Đề thi thử tốt nghiệp thpt 2022 môn địa lí có lời giải chi tiết và đáp án (đề 1)

Đề thi thử tốt nghiệp thpt 2022 môn địa lí có lời giải chi tiết và đáp án (đề 1)

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi thử tốt nghiệp thpt 2022 môn địa lí có lời giải chi tiết và đáp án (đề 1)

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Thuvienhoclieu.Com

ĐỀ 1

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

NĂM 2022

MÔN ĐỊA LÍ

Câu 1. Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta là

A. bão. B. sóng thần. C. sạt lở bờ biển. D. thuỷ triều.

Câu 2. Biện pháp để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta là

A. áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến. B. thay đổi cơ cấu giống cây trồng.

C. xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí. D. thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí.

Câu 3. Ngành công nghiệp trọng điểm nước ta không có đặc điểm nào?

A. Có thế mạnh lâu dài. B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

C. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác. D. Phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài.

Câu 4. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta chủ yếu từ

A. dầu mỏ. B. than. C. khí tự nhiên. D. dầu nhập nội.

Câu 5. Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. bảo vệ rừng. B. trồng rừng. C. nước ngọt. D. tăng diện tích đất.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích nhỏ nhất?

A. Bắc Ninh. B. Hà Nam. C. Hưng Yên. D. Thái Bình.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai?

A. Sông Cả. B. Sông Ba. C. Sông Thu Bồn. D. Sông La Ngà.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết trong các địa điểm sau đây, địa điểm nào có nhiệt độ trung bình tháng VII thấp nhất?

A. Hà Tiên. B. TP. Hồ Chí Minh. C. A Pa Chải. D. Móng Cái.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Lâm Viên?

A. Núi Braian. B. Núi Lang Bian. C. Núi Chư Pha. D. Núi Kon Ka Kinh.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất trong các tỉnh sau đây?

A. Thái Bình. B. Thái Bình. C. Vĩnh Phúc. D. Bắc Kạn.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc tỉnh Khánh Hòa?

A. Nha Trang. B. Quy Nhơn. C. Vinh. D. Thanh Hóa.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng lớn nhất?

A. Thanh Hóa. B. Quảng Trị. C. Quảng Nam. D. Hà Tĩnh.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây có ở trung tâm Cần Thơ?

A. Sản xuất giấy, xenlulô. B. Khai thác, chế biến lâm sản.

C. Sản xuất ô tô. D. Sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm nào có quy mô lớn nhất trong các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sau đây?

A. Tân An. B. Hải Phòng. C. Đà Lạt. D. Yên Bái.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tuyến đường biển nội địa nào dài nhất ở nước ta?

A. TP. Hồ Chí Minh – Hải Phòng. B. Hải Phòng – Vinh.

C. Vinh – Đà Nẵng. D. Đà Nẵng – Hải Phòng.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết tài nguyên du lịch nào sau đây là di sản văn hóa thế giới?

A. Vịnh Hạ Long. B. Ải Chi Lăng. C. Phong Nha - Kẻ Bàng. D. Phố cổ Hội An.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhà máy điện nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Uông Bí. B. Phả Lại. C. Na Dương. D. Thác Bà.

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết điểm khai thác thiếc Quỳ Hợp thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Thanh Hóa. B. Quảng Trị. C. Nghệ An. D. Quảng Bình.

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết đèo Mang Yang thuộc tỉnh nào?

A. Gia Lai. B. Đăk Lăk. C. Lâm Đồng. D. Kon Tum.

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết kênh Vĩnh Tế nối Hà Tiên với địa điểm nào sau đây?

A. Cà Mau. B. Châu Đốc. C. Sa Đéc. D. Vị Thanh.

Câu 21. Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018

(Đơn vị: Tỉ USD)

Nước

Tổng giá trị xuất nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Thái Lan

622,7

337,4

285,3

Ma-lai-xi-a

468

246,6

221,4

In-đô-nê-xi-a

448,4

218,5

229,9

Xin–ga-po

1187,9

642,3

545,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê,2020)

Thao bảng số liệu, cho biết quốc gia nào sau đây nhập siêu vào năm 2018?

A. Thái Lan. B. Ma-lai-xi-a. C. In-đô-nê-xi-a. D. Xin–ga-po.

Câu 22. Cho biểu đồ:

GDP CỦA PHI-LIP-PIN VÀ MI-AN-MA NĂM 2010 VÀ 2018

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê,2020)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh sự thay đổi GDP năm 2018 với năm 2010 của Phi-lip-pin và Mi-an-ma?

