cảnh quan phổ biến là thảo nguyên, cây bụi
D. Kiểu cảnh quan phổ biến là hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 15 : Châu Á có hoang mạc và bán hoang mạc phát triển mạnh ở:
A. Tây Nam Á và vùng nội địa. B. Tây Nam Á và Nam Á.
C. Vùng nội địa và Đông Nam Á. D. Bắc Á và Đông Á.
Câu 16: Đặc điểm nổi bật của dân cư châu Á là:
A. Số dân đông, chủ yếu là người Ơ-rô-pê-ô-ít
B. Số dân đông nhất trong các châu lục. Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít và Ơ-rô-pê-ô-ít.
C. Số dân đông, dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít
D.Số dân đông nhất trong các châu lục. Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Ô-xtra-lô-it.
Câu 17: Châu Á là cái nôi của các tôn giáo nào sau đây:
A. Ấn Độ giáo và Phật giáo | B. Phật giáo và Hindu giáo |
C. Ki-tô giáo và Hồi giáo | D. Ki-tô giáo và Hindu giáo |
Câu 18: Điểm chung của các tôn giáo ở châu Á là:
A. Thờ chung một vị thần. | B. Ra đời cùng một thế kỉ. |
C. Khuyên làm việc thiện, tránh điều ác. | D. Kiến trúc nhà thờ giống nhau. |
II. Phần tự luận:
Câu 1 (2,5 điểm): Em hãy khái quát đặc điểm khí hậu của Châu Á bằng lược đồ tư duy.
Câu 2 (3 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Dân số của thế giới và các châu lục năm 2002 (Đơn vị : triệu người)
Năm | Châu Á | Châu Âu | Châu Đại Dương | Châu Mĩ | Châu Phi | Toàn thế giới |
2002 | 3766 | 728 | 32 | 850 | 839 | 6215 |
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Tuần 9 Ngày soạn: 13/10/2017. Ngày dạy 20/10 /2017.
Tiết 9. Bài 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á
I. MỤC TIÊU
Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức :
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á.
2. Kỹ năng : HS thực hiện được:
- Phân tích các bảng số liệu bản đồ kinh tế - xã hội.
- Thu thập, thống kê các thông tinh kinh tế- xã hội mở rộng kiến thức.
- Vẽ biểu đồ kinh tế.
3. Thái độ: Có thói quen cập nhật tình hình phát triển các quốc gia trong khu vực và trên thế giới và có ý thức nỗ lực vươn lên.
4. Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác , năng lực sử dụng ngôn ngữ,sử dụng bản đồ địa lí, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; trung thực
5. Giáo dục BVMT:
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Bản đồ kinh tế Châu á. Tranh ảnh các trung tâm kinh tế lớn ở Châu Á
2. Học sinh:
- Tập bản đồ; nghiên cứu bài học, sưu tầm bản đồ, tranh ảnh liên quan
- Hoàn thành bảng KWL theo nhóm bàn: mục K + W ( trình bày những điều e đã biết, muốn biết về bài học)
K(know) | W (Want) | L(Learn) |
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động Khởi động: GV ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sĩ số.
* Giáo viên cho HS thảo luận nhanh, thống nhất ND và treo bảng KWL đã làm theo nhóm tại nhà lên tường ở vị trí gần mình nhất ->, NX và dẫn vào bài
K(know) | W (Want) | L(Learn) | ||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT | |||||||||||||||||
HĐ 1: HDHS tìm hiểu đặc điểm KTXH châu Á * GV dùng PP thảo luận nhóm và kĩ thuật KWL GV chia nhóm thảo luận: + Nhóm 1,2: Quan sát bảng H7.1. Sau khi thảo luận trình bầy kết quả trên lc đồ ? Sắp xếp các nước thuộc 4 nhóm:
? Hầu hết các nước châu Á có mức thu nhập ntn ? Các nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực nào + Nhóm 3,4: Hoàn thiện bảng sau
Đại diện các nhóm trình bày kết quả -> NX. GV chiếu phụ lục 1 chốt kt. ? Từ đó hãy cho biết: nền KT xã hội của Châu Á nửa cuối TH XX có những đặc điểm gì nổi bật ? Việt Nam thuộc nhóm nước có thu nhập ntn trong các nhóm nước trên? GV đưa ra kết luận toàn bài. HS hoàn thiện bảng KWL | 1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước Châu á (không dạy) 2. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và lãnh thổ Châu Á hiện nay * Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế các nước Châu á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ - Có nhiều chuyển biến - Trình độ phát triển rất không đồng đều + Các nước thu nhập cao tỉ trọng giá trị NN trong cơ cấu GDP thấp + Các nước thu nhập thấp tỉ trọng giá trị NN trong cơ cấu GDP cao) - Phần lớn là các quốc gia thu nhập thấp |
3. Hoạt động luyện tập
- Làm BT 2/SGK, BT tập bản đồ
- BT trắc nghiệm:
- Đánh dấu X vào các ý đúng (GV treo bảng phụ, gọi HS làm )
a. Thời cổ đại và trung đại nhiều dân tộc ở châu á đạt đến trình độ phát triển:
Cao Thấp
b. Quốc gia phát triển sớn nhất châu á:
Nhật Bản Trung quốc ấn độ
c. Đặc điểm KT-XH các nước và vùng lãnh thổ châu á ngày nay
Kinh tế phát triển đồng đều
Trình độ phát triển KT-XH rất khác nhau
Các nước giàu chiếm tỉ lệ cao
Các nước nghèo chiếm tỉ lệ cao
4. Hoạt động vận dụng
- GV cho HS nêu các câu hỏi, ý kiến trong thực tiễn về tình hình kinh tế các nước châu Á -> HS cùng thảo luận, giải đáp
- Những quốc gia nào ở châu Á có những đặc điểm kinh tế xã hội mà chúng ta có thể học hỏi? Vì sao?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
? Tìm thông tin về nền KT nước Nhật Bản (tại sao NB lại trở thành nước phát triển sớm nhất Châu Á.)
? Biểu hiện phát triển của các nước CN mới, sự phát triển của ngành CN hiện đại ở một sô quốc gia đang phát triển ở châu Á như TQ, Ấn ĐỘ, Pakistan
* HS về nhà tiếp tục tìm hiểu và chuẩn bị bài tiếp theo: Tình hình pt kinh tế - xh ở các nước châu Á (Đọc bài, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong sgk)
Phụ lục:
Nhóm nước | Đ2 phát triển kinh tế- xã hội | Tên nước |
Phát triển cao | Phát triển toàn diện | Nhật Bản |
Công nghiệp mới | CN hoá cao, nhanh | Xingapo, HQuốc, Đài Loan |
Đang phát triển | CN hoá nhanh, nông nhgiệp có vai trò quan trọng | Trung Quốc, ấn Độ, Thái Lan, Malaixia |
Chủ yếu sản xuất nông nghiệp | VN, Lào, Mianma, CPC | |
Giàu Trình độ KT-XH phát triển chưa cao | Khai thác dầu khí xuất khẩu | Brunây, Cô oét, ả rập xê út |
Tuần 10 Ngày soạn: 20/10/2017. Ngày dạy: 27/10 / 2017.
Tiết 10
Bài 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á
I. MỤC TIÊU
Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức :
- Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế và nơi phân bố chủ yếu.
2. Kỹ năng : HS thực hiện được:
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về một số hoạt động kinh tế ở châu Á.
- Phân tích các bảng thống kê về kinh tế.
- Thu thập, thống kê các thông tinh kinh tế- xã hội mở rộng kiến thức.
- Vẽ biểu đồ kinh tế.
3. Thái độ:
- Hình thành thói quen bảo vệ tài nguyên môi trường nơi mình sinh sống
4. Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác , năng lực sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, thu thập, thống kê phân tích bảng số liệu.
Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; trung thực
5. Giáo dục BVMT:
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Bản đồ kinh tế Châu á. Tranh ảnh các trung tâm kinh tế lớn ở Châu Á
2. Học sinh: tập bản đồ; nghiên cứu bài học, sưu tàm bản đồ, tranh ảnh liên quan
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức: GV ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sĩ số.
