Đề thi chọn hsg địa 11 sở gd&đt lạng sơn 2021 có đáp án

Đề thi chọn hsg địa 11 sở gd&đt lạng sơn 2021 có đáp án

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi chọn hsg địa 11 sở gd&đt lạng sơn 2021 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LẠNG SƠN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

LỚP 11 NĂM HỌC 2020 - 2021

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn thi: Địa lí Chuyên

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 18/3/2021

(Đề thi gồm 01 trang, 05 câu)

Câu 1 (4,0 điểm).

  1. Trình bày các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp.
  2. Tại sao từ Xích đạo về cực có sự thay đổi của các thành phần và cảnh quan địa lí theo đới?

Câu 2 (4,0 điểm).

  1. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có phản ánh đúng tình hình gia tăng dân số của mọi quốc gia trên thế giới hay không? Vì sao?
  2. Trình bày ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.

Câu 3 (2,5 điểm).

  1. Chứng minh sự bùng nổ dân số trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển?
  2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí Hoa Kì đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 4 (6,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

  1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam. Đặc điểm địa hình đó tác động như thế nào đến khí hậu của vùng?
  2. Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của vùng Tây Nguyên.

Câu 5 (3,5 điểm). Cho bảng số liệu:

GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC NĂM 2012 VÀ NĂM 2019

Năm

GDP

(Tỉ USD)

Cơ cấu GDP (%)

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

2012

8532,2

9,1

45,4

45,5

2019

14342,9

7,1

39,0

53,9

(Nguồn: http://databank.worldbank.org)

    1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Trung Quốc năm 2012 và năm 2019.
    2. Nhận xét quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Trung Quốc năm 2012 và năm 2019.

Hết

(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành)

Họ và tên thí sinh: ………..................……………........ Số báo danh: …….........…...............

Chữ kí giám thị số 1:……………......………Chữ kí giám thị số 2:…....................……….....

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LẠNG SƠN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

LỚP 11 NĂM HỌC 2020 – 2021

HƢỚNG DẪN CHẤM THI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 CHUYÊN

(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

- Những cách giải khác HDC mà đúng thì cho điểm theo thang điểm đã định.

Câu

Nội dung

Điểm

1. Trình bày các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp.

2,0

- Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng nên sức

0,5

nén càng nhỏ, khí áp giảm.

- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ:

0,5

+ Nhiệt độ tăng, không khí giãn nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm.

0,5

+ Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.

- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí

0,5

1 (4,0đ)

khô nên không khí nhiều hơi nước thì khí áp giảm.

2. Tại sao từ Xích đạo về cực có sự thay đổi của các thành phần và cảnh

quan địa lí theo đới?

2,0

- Bức xạ Mặt Trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá

0,5

trình tự nhiên ở bề mặt đất.

- Từ Xích đạo về cực, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tới bề mặt Trái Đất

0,75

thay đổi, lượng bức xạ Mặt Trời mà bề mặt Trái Đất nhận được cũng thay

đổi theo.

- Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ Mặt Trời đã gây ra tính địa đới của

0,75

nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất.

1. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có phản ánh đúng tình hình gia tăng

dân số của mọi quốc gia trên thế giới hay không? Vì sao?

2,0

2 (4,0đ)

  • Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
  • Gia tăng dân số là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, được thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học.
  • Tỉ suất gia tăng tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số nhưng không thể phản ánh đúng tình hình gia tăng dân số của mọi quốc gia. Vì gia tăng dân số còn phụ thuộc

vào tỉ suất gia tăng cơ học.

0,5

0,75

0,75

2. Trình bày ảnh hƣởng của các điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và

phân bố ngành giao thông vận tải.

2,0

  • Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất khác nhau tới sự phân bố hoạt động của các loại hình giao thông vận tải.
  • Điều kiện tự nhiên quy định sự có mặt và vai trò của các loại hình vận tải

(dẫn chứng).

  • Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải (dẫn chứng).

0,25

0,5

0,75

- Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động các phương tiện vận tải (dẫn chứng).

0,5

3 (2,5đ)

1. Chứng minh sự bùng nổ dân số trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước

đang phát triển.

1,0

  • Các nước đang phát triển chiếm tới 80% dân số và 95% số dân gia tăng

hàng năm của thế giới.

  • Giai đoạn 2001 - 2005: tỉ suất gia tăng tự nhiên trung bình năm các nước đang phát triển lên đến 1,5% cao hơn so với thế giới (1,2%) và các nước phát triển (0,1%).

0,5

0,5

2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí Hoa Kì đến sự

phát triển kinh tế - xã hội.