A. Mi-an-ma tăng ít hơn Phi-lip-pin. B. Phi-lip-pin tăng gấp sáu lần Mi-an-ma.

C. Phi-lip-pin tăng nhanh hơn Mi-an-ma. D. Mi-an-ma tăng nhanh hơn Phi-lip-pin.

Câu 23. Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do

A. nằm trên vành đai sinh khoáng. B. nằm tiếp giáp với Biển Đông.

C. nằm trên đường di lưu và di cư của sinh vật. D. nằm ở khu vực gió mùa điển hình.

Câu 24. Hậu quả của việc tăng dân số tăng nhanh ở nước ta là

A. thừa lao động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật hạn chế.

B. gây sức ép đến kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trường.

C. đẩy nhanh quá trình hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội.

D. thiếu việc làm, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng.

Câu 25. Biểu hiện nào sau đây cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp?

A. Cả nước rất ít đô thị đặc biệt. B. Cơ sở hạ tầng đô thị còn hạn chế.

C. Dân thành thị chiếm tỉ lệ thấp. D. Mạng lưới đô thị phân bố không đều.

Câu 26. Việc đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp ở nước ta nhằm mục đích chủ yếu

A. khai thác thế mạnh tài nguyên. B. góp phần phát triển xuất khẩu.

C. đáp ứng nhu cầu thị trường. D. tận dụng lợi thế về lao động.

Câu 27. Điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta là

A. cơ sở thức ăn được đảm bảo. B. dịch vụ thú y được đảm bảo tốt.

C. nhiều giống cho năng suất cao. D. công nghiệp chế biến phát triển.

Câu 28. Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay?

A. Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở. B. Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm.

C. Diện tích mặt nước được mở rộng thêm. D. Nhu cầu khác nhau của các thị trường.

Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông vận tải nước ta hiện nay?

A. Có nhiều đầu mối giao thông lớn. B. Có nhiều tuyến đường huyết mạch.

C. Các loại hình vận tải rất đa dạng. D. Các ngành đều phát triển rất nhanh.

Câu 30. Các đồng bằng ven biển nước ta có tiềm năng để phát triển

A. trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia cầm.

B. chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm.

C. nuôi thủy sản, trồng cây công nghiệp hằng năm.

D. trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 31. Hoạt động ngoại thương của nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do

A. thị trường ngày càng đa dạng, Nhà nước tăng cường quản lí.

B. nhu cầu tiêu dùng của người dân, chất lượng sản phẩm tăng.

C. vốn đầu tư tăng nhanh, khai thác có hiệu quả tài nguyên.

D. sự phát triển của nền kinh tế, tăng cường hội nhập quốc tế.

Câu 32. Thuận lợi chủ yếu để phát triển đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. có phương tiện đánh bắt hiện đại. B. có hai ngư trường trọng điểm.

C. hoạt động chế biến hải sản đa dạng. D. bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá.

Câu 33. Để phát huy thế mạnh công nghiệp của Bắc Trung Bộ, vấn đề chủ yếu cần giải quyết là

A. khai thác khoáng sản, phát triển cơ sở hạ tầng.

B. tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

C. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở năng lượng.

D. thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển cảng biển .

Câu 34. Ý nghĩa lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. nâng cao đời sống cho người dân tại chỗ. B. phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

C. thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển. D. đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.

Câu 35. Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp. B. quy hoạch lại vùng chuyên canh.

C. tìm thị trường tiêu thụ ổn định. D. đẩy mạnh khâu chế biến sản xuất.

Câu 36. Cho biểu đồ diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây giai đoạn 2010 – 2018:

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê,2020)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Giá trị sản xuất cây hằng năm và cây lâu năm.

B. Quy mô diện tích cây hằng năm và cây lâu năm.

C. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây hằng năm và cây lâu năm.