* Vào bài mới:
* Gv đưa tranh cảnh thu hoạch lúa ở In-đô-nê-xi-a (bỏ chú thích) -> HS đoán cảnh thu hoạch lúa ở đâu -> dẫn vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
HĐ 1: HDHS tìm hiểu ngành trồng trọt - Phương pháp: hoạt động nhóm, vấn đáp - Kĩ thuật: thảo luận nhóm, động não. ? Quan sát H8.1 và H8.2 kết hợp với nội dung SGK hãy cho biết: cơ cấu ngành nông nghiệp của Châu Á gồm những hoạt động gì? ? Kể tên những câu trồng chủ yếu của châu Á? Chúng thuộc những nhóm cây gì? * GV tổ chức thảo luận nhóm: - Nhóm 1,2,3: Quan sát lược đồ H8.2 và kênh chữ sgk, cho biết tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực của châu Á? Giải thích tại sao lúa gạo phát triển mạnh ở Châu á? - Nhóm 4,5,6: Tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp của châu Á? ? Tại sao Châu á lại thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng đó? - HS các nhóm thảo luận, báo cáo, nx, bổ sung - GV nx, chốt kt. - GV chiếu hình ảnh trồng trọt ở 1 số nước châu Á., mở rộng: + Nước có sản lượng lúa gạo lớn nhất là: TQ; Ấn Độ ; In-đô-nê-xi-a; Việt Nam. + Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực nay đã đủ ăn thậm chí là còn xuất khẩu. + Lúa mì, ngô chủ yếu được trông ở vùng đồi núi và cao nguyên Ngô trồng ở Đông á, Đông Nam á và Nam á Lúa mì được trồng ở Tây á và Tây Nam á ? Hãy kể những loại cây trồng của VN? ? Nhận xét về ngành trồng trọt của nước ta? - VN có cơ cấu cây trồng đa dạng, chủ yếu trồng lúa gạo và cây CN do đk tn phù hợp. HĐ 2: HDHS tìm hiểu ngành chăn nuôi ? Quan sát lược đồ hãy xác định các vật nuôi của Châu Á?Chúng phân bố ra sao? ? Em có đánh giá gì về ngành chăn nuôi ở đây? ? Hãy liên hệ đến tình hình ngành chăn nuôi ở VN? HS – GV liên hệ. * KT động não: ? Theo em, đâu là những khó khăn đối với sx nông nghiệp của châu Á? HS thảo luận cặp đôi, trả lời GV chốt kt. ? Để khắc phục những khó khăn này, nông dân châu Á cần phải làm gì? HS phát biểu đưa ra giải pháp: dự báo thiên tai, phòng chống dịch bệnh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng, đầu tư công nghệ và KHKT vào NN. | 1. Nông nghiệp a. Trồng trọt * Cây lương thực + Lúa gạo: sản lượng chiếm 93% thế giới; trồng chủ yếu ở các đồng bằng phù sa ven sông lớn. + Lúa mì, ngô: chiếm 39% sản lượng lúa mì thế giới; trồng nhiều ở vùng cao và những nơi có khí hậu khô. (NN: do có nhiều đồng bằng lớn, đất phù sa màu mỡ, đk khí hậu nhiệt đới phù hợp,…) * Cây công nghiệp: - Gồm: chè, cà phê, cao su, bông, dừa, cọ dầu; - Phân bố chủ yếu ở các vùng núi, cao nguyên. (NN: Đất F có trên các vùng núi và cao nguyên; KH đa dạng cả nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt,… tạo ra cơ cấu cây CN đa dạng) b. Chăn nuôi
-> Chăn nuôi phát triển chưa tương xứng với trồng trọt. c. Khó khăn: - KH khắc nghiệt, nhiều thiên tai, dịch bệnh. - Đất đai dành cho nông nghiệp bị chuyển đổi sang mục đích khác phục vụ cho CNH. - Nhiều nước trình độ sx nông nghiệp còn thấp. |
3. Hoạt động luyện tập
Gv hướng dẫn HS hệ thống lại kiến thức đã học bằng lược đồ tư duy.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài. Làm bài tập bản đồ.
4. Hoạt động vận dụng
- Hãy tìm hiểu hoạt động sx nông nghiệp ở địa phương em, ghi vào sổ tích lũy: cơ cấu cây trồng vật nuôi ở địa phương, tìm ra những giải pháp phát triển NN cho địa phương.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- HS tìm tư liệu và ảnh về hoạt động trồng trọt, chăn nuôi ở quê em và các nước châu Á
- Chuẩn bị: phần còn lại của bài 8: tìm hiểu về ngành công nghiệp, dịch vụ của châu Á: đọc bài, phân tích kênh hình, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
Tuần 11 Ngày soạn: 27/10/2017. Ngày dạy: 3/11/2017 .
Tiết 11. Bài 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á (tiếp)
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức :
Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một sồ đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á: công nghiệp, dịch vụ.
2. Kỹ năng :
- Phân tích các bảng số liệu bản đồ kinh tế - xã hội.
- Kĩ năng thu thập, thống kê các thông tinh kinh tế- xã hội mở rộng kiến thức.
- Kĩ năng vẽ biểu đồ kinh tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Liên hệ tình hình phát triển kinh tế ở địa phương.
4. Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác , năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng bản đồ và tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; trung thực
II. CHUẨN BỊ
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức lớp.
* KT 15 phút
* Mục tiêu đề KT: Qua bài kiểm tra đánh giá năng lực nắm và vận dụng kiến thức đã học của học sinh về địa lý ngành nông nghiệp châu Á đáp ứng yêu cầu của đề kiểm tra từ đó có những điều chỉnh kịp thời về phương pháp.
* Hình thức: kết hợp TN & TL
* Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm):
Câu 1: Cây lương thực chính của Châu Á là?
A. Lúa mì. B. Lúa gạo.
C. Ngô, sắn, khoai. C. Cà chua, bắp cải, su hào.
Câu 2: Sản lượng lúa gạo của châu Á so với toàn thế giới năm 2003 là:
A. 39% B. 50%
C. 93% D. 100%
Câu 3: Hai quốc gia xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất châu Á là:
A. Việt Nam và Thái Lan. B. Nhật Bản và Hàn Quốc.
C. Trung Quốc và Ấn Độ. D. IN-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét.
Câu 4: Ở các vùng khí hậu ẩm ướt của châu Á vật nuôi chủ yếu là:
A. Trâu, bò lợn, gà vịt...
B. Tuần lộc
C. Dê, bò, ngựa, cừu...
D. Tuần lộc, ngựa, cừu...
II. Phần tự luận: 7 đ
Từ bảng số liệu dưới đây hãy:
Quốc gia | Trung Quốc | Ấn Độ | In-đô-nê-xi-a | Băng-la-đét | Việt Nam | Thái Lan | Các nước khác |
Tỉ lệ sản lượng ngành sản xuất lúa gạo (%) | 28,7 | 22,9 | 8,9 | 6,5 | 6 | 4,6 | 22,4 |
a, Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện tỉ lệ sản lượng ngành sản xuất lúa gạo châu Á năm 2003
b, Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét ngắn gọn về tình hình sản xuất lúa gạo ở châu Á.
* Đáp án-biểu điểm
Phần trắc nghiệm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | B | C | A | A |
Phần tự luận:
a. Vẽ chính xác biểu đồ, trình bày sạch đẹp -3đ
b. Nhận xét: Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia có tỉ lệ ngành sx lúa gạo cao nhất. (DC)
* Bắt đầu khởi động:
- GV chiếu hình ảnh 1 số hđ sx công nghiệp, dịch vụ của châu Á.
? Những hình ảnh trên cho em biết được những hđ sx nào ở châu Á?
? Ngoài ra, em còn biết những hđ sx CN, DV nào của châu Á?
- GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HĐộng của GV – HS | Nội dung |
HĐ 1: Tìm hiểu ngành công nghiệp: - PP: hđ nhóm - KT: chia nhóm, giao nhiệm vụ, TL nhóm - NL: tự học, hợp tác, giao tiếp, sd ngôn ngữ,.. GV tổ chức thảo luận nhóm : Dựa vào hiểu biết thực tế và kênh chữ sgk/27 + bảng số liệu 8.1 sgk/27, cho biết: ? Cơ cấu ngành CN châu Á? ? Sự phân bố của các ngành? ? Trình độ phát triển CN của các nước? - HS TL nhóm 4p, báo cáo, nx. - GV chốt, nx. ? Từ đây em có nhận xét ntn về cơ cấu và sự phân bố của các ngành CN ở châu á? | 2. Công nghiệp. - Cơ cấu: gồm: CN khai khoáng, CN luyện kim, cơ khí chế tạo, CN điện tử, CN sx hàng tiêu dùng, CN chế biến,… - Phân bố: - CN khai thác than: Trung Quốc, ấn Độ - CN khai thác dầu mỏ: A-rập-xê-út, Cô Oét - CN luyện kim, cơ khí, điện tử: NBản, Tquốc, ÂĐộ, Hquốc, Đài Loan,… - CN sx hàng tiêu dùng, chế biến lttp: khắp Châu á. - Tình hình phát triển: + Trình độ pt CN cao: NBản, Xingapo, Hàn Quốc + VN, Lào, Mianma, Bănglađet,…có CN chưa ptriển. 🡪 SX công nghiệp của châu á có cơ cấu đa dạng song phân bố và phát triển chưa đều. |
HĐ 2: Tìm hiểu hoạt động dịch vụ: - PP: vấn đáp, trực quan - KT: động não - NL: phân tích, sử dụng ngôn ngữ ? Khu vực dịch vụ của châu á có những hoạt động nào? ? Dựa vào bảng 7.2/sgk/22 cho biết nước nào có ngành dịch vụ phát triển? ? Tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, Hàn Quốc là bao nhiêu? Nói lên điều gì về trình độ ptriển KT của NB và HQ? HS. Nhật Bản 66,4%; Hàn Quốc 54,1% -> là những nước có trình độ ptriển KT cao ? Mối quan hệ giữa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP theo đầu người của các nói trên ntn? HS. Tỉ lệ thuận - càng những nước có thu nhập cao tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP càng lớn. ? Xu hướng ptriển KT hiện nay của Châu á? ? Vai trò của dịch vụ đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội châu á? GV: các nước châu á ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ và nâng cao đời sống nd. ? Em biết gì về ngành dịch vụ của VN ta? HS liên hệ. ? Những tác đông từ hoạt động du lịch- dịch vụ tới môi trường VN? - GV giáo dục ý thức cho hs, chốt kt. | 3. Dịch vụ. - Gồm : GTVT, BCVT, thương mại, du lịch,… - Các quốc gia có DV ptriển: Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po - Ngành DV ngày càng phát triển mạnh. 🡪 đời sống nhân dân được nâng cao cải thiện rõ rệt. - Tích cực: đem lại những lợi nhuận k/tế cao - Tiêu cực: + Tạo ra một lượng chất thải lớn. + Tạo ra một sức ép lớn đối với môi trường. Ghi nhớ sgk. |
3. Hoạt động luyện tập :
GV phát phiếu học tập, hs điền nội dung cột 2 và 3.
Phiếu học tập.
Ngành kinh tế | Thành tựu kinh tế | Tên các quốc gia và vùng lãnh thổ |
Nông nghiệp | - Các nước đông dân nhưng vẫn sản xuất đủ lương thực. | - Trung Quốc, Ấn Độ. |
- Các nước sản xuất gạo quan trọng. | - Thái Lan, VNam. | |
Công nghiệp | - Cường quốc công nghiệp. | - Nhật Bản. |
- Các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới. | - Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan. | |
Dịch vụ | - Ngành dịch vụ phát triển cao. | - Nhật Bản, Hàn Quốc |
4. Hoạt động vận dụng:
- GV chiếu biểu đồ “Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại giai đoạn 2006-2015 của Việt Nam” Nguồn: Tổng cục Hải quan
- Dựa vào biểu đồ cho biết năm nào VN xuất siêu? Nhập siêu?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức đã học về tình hình phát triển KT-XH châu Á
- Chuẩn bị bài: Khu vực Tây Nam Á: đọc bài, phân tích lược đồ để tìm hiểu đặc điểm vị
Tuần 12 Ngày soạn: 3/11/2017 Ngày dạy: 10/11/2017
Tiết 12 Bài 9
KHU VỰC TÂY NAM Á
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội của khu vực Tây Nam Á.
+ Vị trí chiến lược quan trọng.
+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
+ Khí hậu nóng và khô hạn.
+ Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới.
+ Dân cư chủ yếu theo đạo Hồi.
+ Không ổn định về chính trị, kinh tế.
2. Kĩ năng:
- Củng cố và phát triển các kỹ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ, kĩ năng thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
- Phản đối những cuộc tranh chấp và hành động khủng bố, chiến tranh.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực:
+ NL chung: NL giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
+ NL chuyên biệt: NL sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng thống kê, NL tư duy tổng hợp
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, nhân ái.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Máy chiếu, bài giảng PowerPoint, phiếu học tập.
2. Học sinh: - Đọc sgk, phân tích kênh hình, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài 9.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: trực quan, phân tích, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: chia nhóm, thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong phần tìm hiểu bài mới.
* Bắt đầu khởi động:
GV chiếu lược đồ các khu vực châu á.
- GV: Trong các khu vực của châu á, có một khu vực giàu có nổi tiếng, 1 điểm “nóng” về chính trị, 1 trong những vùng có hoạt động kinh tế – xh sôi động của thế giới, thu hút sự chú ý của nhiều người. Đó chính là khu vực TNA (GV chỉ lược đồ). Khu vực này có gì nổi bật, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV – HS | Nội dung cần đạt |
HĐ 1 : tìm hiểu VTĐL
GV chiếu lược đồ tự nhiên TNA (H9.1sgk) ? Quan sát lược đồ, cho biết TNA nằm trong khoảng các vĩ độ và kinh độ nào? HS lên bảng chỉ lược đồ, xđ các địa điểm tiếp giáp của TNA. ? TNA tiếp giáp với các biển, vịnh biển, các khu vực và châu lục nào? ? Vị trí đó có gì nổi bật? ? Nó tạo thuận lợi gì cho sự phát triển của khu vực TNA? GV giảng: TNA nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á, Âu, Phi, với lợi thế có con kênh đào Xuy-ê, TNA trở thành cầu nối trên con đường biển từ ĐTHải ra biển Đỏ, ra Ấn Độ Dương rồi ra TBD, từ châu Âu sang châu Á. ? Từ đây em có đánh giá ntn về vị trí địa lí của TNA? Chuyển ý: Với VTĐL như vậy, TNA nằm trong môi trường tự nhiên ntn và có đặc điểm gì nổi bật -> phần 2. HĐ 2: tìm hiểu đặc điểm tự nhiên - PP: hoạt động nhóm, vấn đáp - KT: chia nhóm, thảo luận nhóm - NL: giao tiếp, tự học, sáng tạo ? Chú ý phần kênh chữ sgk, cho biết TNA có diện tích bao nhiêu? GV chia nhóm (đếm thứ tự 1234) tổ chức thảo luận nhóm tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của TNA: - GV chiếu câu hỏi thảo luận, phát PHT, hướng dẫn hs tìm tư liệu trong sgk. - Các nhóm nhận phiếu HT, tiến hành thảo luận (3phút) | 1. Vị trí địa lí: - Nằm trong khoảng: 120B đến 420B, 260Đ đến 730Đ - TNA nằm ở vị trí ngã ba của 3 châu lục Á, Âu, Phi, có nhiều biển, vịnh biển bao bọc. -> Tạo thuận lợi cho giao lưu kinh tế – xã hội giữa Tây Nam á với các khu vực, các châu lục khác, có tiềm năng phát triển các ngành KT biển. 🡪 TNA có vị trí địa lí chiến lược quan trọng 2. Đặc điểm tự nhiên: * Diện tích: 7 triệu km2 |
Nhóm 1: Quan sát H9.1 và đọc kênh chữ sgk cho biết:
- Từ đông bắc xuống tây nam, TNA có những miền địa hình nào?
