Đề cương ôn tập môn địa lí 11 giữa học kỳ 2 năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập môn địa lí 11 giữa học kỳ 2 năm học 2020-2021

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề cương ôn tập môn địa lí 11 giữa học kỳ 2 năm học 2020-2021

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: ĐỊA LÍ 11

Câu 1.1. Là quốc gia rộng lớn nhất thế giới, lãnh thổ nước Nga bao gồm

A. Toàn bộ Đồng bằng Đông Âu.

B. Toàn bộ phần Bắc Á.

C. Phần lớn Đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.

D. Toàn bộ phần Bắc Á và một phần Trung Á.

Câu 1.2. Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là

A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Câu 1.3. Từ đông sang tây, lãnh thổ nước Nga trải ra trên

A. 8 múi giờ.

B. 9 múi giờ.

C. 10 múi giờ.

D. 11 múi giờ.

Câu 2.1. Về mặt tự nhiên, gianh giới phân chia địa hình lãnh thổ nước Nga thành hai phần Đông và Tây là

A. dãy núi Uran.

B. sông Ê – nít - xây.

C. sông Ô bi.

D. sông Lê na.

Câu 2.2. Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê – nít - xây là

A. đồng bằng và vùng trũng.

B. núi và cao nguyên.

C. đồi núi thấp và vùng trũng.

D. đồng bằng và đồi núi thấp.

Câu 2.3. Một đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là cao ở phía

A. bắc, thấp về phía nam.

B. nam, thấp về phía bắc.

C. đông, thấp về phía tây.

D. tây, thấp về phía đông.

Câu 3.1. Năm 2005, dân số nước Nga là

A. 142 triệu người.

B. 143 triệu người.

C. 124 triệu người.

D. 134 triệu người.

Câu 3.2. Là một nước đông dân, năm 2005 dân số của Liên bang Nga đứng thứ

A. năm trên thế giới.

B. sáu trên thế giới.

C. bảy trên thế giới.

D. tám trên thế giới.

Câu 3.3. Liên bang Nga là nước có tới trên 100 dân tộc trong đó dân tộc Nga chiếm

A. 60 % dân số cả nước.

B. 78% dân số cả nước.

C. 80 % dân số cả nước.

D. 87% dân số cả nước.

Câu 4.1. Chiến lược kinh tế mới đang đưa nền kinh tế nước Nga trở lại vị trí cường quốc được thực hiện từ

A. đầu năm 2000.

B. giữa năm 2000.

C. cuối năm 2000.

D. đầu năm 2001.

Câu 4.2. Nhận định nào sau đây không đúng về thành tựu của nền kinh tế Nga sau năm 2000?

A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng trưởng cao.

B. Dự trữ ngoại tệ đúng thứ ba thế giới (năm 2005).

C. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời Xô-Viết.

D. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Câu 4.3. Năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP của nước Nga đạt A. 8%. B. 9%. C. 10%. D. 11%.

Câu 5.1. vùng tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên của nước Nga là

A. đồng bằng Đông Âu.

B. đồng bằng Tây Xi - bia.

C. cao nguyên Trung Xi - bia.

D. dãy núi U ran.

Câu 5.2. Về trữ lượng, các loại khoáng sản mà Liên bang Nga đứng đầu thế giới là

A. than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

B. dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt.

C. khí tự nhiên, quặng sắt, quặng kali.

D. than đá, quặng sắt, dầu mỏ.

Câu 5.3. Ngành công nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi mhọn của Liên bang Nga, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn là

A. công nghiệp khai thác dầu khí.

B. công nghiệp khai thác than.

C. công nghiệp điện lực.

D. công nghiệp luyện kim.

Câu 6.1. Vùng không phải là nơi khai thác dầu tập trung của nước Nga là

A. đồng bằng Tây Xi-bia.

B. đồng bằng Đông Âu.

C. vùng núi Đông Xi-bia.

D. vùng núi Uran và biển Caxpi.

Câu 6.2. Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là

A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Câu 6.3. Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về

A. công nghiệp luyện kim của thế giới.

B. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế giới.