D. Cơ cấu diện tích cây hằng năm và cây lâu năm.

Câu 37. Sự khác nhau về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ở nước ta là do tác động kết hợp của

A. hình dạng lãnh thổ, các loại gió và địa hình.

B. dải hội tụ nhiệt đới, bão và các đỉnh núi.

C. bão, hình dạng lãnh thổ và dãy Trường Sơn.

D. vị trí địa lí, biển Đông và các loại gió.

Câu 38. Phương hướng chủ yếu nhằm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp Đông Nam Bộ là

A. tăng cường cơ sở năng lượng, thu hút đầu tư nước ngoài.

B. phát triển hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

C. đầu tư, phát triển công nghiệp lọc – hóa dầu.

D. hiện đại cơ sở hạ tầng công nghiệp, tăng vốn đầu tư.

Câu 39. Giải pháp chủ yếu để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đồng bằng sông Hồng là

A. phân bố cây, con phù hợp, mở rộng trao đổi sản phẩm.

B. phát triển nông sản xuất khẩu, giữ ổn định cơ cấu mùa vụ.

C. áp dụng nhiều hệ thống canh tác, phòng chống thiên tai.

D. tăng cường trồng cây dài ngày, áp dụng tiến bộ kĩ thuật.

Câu 40. Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG GIA SÚC VÀ GIA CẦM NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ 2018

(Đơn vị: Triệu con)

Năm

Trâu

Lợn

Gia cầm

2010

2,9

5,8

27,4

300,5

2018

2,4

5,8

28,2

409

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê,2020)

Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu số lượng gia súc và gia cầm nước ta năm 2010 và 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền. B. Đường. C. Tròn. D. Kết hợp.

----------HẾT----------

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.

ĐÁP ÁN

1

A

11

A

21

C

31

D

2

C

12

B

22

D

32

B

3

D

13

D

23

A

33

C

4

B

14

B

24

B

34

B

5

C

15

A

25

B

35

C

6

A

16

D

26

C

36

B

7

D

17

B

27

A

37

A

8

C

18

C

28

D

38

A

9

B

19

A

29

D

39

A

10

D

20

B

30

C

40

C

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1. Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta là

A. bão. B. sóng thần. C. sạt lở bờ biển. D. thuỷ triều.

Hướng dẫn giải:

Bão là yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta mạnh nhất vì mỗi năm nước ta có khoảng 3 – 4 cơn bão, nhiều 8 – 10 cơn bão, ít có 1 – 2 cơn bão. Bão kèm theo gió mạnh và mưa lớn gây lật úp tàu thuyền, hoạt động khai thác thủy sản gần bờ hay xa bờ đều bị ngưng trệ và ảnh hưởng lớn.

=> Đáp án chọn: A.

Câu 2. Biện pháp để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta là

A. áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến. B. thay đổi cơ cấu giống cây trồng.

C. xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí. D. thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí.

Hướng dẫn giải:

Xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí giúp tích nước vào mùa mưa và cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô. Đây là biện pháp phòng chống khô hạn lâu dài hiệu quả nhất.

=> Đáp án chọn: C.

Câu 3. Ngành công nghiệp trọng điểm nước ta không có đặc điểm nào?

A. Có thế mạnh lâu dài. B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

C. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác. D. Phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài.

Hướng dẫn giải:

Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có các đặc điểm chính sau:

- Có thế mạnh lâu dài.

- Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Thúc đẩy các ngành khác phát triển

Vậy chỉ có đáp án D không đúng.

=> Đáp án chọn: D.

Câu 4. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta chủ yếu từ

A. dầu mỏ. B. than. C. khí tự nhiên. D. dầu nhập nội.

Hướng dẫn giải:

Do các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nằm gần nguồn nhiên liệu là than (mỏ than Quảng Ninh) nên cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu từ than.

=> Đáp án chọn: B.

Câu 5. Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. bảo vệ rừng. B. trồng rừng. C. nước ngọt. D. tăng diện tích đất.

Hướng dẫn giải:

Vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đến việc thiếu nước, xâm nhập mặn diễn ra mạnh hơn, do đó nước ngọt vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long để thau chua, rửa mặn, đồng thời cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.

=> Đáp án chọn: C.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích nhỏ nhất?

A. Bắc Ninh. B. Hà Nam. C. Hưng Yên. D. Thái Bình.

Hướng dẫn giải:

So sánh diện tích của các tỉnh: Bắc Ninh (822,7 km2), Hà Nam (862 km2), Hưng Yên (926 km2), Thái Bình (1570,8 km2),

=> Đáp án chọn: A.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai?

A. Sông Cả. B. Sông Ba. C. Sông Thu Bồn. D. Sông La Ngà.

Hướng dẫn giải:

Sông Cả thuộc lưu vực hệ thống sông Cả.

Sông Ba thuộc lưu vực hệ thống sông Ba (Đà Rằng).

Sông Thu Bồn thuộc lưu vực hệ thống sông Thu Bồn.