- Dạng địa hình nào chiếm phần lớn diện tích?
Nhóm 2: Quan sát H2.1 (sgk/7), H9.1 sgk cho biết:
- Kể tên các đới, các kiểu khí hậu của TNA?
- Nhận xét chung về khí hậu TNA?
Nhóm 3: Quan sát H9.1 sgk và kiến thức đã học:
- TNA có những con sông lớn nào? Đặc điểm của các con sông ấy? (Bắt nguồn từ đâu, đổ ra đâu, có vai trò gì)
- So sánh mạng lưới sông ngòi TNA với các khu vực khác của châu á?
Nhóm 4: Quan sát H9.1 và H3.1 (sgk/11) cho biết:
- TNA có các đới cảnh quan nào?
- Cảnh quan nào chiếm ưu thế?
Nhóm 5: Quan sát H9.1 và kênh chữ sgk: Kể tên, nêu sự phân bố và trữ lượng của khoáng sản TNA?
- GV chiếu lược đồ, yêu cầu lần lượt các nhóm lên báo cáo -> nhận xét -> GV chốt từng ý theo sơ đồ, chiếu h.ảnh minh họa. | Đại diện các nhóm báo cáo trình bày trên lược đồ -> nhận xét, bổ sung. | |||||||
Địa hình | Khí hậu | Sông ngòi | Cảnh quan | Khoáng sản | ||||
- Đông bắc: núi cao bao bọc SN Thổ Nhĩ Kì & SN I-ran - Phần trung tâm: ĐB Lưỡng Hà. - Tây nam: núi cao và SN A-rap đồ sộ ĐH nhiều núi và cao nguyen | - Đới KH cận nhiệt và KH nhiệt đới. - Kiểu KH cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô. KH nóng, khô hạn. | - Sông lớn: Ti-grơ, Ơ-phrat + Bắt nguồn từ miền núi Acmenia đổ ra vịnhPec-xich + Bồi đắp phù sa cho ĐB Lưỡng Hà Hệ thống sông ngòi kém p.triển | - Hoang mạc, bán hoang mạc, rừng cây bụi lá cứng, thảo nguyên. Hoang mạc, bán hmạc chiếm phần lớn | - Dầu mỏ, khí đốt - Phân bố: đồng bằng Lưỡng Hà, Vịnh Pec-xich. - Trữ lượng: +Dầu mỏ: 65%TG + Khí đốt: 25%TG Dầu mỏ là TN quan trọng nhất của vùng. | ||||
* GV giảng- hỏi xen kẽ sau phần trình bày của từng nhóm: - Địa hình: phía ĐB là hệ thống các dãy núi cao chạy từ bờ biển ĐTH nối hệ thống núi Anpi (châu Âu) với hệ thống Himalaya cao đồ sộ, bao quanh SN Thổ Nhĩ Kì và I-ran. Phần trung tâm là ĐB Lưỡng Hà màu mỡ. Phía TN là núi cao và SN A-rap đồ sộ. Khí hậu: ? Tại sao TNA được bao bọc bởi nhiều vịnh, biển mà KH vẫn rất khô, hình thành cảnh quan hoang mạc? ? Nhận xét chung về thiên nhiên TNA? ? Đặc điểm tự nhiên như vậy tạo ra thế mạnh kinh tế nào cho TNA? ? Bên cạnh đó, vùng còn gặp phải những khó khăn nào về tự nhiên? GV chốt, giảng: TNA pt kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn dầu mỏ phong phú, trữ lượng lớn nhất TG. Song với hạn chế về KH khô hạn, cảnh quan hoang mạc chiếm phần lớn S, hay có lũ vào mùa xuân nên đã cản trở rất nhiều sự phát triển kt và hoạt động của cư dân nơi đây. Chuyển ý. HĐ 3: tìm hiểu đặc điểm dân cư, kinh tế, CT - PP: trực quan, phân tích tranh ảnh, video - KT: trình bày 1 phút. - NL: giao tiếp, thể hiện bản thân, tính toán GV chiếu H9.3 sgk, y/cầu hs quan sát ? Kể tên, xác định vị trí các quốc gia TNA ? Nước nào có diện tích nhỏ nhất, lớn nhất? GV chiếu bảng dân số châu á và ảnh dân cư TNA. ? Năm 2001, TNA có số dân là bao nhiêu? So sánh với dân số các khu vực khác của C.A? ? Thành phần dân tộc và tôn giáo của các quốc gia TNA? GV chiếu lược đồ phân bố dân cư TNA. ? Cho biết cư dân TNA phân bố tập trung ở đâu? ? Nhận xét đặc điểm dân cư TNA? GV: Lưỡng Hà là ĐB do 2 con sông Ti-g rơ và Ơ-phrat bồi đắp. Hàng năm, 2 con sông ấy bồi đắp 1 lượng phù sa rất lớn cho ĐB, khiến cho đất đai ở đây từ xa xưa đã rất màu mỡ. Vì thế cư dân ở nhiều nơi đã đến với Lưỡng Hà từ rất sớm. ? Từ đó, em hãy liên hệ với kiến thức lịch sử 6, cho biết ở vùng ĐB này đã hình thành nên những nền văn minh cổ đại nào? HS: nền VM Lưỡng Hà cổ đại, VM Babilon,... GV giảng: Cùng với VM Ai Cập, VM Lưỡng Hà cổ đại là 1 trong số những nền VM ra đời sớm nhất trên TG, cùng với 1 số nền VM khác: babylon, assyria,..đã làm nên một nền VM Tây á phát triển rực rỡ, nhiều thành tựu. ? Từ đây em có thêm nhận xét nào nữa về dân cư TNA? ? Dựa trên các ĐKTN và TNTN, theo em TNA có khả năng phát triển những ngành KT nào? GV chiếu lược đồ nông nghiệp TNA. ? Kể tên các nông sản chủ yếu của TNA? ? Ngày nay, khi KHKT p.triển, với lợi thế giàu có về TN dầu khí, TNA đã phát triển những ngành kinh tế nào?(k.thác, c.biến, XK dầu khí) ? Nêu thành tựu của ngành CN khai thác dầu mỏ của TNA? GV chiếu lược đồ dầu mỏ xuất từ TNA đi các nước trên TG, hs quan sát. ? Qua lược đồ, cho biết TNA xuất khẩu dầu mỏ sang những thị trường nào? * Thảo luận cặp đôi: ? Việc phát triển mạnh khai thác- chế biến- xuất khẩu dầu khí đã đem lại nguồn lợi gì cho TNA? Bên cạnh đó, việc pt khai thác, chế biến dầu mỏ cũng đem đến cho TNA những mặt hạn chế nào? (GV chiếu ảnh) ? Từ đây em có nhận xét chung ntn về kinh tế của các nước TNA? GV giảng. GV chiếu sơ đồ chính trị TNA + xem video chiến sự ở Yemen. ? Dựa vào sơ đồ, và đoạn video em vừa xem, cho biết tình hình chính trị TNA có gì nổi bật? ? Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình ấy? GV chiếu ảnh minh họa. - Quan sát ảnh, em thấy những xung đột, những cuộc chiến tranh, khủng bố đã đem đến hậu quả ntn cho khu vực? - Qua đây, em có nhận xét ntn về tình hình chính trị TNA? GV giảng: TNA thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh giữa các nước do tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên; xung đột giữa các giáo phái, các bộ tộc do mâu thuẫn, bất đồng về tư tưởng tôn giáo,... Chính nó đã tạo nên rất nhiều các phong trào li khai, nạn khủng bố và chiến tranh ở nhiều nước. Điển hình là chiến tranh I-ran – I-rắc, I-xa-ren với Pa-lextin, I-xa-ren với Xi-ri,... Tình hình chính trị của TNA vì thế luôn là điểm nóng của TG. GV khái quát. HS đọc ghi nhớ. | - Do quanh năm chịu ả/hưởng của gió mậu dịch và khối khí chí tuyến lục địa khô nên lượng mưa nhỏ (dưới 300mm/năm); Các biển bao quanh đều là biển nhỏ -> ả/h ko đáng kể. - Là vùng nhiều núi và cao nguyên, KH khô hạn, sông ngòi kém pt, dầu mỏ là TN quan trọng nhất... + Thuận lợi: phát triển CN khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu mỏ. + Khó khăn: Thiên nhiên khắc nghiệt, tài nguyên không phong phú,...