1,5

* Thuận lợi:

  • Nằm ở bán cầu Tây, giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, phía Đông Nam giáp vịnh Mê-hi-cô thuận lợi cho phát triển hàng hải, trao đổi ngoại thương và khai thác tiềm năng biển; Vị trí nằm cách xa “cựu lục địa” tránh được sự tàn phá của các cuộc chiến tranh thế giới.
  • Phía Bắc giáp Ca-na-đa, phía Nam giáp khu vực Mĩ La tinh có thị trường tiêu thụ rộng lớn và nguồn nguyên liệu phong phú.

* Khó khăn: Vị trí cách xa các “cựu lục địa” nên chi phí giao thông vận tải lớn, giáp biển chịu nhiều thiên tai.

0,5

0,5

0,5

4 (6,0đ)

1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trƣờng Sơn Nam. Đặc điểm

địa hình đó tác động nhƣ thế nào đến khí hậu của vùng?

3,0

* Đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam:

  • Giới hạn: từ phía nam dãy Bạch Mã tới khối núi cực Nam Trung Bộ.
  • Độ cao: chủ yếu là núi thấp và trung bình.
  • Hướng núi: vòng cung.
  • Cấu trúc đặc điểm hình thái:

+ Bao gồm các khối núi và cao nguyên, khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ với nhiều đỉnh núi cao trên 2000m.

+ Có sự bất đối xứng 2 sườn Đông - Tây rõ rệt: sườn Đông dốc đứng bên dải đồng bằng hẹp ven biển, sườn Tây thoải là các cao nguyên badan xếp tầng Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh…) tương đối bằng phẳng, với các bậc độ cao 500 - 800 - 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.

* Tác động của địa hình vùng núi Trường Sơn Nam đến khí hậu của vùng:

  • Gây ra sự đối lập mùa mưa và mùa khô giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
  • Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao, phân hóa Đông - Tây, phân hóa theo hướng địa hình.

0,25

0,25

0,25

0,5

0,75

0,5

0,5

2. Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của vùng Tây Nguyên.

3,0

* Trình bày:

  • Là một trong những vùng có mật độ dân số thấp nhất so với cả nước: mật độ phổ biến từ 50 - 100 người/km2.
  • Phân bố không đều: có 5 cấp phân bố, cấp cao nhất lên tới 501 - 1000

0,25

0,25

người/km2 và thấp nhất là dưới 50 người/km2.

+ Theo khu vực: tập trung đông ở các trung tâm, dọc các quốc lộ, các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và những vùng phụ cận có mật độ dân số từ 201 - 500 người/km2 và 501 - 1000 người/km2.

+ Thưa thớt ở các vùng còn lại như Kon Tum, vùng giáp biên giới với Lào...mật độ dưới 50 người/km2.

- Phân bố các điểm dân cư đô thị: phân tán, các đô thị có quy mô nhỏ.

* Giải thích:

  • Mật độ dân số thấp chủ yếu do địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế…
  • Phân bố không đều do điều kiện khai thác của mỗi địa bàn khác nhau:

+ Những nơi có mật độ dân số thấp do địa hình núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, giao thông đi lại; khai thác lãnh thổ muộn; là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số.

+ Những nơi có mật độ dân số cao do đất đai màu mỡ, cơ sở hạ tầng khá phát triển, là các đô thị có nền kinh tế với ngành công nghiệp và dịch vụ khá phát triển; là vùng chuyên canh lớn (Đắk Lắk)…

  • Các điểm dân cư đô thị thưa, quy mô nhỏ do gắn liền với lịch sử khai thác

và các đô thị mới hình thành do công nghiệp hóa muộn.

0,5

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

5 (3,5đ)

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo

ngành kinh tế của Trung Quốc năm 2012 và năm 2019.

2,0

  • Xử lí số liệu:

Tính bán kính:

R2012= 1 (đơn vị bán kính)  R2019= 1,3 (đơn vị bán kính).

  • Vẽ biểu đồ:

Vẽ biểu đồ tròn có bán kính khác nhau, đầy đủ các yếu tố, chính xác, đảm bảo tính thẩm mĩ (thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm).

Các biểu đồ khác không cho điểm.

0,5

1,5

2. Nhận xét quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Trung

Quốc năm 2012 và năm 2019.

1,5

  • Tổng giá trị GDP của Trung Quốc có xu hướng tăng (dẫn chứng).
  • Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Trung Quốc năm 2012 và năm 2019 không đều và có sự chuyển dịch:

+ Tỉ trọng nông nghiệp nhỏ nhất và có xu hướng giảm (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng công nghiệp thứ hai và có xu hướng giảm (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng dịch vụ lớn nhất và có xu hướng tăng (dẫn chứng).

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

Hết