Sông La Ngà thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

=> Đáp án chọn: D.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết trong các địa điểm sau đây, địa điểm nào có nhiệt độ trung bình tháng VII thấp nhất?

A. Hà Tiên. B. TP. Hồ Chí Minh. C. A Pa Chải. D. Móng Cái.

Hướng dẫn giải:

Nhiệt độ trung bình tháng VII của Hà Tiên trên 240C.

Nhiệt độ trung bình tháng VII của TP. Hồ Chí Minh trên 240C.

Nhiệt độ trung bình tháng VII của A Pa Chải dưới 240C.

Nhiệt độ trung bình tháng VII của Móng Cái trên 240C.

=> Đáp án chọn: C.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Lâm Viên?

A. Núi Braian. B. Núi Lang Bian. C. Núi Chư Pha. D. Núi Kon Ka Kinh.

Hướng dẫn giải:

Núi Braian nằm trên cao nguyên Di Linh.

Núi Lang Bian nằm trên cao nguyên Lâm Viên.

Núi Chư Pha nằm trên cao nguyên Đăk Lăk.

Núi Kon Ka Kinh nằm trên cao nguyên Kon Tum.

=> Đáp án chọn: B.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất trong các tỉnh sau đây?

A. Thái Bình. B. Thái Bình. C. Vĩnh Phúc. D. Bắc Kạn.

Hướng dẫn giải:

Thái Bình có mật độ dân số từ 501 – 2000 người/km2.

Thái Bình có mật độ dân số từ 501 – 2000 người/km2.

Vĩnh Phúc có mật độ dân số từ 501 – 2000 người/km2.

Bắc Kạn có mật độ dân số dưới 100 người/km2.

=> Đáp án chọn: D.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc tỉnh Khánh Hòa?

A. Nha Trang. B. Quy Nhơn. C. Vinh. D. Thanh Hóa.

Hướng dẫn giải:

Nha Trang là trung tâm kinh tế thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Quy Nhơn là trung tâm kinh tế thuộc tỉnh Bình Định.

Vinh là trung tâm kinh tế thuộc tỉnh Nghệ An.

Thanh Hóa là trung tâm kinh tế thuộc tỉnh Thanh Hóa.

=> Đáp án chọn: A.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng lớn nhất?

A. Thanh Hóa. B. Quảng Trị. C. Quảng Nam. D. Hà Tĩnh.

Hướng dẫn giải:

Thanh Hóa có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng là 20 – 30%.

Quảng Trị có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng là 30 – 50%.

Quảng Nam có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng là 20 – 30%.

Hà Tĩnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng là 20 – 30%.

=> Đáp án chọn: B.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây có ở trung tâm Cần Thơ?

A. Sản xuất giấy, xenlulô. B. Khai thác, chế biến lâm sản.

C. Sản xuất ô tô. D. Sản xuất vật liệu xây dựng.

Hướng dẫn giải:

Trung tâm Cần Thơ có các ngành sau:

- Cơ khí.

- Hóa chất.

- Luyện kim đen.

- Nhiệt điện.

- Chế biến nông sản.

- Dệt may.

- Sản xuất vật liệu xây dựng.

=> Đáp án chọn: D.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm nào có quy mô lớn nhất trong các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sau đây?

A. Tân An. B. Hải Phòng. C. Đà Lạt. D. Yên Bái.

Hướng dẫn giải:

Quy mô các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:

Tân An: vừa.

Hải Phòng: lớn.

Đà Lạt: nhỏ.

Yên Bái: nhỏ.

=> Đáp án chọn: B.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tuyến đường biển nội địa nào dài nhất ở nước ta?

A. TP. Hồ Chí Minh – Hải Phòng. B. Hải Phòng – Vinh.

C. Vinh – Đà Nẵng. D. Đà Nẵng – Hải Phòng.

Hướng dẫn giải:

Tuyến đường biển nội địa dài nhất ở nước ta là TP. Hồ Chí Minh – Hải Phòng: 1500 km.

=> Đáp án chọn: A.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết tài nguyên du lịch nào sau đây là di sản văn hóa thế giới?

A. Vịnh Hạ Long. B. Ải Chi Lăng. C. Phong Nha - Kẻ Bàng. D. Phố cổ Hội An.

Hướng dẫn giải:

Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

Ải Chi Lăng là di tích lịch sử cách mạng.

Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới.

Phố cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới.