3. Đặc điểm dân cư – kinh tế – chính trị: - Nước có S lớn: A-rập Xê-ut, I-ran - Nước có S nhỏ: Pa-le-xtin, Ba-ranh a. Dân cư: - Dân số: 286 triệu người -> DS ít - Chủ yếu là người A-rập, theo đạo Hồi. - Phân bố: tập trung chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà ven sông và các vùng ven biển. -> Dân cư thưa thớt, phân bố dân cư không đồng đều. 🡪 TNA là 1 trong những cái nôi của các nền văn minh cổ đại thế giới. b. Kinh tế: - Nông nghiệp: trồng lúa mì, chà là, cây bông, chăn nuôi cừu. - Công nghiệp: Khai thác 1 tỉ tấn dầu/ năm, chiếm 30% sản lượng dầu mỏ TG. - Dịch vụ: xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất TG + Tích cực: Dân cư ở các nước TNA có nguồn thu nhập cao, các nước trở nên giàu có, hơn 80% là dân cư đô thị. + Hạn chế: ô nhiễm môi trường. 🡪 Kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là ngành khai thác, chế biến, XK dầu mỏ, nhưng chưa đa dạng. c. Chính trị: - Thường xuyên xảy ra xung đột, chiến tranh, khung bo. + NN: do TNA có vị trí chiến lược quan trọng, giàu có về TN dầu mỏ, mâu thuẫn giữa các bộ tộc, các dân tộc, sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài. + Hậu quả: Kìm hãm sự p/triển KT, xã hội rối loạn, nd khổ cực, môi trường bị hủy hoại,... 🡪 Chính trị không ổn định. * Ghi nhớ sgk/32 |
3, Hoạt động luyện tập:
GV tổ chức cho hs chơi trò chơi đoán ảnh:
GV cho hs trả lời các câu hỏi để lật từng miếng ghép:
1. Tây Nam á là ngã ba của 3 châu lục nào? (á, Âu, Phi)
2. Dạng địa hình chiếm phần lớn diện tích TNA? (núi và cao nguyên)
3. Nền văn minh cổ đại hình thành sớm nhất ở TNA? (VM Lưỡng Hà)
4. Tôn giáo chính của dân cư TNA? (Hồi giáo)
5. Ngành KT đóng vai trò chủ chốt của TNA? (Ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu khí)
6. Tại sao kinh tế và đời sống nhân dân TNA gặp nhiều khó khăn? ( Do thiên nhiên khắc nghiệt, ô nhiễm MT, chính trị không ổn định...)
- HS mở hết các mảnh ghép.
- Cho biết nội dung của bức ảnh?
- Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?
GV giáo dục tình yêu hòa bình, phản đối chiến tranh cho hs.
4, Hoạt động vận dụng:
- Ở địa phương em, nguồn tài nguyên nào có giá trị quan trọng? Hãy tìm hiểu giá trị của nguồn tài nguyên đó với sự phát triển KT và đời sống dân cư ở địa phương em.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- HS tìm hiểu thêm thông tin về tình hình sản xuất và XK dầu khí của các quốc gia TNA. Sưu tầm ảnh về các cuộc xung đột vũ trang ở khu vực đó.
- Nắm chắc nội dung bài học.
- Hoàn thiện câu hỏi, bài tập.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam á. (Đọc sgk, phân tích kênh hình, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài).
Tuần 13 Ngày soạn: 10/11/2017 Ngày dạy: 17/11/2017
Tiết 13 Bài 10
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á
I. Mục tiêu cần đạt: HS cần:
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được 3 miền địa hình của KV: miền núi phía Bắc, sơn nguyên phía nam, đồng bằng ở giữa và vị trí các nước trong khu vực
- Hiểu được khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhịp điệu của gió mùa có ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt ; phân tích được ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu nhất là đối với sự phân bố lượng mưa.
2. Về kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng thiết lập những mqh trong khi học địa lí, kĩ năng quan sát tranh ảnh, đọc bản đồ, lược đồ
3. Về thái độ: Có ý thức chăm chỉ, tích cực học
4. Năng lực, phẩm chất:
- NL chung : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác
- NL chuyên biệt : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ.
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ
II. Chuẩn bị:
1. GV: Máy chiếu, bản đồ TN châu á, BĐ tự nhiên Nam á, tranh ảnh cảnh quan, sản xuất
2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm, ...
- Kĩ thuật: thảo luận nhóm, động não, giao nhiệm vụ, chia nhóm,...
IV. Tổ chức các hoạt động học tập.
1. Hoạt động khởi động:
* ổn định tổ chức.
* Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Trình bày vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á
- Cho biết những nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển KT-XH khu vực Tây Nam Á.
* Bắt đầu khởi động:
GV chiếu 1 số ảnh cảnh quan, sông núi Nam Á -> HS gọi tên sự vật trong ảnh
GV giới thiệu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và địa hình
Hs. Quan sát hình 1.2 ? Nam Á nằm ở vị trí nào của lục điạ Á –Âu ? Hs. Quan sát hình 10.1 ? Nam Á nằm trong khoảng từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào? GV. Nam Á giáp biển và vịnh nào, khu vực nào? HS lên bảng xác định VTĐL của Nam Á. ? Xác định và đọc tên các quốc gia trong khu vực Nam Á? (HS lên bảng xđ trên lược đồ) (Gồm 7 quốc gia: Pa-ki-xtan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan, Băng -la-đet, Xri-lan-ca, Man-đi-vơ) ? Nước nào có diện tích lớn nhất? Nhỏ nhất? (Ấn Độ: 3,28 triệu km2, Manđivơ: 298km2) Hs quan sát lược đồ hình 10.1 ? Từ Bắc xuống Nam địa hình nam Á có mấy miền địa hình? Hs trình bày ở lược đồ hình 10.1 ? Nêu đặc điểm của từng miền địa hình đó? Hs trả lời GV chốt ý về đặc điểm địa hình khu vực Hs quan sát tranh ảnh về 3 miền địa hình. Gv giới thiệu đôi nét về dãy Hi-ma-lay-a Gv giới thiệu Việt Nam chinh phục đỉnh Ê vơ rét vào ngày 22/5 /2008 với ba chàng trai trẻ (Nguyễn Văn Ngợi (Gia Lai), Nguyễn Mậu Linh (Hà Nội), Phan Thanh Nhiên (Sài Gòn) ). -Hi-ma-lay-a là ranh giới khí hậu quan trọng giữa Trung Á và Nam Á ? Nhận xét chung về VTĐL và ĐH của Nam Á? ? Vị trí địa lí và địa hình có ảnh hưởng gì đến khí hậu ,sông ngòi và cảnh quan ? HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi trên. Hoạt động 2: khí hậu, sông ngòi, cảnh quan - PP: hđ nhóm, trực quan - KT: TL nhóm, động não, trình bày 1 phút - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, sd bản đồ Hs quan sát hình 2.1. GV. Cho biết Nam Á nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào? (nhiệt đới gió mùa) - HS nghiên cứu thông tin SGK trình bày vùng phân bố và đặc điểm của từng miền khí hậu * Thảo luận nhóm: ? Quan sát hình 10.2 và nghiên cứu chú thích, nhận xét phân bố lượng mưa của khu vực? Hs thảo luận nhóm thời gian 4 phút phân tích lượng mưa ở 3 địa điểm: Mun-tan, Mun-bai, Se-ra-pun-di Học sinh trình bày và bổ sung nhận xét. * KT động não: ? Nguyên nhân nào làm cho sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á? - GV chuẩn kiến thức: Sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á về cơ bản là do độ cao địa hình và hướng của các dãy núi, ngoài ra phía Tây Bắc còn do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu + Mưa giảm dần từ phía Đ, ĐN lên tây bắc. + Giảm từ ven biển vào sâu trong nội địa + Ngoài ra mưa còn giảm theo độ cao, và theo hướng sườn núi. ? Nhịp điệu hoạt động gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân ? ? Vì sao nằm cùng vĩ độ với miền bắc VN nhưng mùa đông ở N/A không lạnh như miền bắc VN? Hs quan sát hình 10.1. * KT trình bày 1 phút: ? Nam Á có các hệ thống sông chính nào? Đọc tên các hệ thống sông đó trên bản đồ. Giới thiệu những nét tiêu biểu của 1 con sông trong vùng bằng bài thuyết trình 1 phút. HS lên bảng giới thiệu các sông. Hs quan sát tranh ảnh các sông. Gv giới thiệu về sông Hằng.
