Đề cương ôn thi môn gdcd 10 hk2 trắc nghiệm năm 2022

Đề cương ôn thi môn gdcd 10 hk2 trắc nghiệm năm 2022

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề cương ôn thi môn gdcd 10 hk2 trắc nghiệm năm 2022

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021- 2022

Môn: GDCD – LỚP 10

Phần 1: Trắc nghiệm

Câu 1.1: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tư tưởng giáo điều. B. Đạo đức.      

C. Hủ tục.       D. Tôn giáo phản diện.

Câu 1.2: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là

A. pháp luật. B. tín ngưỡng.       C. phong tục. D. đạo đức.      

Câu 1.3: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Đạo đức.       B. Pháp quyền. C. Công ước.       D. Điều lệ.

Câu 2.1: Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Nghĩa vụ.      B. Hạnh phúc. C. Nhân phẩm.      D. Danh dự.

Câu 2.2: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Hòa nhập. B. Hợp tác.      C. Lương tâm.       D. Đấu tranh.

Câu 2.3: Toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được trong cuộc sống, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Hợp tác. B. Nhân phẩm.     

C. Trách nhiệm.       D. Hòa nhập.

Câu 3.1: Sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Nghĩa vụ. B. Lương tâm .      C. Danh dự.      D. Trách nhiệm.

Câu 3.2: Cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được thỏa mãn các nhu cầu chân chính, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Nghĩa vụ . B. Danh dự.      C. Nhân phẩm. D. Hanh phúc.     

Câu 3.3: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là người

A. có lòng tự trọng. B. có lòng tự tin.

C. đáng tự hào. D. đáng ngưỡng mộ.

Câu 4.1: Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc vì đạo đức là nền tảng của vấn đề gì?

A. Cạnh tranh độc quyền . B. Hạnh phúc gia đình.     

C. Quyết định quá trình sản xuất.       D. Xóa bỏ sự phân biệt giàu nghèo.

Câu 4.2: Vai trò nào sau đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?

A. Giúp con người có ý thức sống thiện.      

B. Chấm dứt hoàn toàn tình trạng thất nghiệp.

C. Góp phần hoàn hiện công bằng tuyệt đối.    

D. Chia đều mọi của cải trong xã hội.

Câu 4.3: Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Học thầy không tày học bạn. B. Lá lành đùm lá rách.

C. Có chí thì nên. D. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu 5.1: Sự rung cảm quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tình yêu. B. Tình bạn. C. Tình đồng nghiệp. D. Tình đồng hương.

Câu 5.2: Tình yêu trong sáng lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tình mẫu tử. B. Tình đồng đội. C. Tình yêu chân chính. D. Tình đồng chí.

Câu 5.3: Một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tình yêu. B. Gia đình. C. Làng xã. D. Đồng môn.

Câu 6.1: Con người sinh ra và lớn lên để thế hệ nối tiếp thế hệ, duy trì sự tồn tại và hát triển của xã hội, là thể hiện chức năng cơ bản nào sau đây của gia đình?

A. Duy trì nòi giống. B. Cân bằng giới tính.

C. Bình ổn dân số. D. Phân cấp vùng miền.

Câu 6.2: Các gia đình cần tạo ra nguồn thu nhập chính đáng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các thành viên, là thể hiện chức năng cơ bản nào sau đây của gia đình?

A. Duy trì nòi giống. B. Đẩy mạnh truyền thống.

C. Thúc đẩy hợp tác. D. Phát triển kinh tế.

Câu 6.3: Việc tạo ra môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mỗi thành viên trong gia đình là biểu hiện chức năng cơ bản nào sau đây của gia đình?

A. Triệt tiêu mọi loại quan hệ. B. Chia đều của cải trong xã hội.

C. Tổ chức đời sống gia đình. D. Xóa bỏ chênh lệch giàu nghèo.

Câu 7.1: Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm

A. đạo đức của xã hội. B. đã trở nên nỗi thời.

C. của chủ nghĩa duy tâm. D. mang tư tưởng cực đoan.

Câu 7.2: Sự rung cảm, quyến luyên sâu sắc giữa hai người khác giới. Tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tình bạn. B. Tình đồng chí. C. Tình yêu. D. Tình đồng nghiệp.

Câu 7.3: Tình yêu không chỉ điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ phẩm chất

A. đạo đức xã hội. B. cá tính con người.

C. nhân cách con người. D. đạo đức cá nhân.

Câu 8.1: Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính?

A. Lợi dụng tình cảm để trục lợi cá nhân.

B. Có sự chân thành, tin cậy từ hai phía.

C. Quan tâm sâu sắc không vụ lợi.

D. Có tình cảm chân thực, quyến luyến.

Câu 8.2: Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Ghen tuông, giận hờn vô cớ.

B. Trung thực, chân thành từ hai phía.

C. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau.

D. Quan tâm, chăm sóc cho nhau.

Câu 8.3: Việc làm nào sau đây của nam nữ thanh niên là biểu hiện của tình yêu chân chính?

A. Quan tâm sâu sắc đến nhau. B. Yêu một lúc nhiều người.

C. Vụ lợi trong tình yêu. D. Thiếu tôn trọng người mình yêu.

Câu 9.1: Những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Cộng đồng. B. Nghĩa vụ. C. Đấu tranh. D. Phát triển.

Câu 9.2: Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Cộng đồng. B. Cân bằng. C. Trách nhiệm. D. Nhân nghĩa.

Câu 9.3: Sống gần gũi, không xa lánh mọi người, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tồn tại. B. Cao thượng. C. Hòa nhập. D. Biết ơn.

Câu 9.4: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Nhân nghĩa. B. Hợp tác. C. Cao thượng. D. Biết ơn.

Câu 10.1: Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội

A. của đất nước. B. của cán bộ, công chức.

C. của tập thể người lao động. D. của con người.

Câu 10.2: Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy đinh, những nguyên tắc

A. của cuộc sống. B. của cộng đồng. C. của đất nước. D. của thời đại.

Câu 10.3: Hợp tác phải dựa trên yếu tố nào dưới đây?

A. Tự giác, tự lực, tự chủ. B. Tự nguyện, bình đẳng.

C. Cần cù, sáng tạo. D. Nhiệt tình, chân thành.

Câu 11.1: Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người?

A. Chăm lo cuộc sống của cá nhân. B. Phát triển kinh tế xã hội.

C. Đảm bảo an nimh quốc phòng. D. Bảo vệ môi trường.

Câu 11.2: Công dân cần thực hiện việc làm nào sau đây khi sống trong cộng đồng?

A. Sống khép kín, xa rời tập thể. B. Tuyệt đối hóa lợi ích nhóm.

C. Kết bè phái gây mâu thuẫn. D. Giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn.

Câu 11.3: Việc làm nào sau đây của học sinh không thể hiện trách nhiệm sống hòa nhập trong cộng đồng?

A. Phản đối quan hệ hợp tác. B. Tích cực tham gia hoạt động tập thể.

C. Cởi mở, chan hòa với mọi người. D. Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 11.4: Các thành viên trong tập thể lớp cùng trao đổi để giải quyết các công việc chung, là thể hiện chuẩn mực đạo đức nào sau đây của công dân trong cộng đồng?

A. Hợp tác. B. Cạnh tranh. C. Cao thượng. D. Biết ơn.

Câu 12.1: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của nhân nghĩa?

A. Yêu thương mọi người như nhau.

B. Không cố chấp với người có lỗi lầm, biết hối cải.

C. Yêu ghét rõ ràng.

D. Luôn nhường nhịn trong cuộc sống.

Câu 12.2: Tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng?

A. Lòng thương người. B. Nhân nghĩa. C. Biết ơn. D. Nhân đạo.

Câu 12.3: Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?

A. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

B. Nhân ái, thương yêu con người.

C. Giúp đỡ người khác để tạo tiếng tốt cho bản thân.

D. Sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.

Câu 12.4: Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập?

A. Sống tự do trong xã hội. B. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người.

C. Sống theo sở thích cá nhân. D. Sống phù hợp với thời đại.

Câu 13.1: Tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Qúa trình hội nhập. B. Lòng yêu nước.

C. Sự hợp tác. D. Trách nhiệm pháp lí.

Câu 13.2: Mỗi người Việt Nam yêu nước đều chăm chỉ hết mình để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc là biểu hiện nào sau đây của lòng yêu nước?

A. Cần cù, sáng tạo trong lao động.

B. Kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.

C. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.

D. Đoàn kết chống giặc, giữ nước.

Câu 13.3: Mỗi người dân Việt Nam yêu nước luôn hướng về cội nguồn, tổ tiên là biểu hiện nào sau đây của lòng yêu nước?

A. Tình cảm gắn bó với quê hương. B. Xây dựng văn hóa dân gian.

C. Duy trì hủ tục địa phương. D. Chống lại sự kì thị tôn giáo.

Câu 14.1: Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình

A. chăm lo cho cuộc sống của gia đình.

B. xây dựng trường lớp sạch đẹp.

C. phục vụ cho công việc.

D. phục vụ lợi ích của Tổ quốc.

Câu 14.2: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị và gần gũi nhất đối với con người như

A. yêu quý bạn bè.

B. yêu quý người nào ủng hộ mình.

C. yêu thích hoạt động ngoại khóa.

D. yêu thích ca nhạc.

Câu 14.3: Biểu hiện nào dưới đây là một trong những nội dung của lòng yêu nước?

A. Tình cảm gắn bó với thiên nhiên.

B. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

C. Yêu quý các di sản văn hóa.

D. Yêu quý lao động.

Câu 15.1: Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh?

A. Bảo vệ quê hương. B. Xây dựng Tổ quốc.

C. Giữ gìn quê hương. D. Làm giàu cho quê hương.

Câu 15.2: chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, vì đất nước là biểu hiện trách nhiệm của học sinh đối với việc

A. Bảo vệ Tổ quốc. B. Thực hiện nghĩa vụ học tập.

C. Xây dựng Tổ quốc. D. Thực hiện quyền học tập.

Câu 15.3: Tham gia hoạt động bảo vệ an ninh ở địa phương là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Bảo vệ Tổ quốc. B. Xây dựng tổ quốc.

C. Phát huy truyền thống dân tộc. D. Bảo vệ quê hương.

Câu 16.1: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở khu dân cư là thực hiện trách nhiệm nào sau đây của công dân?

A. Nâng cao mọi nguồn thu nhập. B. Sùng bái cá nhân.

C. Xây dựng Tổ quốc. D. Triệt tiêu tệ nạn xã hội.

Câu 16.2: Sau khi tốt nghiệp THPT, nhiều bạn đã tình nguyện lên đường nhập ngũ là thực hiện trách nhiệm nào sau đây của công dân?

A. Bảo vệ Tổ quốc. B. Hoạt động thiện nguyện.

C. Khám phá thiên nhiên. D. Khai thác tài nguyên.

Câu 16.3: Học sinh tích cực tham gia hoạt động “ Đền ơn đáp nghĩa” các gia đình thương bình, liệt sĩ là thực hiện trách nhiệm nào sau đây của công dân?

A. Bảo vệ Tổ quốc. B. Phát triển kinh tế.

C. Duy trì lợi ích dòng họ. D. Đảm bảo quyền lợi gia tộc.

Câu 17.1: Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi là thực hiện trách nhiệm nào sau đây?

A. Làm tốt nghĩa vụ quân sự. B. Bảo vệ Tổ quốc.

C. Giữ gìn quê hương. D. Công dân với Tổ quốc.

Câu 17.2: Biểu hiện nào dưới đây là một trong những nội dung của lòng yêu nước?

A. Tình cảm gắn bó với thiên nhiên. B. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

C. Yêu quý các di sản văn hóa. D. Yêu quý lao động.

Câu 17.3: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về lòng yêu nước?

A. Lòng yêu nước là điều lớn lao rất khó thực hiện.

B. Chỉ những người trong quân đội mới cần có lòng yêu nước.

C. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi nhất.

D. Học sinh phổ thông còn nhỏ nên không cần có lòng yêu nước.

Câu 18.1: Đức tính nào dưới đây của dân tộc Việt nam thể hiện lòng yêu nước?

A. Đoàn kết với nhân dân các nước.

B. Hòa nhập với mọi người trong cộng đồng.

C. Không phân biệt dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu số.

D. Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.

Câu 18.2: Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

B. Đề cao dân tộc mình hơn dân tộc khác.

C. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.

D. Cần cù và sáng tạo trong lao động.

Câu 18.3: Mặc dù đất nước hòa bình, nhưng các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa vẫn ngày đêm canh giữ biển đảo đất nước. Việc làm này là thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Giữ gìn biển đảo. B. Canh gác nơi đảo xa.

C. Bảo vệ Tổ quốc. D. Nêu cao cảnh giác.

Câu 19.1: Nhân loại ngày nay đang phải đối mặt với vấn đề cấp thiết nào sau đây?

A. Dịch bệnh. B. Giao thông.

C. Chính sách giáo dục. D. Văn hóa địa phương.

Câu 19.2: Ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn đề

A. cần được bảo mật. B. đã được khắc phục.

C. của toàn nhân loại. D. có thể bỏ qua.

Câu 19.3: Để góp phần hạn chế sự bùng nổ dân số, công dân cần thực hiện

A. khai báo tạm trú tạm vắng. B. chia đều mật độ dân cư.

C. luật Hôn nhân và gia đình. D. quy hoạch địa giới hành chính.

Câu 20.1: Nhân loại ngày nay đang phải đối mặt với vấn đề cấp thiết nào sau đây?

A. Thay đổi quan niệm sống. B. Dịch bệnh hiểm nghèo.

C. Sự đa dạng của sinh vật sống. D. Kinh tế hàng hóa phát triển.

Câu 20.2: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến

A. Con người và sinh vật. B. Trật tự, an toàn xã hội.

C. Công bằng xã hội. D. ổn định xã hội.

Câu 20.3: Ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng bỏng

A. của nhân loại. B. của một số quốc gia.

C. Của những nước kém phát triển. D. Của những người quan tâm.

Câu 21.1: Bảo vệ môi trường là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh quan hệ giữa con người với

A. xã hội. B. con người. C. tự nhiên. D. thời đại.

Câu 21.2: Thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường là trách nhiệm của

A. người từ 18 tuổi trở lên. B. cán bộ, công chức nhà nước.

C. các doanh nghiệp. D. mọi công dân.

Câu 21.3: Giữ gìn vệ sinh trật tự, vệ sinh lớp học, trường học là trách nhiệm của ai dưới đây?

A. Phụ huynh học sinh. B. Công dân –học sinh.

C. Thanh niên. D. Mọi công dân.

Câu 22.1: Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh

A. trong một thời gian ngắn. B. trong một thời gian dài.

C. thường xuyên, liên tục. D. trong mỗi năm.

Câu 22.2: Bùng nổ dân số trở thành nỗi lo của các nước trên thế giới và của cả

A. cộng đồng quốc tế. B. các nước lớn.

C. các nước kém phát triển. D. các nước đang phát triển.

Câu 22.3: Để hạn chế bùng nổ dân số, chúng ta cần

A. tích cực lao động sản xuất và tiết kiệm.

B. thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước.

C. nghiêm chỉnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

D. thực hiện bình đẳng nam nữ trong xã hội.

Câu 23.1: Công dân vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình là góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nào sau đây của nhân loại?

A. Hạn chế bùng nổ dân số. B. Phân biệt sắc tộc, tôn giáo.

C. Bảo vệ môi trường tự nhiên. D. Đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo.

Câu 23.2: Tích cực tham gia tuyên truyền phòng chống ma túy thông qua các hoạt động ngoại khóa là trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện vấn đề cấp thiết nào sau đây của nhân loại?

A. Hạn chế bùng nổ dân số. B. Bảo vệ môi trường sống.

C. Giáo dục sức khỏe sinh sản. D. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo.

Câu 23.3: Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường được thể hiện ở việc làm nào sau đây?

A. Tự ý chôn lấp chất thải rắn. B. Đánh bắt cá bằng thuốc nổ.

C. Chặt phá rừng phòng hộ. D. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

Câu 24.1: Hành vi nào dưới đây là tham gia bảo vệ môi trường?

A. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải.

B. Thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.

C. Chôn lấp chất thải tùy ý.

D. Xả nước thải chưa qua sử dụng.

Câu 24.2: Tích cực tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư là trách nhiệm của ai dưới đây?

A. Người lớn. B. Mọi công dân.

C. Những người có trách nhiệm. D. Trẻ em.

Câu 24.3: Ủy ban nhân dân xã V phát động một phong trào làm xanh, sạch, đẹp trong xã. Việc làm này của Ủy ban nhân dân xã V là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây?

A. Giữ gìn vệ sinh công cộng. B. Giữ gìn trật tự xóm làng.

C. Bảo vệ môi trường. D. Bảo vệ vẻ đẹp quê hương.

Câu 25.1: Bùng nổ dân số không gây ra hậu quả gì dưới đây?

A. Nạn đói, thất học.

B. Suy thoái nòi giống, ô nhiễm môi trường.

C. Làm ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc.

D. Làm suy thoái nền văn hóa quốc dân.

Câu 25.2: Không kết hôn sớm, không sinh con ở độ tuổi vị thành niên, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con là trách nhiệm

A. của những người có chức quyền. B. của mọi công dân.

C. của riêng công dân nữ. D. của Hội Phụ nữ các cấp.

Câu 25.3: Tích cực rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe là góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nào dưới đây của nhân loại?

A. Bảo vệ sức khỏe giống nòi. B. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo.

C. Phòng, chống nguy cơ thoái hóa. D. Thực hiện phong trào rèn luyện thân thể.

Câu 26.1: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Từ chối ý kiến đóng góp. B. Tự nhận thức về bản thân.

C. Né tránh đấu tranh, phê bình. D. Phản đối hoạt động cộng đồng.

Câu 26.2: Không ngừng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn, là biểu hiện của

A. tự hoàn thiện bản thân. B. phê bình và tự phê bình.

C. đức tính kiên trì. D. đức tính khiêm tốn.

Câu 26.3: Tự nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, quyết tâm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh là biểu hiện nào dưới đây của mỗi người

A. tự nhận thức bản thân. B. tự hoàn thiện bản thân.

C. sống có mục đích. D. sống có ý chí.

Câu 27.1: Câu thành ngữ nào sau đây không thể hiện nội dung tự hoàn thiện bản thân?

A. Học thầy, không tày học bạn. B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

C. Học đi đôi với hành. D. Đâm bị thóc, chọc bị gạo.

Câu 27.2: Việc làm nào sau đây là biểu hiện của tự hoàn thiện bản thân?

A. Sống hòa nhập, hợp tác. B. Tự cao, tự đại.

C. Nói một đằng, làm một nẻo. D. Rụt rè, tự ti.

Câu 27.3: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?

A. Tích cực lao động, sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm.

B. Không ngừng học tập, tu dưỡng để ngày một tiến bộ.

C. Chăm học để có kết quả cao.

D. Học hỏi tất cả mọi người.

Câu 28.1: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?

A. Khắc phục khuyết điểm. B. Luôn đề cao bản thân.

C. Tự quyết định mọi việc làm. D. Luôn làm theo ý người khác.

Câu 28.2: Điều gì dưới đây quan trọng mà mỗi người cần có để tự hoàn thiện bản thân?

A. Có người giúp đỡ thường xuyên.

B. Biết lập kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu thực hiện.

C. Có điều kiện về kinh tế gia đình.

D. Biết làm việc và nghỉ ngơi đúng kế hoạch đã định.

Câu 28.3: Câu nào dưới đây nói về tự hoàn thiện bản thân?

A. Học một hiểu mười. B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

C. Năng nhặt chặt bị. D. Có chí thì nên.

Phần 2: Tự luận

Chủ đề: Đạo đức và các phạm trù cơ bản của đạo đức học

Bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.

Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiệt của nhân loại.

Minh họa phần tự luận

Câu 1. Vợ chồng anh Hiệp và chị Xuân sinh được hai cô con gái, nhưng sợ không có người nối dõi nên hai anh chị đã bàn nhau sinh thêm con thứ ba để hy vọng có con trai.

Câu hỏi:

1.Việc anh Hiệp và chị Xuân muốn sinh thêm con thứ ba là vi phạm luật gì? Vì sao?

2. Nếu em là thành viên trong gia đình anh Hiệp, em sẽ khuyên vợ chồng anh Hiệp điều gì?

Câu 2. Trong dịp trường H tổ chức đi tham quan Tam Đảo, sau khi ăn trưa, một nhóm học sinh lớp 10K đã gói thức ăn vào túi ni – long rồi thả xuống suối.

Hành vi này của các bạn lớp 10K không thể hiện trách nhiệm nào của công dân – học sinh? Giải thích?

Câu 3. Một hôm sau giờ học, Quang rủ Tấn đến 1 chỗ hút thử thứ thuốc lạ. Lâu rồi thành quen, Tấn đã trở thành con nghiện, ăn chơi lêu lổng, rồi bị nhiễm HIV. Đến khi gia đình Tấn biết thì đã muộn.

Hành vi của Tấn không thể hiện trách nhiệm nào của công dân?

Câu 4. Sau khi quét dọn sân trương, Lan và Yến không đổ rác vào nơi quy định, mà đã đổ ngay sau một góc khuất ở đầu dãy nhà trường học.

Nếu là bạn của Lan và Yến, em sẽ góp ý với các bạn điều gì?