=> Đáp án chọn: D.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhà máy điện nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Uông Bí. B. Phả Lại. C. Na Dương. D. Thác Bà.

Hướng dẫn giải:

Nhà máy điện Uông Bí thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Nhà máy điện Phả Lại thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.

Nhà máy điện Na Dương thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Nhà máy điện Thác Bà thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

=> Đáp án chọn: B.

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết điểm khai thác thiếc Quỳ Hợp thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Thanh Hóa. B. Quảng Trị. C. Nghệ An. D. Quảng Bình.

Hướng dẫn giải:

Xem trang chú thích để biết kí hiệu của mỏ thiếc sau đó dò tìm trang 27 để xác định mỏ thiếc Quỳ Hợp thuộc tỉnh nào.

=> Đáp án chọn: C.

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết đèo Mang Yang thuộc tỉnh nào?

A. Gia Lai. B. Đăk Lăk. C. Lâm Đồng. D. Kon Tum.

Hướng dẫn giải:

Đèo Mang Yang nằm trên cao nguyên Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai.

=> Đáp án chọn: A.

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết kênh Vĩnh Tế nối Hà Tiên với địa điểm nào sau đây?

A. Cà Mau. B. Châu Đốc. C. Sa Đéc. D. Vị Thanh.

Hướng dẫn giải:

Xem trang chú thích để biết kí hiệu về kênh đào sau đó dò tìm trang 29 để xác định kênh Vĩnh Tế nối Hà Tiên với địa điểm nào.

=> Đáp án chọn: B.

Câu 21. Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018

(Đơn vị: Tỉ USD)

Nước

Tổng giá trị xuất nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Thái Lan

622,7

337,4

285,3

Ma-lai-xi-a

468

246,6

221,4

In-đô-nê-xi-a

448,4

218,5

229,9

Xin–ga-po

1187,9

642,3

545,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê,2020)

Thao bảng số liệu, cho biết quốc gia nào sau đây nhập siêu vào năm 2018?

A. Thái Lan. B. Ma-lai-xi-a. C. In-đô-nê-xi-a. D. Xin–ga-po.

Hướng dẫn giải:

Nhập siêu khi giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu ⬄ Cán cân XNK âm.

Xuất siêu khi giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu ⬄ Cán cân XNK dương.

(Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu)

=> Đáp án chọn: C.

Câu 22. Cho biểu đồ:

GDP CỦA PHI-LIP-PIN VÀ MI-AN-MA NĂM 2010 VÀ 2018

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê,2020)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh sự thay đổi GDP năm 2018 với năm 2010 của Phi-lip-pin và Mi-an-ma?

A. Mi-an-ma tăng ít hơn Phi-lip-pin. B. Phi-lip-pin tăng gấp sáu lần Mi-an-ma.

C. Phi-lip-pin tăng nhanh hơn Mi-an-ma. D. Mi-an-ma tăng nhanh hơn Phi-lip-pin.

Hướng dẫn giải:

Phi-lip-pin tăng 131318 triệu USD; Mi-an-ma tăng 21674 triệu USD => Phi-lip-pin tăng nhiều hơn Mi-an-ma.

Phi-lip-pin tăng 1,66 lần; Mi-an-ma tăng 1,44 lần => Phi-lip-pin tăng nhanh hơn Mi-an-ma

Phi-lip-pin tăng gấp ? lần Mi-an-ma = (330910-199592)/(71215-49541) = 6,06 lần.

=> Đáp án chọn: D.

Câu 23. Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do

A. nằm trên vành đai sinh khoáng. B. nằm tiếp giáp với Biển Đông.

C. nằm trên đường di lưu và di cư của sinh vật. D. nằm ở khu vực gió mùa điển hình.

Hướng dẫn giải:

Nằm trên vành đai sinh khoáng => Giàu tài nguyên khoáng sản.

Nằm tiếp giáp với Biển Đông => Có lượng mưa, độ ẩm lớn.

Nằm trên đường di lưu và di cư của sinh vật => Tài nguyên sinh vật phong phú.

Nằm ở khu vực gió mùa điển hình => Gió mùa hoạt động theo mùa.

=> Đáp án chọn: A.

Câu 24. Hậu quả của việc tăng dân số tăng nhanh ở nước ta là

A. thừa lao động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật hạn chế.

B. gây sức ép đến kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trường.

C. đẩy nhanh quá trình hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội.

D. thiếu việc làm, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng.

Hướng dẫn giải:

Hậu quả của việc tăng dân số tăng nhanh ở nước ta:

- Hệ quả tiêu cực: Dân số tăng nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên suy giảm nhanh, chất lượng môi trường giảm sút (ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí…), từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mỗi con người (thiếu nơi ở, dịch vụ y tế, giáo dục, thiếu cơ sở vật chất,…).

- Hệ quả tích cực: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng.

=> Đáp án chọn: B.

Câu 25. Biểu hiện nào sau đây cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp?

A. Cả nước rất ít đô thị đặc biệt. B. Cơ sở hạ tầng đô thị còn hạn chế.

C. Dân thành thị chiếm tỉ lệ thấp. D. Mạng lưới đô thị phân bố không đều.

Hướng dẫn giải:

Trình độ đô thị hóa được đánh giá dựa trên các tiêu chí chủ yếu: Kinh tế phát triển có sức cạnh tranh; vận động thông minh (giao thông – hạ tầng kỹ thuật); cư dân thông minh (nhân lực, năng lực); môi trường thông minh (tài nguyên tự nhiên); quản lý đô thị thông minh; và chất lượng cuộc sống tốt.

Ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới là minh chứng cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp.

=> Đáp án chọn: B.

Câu 26. Việc đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp ở nước ta nhằm mục đích chủ yếu

A. khai thác thế mạnh tài nguyên. B. góp phần phát triển xuất khẩu.

C. đáp ứng nhu cầu thị trường. D. tận dụng lợi thế về lao động.

Hướng dẫn giải:

Việc đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp ở nước ta bao gồm đa dạng chủng loại hàng hóa, mẫu mã sản phẩm, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của nhiều thị trường trên thế giới.

=> Đáp án chọn: C.

Câu 27. Điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta là

A. cơ sở thức ăn được đảm bảo. B. dịch vụ thú y được đảm bảo tốt.

C. nhiều giống cho năng suất cao. D. công nghiệp chế biến phát triển.

Hướng dẫn giải:

Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi gồm:

- Cơ sở thức ăn: ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi; ảnh hưởng đến hình thức phát triển ngành chăn nuôi (chăn thả, trang trại, nuôi công nghiệp).

- Giống: ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng.

- Dịch vụ thú y: đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, không gây hại cho sức khoẻ con người và không gây ô nhiễm môi trường.

- Công nghiệp chế biến: giúp tăng giá trị sản phẩm công nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, góp phần quan trọng trong xuất khẩu sản phẩm.

Vậy yếu tố cơ sở thức ăn là quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta.

=> Đáp án chọn: A.

Câu 28. Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay?

A. Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở. B. Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm.

C. Diện tích mặt nước được mở rộng thêm. D. Nhu cầu khác nhau của các thị trường.

Hướng dẫn giải:

Sự đa dạng của các đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay chủ yếu do nhu cầu khác nhau của thị trường tiêu thụ. Cùng với sự gia tăng dân số và chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Ngày nay bên cạnh các mặt hàng thủy sản phổ biến như tôm, cá, nghêu, sò...nhu cầu về các mặt hàng thủy hải sản đắt tiền, các loại đặc sản cũng nhiều hơn (tôm càng xanh, tôm hùm, tôm sú, cá ngừ, cá tra, cá ba sa…..)

=> Đáp án chọn: D.

Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông vận tải nước ta hiện nay?

A. Có nhiều đầu mối giao thông lớn. B. Có nhiều tuyến đường huyết mạch.

C. Các loại hình vận tải rất đa dạng. D. Các ngành đều phát triển rất nhanh.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A đúng vì nước ta có nhiều đầu mối giao thông lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ,…

Đáp án B đúng vì nước ta có nhiều tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam, đường bộ và đường sắt thuộc mạng lưới đường bộ, đường sắt xuyên Á,…

Đáp án C đúng vì nước ta có nhiều loại hình vận tải rất đa dạng gồm: đường ô tô, đường sắt, đường biển, sông, hồ, đường hàng không, đường ống.

Đáp án D sai vì các ngành giao thông vận tải nước ta có mức độ phát triển khác nhau, một số ngành có tốc độ phát triển chưa cao.

=> Đáp án chọn: D.

Câu 30. Các đồng bằng ven biển nước ta có tiềm năng để phát triển

A. trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia cầm.

B. chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm.

C. nuôi thủy sản, trồng cây công nghiệp hằng năm.

D. trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc lớn.

Hướng dẫn giải:

Thế mạnh chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển là trồng lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ, trồng cây công nghiệp hằng năm, nuôi thủy hải sản.

=> Đáp án chọn: C.

Câu 31. Hoạt động ngoại thương của nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do

A. thị trường ngày càng đa dạng, Nhà nước tăng cường quản lí.

B. nhu cầu tiêu dùng của người dân, chất lượng sản phẩm tăng.

C. vốn đầu tư tăng nhanh, khai thác có hiệu quả tài nguyên.

D. sự phát triển của nền kinh tế, tăng cường hội nhập quốc tế.

Hướng dẫn giải:

- Hoạt động ngoại thương nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do việc nước ta tăng cường hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy nhu cầu trao đổi, buôn bán và giao lưu kinh tế - hàng hóa – văn hóa – xã hội với các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Tăng cường hội nhập quốc tế giúp mở rộng và đa dạng hóa thị trường => thúc đẩy xuất khẩu phát triển

- Sư phát triển của nền sản xuất trong nước đòi hỏi nhu cầu lớn về nguồn nguyên nhiên liệu và máy móc thiết bị, mặt khác nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng tăng lên => kim ngạch nhập  khẩu tăng nhanh.

=> Đáp án chọn: D.

Câu 32. Thuận lợi chủ yếu để phát triển đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. có phương tiện đánh bắt hiện đại. B. có hai ngư trường trọng điểm.

C. hoạt động chế biến hải sản đa dạng. D. bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá.

Hướng dẫn giải:

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển đánh bắt thủy sản, trong đó nguồn lợi thủy sản chủ yếu từ vùng biển. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vùng biển rộng lớn, nhiều bãi tôm bãi cá lớn với 2 ngư trường trọng điểm (Hoàng Sa – Trường Sa, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa-Vũng Tàu) đã mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng lớn cho ngành khai thác thủy sản ở vùng.

=> Đáp án chọn: B.

Câu 33. Để phát huy thế mạnh công nghiệp của Bắc Trung Bộ, vấn đề chủ yếu cần giải quyết là

A. khai thác khoáng sản, phát triển cơ sở hạ tầng.

B. tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

C. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở năng lượng.

D. thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển cảng biển .

Hướng dẫn giải:

Công nghiệp của Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, một số tài nguyên khoáng sản vẫn ở dạng tiềm năng hoặc được khai thác không đáng kể; mặt khác vùng còn hạn chế về điều kiện kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư nên cơ cấu công nghiệp chưa thật định hình và phát triển.

=> Cần đầu tư nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông vận tải), phát triển công nghiệp năng lượng để thu hút vốn đầu tư và chuyển giao trình độ công nghệ, tăng cường vai trò giao lưu trao đổi hàng hóa của vùng => Từ đó góp phần phát huy tốt hơn thế mạnh công nghiệp của vùng, hình thành nhiều nhà máy, xí nghiệp, các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp.

=> Đáp án chọn: C.

Câu 34. Ý nghĩa lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. nâng cao đời sống cho người dân tại chỗ. B. phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

C. thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển. D. đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.

Hướng dẫn giải:

Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây công nghiệp, trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp của nước ta dựa trên các điều kiện thuận lợi: đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào, lao động đông, có kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ lớn,... Đồng thời nền nông nghiệp nước ta đang dần chuyển sang sản xuất hàng hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất. Chính vì vậy ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Bên cạnh đó, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn sinh sống của số đông dân tộc thiểu số với nạn du canh du cư diễn ra thường xuyên, việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp còn góp phần quan trọng vào việc hạn chế nạn du canh du cư.

=> Đáp án chọn: B.

Câu 35. Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp. B. quy hoạch lại vùng chuyên canh.

C. tìm thị trường tiêu thụ ổn định. D. đẩy mạnh khâu chế biến sản xuất.

Hướng dẫn giải:

Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là tìm thị trường sản xuất ổn định, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khó tính như Hoa Kì, EU, Nhật,…

=> Đáp án chọn: C.

Câu 36. Cho biểu đồ diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây giai đoạn 2010 – 2018:

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê,2020)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Giá trị sản xuất cây hằng năm và cây lâu năm.

B. Quy mô diện tích cây hằng năm và cây lâu năm.

C. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây hằng năm và cây lâu năm.

D. Cơ cấu diện tích cây hằng năm và cây lâu năm.

Hướng dẫn giải:

Đề cho biểu đồ cột ghép, với đơn vị là nghìn ha.