Hs quan sát hình 3.1. GV. Nam Á có những cảnh quan tự nhiên nào? Hs quan sát tranh ảnh. GV. Học sinh xác định tương đối hình 10.3, 10.4 ở lược đồ hình 10.1. ? Kể tên các tài nguyên? ? Dựa vào các đặc điểm trên, đánh giá chung về điều kiện TN của khu vực? ? Điều kiện TN có ý nghĩa gì với phát triển KT của khu vực? ? Vùng còn gặp phải những khó khăn gì ? - Kết luận toàn bài. | 1. Vị trí địa lí và địa hình : a. Vị trí địa lí. - Nằm ở rìa phía nam lục điạ Á-Âu - Giới hạn; từ 90B - 370B 62oĐ – 98oĐ - Tiếp giáp: biển A-Rap, vịnh Ben-gan, Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á. b. Địa hình. Có 3 miền địa hình: - Phía Bắc: Miền núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ, cao, đồ sộ nhất thế giới. Hướng tây bắc – đông nam, dài 2600km rộng 320-400km - Ở giữa: Đồng bằng Ấn-Hằng rộng lớn. Dài hơn 3000km rộng 250-350km - Phía Nam: Sơn nguyên Đê-can với hai rìa nâng cao thành dãy Gát Đông và Gát Tây 🡪 Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, địa hình phân hóa 3 miền rõ rệt, chủ yếu là núi cao, sơn nguyên, đồng bằng ở giữa rộng lớn. 🡪 VTĐL ảnh hưởng lớn đến KH, SN và cảnh quan của vùng: nằm ở đới nóng, cảnh quan rừng nhiệt đới sẽ phổ biến. 2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên : a. Khí hậu : - Chủ yếu là nhiệt đới gió mùa điển hình. -Khí hậu núi cao - Nhiệt đới khô - Lượng mưa nhiều nhât thế giới, phân bố không đều. => Vị trí, địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu (đặc biệt là sự p bố lượng mưa) - Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. (Mùa đông Nam á ấm áp hơn là do ảnh hưởng của ĐH dãy Himalaya chắn gió đông bắc từ cao áp Xi bia tràn xuống trú lạnh ở sườn bắc (Trung Quốc). Khi qua sườn nam sẽ ấm áp.) b. Sông ngòi. Có nhiều sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-put. c. Cảnh quan. - Cảnh quan : Nam Á có các cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, núi cao . Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể . d. Tài nguyên - Tài nguyên rừng - Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, than, mangan... * Điều kiện tự nhiên rất phong phú, đa dạng. -> thuận lợi phát triển KT đa ngành. * Khó khăn: thiên tai, ... Ghi nhớ |
3. Hoạt động luyện tập:
- Vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm tự nhiên Nam Á.
- Hãy nối ý ở cột khí hậu với ý ở cột cảnh quan và phân bố sao cho thích hợp:
Nơi phân bố | Khí hậu | Cảnh quan |
A.Dãy Himalaya. B.Đồng bằng và sơn nguyên thấp. C.Tây bắc ấn Độ và Pa-ki-xtan. | 1. Nhiệt đới gió mùa 2. Nhiệt đới khô 3. Khí hậu núi cao | a. Hoang mạc và bán hoang mạc b. Núi cao c. Rừng nhiệt đới ẩm |
4. Hoạt động vận dụng:
- Viết 1 bài báo cáo ngắn gọn (có sử dụng hình ảnh minh họa) để giới thiệu những nét đẹp của thiên nhiên Nam Á.
- Trao đổi với bạn bè.
KHU VỰC NAM Á
học phát triển nhất .
biết và trình bày được Nam Á có đặc điểm dân cư : tập trung dân đông và mật độ dân số lớn nhất thế giới .
-Đọc trước bài
1.Ổn định
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung kiến thức cần đạt |
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….
.............. Em có hiểu biết gì về những hình ảnh này ?
| ||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Đây là khu vực tập trung dân cư đông đúc và có mật độ dân số lớn nhất thế giới . - Hiểu rừ dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo , Hồi giáo .Tôn giáo có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội ở Nam Á. Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. |
1: Tìm hiểu về dân cư khu vực Nam Á (15’) | ||
- GV yêu cầu h/s dựa vào bảng 11.1, hình 11.1 hoặc bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Á kết hợp nội dung SGK và kiến thức đó học trả lời câu hỏi sau ? So sánh dân số, mật độ dân số giữa các khu vực của Châu Á. ? Nêu nhận xét về dân số và mật độ dân số của Nam Á ? Cho nhận xét về sự phân bố dân cư Nam Á? dân cư Nam ỏ tập trung chủ yếu ở những vựng nào? Thưa thớt ở khu vực nào? Tại sao? ? Kể tên các tôn giao lớn ở Nam Á? - GV chuẩn xác kiến thức | Quan sát bảng số liệu sgk và bản đồ
liệu để tính toán ( nam Á có mật độ dân đông nhất) ( sau Đông Á) HSTL dựa trên bản đồ -> nhận xét, bổ sung HS ghi nhớ | 1. Dân cư
vực đông dân nhất Châu Á ( sau đông Á ) mật độ dân số cao nhất châu lục
nguyên Pakixstan, hoang mạc Tha, SN Đê Can.. Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo |
2: Đặc điểm kinh tế- xã hội khu vực Nam Á ( 20’) | ||
bản đồ kinh tế châu Á kết hợp kiến thức đó học thảo luận: ? Cho biết những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội Nam Á? Những khó khăn lớn nhất của vùng? Các ngành kinh tế chủ yếu của Nam á? Tên các sản phẩm của ngành? GV gọi 1 vài nhóm trình bày, nhận xét, đưa đáp án cho các nhóm chỉnh sửa + Thuậnlợi: có đồng bằng Ấn Độ Hằng rộng lớn , 2 hệ thống sông lớn, SN Đê Can khá bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới, gió mùa,đông dân nguồn lao động dồi dào có trình độ, thị trêng tiêu thụ... + Khó khăn: Mùa khô sâu sắc, bị thực dân Anh đô hộ gần 200 năm, kỡm hóm sự phát triển kinh tế, mõu thuẫn sắc tộc, tôn giao
11.2, kết hợp với kiến thức đó học ? Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ từ 1995- 2001? ? Sự chuyển dịch đó nó phản ánh xu hướng phát phát triển kinh tế như thế nào? Tại sao? GV nhận xét: giảm nông nghiệp. tăng công nghiệp và dịch vụ -Yêu cầu quan sát bản đồ kinh tế châu Á ? Kể tên các ngành công nghiệp? các trung tâm công nghiệp? sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Ấn Độ? ? Tại sao Ấn Độ đảm bảo lương thực cho hơn 1 tỉ dân? - GV chuẩn xác kiến thức: cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng đó được học ở bài 8 | Quan sát bản dồ kinh tế chừu Á và kiến thức Thảo luận theo nhóm Đại diện nhóm trình bày -> nhóm khác nhận xét, bổ sung Quan sát bảng số liệu SGK 1 HS nhận xét -> lớp theo dõi, bổ sung 1 Hs lên xác định các ngành công nghiệp, nông nghiệp, TT công nghiệp trên bản đồ kinh tế châu Á -> lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung | 2. Đặc điểm ki nh tế - xã hội
-Ấn độ có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á
Dịch vụ khá phát triển |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. | ||
Câu 1. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực Nam Á là A. dịch vụ du lịch. B. sản xuất nông nghiệp. C. công nghiệp và du lịch. D. công nghiệp khai thác dầu mỏ. Câu 2. Dựa vào hình 11.1 SGK, nhận xét về sự phân bố dân cư của khu vực Nam Á. Câu 3. Dân cư Nam Á chủ yếu theo các tôn giáo A. Hồi giáo và Phật giáo. B. Ấn Độ giáo và Hồi giáo. C. Phật giáo và Ấn Độ giáo. D. Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giao. | ||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. | ||
kí hiệu trên hình Điền nội dung kiến thức phù hợp.Các nước KV Nam Á có nền kinhtế……………………..phát triển, hoạt động sản xuất…………………………..vẫn là chủ yếu | ||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quátlại toàn bộ nội dung kiến thức đó học Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. | ||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - Hướng dẫn vẽ biểu đồ dân số một số khu vực châuá(dựa vào bảng 11.1/SGK). + Trục tung thể hiệndân số( triệu người) + Trục hoành thể hiện 5 khu vực + Rút ra nhận xét khu vực nào dân cư đông - Làm bài tập trong VBT. |
đất và núi lửa.