C. công nghiệp chế tạo máy của thế giới.

D. công nghiệp dệt của thế giới.

Câu 7.1. Trong các ngành công nghiệp sau, ngành được coi là thế mạnh của Liên bang Nga là

A. công nghiệp luyện kim.

B. công nghiệp chế tạo máy.

C. công nghiệp quân sự.

D. công nghiệp chế biến thực phẩm.

Câu 7.2. Đóng vai trò quan trọng nhất để phát triển kinh tế vùng Đông Xia bia của nước Nga thuộc về loại hình vận tải

A. đường ôtô.

B. đường sông.

C. đường sắt.

D. đường biển.

Câu 7.3. Liên Bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết?

A. Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.

B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.

C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.

D. Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.

Câu 8.1. Đâu là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới thuộc nước Nga?

A. Hồ Bankhat.

B. Hồ Baikal.

C. Hồ Great Bear.

D. Hồ Tanganyika

Câu 8.2. Hai trung tâm dịch vụ lớn của nước Nga là

A. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua.

B. Nô-vô-xi-biếc và Ma-nhi-tơ-gooc.

C. Va-la-đi-voxtoc và Kha-ba-rốp.

D. Ê-tin-carenbua và Magadan.

Câu 8.3. Phía Tây Liên Bang Nga có các đồng bằng lớn nào sau đây?

A. Matx-cơ-va và Đông Âu.

B. Trung Xibia và Đông Âu.

C. Tây Xibia và Đông Âu.

D. Matx-cơ-va và Trung Xibia.

Câu 9.1. Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê – nít - xây thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là các

A. đồng bằng và vùng trũng.

B. núi và cao nguyên.

C. đồi núi thấp và vùng trũng.

D. đồng bằng và đồi núi thấp.

Câu 9.2. Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 là?

A. Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.

C. Hạn chế mở rộng ngoại giao.

D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.

Câu 9.3. Ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô được gọi là các ngành công nghiệp

A. mới.

B. thủ công.

C. truyền thống.

D. hiện đại.

Câu 10.1. Trong 4 vùng kinh tế quan trọng sau đây của Liên bang Nga, vùng kinh tế lâu đời và phát triển nhất là

A. Vùng Trung ương.

B. Vùng Trung tâm đất đen.

C. Vùng U-ran.

D. Vùng Viễn Đông.

Câu 10.2. Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển công nghiệp nhưng nông nghiệp còn hạn chế là

A. Vùng Trung ương.

B. Vùng Trung tâm đất đen. C . Vùng Uran.

D. Vùng Viễn Đông.

Câu 10.3. Vùng kinh tế giàu tài nguyên, phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, gỗ, đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến cá của Liên bang Nga là

A. Vùng Trung ương.

B. Vùng Trung tâm đất đen.

C. Vùng U-ran.

D. Vùng Viễn Đông.

Câu 11.1. Vấn đề về dân số mà Liên Bang Nga đang quan tâm nhất hiện nay là?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Thiếu nguồn lao động.

C. Tuổi thọ trung bình thấp.

D. Nhiều thành phần dân tộc.

Câu 11.2. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH LIÊN BANG NGA NĂM 2020

Dân số (nghìn người)

Diện tích (nghìn km2)

145 919

16 299

Theo bảng số liệu, mật độ dân số Liên Bang Nga năm 2020 là

A. 9 người/km2.

B. 85 người/km2.

C. 90 người/km2. .

D. 8 người/km2.

Câu 11.3. “Trên 70% dân số Liên Bang Nga sống ở thành phố, chủ yếu là các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh”. Điều này mang lại thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên Bang Nga?

A. Hạn chế được các mặt tiêu cực của đô thị hóa.

B. Thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động.

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Nền văn hóa độc đáo, đa dạng.

Câu 12.1. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho vùng Đông Bắc Liên Bang Nga có dân cư phân bố thưa thớt?

A. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.

B. Địa hình chủ yếu là đầm lầy.

C. Đất đai kém màu mỡ.

D. Khí hậu lạnh giá.

Câu 12.2. Nhờ chính sách và biện pháp đúng đắn, sau năm 2000 nền kinh tế của Liên Bang Nga đã

A. tăng lạm phát, tăng trưởng chậm và rơi vào bất ổn.

B. đạt tốc độ tăng trưởng thần kì, phục hồi nhanh chóng.

C. phát triển chậm lại, tăng trưởng thấp so với thế giới.

D. vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.

Câu 12.3. Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là ngành nào sau đây?

A. Năng lượng.

B. Công nghiệp.

C. Nông nghiệp.

D. Dịch vụ.

Câu 13.1. Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên Bang Nga?

A. Quỹ đất nông nghiệp lớn.

B. Khí hậu phân hoá đa dạng.

C. Giáp nhiều biển và đại dương.

D. Có nhiều sông, hồ lớn.

Câu 13.2. Ý nào sau đây đúng với họat động ngoại thương của Liên Bang Nga?

A. Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu.

B. Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ.

C. Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt.

D. Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng.

Câu 13.3. Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?

A. Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế.

B. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

C. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.

D. Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.

Câu 14.1. Những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là?

A. Điện tử - tin học, chế tạo máy.

B. Luyện kim màu, đóng tàu biển.

C. Thủy điện, dầu khí.

D. Chế tạo máy,dệt –may.

Câu 14.2. Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là?

A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

B. Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF).

C. Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á).

D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Câu 14.3. Cho bảng số liệu: GDP của LB Nga qua các năm

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

2015

GDP

967,3

363,9

259,7

582,4

1524,9

1326,0

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP của LB Nga giai đoạn 1990 - 2015 là

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ miền.

D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).

Câu 15.1. Vị trí địa lí của Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?

A. Đông Á. B. Nam Á. C. Bắc Á. D.Tây Á.

Câu 15.2. Đảo chiếm 61% tổng diện tích đất nước Nhật Bản là

A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.

Câu 15.3. Đảo nằm ở phía Bắc của Nhật Bản là

A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.

Câu 16.1. Khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản là

A. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. B. Khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam.

C. Nghèo khoáng sản. D. Nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau.

Câu 16.2. Ý nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?

A. lượng mưa tương đối cao. B. thay đổi từ bắc xuống nam.

C. có sự khác nhau theo mùa. D. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu 16.3. Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của

A. phía bắc Nhật Bản. B. phía nam Nhật Bản.

C. khu vực trung tâm Nhật Bản. D. ven biển Nhật Bản.

Câu 17.1. Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ đỡ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của

A. phía bắc Nhật Bản. B. phía nam Nhật Bản.

C. khu vực trung tâm Nhật Bản. D. ven biển Nhật Bản.

Câu 17.2. Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể hơn cả của Nhật Bản là

A. Dầu mỏ và khí đốt. B. Sắt và vàng. C. Than đá và đồng. D. Bôxit và apatit.

Câu 17.3. Phía Bắc của Nhật Bản có khí hậu

A. ôn đới. B. nhiệt đới gió mùa. C. xích đạo. D. cận nhiệt đới.

Câu 18.1. Phía Nam của Nhật Bản có khí hậu

A. ôn đới. B. nhiệt đới gió mùa. C. xích đạo. D. cận nhiệt đới.

Câu 18.2. Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là

A. quy mô không lớn. B. tập trung chủ yếu ở miền núi.

C. tốc độ gia tăng dân số cao. D. dân số già hóa.

Câu 18.3. Ý nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?

A. là nước đông dân. B. phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.

C. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao. D. dân số già hóa.

Câu 19.1. Dân cư Nhật Bản có đặc điểm

A. tốc độ gia tăng dân số hàng năm thấp. B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.

C. dân số trẻ hóa. D. là nước ít dân.

Câu 19.2. Một trong những đặc trưng nổi bật của người lao động Nhật Bản là

A. không có tinh thần đoàn kết. B. ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.

C. trình độ công nghệ thông tin đứng đầu thế giới. D. năng động nhưng không cần cù.

Câu 19.3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1950), nền kinh tế Nhật Bản

A. phát triển nhanh chóng. B. phát triển nhưng tốc độ chậm lại.

C. suy sụp nghiêm trọng. D. phát triển vượt bậc với tốc độ “thần kì”.

Câu 20.1. Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là

A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu. B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.

C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư. D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

Câu 20.2. Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là

A. hàn đới và ôn đới lục địa. B. hàn đới và ôn đới đại dương.

C. ôn đới và cận nhiệt đới. D. ôn đới đại dương và nhiệt đới.

Câu 20.3. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu

A. gió mùa, mưa nhiều. B. lục địa, khô nóng.

C. chí tuyến, nóng. D. hải dương, nóng ẩm.

Câu 21.1. Nhận xét nào sau đây không đúng về một số đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản

A. vùng biển Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

B. nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, lượng mưa rất ít.

C. phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt.

D. có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.

Câu 21.2. Nhận xét nào sau đây xét không chính xác về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản

A. địa hình chủ yếu là đồi núi. B. đồng bằng nhỏ, hẹp nằm ven biển.

C. sông ngòi ngắn và dốc. D. giàu khoáng sản, than đá có trữ lượng rất nhỏ. Câu 21.3. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao từ năm 1950 đến năm 1973?

A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp, hạn chế vốn đầu tư.

B. Tập trung cao độ và phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

C. Tập trung phát triển các xí nghiệp lớn, giảm và xóa bỏ những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.

D. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, phát triển nhanh các ngành cần đến khoáng sản.

Câu 22.1. Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?

A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.

Câu 22.2. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?

A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.

Câu 22.3. Ngành dịch vụ của Nhật Bản có đặc điểm

A. chiếm tỉ trọng GDP nhỏ.

B. thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

C. giao thông vận tải biển rất hạn chế.

D. hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Câu 23.1. Phần lớn giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu là do

A. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu giá rẻ, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến có giá thành cao.

B. Nhật Bản không phải nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống.

C. Số lượng các mặt hàng xuất khẩu vượt trội so với số lượng các mặt hàng nhập khẩu.

D. Sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản có giá trị rất cao, thị trường xuất khẩu ổn định.

Câu 23.2. Đánh bắt hải sản được coi là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản vì

A. Nhật Bản là quốc đảo, gần các ngư trường lớn và cá là thực phẩm chính.

B. ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.

C. nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.

D. ngành này không đòi hỏi cao về trình độ công nghệ.

Câu 23.3. Ngành nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là do

A. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.

B. Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp.

C. diện tích đất nông nghiệp ít, tỉ trọng nông nghiệp chiếm 1% trong GDP.

D. nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.

Câu 24.1. Vùng biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do

A. có nhiều bão, sóng thần. B. có diện tích rộng lớn nhất.

C. nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao. D. có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

Câu 24.2. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì

A. giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.

B. giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.

C. các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.

D. phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế, phù hợp với điều kiện đất nước trong từng giai đoạn.

Câu 24.3. Những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật

Bản giảm xuống nhanh, nguyên nhân chủ yếu là do

A. ảnh hưởng từ nhiều thiên tai. B. ảnh hưởng khủng hoảng dầu mỏ thế giới.

C. ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới. D. cạn kiệt về tài nguyên khoáng sản.

Câu 25.1. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao?

A. Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

B. Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp khai thác.

C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.

D. Thu hút tới 70% lao động tham gia hoạt động trong ngành công nghiệp.

Câu 25.2. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

A. có nguồn lao động dồi dào, nguồn nguyên liệu lớn.

B. hạn chế sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu, lợi nhuận cao.

C. không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

D. có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Câu 26.1. Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì

A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.

B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.

C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.

D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.

Câu 26.2. Ngành giao thông vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do

A. vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ. B. công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.

C. số dân đông, nhu cầu giao lưu lớn. D. ngành đánh bắt hải sản phát triển.

Câu 26.3. Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì

A. diện tích đất nông nghiệp quá ít.

B. sản xuất thâm canh có chi phí cao.

C. sản xuất thâm canh có chi phí thấp.

D. Nhật Bản thiếu hụt nguồn lao động.

Câu 27.1. Cho bảng số liệu sau: Số dân và số dân thành thị của Nhật Bản năm 2019

Số dân (nghìn người)

Số dân thành thị (nghìn người)

126200

115600

Theo bảng số liệu trên, tỉ lệ dân thành thị của Nhật Bản năm 2019 là A. 91,6% B. 91,7% C. 81,6% D. 81,8%

Câu 27.2. Cho bảng số liệu sau: Số dân và số dân thành thị của Nhật Bản năm 2019

Số dân (nghìn người)

Số dân thành thị (nghìn người)

126200

115600

Theo bảng số liệu trên, số dân nông thôn của Nhật Bản năm 2019 là bao nhiêu nghìn người? A. 10 600 B. 9600 C. 10700 D. 10 800

Câu 27.3. Cho bảng số liệu sau: số dân và biến động cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm.

Năm

1950

1970

1997

2005

2010

2014

Dự báo

2025

Dưới 15 tuổi (%)

35,4

23,9

15,3

13,9

13,3

12,9

11,7

Từ 15 - 64 tuổi (%)

59,6

69,0

69,0

66,9

63,8

60,8

60,1

Trên 65 tuổi (%)

5,0

7,1

15,7

19,2

22,9

26,3

28,2

Số dân (triệu

người)

83,0

104,0

126,0

127,7

127,3

126,6

117,0

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết từ năm 1950 đến năm 2014, dân số Nhật Bản có sự

biến động theo hướng

A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi giảm nhanh. B. Số dân tăng lên nhanh chóng.

C. Tỉ lệ người từ 15 – 64 không thay đổi. D. Tỉ lệ người 65 tuổi trở lên giảm chậm.

Câu 28.1. Cho bảng số liệu sau: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản qua các năm (Đơn vị: %)

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

2015

Tốc độ tăng trưởng

GDP

5,57

1,94

2,26

1,30

4,71

0,47

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng?

A. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giảm liên tục.

B. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới.

C. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không ổn định.

D. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản thấp và không thay đổi.

Câu 28.2. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm (Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

1985

1990

2000

2005

2010

2014

Sản

lượng

11 411,4

10 356,4

4 988,2

5193,5

4440,9

4165,0

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng?

A. sản lượng cá khai thác của Nhật Bản giảm nhanh.

B. sản lượng cá khai thác của Nhật Bản tăng nhanh.

C. sản lượng cá khai thác của Nhật Bản không đổi.

D. sản lượng cá khai thác của Nhật Bản lớn nhất thế giới.

Câu 28.3. Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm (Đơn vị: tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

2015

Xuất khẩu

287,6

443,1

479,2

565,7

769,8

624,8

Nhập khẩu

235,4

355,9

379,5

454,5

692,4

648,3

Cán cân thương

mại

52,2

87,2

99,7

111,2

77,4

-23,5

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết tổng giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản năm 2015 là

A. 858,7 tỉ USD. B. 1 020,2 tỉ USD. C. 1 462,2 tỉ USD. D. 1 273,1 tỉ USD.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (1.0 điểm). Ảnh hưởng của đặc điểm dân số Liên Bang Nga đến phát triển kinh tế - xã hội?

Câu 2 (2.0 điểm). Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NGA NĂM 2020

(Đơn vị: nghìn người)

Độ tuổi

Năm 2020

0 – 14 tuổi

22 236

15 – 64 tuổi

105 086

Trên 64 tuổi

19 067

a. Tính cơ cấucác nhóm tuổi dân số Liên Bang Nga.

b. Vẽ biểu đồ cơ cấu các nhóm tuổi.

Câu 3: Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất khẩu của Nhật Bản qua các năm (Đơn vị: tỉ USD)

Năm

2000

2004

2010

2015

Xuất khẩu

479,2

565,7

769,8

624,8

a) Dựa vào bảng số liệu hãy vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2000 đến 2015.

b) Nhận xét về giá trị xuất khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2000 đến 2015.

Câu 4: Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?

Câu 5: Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao.

---------------------------- Hết----------------------------