Đáp án A: Do đơn vị là nghìn ha nên loại.

Đáp án B: Đơn vị là nghìn ha nên đúng.

Đáp án C: Tốc độ tăng trưởng => Biểu đồ đường nên loại.

Đáp án D: Cơ cấu => Biểu đồ tròn và đơn vị là % nên loại.

=> Đáp án chọn: B.

Câu 37. Sự khác nhau về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ở nước ta là do tác động kết hợp của

A. hình dạng lãnh thổ, các loại gió và địa hình.

B. dải hội tụ nhiệt đới, bão và các đỉnh núi.

C. bão, hình dạng lãnh thổ và dãy Trường Sơn.

D. vị trí địa lí, biển Đông và các loại gió.

Hướng dẫn giải:

Hình dạng lãnh thổ nước ta hẹp ngang, kéo dài trên nhiều vĩ độ (điểm cực Bắc gần chí tuyến (23 độ 23' B); điểm cực Nam nằm cách Xích đạo không xa (8 độ 34' B). Theo quy luật địa đới nhiệt độ giảm dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao. Đây cũng là yếu tố quyết định đến sự khác biệt khí hậu giữa hai miền Nam Bắc.

Hoàn lưu khí quyển kết hợp địa hình: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh và ảnh hưởng làm cho nền nhiệt miền Bắc nước ta giảm mạnh (có 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 180C), càng về phía Nam gió mùa Đông bắc càng suy yếu và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.

=> Đáp án chọn: A.

Câu 38. Phương hướng chủ yếu nhằm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp Đông Nam Bộ là

A. tăng cường cơ sở năng lượng, thu hút đầu tư nước ngoài.

B. phát triển hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

C. đầu tư, phát triển công nghiệp lọc – hóa dầu.

D. hiện đại cơ sở hạ tầng công nghiệp, tăng vốn đầu tư.

Hướng dẫn giải:

Trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất với vị trí nổi bật của các ngành công nghệ cao: luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất, hóa dược,…Chính vì vậy việc phát triển công nghiệp của vùng đặt ra nhu cầu rất lớn về năng lượng. Đặc biệt Đông Nam Bộ là vùng có trữ lượng dầu khí lớn và đang được khai thác với quy mô ngày càng lớn có sự hợp tác đầu tư của nhiều nước, tác động mạnh đến sự phát triển của vùng. Các ngành về dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. Vì vậy để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp Đông Nam Bộ cần quan tâm đến vấn đề năng lượng và thu hút đầu tư nước ngoài.

=> Đáp án chọn: A.

Câu 39. Giải pháp chủ yếu để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đồng bằng sông Hồng là

A. phân bố cây, con phù hợp, mở rộng trao đổi sản phẩm.

B. phát triển nông sản xuất khẩu, giữ ổn định cơ cấu mùa vụ.

C. áp dụng nhiều hệ thống canh tác, phòng chống thiên tai.

D. tăng cường trồng cây dài ngày, áp dụng tiến bộ kĩ thuật.

Hướng dẫn giải:

Để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đồng bằng sông Hồng cần:

- Phân bố cây con phù hợp.

- Cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi (các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán).

- Đẩy mạnh hoạt động giao thông vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm.

- Đẩy mạnh trao đổi sản phẩm, xuất khẩu nông sản.

- Đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp của vùng.

=> Đáp án chọn: A.

Câu 40. Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG GIA SÚC VÀ GIA CẦM NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ 2018

(Đơn vị: Triệu con)

Năm

Trâu

Lợn

Gia cầm

2010

2,9

5,8

27,4

300,5

2018

2,4

5,8

28,2

409

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê,2020)

Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu số lượng gia súc và gia cầm nước ta năm 2010 và 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền. B. Đường. C. Tròn. D. Kết hợp.

Hướng dẫn giải:

Cụm từ lưu ý: Quy mô và cơ cấu + Số năm là 2 năm là dấu hiệu nhận diện biểu đồ tròn.

- Quy mô thể hiện ở bánh kính hình tròn.

- Cơ cấu thể hiện ở tỉ trọng của gia súc và gia cầm từng năm.

Lưu ý: Đề cho bảng số liệu số lượng gia súc và gia cầm nước ta năm 2010 và 2018 với đơn vị triệu con. Trước khi vẽ được biểu đồ tròn cần xử lí số liệu từng năm ra đơn vị %.

=> Đáp án chọn: C.

----------HẾT----------