- Năng lực chung : Tự học, giải quyết vấn đề , hợp tác ,giáo tiếp( sáng tạo, tự quản lý, sử
dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác….)
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung kiến thức cần đạt |
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….
?
| ||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. |
1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á (9’) | ||
TN châu Á ? Xác định khu vực Đông Á trên bản đồ TN châu Á. Dựa vào hình 12.1 lên bảng xác định ? Khu vực Đông Á bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào? ? Các quốc gia và vựng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với các biển nào? - GV chuẩn xác kiến thức: | Cả lớp quan sát bản đồ - H/S trả lời và xác định trên bản đồ -> H/S khác bổ sung | 1.Vị trí địa lí và phạm vi khu v ực Đô ng Á - Khu vực Đông Á gồm 2 bộ phận: phần đất liền và phần hải đảo.
Phần hải đảo gồm Nhật Bản, lãnh thổ Đài Loan. |
2: Đặc điểm tự nhiên ( 25’) | ||
- GV yêu cầu h/s dựa vào hình 12.1 nội dung SGK thảo luận nhóm theo: * Làm việc chung cả lớp:
+ Nhóm 1: ? Viết tên các dãy núi, sơn nguyên bồn địa và Đồng bằng lớn của phần đất liền? + Nhóm 2: ? Đặc điểm từng dạng địa hình? dạng nào chiếm diện tích chủ yếu? phân bố ở đâu? + Nhóm 3: ? Tên các con sông lớn? nơi bắt đầu nguồn? đặc điểm chế độ nước? + Nhóm 4: ? Tại sao phần đảo của Đông Á thường xuyên có động đất núi lửa?
-> GV chuẩn xác kiến thức. ? Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sông hoàng Hà và Trường Giang? GV nhận xét ? Vậy địa hình phần hải đảo có đặc điểm gì?
? Em hãy nhắc lại các hướng gió chính ở Đông Á về mùa đông và mùa hạ? ? Phần phía Đông và phía Tây Đông Á thuộc kiểu khí hậu gì? nhắc lại, đặc điểm từng kiểu khí hậu gì? nhắc lại đặc điểm từng kiểu khí hậu đó? ? Tương ứng với từng kiểu khí hậu là cảnh quan gì?
H/s đọc phần kết luận chung sgk | Quan sát bản đồ Hs ngồi theo nhóm Thảo luận theo nhóm Đại diện nhóm trình bày Nhóm khác nhận xét, bổ sung HSTL -> nhận xét, bổ sung HSTL dựa trên bản đồ TN Đông Á Quan sát các hình SGK 1 Hs nhắc lại - Học sinh trả lời -> Lớp nhận xét, bổ sung Hs đọc KL | Đặc điểm tự nhiên
địa rộng phân bố ở phía tây Trung Quốc, nhiều núi có băng hà bao phủ quanh năm.
đông Trung quốc và bán đảo Triều Tiờn. + Sông ngòi có sông lớn: Amua, Hoàng Hà, Trường Giang, chế độ nước theo mùa, lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu
* Kết luận: sgk |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. | ||
Câu 1. Hãy trình bày đặc điểm địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo khu vực Đông Á? Câu 2. Hãy trình bày sự khác nhau về đặc điểm khí hậu và cảnh quan phía đông và phía tây khu vực Đông Á. Câu 3. Dựa vào hình 12.1 SGK và kiến thức đó học, hãy kể tên các sông lớn ở phần đất liền của Đông Á và nêu đặc điểm của các sông này. Câu 4. Về mặt tự nhiên, phần hải đảo khu vực Đông Á thường xuyên có hiện tượng gây tai họa cho nhân dân là A. bão và súng thần. B. động đất và núi lửa. C. nước biển dâng cao. D. thời tiết khô và lạnh. | ||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. | ||
Trình bày những kiến thức cơ bản dựa vào sơ đồ tư duy. | ||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quátlại toàn bộ nội dung kiến thức đó học Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. | ||
Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động kinh tế của các nước khu vực Đông Á. * Bài cũ :
* Bài mới : - Chuẩn bị bài 13. |
nước nhà.
dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác….)
* Trình bày sự khác nhau về địa hình, khí hậu cảnh quan giữa phần đất liền và hải đảo
của khu vực Đông Á
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung kiến thức cần đạt |
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….
Quốc và Nhật Bản ...................... Em có hiểu biết gì về những hình ảnh này ?
| ||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: đặc điểm chung về dân cư và sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Đông Á. - Hiểu rõ đặc điểm cơ bản phát triển kinh tế xã hội của Nhật Bản và Trung Quốc. Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. |
1: Tìm hiểu khái quátvề dân cư, về đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á (15’) | |||
số liệu 13.1 và bảng 5.1 ( sgk trang 16), hình 6.1 kết hợp vốn hiểu biết về kiến thức đó học: ? Tính số dân của Đông Á năm 2002, So sánh dân số của Đông Á với Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ? ? Dân cư Đông Á tập chung chủ yếu ở đâu? Gồm chủng tộc nào?
13.2 kết hợp nội dung SGK và sự hiểu biết của bản thân, GV yêu trả lời: ? Sau chiến tranh nền kinh tế các nước Đông Á lâm vào tình trạng ntn? ? Ngày nay nền kinh tế các nước Đông Á có đặc điểm gì? GV nhận xét, HS rút ra KL ? Tình hình xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á? ? Nước nào có giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu cao nhất? Tại sao? ? Quá trình phát triển các nước Đông Á thể hiện ntn?
GV chuẩn xác kiến thức | HS quan sát bảng số liệu và hình 6.1 - H/S trả lời -> Lớp nhận xét, bổ sung HS xác định trên bản đồ -> nhận xét Cả lớp quan sát bảng số liệu và đọc thông tin SGK ( kiệt quệ, nghốo khổ..) HSTL: phát triển nhanh và duy trỡ tốc độ tăng cao HSTL: xuất khẩu > nhập khẩu, Nhật Bản có giá trị xuất > nhập 54,4 tỉ USD HSTL -> nhận xét, bổ sung | Khá i quá t v ề dâ n cư, v ề đặc đi ểm phá t triển ki nh tế khu v ực Đông Á - Là khu vực rất đông dân ( 15095 triệu người ). Dân cư tập trung chủ yếu ở Phía Đông
Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu | |
2: Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á ( 20’) | |||
7.2
SGK cho biết. ? Cơ cấu giá trị các ngành kinh tế trong GDP của Nhật Bản ? Trình độ phát triển kinh tế Nhật Bản? ? Tên các ngành công nghiệp đứng đầu thế giới của Nhật Bản? GV gọi HS trả lời
13.3 SGK, bản đồ Đông Á trên bảng kết hợp nội dung sgk ? Nhận xét sản lượng lương thực và 1 số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc năm 2001? ? Nêu tên các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chính của Trung Quốc? ? Nêu các thành tựu kinh tế của Trung Quốc và nguyên nhân của nú? - GV chuẩn xác kiến thức | Cả lớp quan sát bảng số liệu và bản đồ Đông Á
HS quan sát bảng số liệu SGK và bản đồ Đông Á H/S trả lời-> lớp nhận xét, bổ sung | Đặc điểm phát triển của mộ ts ố quốc gia Đô ng á
b. Trung Quốc
thực đứng đầu thế giới giải quyết vấn đề lương thực cho hơn | |
GV gọi Hs đọc KL | Hs đọc KL | * Kết luận: sgk | |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. | |||
Câu 1. So với các khu vực của châu Á, Đông Á là khu vực có số dân đông A. thứ nhất. B. thứ hai. C. thứ ba. D. thứ tư. Câu 2. Những năm vừa qua, nền kinh tế của các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm gì? Câu 3. Em hãy nêu những ngành sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới. Câu 4. Hãy nêu tên các nước, vùng lãnh thổ thuộc Đông Á có vai trò quan trọng trong sự phát triển hiện nay trên thế giới. Trình bày đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ đó. | |||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. |
*Điền vào sơ đồ sản phẩm của các ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới của Nhật Bản: Các ngành công nghiệp đứng đầu thế giới của Nhật Bản Chế tạo cơ khí Điện tử Sản xuất hàng tiêu dùng …………………… ……………………… …………………… ………………. …………………….. …………………… …………………… ……………………… … …………… …………………….. …………………… …………………… …….
B . Trung Quốc D . Hàn Quốc 2.Nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được thành công nào sau đây
|
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đó học Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. |
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
|
Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………
……………………………………..
===========================================
+ Các đặc điểm về tự nhiên như : địa hình, khí hậu , sông ngòi và cảnh quan .
+ Các đặc điểm về dân cư ,xã hội .
+ Đặc điểm phát triển kinh tế Châu Á.
dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác….)
3. Bài Mới
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung kiến thức cần đạt | ||
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….
Châu Á : Nhật Bản , TQ , Ả Rập Xê Út ........... Em có hiểu biết gì về những hình ảnh này ?Thuộc những nước và khu vực nào ta đó học ?
GV nhấn mạnh về đặc điểm dân cư và kinh tế ở khu vực đố . Để khắc sâu hơn những kiến thức đó ta sẽ ôn lại trong tiết học hôm nay . | ||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: + Các đặc điểm về tự nhiên như : địa hình, khí hậu , sông ngòi và cảnh quan . + Các đặc điểm về dân cư ,xã hội . + Đặc điểm phát triển kinh tế Châu Á. - Các khu vực của châu Á như : Tây Nam Á , Nam Á , Đông Á. Với các đặc điểm tự nhiên , dân cư xã hội và kinh tế từng khu vực . Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. | ||||
1: Phần lý thuyết (25’) | ||||
Câu 1: Châu Á nằm ở vị trí địa lí như thế nào? điểm cực Bắc? Điểm cực Nam? Câu 2: Hãy nêu các đặc điểm địa hình của Châu Á? - GV gọi các nhóm bàn trình bày, nhận xét, đưa ra kiến đúng Câu 3: Kể tên các khoáng sản chủ yếu của Châu Á? Câu 4: Châu Á có các đới khí hậu nào? - GV yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm ( chia lớp thành 3 nhóm lớn) Nhóm 1:Câu 5 : Sông ngòi Châu Á có đặc điểm gì? GV nhận xét các nhóm. KL Câu 6: Nhận xét về đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội của các nước Châu Á?
Câu 7: Kể tên các sản phẩm chính của nông nghiệp Châu Á? Nhận xét về tình hình sản xuất nông nghiệp Châu Á? Câu 8: Cho biết dân số, mật độ dân số của các khu vực Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á? - Nhóm 3: Câu 9: Tại sao nói Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng Câu 10: Em hãy cho biết những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa đất liền và phần Hải đảo của khu vực Đông Á? - GV gọi đại diện các nhóm trình bày Nhận xét, bổ sung, đưa ra nội dung chuẩn của câu hỏi | Cả lớp quan sát bản đồ TN châu Á - 1 HS lên bảng xác đinh -> lớp nhận xét, bổ sung Thảo luận theo nhóm bàn Đại diện trả lời -> nhận xét, bổ sung 1 HS lên bảng dựa vào bản đồ trình bày -> lớp theo dõi, nhận xét HS ngồi theo nhóm GV đó phân công Thảo luận theo nhóm Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình phụ trỏch Nhóm khác nhận xét, bổ sung | Câu 1: Châu Á là Châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích là 44, 4 triệu km2
Câu 2: Địa hình Châu Á
Nhiều đồng bằng rộng lớn vào bậc nhất thế giới
Câu 3:
than, khí đốt, dầu mỏ Câu 4: Châu Á có đầy đủ các đới khí hậu + Khí hậu cực và cận cực + Khí hậu ôn đới + Khí hậu cận nhiệt + Khí hậu nhiệt đới + Khí hậu xích đạo Câu 5: Sông ngòi Châu Á có đặc điểm
khá phức tạp gồm có: + Sông ngòi Bắc Á + Sông ngòi Đông Á, ĐNA, Nam Á + Sông ngòi Tây Nam Á, Trung Á Câu 6: Đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội các nước Châu Á là
Câu 7:
+ Lúa gạo là càng quan trọng nhất ( Đồng bằng phù sa) + Ngô. lúa mì ( vựng cao, nơi có khí hậu khô) + Cây công nghiệp : chố, cao su, cọ, bụng + Chăn nuôi: Trâu bũ, dê, cừu * Nông nghiệp Châu Á có nhiều tiến bộ vượt bậc là do áp dụng công nghệ sinh học, đa máy móc, phân bón vào sản xuất nông nghiệp... Câu 8: Dân số, mật độ dân số các khu vực + Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á Câu 9: Vị trí Tây Nam Á có chiến lược quan trọng là:
với AĐD Câu 10:
vực Đông Á * Địa hình phần đất liền
các đồng bằng rộng lớn * Địa hình phần hải đảo - Núi trẻ, thường xuyên có động đất, núi lửa. | ||
2: Phần kĩ năng vẽ biểu đồ ( 15’) | ||||
biểu đồ của từng dạng đó làm trong các tiết Dạ ng 1: biểu đồ hình cột: ( bài 2: trang 24 SGK) Dạ ng 2: biểu đồ đường biểu diÔN: Bài 2: Trang18 SGK Dạ ng 3 : Biểu đồ hình tròn Bảng 11.2: SGK trang 39
| Yêu cầu cả lớp làm bài tập | Bài 2: ( trang 24) Bài 2: ( 18) Bài 3: Trang 39 | ||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quáthúa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. | ||||
. Nêu nhận xét . | ||||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đó học Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. | ||||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
|
Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………
……………………………………..
I .MỤC TIÊU CỦA BÀI
+ Châu Á – Tự nhiên châu Á ,tình hình phát triển kinh tế châu Á.
+ Các khu vực của Châu Á : Nam Á
................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………
……………………………………..
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới