20 đề thi hk1 địa lí 9 có đáp án

20 đề thi hk1 địa lí 9 có đáp án

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa 20 đề thi hk1 địa lí 9 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ 1

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

A. Phần Trắc nghiệm(4điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu ý em cho là đúng nhất:

Câu 1: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi như sau :

a. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống

b. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên

c. Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên

d. Tất cả đều đúng

Câu 2: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm các phân ngành chính :

a. Chế biến sản phẩm trồng trọt

b. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thực phẩm đông lạnh, đồ hộp…

c. Chế biến thủy sản

d. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 3: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:

a. Địa hình b. Nguồn nguyên nhiên liệu.

c. Vị trí địa lý d. Khí hậu .

Câu 4: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là:

a. Than b. Hoá dầu

c. Nhiệt điện, d. Thuỷ điện.

Câu 5: Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình GTVT nào nhiều nhất?

a. Đường sắt b. Đường bộ

c. Đương sông d. Đường biển.

Câu 6: Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ là:

a. Khai khoáng, thuỷ điện b. Cơ khí, điện tử

c. Hoá chất, chế biến lâm sản d. Vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.

Câu 7: So với các vùng khác về sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng Sông Hồng là vùng có:

a. Sản lượng lúa lớn nhất b. Xuất khẩu nhiều nhất

c. Năng suất cao nhất d. Bình quân lương thực cao nhất.

Câu 8:Vị trí của vùng Bắc Trung bộ có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, xã hội là:

a. Giáp Lào b. Giáp Đồng bằng Sông Hồng

c. Cầu nối Bắc – Nam d..Giáp biển

Câu 9: Những quần đảo nào trực thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ:

a. Hoàng Sa b. Trường Sa c. Cả Hoàng Sa và Trường Sa.

Câu 10 :Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên là:

a. Ba dan b. Mùn núi cao c. Phù sa d. Phù sa cổ.

B.Phần tự luận : (6 điểm)

Câu 1.: Dựa vào bảng số liệu sau: Đơn vị : % (2điểm)

Năm

Tiêu chí

1995

1998

2000

2002

Dân số

100

103.5

105.6

108.2

Sản lượng lương thực

100

117.7

128.6

131.1

Bình quân lương thực

100

113.8

121.8

121.2

` a.Hãy vẽ biểu đồ đường biểu hiện mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của ĐBSH?

b.Qua biểu đồ phân tích ảnh hưởng của việc giảm dân số tới bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH?

Câu 2.(2 điểm)

Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hôi của vùng ?

Câu 3(2điểm)

Dựa vào át lát Việt Nam : hãy kể tên các cảng biển 2 vùng Bắc Trung Bộ và DHNTB cho biết các cảng đó thuộc tỉnh nào của vùng?

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: ĐỊA LÍ 9

Thời gian làm bài: 45 phút

A.Phần trắc nghiệm khách quan ( 3điểm) : Mỗi câu chọn đúng được 0.3 đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

d

D

B

a

b

a

c

d

c

a

B. Phần tự luận: (7đ)

Câu 1: (2đ)

a.Vẽ biểu đồ đúng, đủ, đẹp (1đ)

Biểu đồ tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực, bình quân

Lương thực theo đầu ngýời ở Đồng bằng sông Hồng qua các năm 1995 - 2002

1995

1998

2000

2002

Năm

%

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

100

105

110

115

120

125

130

135

-

117.7

128.6

131.1

113.8

121.8

121.2

103.5

105.6

108.2

-

Bình quân lương

thực theo đầu ngýời

Sản lương lương thực

Tăng dân số

95

b.Nhận xét (1đ) Ảnh hưởng của việc giảm gia tăng dân số tới BQLT/người ở ĐBSH:

+ Giảm gia tăng dân số sẽ giảm sức ép đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH góp phần tăng được sản lượng lương thực

+ Giảm gia tăng dân số góp phần nâng cao bình quân lương thục theo đầu người

Câu 2:Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Bắc Trung bộ có nhũng thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế của vùng:

- a) Thuận lợi:
* Vị trí lãnh thổ cuả vùng Bắc Trung Bộ đưọc coi là cầu nối của các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam đất nước
Phía tây và giáp Lào, phía đông là vùng biển giàu tiềm năng, đặc điểm vị trí giúp cho vùng mở rộng quan hệ với các vùng trong nước, với Lào, đa dạng các ngành kinh tế biển 
* Tài nguyên thiên nhiên 
- Khoáng sản phong phú: quặng sắt, thiếc, đá vôi...
- Đất đai: dải đất ven biển cho phép sản xuất lương thực, thực phẩm, vùng đồi đất feralit thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp 
- Rừng khá phong phú, tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng cao 
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng giàu tiềm năng, bãi cá tôm, cảng biển, nghề làm muối...
b) Khó khăn 
- Vùng nằm trong khu vực có nhiều thiên tai thường xảy ra như bão, lũ, hạn hán, cát lấn, gió lào 
- Địa hình có độ dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp 

Câu 3: ( 2đ) Các cảng biển của vùng BTB và DHNTB:

Cảng biển

Thuộc tỉnh , thành phố

1.Của Lò

Nghệ An

2.Vũng Áng

Hà Tĩnh

3.Nhật Lệ

Quảng Bình

4.Chân Mây

Thừa Thiên Huế

5.- Đà Nẵng

- Đà Nẵng

-6. Dung Quất

- Quảng Ngãi

-7. Quy Nhơn

- Bình Định

-8. Nha Trang

- Khánh Hoà

-9. Cam Ranh

- Khánh Hoà

ĐỀ 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Đánh dấu X vào chỗ trống ở hai cột bên phải cho thích hợp:

Nội dung

Đúng

Sai

Bắc Ninh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Tiểu vùng Đông Bắc là vùng núi cao với dân cư thưa thớt hơn Tây Bắc

Kinh tế biển là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc

Tiềm năng thủy điện tập trung trữ lượng lớn tại vùng Đông Bắc

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực thứ (1) ……… của cả nước. Đây là vùng dân cư (2)…………….., kết cấu hạ tầng nông thôn (3) ………………………nhất cả nước. Hơn nữa, điều kiện tự nhiên thuận lợi với (4)………………..màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc cũng là một thế mạnh rất lớn cho ngành nông nghiệp của vùng.

Câu 3: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

A. Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh:

a. Kinh tế biển. c. Thủy điện

b. Chăn nuôi lợn d. Trồng lương thực

B. Vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính của vùng Đồng bằng sông Hồng, vì:

a. Vụ đông lạnh, thiếu nước c. Lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp

b. Cơ cấu cây trồng đa dạng, hiệu quả kinh tế cao d. Cây trồng phù hợp khí hậu nhiệt đới

C. Bắc Trung Bộ chưa phát huy được hết thế mạnh kinh tế, vì:

a. Phân bố dân cư chênh lệch giữa miền Bắc và Nam của vùng

b. Chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, lũ, gió Lào…

c. Nhà nước chưa chú trọng đầu tư

d. Lao động không có kinh nghiệm sản xuất

D. Hoàng Sa, Trường Sa thuộc địa phận tỉnh, thành phố:

a. Nha Trang và Khánh Hòa c. TP Đà Nẵng và Khánh Hòa

b. Nha Trang, TP Đà Nẵng d. Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, tập bản đồ Địa lí 9 và kiến thức đã học, hãy so sánh thế mạnh về kinh tế giữa vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.

III. THỰC HÀNH (4 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tỉ đồng)

Tiểu vùng

1995

2000

2002

2010

Tây Bắc

320,5

541,1

696,2

2030,7

Đông Bắc

6179,2

10657,7

14301,3

163950,4

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị công nghiệp của vùng TD&MN Bắc Bộ phân theo vùng.

b. Từ biểu đồ và bảng số liệu, rút ra nhận xét cần thiết và giải thích.

ĐÁP ÁN

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Trắc nghiệm

1

S – S – Đ - S

1

2

(1) – hai ; (2) – đông đúc; (3) – hoàn thiện; (4) – đất đai

1

3

A- c; B – b, C- b, D - c

1

Tư luận

A - Giống nhau

So sánh thế mạnh kinh tế BTB và DH NTB:


- Cả 2 vùng đều phát triển các ngành:
+ Trồng cây công nghiệp.
+ Chăn nuôi gia súc lớn.
+ Khai thác, chế biến lâm sản.
+ Khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản.
- Cả 2 vùng đều có những trung tâm du lịch, nhiều thắng cảnh và bãi tắm đẹp, tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
+ Bắc Trung Bộ có: Huế, Động Phong Nha, Sầm Sơn...
+ Nam Trung Bộ có: Hội An, Nha Trang...

1,75

B - Khác nhau:

- Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn về: khai thác lâm sản, khai thác khoáng sản, thuỷ năng, khai thác muối, nghề cá biển khơi....

1,25

Thực hành

A, Vẽ biểu đồ

- Dạng biểu đồ: Đường tốc độ

- Yêu cầu:

+ Tính được tốc độ tăng trưởng

+ Vẽ đúng dạng biểu đồ; đảm bảo: đúng khoảng cách năm, chia tỉ lệ phù hợp, có nội dung các trục, số liệu; Đầy đủ tên, chú thích biểu đồ. Biểu đồ gọn gàng, khoa học.

2,5

B, Nhận xét – giải thích

- Giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng theo vùng

- Trong đó: tăng nhanh: Đông Bắc, tăng chậm: Tây Bắc

- Qua BSL ta thấy mức độ chênh lệch rất lớn giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc về giá trị sản xuất công nghiệp, năm 1995 giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao gấp 19 lần Đông Bắc thì đến năm 2010 đã lên tới 80,7 lần.

🡪Đây là sự chênh lệch rất rõ rệt đã phản ánh chính xác trình độ phát triển kinh tế cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hai khu vực này có được.

1,5

ĐỀ 3

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp:

Cột A

Nối

Cột B

1.Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

a. kinh tế Tây Bắc.

2. Tây Bắc có địa hình núi cao, hiểm trở.

b. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đồng bằng sông Hồng và TDMN phía Bắc

3. Thừa thiên Huế thuộc vùng kinh tế trọng điểm

c. miền Trung.

4. Kinh tế Đông Bắc phát triển hơn

d. Đông Bắc có địa hình núi thấp và trung bình.

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất:

A. Tiểu vùng Tây Bắc không có các thế mạnh kinh tế nào so với tiểu vùng Đông Bắc?

a. Thủy điện c. Kinh tế biển

b. Khai khoáng d. Trồng rừng

B. Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất phụ của vùng Đồng bằng sông Hồng:

a. Đúng b. Sai

C. Yến sào là sản phẩm nổi tiếng của tỉnh nào?

a. Nha Trang b. Đà Nẵng

c. Khánh Hòa d. Thừa Thiên Huế

D. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nhiều thiên tai hơn vùng Bắc Trung Bộ.

a. Đúng b. Sai

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau:

Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài, (1)…………………….tạo thành nhiều vũng, vịnh, đầm, phá thuận lợi cho việc xây dựng (2)………………………và (3)…………………………..thủy sản. Đặc biệt, dọc bờ biển có nhiều (4)…………………………., thuận lợi cho ngành du lịch biển.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực lớn thứ 2 cả nước. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, tập bản đồ Địa lí 9 và kiến thức đã học em hãy giải thích tại sao.

III. THỰC HÀNH (4 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ phân theo hoạt động kinh tế

(nghìn tấn)

Hoạt động kinh tế

2005

2009

2012

2016

Khai thác

757,2

881,2

1048,8

1263,2

Nuôi trồng

115,0

174,4

192,9

223,8

a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ phân theo hoạt động kinh tế.

b. Từ biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu, rút ra nhận xét cần thiết và giải thích.

ĐÁP ÁN

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Trắc nghiệm

1

1- b, 2- d, 3 – c, 4 - a

1

2

A – c; B – b; C – c, D - b

1

3

(1) – khúc khuỷu ; (2) – cảng biển; (3) – nuôi trồng; (4) – bãi tắm đẹp

1

Tư luận

Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực lớn thứ 2, vì:

 ĐKTN: 
+ Địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng 
+ Đất phù sa màu mỡ, hàng năm vẫn được mở rộng

+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm phù hợp cây lúa nước

+ Sông ngòi dày đặc (sông Hồng, sông Thái Bình) có nguồn nước tưới dồi dào

 Dân cư-XH: 
+Dân cư đông nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào, chịu khó, có kinh nghiệm

+ CSVC hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước 

+ Chính sách, thị trường….

3

Thực hành

A, Vẽ biểu đồ

- Dạng biểu đồ: Miền

- Yêu cầu:

+ Xử lí số liệu (%)

+Vẽ đúng dạng biểu đồ; đảm bảo: đúng khoảng cách năm, chia tỉ lệ phù hợp, có nội dung các trục, số liệu; Đầy đủ tên, chú thích biểu đồ. Biểu đồ gọn gàng, khoa học.

2,5

B, Phân tích mối quan hệ

- Hoạt động khai thác chiếm tỉ trọng lớn (…)

- Cả 2 hoạt động đều tăng trưởng, trong đó:

+tăng nhanh: nuôi trồng

+tăng chậm: khai thác

- Giải thích: + cả hai hoạt động được đầu tư, trong đó ngành khai thác dựa vào nguồn tài nguyên rất lớn

+ Tuy nhiên, Nuôi trồng tăng nhanh do những tiến bộ về khoa học kĩ thuật, mang tính chủ động hơn so với khai thác.

1,5

ĐỀ 4

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

Câu 1. (3.5 điểm)

Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

Câu 2. (3.0 điểm)

Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng?

Câu 3. (2.0 điểm)

Kể tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội?

Câu 4. (1.5 điểm)

Dựa vào bảng số liệu cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế.

Bảng: Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế (%)

Năm

Thành

phần kinh tế

1985

1990

1995

2002

Khu vực nhà nước

Các khu vực kinh tế khác

15,0

85,0

11,3

88,7

9,0

91,0

9,6

90,4

Hãy nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta và nêu ý nghĩa của sự thay đổi đó?

....................................... Hết ......................................

(Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm)

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu

Đáp án

Điểm

1

* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

- Chuyển dịch cơ cấu theo ngành:

+ Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

+ Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng.

+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp.

+ Các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

0.5

0.5

0.5

0.5

0.75

0.75

2

* Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.

- Thuận lợi:

+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

+ Thời tiết mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh.

+ Có một số khoáng sản có giá trị đáng kể (đá vôi, than nâu, khí tự nhiên).

+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.

- Khó khăn:

+ Thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường).

+ Ít tài nguyên khoáng sản.

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

3

* Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

* Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

0.5

0.75

0.75

4

* Nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta.

+ Tỉ lệ lao động của khu vực nhà nước giảm dần.

+ Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng dần.

* Ý nghĩa của sự thay đổi đó.

+ Phát huy ngày càng tốt hơn các thành phần kinh tế, các nguồn lực ở trong và ngoài nước.

+ Tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, góp phần giải quyết việc làm.

+ Khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.

0.25

0.25

0.25

0.25

0.5

ĐỀ 5

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm:

Khoanh tròn chữ cái đầu dòng trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam là:

A. Dân tộc Kinh (Việt). B. Dân tộc Nùng.

C. Dân tộc Tày. D. Dân tộc Dao.

Câu 2. Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa và hành khách?

A. Đường biển.

B. Đường sắt.

C. Đường hàng không.

D. Đường bộ.

Câu 3. Cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta là:

A. Cây công nghiệp. B. Cây hoa màu.

C. Cây lúa. D. Cây ăn quả và rau đậu.

Câu 4. Hai vùng trọng điểm lúa của nước ta:

A. Vùng Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ

B. Vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Trung Du, Miền núi Bắc Bộ

D. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng

Câu 5: Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta?

A. Khai thác nhiên liệu.

B. Chế biến lương thực thực phẩm.

C. Công nghiệp điện.

D. Dệt may.

Câu 6: Các cánh rừng chắn cát dọc ven biển miền Trung và các cải rừng ngập mặn ven biển nước ta là loại rừng nào trong những loại rừng sau?

A. Rừng sản xuất.

B. Rừng phòng hộ.

C. Rừng đặc dụng.

D. Cả A, B, C.

II. Phần tự luận:

Câu 7: Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì ? Thể hiện như thế nào ?

Câu 8: Cho bảng số liệu sau:

Cho bảng số liệu dưới đây:

Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 2001 – 2017 (%).

Năm

Ngành kinh tế

2001

2003

2005

2007

2010

2015

2017

Tổng số

Nông-lâm-ngư nghiệp

Công nghiệp-xây dựng

Dịch vụ

100,0

40,5

23,8

35,7

100,0

29,9

28,9

41,2

100,0

27,2

28,8

44,0

100,0

25,8

32,1

42,1

100,0

25,4

32,1

42,1

100,0

23,3

38,1

38,6

100,0

23,0

38,5

38,5

a. Hãy vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 2001 – 2017.

b. Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì? Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì?

HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM

Câu

Hướng dẫn chấm

điểm

I/ Phần trắc nghiệm:

Câu 1- A; Câu 2 - D; Câu 3 - C;

Câu 4 – D Câu 5 – B; Câu 6 – B;

3,0đ

II/ Phần tự luận:

7

* Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện:

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động.

+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Với sự hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp và dịch vụ.

+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu gồm khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

1,0đ

1,0đ

1,0đ

8

a) Vẽ đúng biếu đồ miền thể hiện cơ câu GDP các ngành kinh tế nước ta, thời kì 2001 - 2017

b) Nhận xét:

- Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi rõ nét:

 + Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh: từ 40,5% (năm 2001) xuống còn 23% (năm 2017).

 + Tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh: từ 23,8% (năm 2001) tăng lên 38,5 % (năm 2017).

+ Khu vực dịch vụ tuy có biến động nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao (năm 2017 chiếm 38,5%).

⟹ Sự thay đổi như trên cho thấy: từ sau năm 2001, cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyện dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng ngành nông -lâm -ngư nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp xây dựng và dịch vụ; phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2,0đ

2,0đ

ĐỀ 6

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm):

Câu 1 (1,0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam là:

A. Dân tộc Kinh (Việt). B. Dân tộc Nùng.

C. Dân tộc Tày. D. Dân tộc Dao.

2. Cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta là:

A. Cây công nghiệp. B. Cây hoa màu.

C. Cây lúa. D. Cây ăn quả và rau đậu.

Câu 2 (1,0 điểm): Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ chấm (...) trong câu sau:

Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân cư (1)……................ nhất nước ta, nguồn lao động (2)…….........Kết cấu hạ tầng (3)….........tương đối hoàn thiện. Một số (4) …............… được hình thành từ lâu đời.

II. TỰ LUẬN (8,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày những thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Câu 2 (4,0 điểm): Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì ? Thể hiện như thế nào ?

Câu 3 (2,0 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau hãy vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước giai đoạn 2005 - 2015 (nghìn tỉ đồng).

Năm

Công nghiệp

2005

2010

2015

Duyên hải Nam Trung Bộ

5,6

10,8

14,7

Cả nước

103,4

198,3

261,1

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm):

Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:

1. A

2. C

Câu 2: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:

(1) đông đúc (2) dồi dào (3) nông thôn (4) đô thị

II. TỰ LUẬN(8,0 điểm):

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(2,0 đ)

* Những thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

- Khai thác khoáng sản.

- Thuỷ điện.

- Nghề rừng.

- chăn nuôi gia súc.

- Trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

0,25

0,25

0,25

0,25

1,0

Câu 2

(4,0 đ)

* Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Thể hiện:

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động.

+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Với sự hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp và dịch vụ.

+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu gồm khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

1,0

1,0

1,0

1,0

Câu 3

(2,0 đ)

- Vẽ đúng biểu đồ đẹp và chính xác.

- Có chú thích.

- Có tên biểu đồ.

Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước giai đoạn 2005 - 2015.

1,0

0,5

0,5

ĐỀ 7

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM : 3 điểm

Câu 1 : Hãy nối các ý sau sao cho đúng :

Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc :

Tiểu vùng

Đáp án

Các dấu hiệu

1. Đông Bắc

a. Núi cao, địa hình chia cắt sâu, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn

b. Núi trung bình và núi thấp, hình cánh cung.Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh nhất nước ta.

2.Tây Bắc

c. Phát triển thủy điện, trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm

d. Khai thác khoáng sản, phát triển nhiệt điện...

Câu 2 : Hãy đánh dấu X vào những thuận lợi và khó khăn của Tây Nguyên trong phát triển kinh tế

- xã hội :

Vùng Tây Nguyên

Thuận lợi

Khó khăn

1. Đất bazan chiếm 66% diện tích cả nước

2. Khí hậu cận xích đạo, mát mẻ thích hợp cây công nghiệp lâu năm.

3. Nguồn nước và tiềm năng thủy điện lớn

4. Mùa khô thiếu nước.Nạn chặt phá rừng bừa bãi.

5. Là vùng thưa dân nhất nước ta, dân cư phân bố không đều

6. Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú

7. Có sự chênh lệch giàu nghèo lớn

8. Tỉ lệ người lớn biết chữ của vùng thấp

II. TỰ LUẬN : 7 điểm

Câu 1 : Dựa vào át lát Việt Nam trang 15:

a.Nhận xét mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng so với cả nước? Giải thích tại sao vùng đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số như vậy?

b. Đặc điểm dân cư của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng?

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu sau : Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 ( nghìn tấn)

Ngành

Bắc Trung Bộ

DH Nam Trung Bộ

Nuôi trồng

38.8

27.6

Khai thác

153.7

493.5

a. Vẽ biểu đồ so sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ?

b. Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng khai thác và nuôi trồng giữa hai vùng?

ĐÁP ÁN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I. Trắc nghiệm

1. Câu 1

Mỗi ý đúng 0,5 điểm:

1- d,b

2-c,a

1

2. Câu 2

mỗi ý đúng 0,25 điểm

ý thuận lợi: 1,2,3,6

ý khó khăn: 4,5,7,8

2

II. Tự luận

1. Câu 1:

 Nhận xét mật độ dân số và giải thích:

- Mật độ dân số rất cao. (dẫn chứng theo Atlat).

- Vì: có nhiều điều kiện thuận lợi:

+ Điều kiện tự nhiên: là vùng đồng bằng với điều kiện về khí hậu, đất trồng, địa hình, nguồn nước thuận lợi cho sản xuất và cư trú.

+ Điều kiện kinh tế - xã hội: là vùng có nhiều trung tâm kinh tế văn hóa quan trọng tạo nên 1 mạng lưới đô thị tập trung đông dân.

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

b. Thuận lợi và khó khăn:

 Thuận lợi:

- Nguồn lao động dồi dào, cho phép vùng phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động.

- Thị trường tiêu thụ lớn, thu hút đầu tư nước ngoài.

 Khó khăn: Gây sức ép lên:

- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.

- Kinh tế gây sức ép lên tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện đời sống nhân dân trong vùng.

- Các vấn đề về xã hội: tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao.Thiếu nhà ở, giáo dục, y tế, tệ nạn xã hội ...

1,5

0,5

0,5

0,25

0,25

1,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

2. Câu 2

a. Vẽ biểu đồ cột: đẹp, đúng tỉ lệ, có tên biểu đồ và chú thích.

b. Giải thích:

- Sản lượng nuôi trồng ở Bắc Trung Bộ lớn hơn Nam Trung Bộ gấp 1.5 lần, chiếm 58.4 % sản lượng toàn vùng.

Vùng Bắc Trung Bộ: từ Quảng Bình đến Huế có phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai, dãy cồn cát thuận lợi cho nuôi tôm trên cát, thủy sản nước lợ.

- Duyên hải Nam Trung Bộ: Sản lượng khai thác ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, gấp 3.2 lần chiếm 76.3 sản lượng toàn vùng.

+ Có nguồn hải sản phong phú hơn, có 2 trong 4 ngư trường của cả nước.

+ Người dân có truyền thống, kinh nghiệm lâu đời về đánh bắt hải sản.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật trang bị hiện đại, công nghiệ chế biển phat triển mạnh.

2

2

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

ĐỀ 8

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

Câu 1: Sắp xếp các ý cột A và B sao cho đúng.

A Vùng

Đáp án

B Thế mạnh kinh tế

1 Trung du miền núi Bắc Bộ

a. Vùng trồng cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu. Phát triển thủy điện, lâm nghiệp.

2 Đồng bằng sông Hồng

b. Chăn nuôi bò và ngư nghiệp là thế mạnh của vùng.

3. Duyên hải Nam Trung Bộ

c. Trồng nhiều lạc, chăn nuôi trâu bò, phát triển lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng.

4. Bắc Trung Bộ

d. Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều phát triển, năng suất lúa cao nhất cả nước.

e. Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện.

Câu 2: Điền các từ còn thiếu vào đoạn dưới đây;

a. Lợi thế của Tây Nguyên là: địa hình ………………………………xếp tầng. Khí hậu ………………………………………….mát mẻ.

b. Đây là vùng duy nhất không ………………………… Về dân số, cũng là vùng ……………………… nhất nước ta.

Câu 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy sắp xếp các tỉnh, thành phố thuộc tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc:

a. Đông Bắc gồm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

b. Tây Bắc gồm: …………………………………………………………………………….

II.Tự luận (7 điểm):

Câu 1: Trong xây dựng kinh tế - xã hội: đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

Câu 2: Tại sao nói: Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?

Câu 3: Cho bảng số liệu: diện tích nuôi trồng thủy sản các tỉnh, năm 2002:

Các tỉnh, thành phố

Đà Nẵng

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Bình Định

Phú Yên

Khánh Hòa

Ninh Thuận

Bình Thuận

Diện tích (nghìn ha)

0,8

5,6

1,3

4,1

2,7

6,0

1,5

1,9

a. Hãy vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản của các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002?

b. Giải thích tại sao vùng duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

Câu

Nội dung chính

Điểm

I. Trắc nghiệm

Câu 1

1 – e , 2 – d , 3 – b, 4 – c.

3

1

Câu 2

Điền từ còn thiếu: Mỗi từ đúng: 0,25 điểm:

a. cao nguyên - cận xích đạo.

b. Giáp biển - thưa dân

1

Câu 3:

a. Đông Bắc gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.

b. Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu

0,5

0,5

II, TỰ LUẬN

Câu 1

Thuận lợi: Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú:

- Đất phù sa màu mỡ thích hợp thâm canh lúa nước.

- Khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh là điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển vụ đông thành vụ chính.

- Tài nguyên khoáng sản: than nâu, khí tự nhiên, đá vôi, sét ... phát triển các ngành công nghiệp.

- Du lịch : có nhiều tiềm năng (dẫn chứng) phát triển

- Rừng : có 1 số vườn quốc gia (dẫn chứng):

- Tài nguyên biển: thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển.

- Vùng dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn khá hoàn thiện.

b. Khó khăn:

- Đất bị bạc màu, thời tiết thất thường.

- Sức ép dân số đông.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

2

0,25

02,5

0,25

02,5

0,25

0,25

0,25

0.25

0,25

1

0,5

0,25

0,25

Câu 2

Du lịch là thế mạnh của vùng vì: Có nhiều tiềm năng phát triển du lịch:

- Du lịch nhân văn: điểm du lịch lịch sử: Làng Kim Liên, Ngã ba Đồng Lộc, cố đô Huế…

- Du lịch tự nhiên: Vườn quốc gia Bạch Mã, bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô …

1

0,5

0,5

Câu 3

a. Vẽ biểu đồ thanh ngang:

Đúng tỉ lệ, đẹp, có tên biểu đồ.

b. Giải thích:

- Vùng giàu tiềm năng:

+ Đường bờ biển dài, vùng biển rộng, tất cả các tỉnh đều giáp biển.
+ Khí hậu ấm áp cho phép hoạt động khai thác, nuôi trồng diễn ra quanh năm.

+ Có 2 trong 4 ngư trường lớn, gần bờ và xa bờ.

+ Nhân dân giàu kinh nghiệm. Cơ sở vật chất được đầu tư nhiều trong thời gian gần đây.

3

2

1

ĐỀ 9

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

I. Trắc nghiệm (2,0 đ). Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau.

Câu 1. Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta được triển khai từ năm nào?

A. 1983.

B. 1984.

C. 1985.

D. 1986.

Câu 2. Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta?

A. Khai thác nhiên liệu.

B. Chế biến lương thực thực phẩm.

C. Công nghiệp điện.

D. Dệt may.

Câu 3. Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa và hành khách?

A. Đường bộ.

B. Đường sắt.

C. Đường hàng không.

D. Đường biển.

Câu 4. Các cánh rừng chắn cát dọc ven biển miền Trung và các cải rừng ngập mặn ven biển nước ta là loại rừng nào trong những loại rừng sau?

A. Rừng sản xuất.

B. Rừng phòng hộ.

C. Rừng đặc dụng.

D. Cả A, B, C.

II. Tự luận (8,0 đ).

Câu 5.

Dân số nước ta đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?

Câu 6.

Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta trong thời kì đổi mới.

Câu 7. Cho bảng số liệu sau:

CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM CỦA NƯỚC TA (đv: %)

Năm

Trâu

Lợn

Gia cầm

1990

100,0

100,0

100,0

100,0

1995

103,8

116,7

133,0

132,3

2000

101,5

132,4

164,7

182,6

2002

98,6

130,4

189,0

217,2

a) Hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua các năm 1990, 1995, 2000, 2002.

b) Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng các đàn gia súc, gia cầm qua các năm trên.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm).

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

B

A

B

II. Tự luận (8,0 điểm).

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 5

(2,5 đ)

Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

2,5 đ

- Làm cho kinh tế không theo kịp mức tăng của dân số, đời sống nhân dân chậm cải thiện

0,5

- Gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm

0,5

- Gây sức ép cho vấn đề phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, …

0,5

- Làm đẩy mạnh tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên, do đó tài nguyên thiên nhiên nhanh chóng cạn kiệt

0,5

- Làm cho môi trường bị ô nhiềm

0,5

Câu 6

(1,5 đ)

Cơ cấu ngành kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng:

1,5 d

+ Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp

0,5

+ Tăng tỉ tọng của khu vực công nghiệp – xây dựng

0,5

+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động

0,5

Câu 7

(4,0 đ)

a. Vẽ biểu đồ:

- Yêu cầu:

+ Vẽ biểu đồ 4 đường biểu diễn trên cùng một hệ trục tọa độ (Vẽ loại biểu đồ khác không cho điểm)

+ Vẽ chính xác, đẹp, khoa học

+ Đầy đủ tên biểu đồ và chú thích chính xác (thiếu và sai mỗi loại thì trừ 0,5 đ)

2,0 đ

b. Nhận xét và giải thích:

2,0 đ

- Đàn lợn và gia cầm tăng vì nhu cầu thịt, trứng tăng; nguồn thức ăn cho lợn và gia cầm phong phú.

1,0

- Đàn trâu giảm, đàn bò tăng chậm do nhu cầu sức kéo giảm vì nông nghiệp đang được cơ giới hóa

1,0

----------------Hết--------------

ĐỀ 10

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

A. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.

1. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc nhóm ngành chế biến lương thực thực phẩm:

A. Chế biến sản phẩm trồng trọt.

B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

C. Chế biến sản phẩm lâm sản.

D. Chế biến sản phẩm thủy sản.

2. Hai trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng bằng sông Hồng hiện là:

A. Hà Nội – Hải Dương.

B. Hà Nội – Hải Phòng.

C. Hải Phòng – Nam Định.

D. Hà Nội – Hà Nam.

3. Đối tượng nào sau đây không thuộc loại tài nguyên du lịch tự nhiên?

A. Phong cảnh.

B. Công trình kiến trúc.

C. Bãi tắm.

D. Vườn quốc gia.

4. Tỉnh nào sau đây không nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Thái Nguyên.

B. Bắc Ninh.

C. Vĩnh Phúc.

D. Nam Định.

Câu 2. (2,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ Đ nếu là đúng chữ S nếu là sai.

1. Việt Nam là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ hai trên thế giới.

2. Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo nên thế mạnh khác nhau giữa các vùng.

3. Phần lớn dân cư nước ta phân bố ở nông thôn.

4. Nhân tố quyết định nên những thành tựu trong nông nghiệp là các nhân tố tự nhiên.

B. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 3. (4,0 điểm) Dựa vào bảng dưới đây hãy: (Đơn vị: %)

Năm

1991

1995

1999

2005

Tổng số

100

100

100

100

Nông – Lâm – Ngư nghiệp

40.5

27.2

25.4

21.0

Công nghiệp – Xây dựng

23.8

28.8

34.5

41.0

Dịch vụ

35.7

44.0

40.1

38.0

a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2005.

b) Từ biểu đồ đã vẽ và kiến thức đã học hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nước ta thời kì 1991 – 2005.

Câu 4. (2,0 điểm) Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? Hướng giải quyết.

---------------------------HÕt----------------------------

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội Dung

Điểm

Câu 1

Mỗi ý đúng được 0.5 điểm

2.0 điểm

1

c

2

b

3

b

4

c

Câu 2

Mỗi ý đúng được 0.5 điểm

2.0 điểm

1

Đ

2

Đ

3

Đ

4

S

Câu 3

4.0 diểm

a

Vẽ biểu đồ miền trong đó:

- Mỗi miền đúng tỉ lệ, có đơn vị, được

- Chú thích đúng, phù hợp với biểu đồ

- Tên biểu đồ, đơn vị %

2.0 điểm

b

Nhận xét: trong đó

Từ 1991 đến 2005, cơ cấu GDP nước ta chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực:

Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh (dẫn chứng)

Khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng, trong đó tăng nhanh nhất là công nghiệp - xây dựng (dẫn chứng)

Thực tế này phản ánh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 4

2.0 diểm

- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển đã tạo sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.

- Hướng giải quyết:

+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng

+ Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn

+ Mở rộng đa dạng các loại hình đào tạo hướng nghiệp dạy nghề.

+ Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lý. 

1.0 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

ĐỀ 11

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Năm 2003, mật độ dân số nước ta là:

A. 264 người/km2 B. 246 người/km2

C. 195 người/km2 D. 47 người/km2

Câu 2. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta là vùng:

A. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Duyên Hải Nam Trung Bộ

Câu 3. Thị trường lớn nhất của nước ta hiện nay là:

A. Khu vực châu Á Thái Bình Dương B. Châu Mĩ

C. Ôxtrâylia D. Châu Âu

Câu 4. Nhà máy thủy điện Hòa Bình thuộc vùng kinh tế nào của nước ta?

A. Duyên Hải Nam Trung Bộ B. Bắc Trung Bộ

C. Đồng bằng sông Hồng D. Trung du và miền núi Bắc Bộ

II. Phần tự luận (8 điểm):

Câu 5. Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?

Câu 6. Nêu những khó khăn trong sản xuất lương thực ở vùng Đồng bằng sông Hồng..

Câu 7. Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu lao động phân theo các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2005 (%)

Năm

Tổng số

Nông – lâm – ngư nghiệp

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

2005

100,0

57,2

18,3

24,5

a) Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu lao động phân theo các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2005.

b) Nhận xét.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

C

A

D

Thang điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

II. Phần tự luận:(8,0điểm)

Câu

ý

Nội dung

Điểm

5

Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả là :

2,5

*Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả tới phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống :

1,0

- Đối với kinh tế: tích lũy được ít, hạn chế việc đầu tư làm giảm tốc độ phát triển kinh tế.

0,5

- Đối với xã hội: gây khó khăn cho giải quyết việc làm, phát triển văn hóa, y tế, giáo dục,... đời sống người dân chậm được nâng cao

0,5

- Đối với môi trường: tăng cường khai thác tài nguyên làm cho tài nguyên nhanh chóng suy giảm và gây ô nhiễm môi trường.

0,5

6

Nêu những khó khăn trong sản xuất lương thực, thực phẩm ở vùng Đồng bằng sông Hồng:

2,5

- Do dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, nhiều nơi đất dã bị bạc màu

- Thời tiết diễn biến thất thường nhiều thiên tai,...

- Dân tập trung đông gây sức ép lớn với vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm.

(Gv căn cứ vào bài làm của học sinh chia điểm cho các ý theo tổng điểm của câu hỏi)

7

a

*Vẽ biểu đồ tròn:

- Yêu cầu: vẽ đúng chính xác, có tên biểu đồ, chú giải, nếu sai hoặc thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm

1,5

b

*Nhận xét:

- Cơ cấu lao động phân theo các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2005 :

+ Lao động làm việc trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất 57,2%, thứ 2 là dịch vụ chiếm 24,5%

+ Lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ lệ thấp nhất 18,3%.

1,5

Tổng điểm toàn bài: 10,0

------------------------------------Hết--------------------------

ĐỀ 12

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

PHẦN I. Trắc nghiệm : (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (mỗi câu đúng 0,25đ)

Câu 1. Người Việt sống chủ yếu ở

A. Đồng bằng, trung du và duyên hải

B. Vùng đồng bằng rộng lớn phì nhiêu

C. Vùng trung du và đồi núi

D. Vùng duyên hải

Câu 2. Cơ cấu lực lượng lao động ở nông thôn năm 2003 là

A. 24,2%

B. 75,8%

C. 21,2%

D. 78,8%

Câu 3. Các địa danh nổi tiếng: Phong Nha-Kẻ Bàng, cố đô Huế, Lăng Cô, Thiên Cầm thuộc vùng kinh tế nào?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Nguyên

D. Trung du- miền núi Bắc Bộ

Câu 4. Ngành công nghiệp trọng điểm có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiêp năm 2002 ở nước ta là

A. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

B. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

C. Công nghiệp dệt may

D. Công nghiệp điện

Câu 5. Năm 2002, cả nước có diện tích đất nông nghiệp 9406,8 nghìn ha và dân số là 79,7 triệu người. Vậy bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của nước ta (ha/người) là bao nhiêu ?

A. 118

B. 11,8

C. 1,18

D. 0,118

Câu 6. Các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta phát triển dựa trên cơ sở

A. Tài nguyên, lao động

B. Khoa học công nghệ cao

C. Thị trường

D. Tất cả ý trên

Câu 7. Chỉ tiêu đặc trưng đánh giá sự phát triển bưu chính viễn thông là

A. Thuê bao Internet

B. Mật độ điện thoại

C. Chuyển phát nhanh

D. Các trang WEB

Câu 8. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương của vùng nào ?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Bắc Trung Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc bộ

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 9. Dịch vụ nào có vai trò tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất rõ nhất ? A. Tài chính ,tín dụng

B. Du lịch nhà hàng

C. Sữa chữa, bảo trì

D. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông

Câu 10. Tài nguyên khoáng sản kim loại là nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp nào?

A. Năng lượng, hoá chất

B. Luyện kim đen, luyện kim màu

C. Vật liệu xây dựng

D. Chế biến nông,lâm,thuỷ sản

Câu 11. Để phục vụ cho giao thông vận tải đường biển, nước ta xây dựng các hải cảng lớn nhất là

A. Hải Phòng, Vinh, Nha Trang

B. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh

C. Sài Gòn, Vinh, Cam Ranh

D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn

Câu 12. Đối tượng nào sau đây không thuộc loại tài nguyên du lịch tự nhiên

A. Phong cảnh

B. Công trình kiến trúc

C. Bãi tắm

D. Vườn quốc gia

Câu 13. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên nước ta năm 1999 là bao nhiêu ? (biết tỉ lệ sinh là 19,9%0 ,tỉ lệ tử là 5,6 %0)

A. 14,3%0

B. 1,43%0

C. 25,5%0

D.2,55%0

Câu 14. Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta ?

A. Đồng bằng sông Cửu Long

B. Tây Nguyên

C. Trung du và miền núi Bắc bộ

D. Đông Nam Bộ

Câu 15. Ngành công nghiệp khai khoáng và thuỷ điện phát triển nhất nước ta ở vùng

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Nguyên

D. Đông Nam Bộ

Câu 16. Cơ câu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. Tỉ lệ lao động nông nghiệp tăng , công nghiệp, dịch vụ giảm

B. Tỉ lệ lao động nông nghiệp giảm, công nghiệp, dịch vụ tăng

C. Tỉ lệ lao động nông nghiệp và công nghiệp tăng, dịch vụ giảm

D. Tỉ lệ lao động nông nghiệp và công nghiệp giảm, dịch vụ tăng

Câu 17. Tỉnh nào sau đây không nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Thái Nguyên

B. Bắc Ninh

C. Vĩnh Phúc

D. Nam Định

Câu 18. Hai trung tâm kinh tế lớn nhất đồng bằng sông Hồng hiện là:

A. Hà Nội – Hải Dương

B. Hà Nội – Hải Phòng

C. Hải Phòng – Nam Định

D. Hà Nội – Hà Tây

Câu 19. Ranh giới tự nhiên giữa hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Dãy Bạch Mã

B. Dãy Tam Điệp

C. Dãy Hoành Sơn

D. Dãy Kẻ Bàng

Câu 20. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc nhóm ngành chế biến lương thực thực phẩm:

A. Chế biến sản phẩm trồng trọt

B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi

C. Chế biến sản phẩm lâm sản

D. Chế biến sản phẩm thủy sản

PHẦN II. Tự luận : (5 điểm)

Câu 1. Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? Hướng giải quyết. (1điểm)

Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau:

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh, năm 2002 (đơn vị : %)

Các tỉnh, thành phố

Đà Nẵng

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Bình Định

Phú Yên

Khánh Hòa

Ninh Thuận

Bình Thuận

Diện tích (nghìn ha)

0,8

5,6

1,3

4,1

2,7

6,0

1,5

1,9

a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002. (2điểm)

b) Nhận xét. (1 điểm)

Câu 3. Hãy cho biết vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống. Tại sao dịch vụ ở nước ta phân bố không đều ? (1,0điểm)

ĐÁP ÁN

PHẦN I. Trắc nghiệm : (5 điểm)

1A

2B

3B

4A

5D

6D

7B

8A

9D

10B

11D

12B

13B 17A

14B 18B

15A 19A

16B 20C

PHẦN II. Tự luận : (5điểm)

Câu 1 (1,0 điểm)

- Nguoàn lao ñoäng doài daøo trong ñieàu kieän neàn kt chöa phaùt trieån ñaõ taïo ra söùc eùp raát lôùn ñ/v vaán ñeà giaûi quyeát vieäc laøm

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng

- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn

- Mở rộng đa dạng các loại hình đào tạo hướng nghiệp dạy nghề.

- Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lý. 

Câu 2 (3,0 điểm).

- Vẽ đúng biểu đồ

+ Vẽ biểu đồ hình cột đúng, đẹp (1đ)

+ Có đầy đủ tên biểu đồ, tỉ lệ chính xác (1đ)

- Nhận xét đúng: Diện tích nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ không đều. Cao nhất là Khánh Hòa; tiếp đến là Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận,Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Đà Nẵng

Câu 3 (1,0 điểm).

- Cung caáp nguyeân lieäu, vaät tö saûn xuaát cho caùc ngaønh kinh teá.

- Tieâu thuï saûn phaåm, taïo ra moái lieân heä giöõa caùc ngaønh saûn xuaát, trong nöôùc vaø ngoaøi nöôùc.

- Taïo ra nhieàu vieäc laøm, naâng cao ñôøi soáng nhaân daân , taïi nguoàn thu nhaäp lôùn.

Caùc hoaït ñoäng dòch vuï ôû nöôùc ta phaân boá khoâng ñeàu, taäp trung ôû nhöõng nôi ñoâng daân vaø kinh teá phaùt trieån.

ĐỀ 13

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

I. Trắc nghiệm : (4 điểm)

* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (mỗi câu đúng 0,25đ)

Câu 1. Người Việt sống chủ yếu ở

A. Đồng bằng, trung du và duyên hải

B. Vùng đồng bằng rộng lớn phì nhiêu

C. Vùng trung du và đồi núi

D. Vùng duyên hải

Câu 2. Cơ cấu lực lượng lao động ở nông thôn năm 2003 là

A. 24,2%

B. 75,8%

C. 21,2%

D. 78,8%

Câu 3. Các địa danh nổi tiếng: Phong Nha-Kẻ Bàng, cố đô Huế, Lăng Cô, Thiên Cầm thuộc vùng kinh tế nào?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Nguyên

D. Trung du- miền núi Bắc Bộ

Câu 4. Ngành công nghiệp trọng điểm có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiêp năm 2002 ở nước ta là

A. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

B. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

C. Công nghiệp dệt may

D. Công nghiệp điện

Câu 5. Năm 2002, cả nước có diện tích đất nông nghiệp 9406,8 nghìn ha và dân số là 79,7 triệu người. Vậy bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của nước ta (ha/người) là bao nhiêu ?

A. 118

B. 11,8

C. 1,18

D. 0,118

Câu 6. Các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta phát triển dựa trên cơ sở

A. Tài nguyên, lao động

B. Khoa học công nghệ cao

C. Thị trường

D. Tất cả ý trên

Câu 7. Chỉ tiêu đặc trưng đánh giá sự phát triển bưu chính viễn thông là

A. Thuê bao Internet

B. Mật độ điện thoại

C. Chuyển phát nhanh

D. Các trang WEB

Câu 8. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương của vùng nào ?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Bắc Trung Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc bộ

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 9. Dịch vụ nào có vai trò tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất rõ nhất ? A. Tài chính ,tín dụng

B. Du lịch nhà hàng

C. Sữa chữa, bảo trì

D. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông

Câu 10. Tài nguyên khoáng sản kim loại là nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp nào?

A. Năng lượng, hoá chất

B. Luyện kim đen, luyện kim màu

C. Vật liệu xây dựng

D. Chế biến nông,lâm,thuỷ sản

Câu 11. Để phục vụ cho giao thông vận tải đường biển, nước ta xây dựng các hải cảng lớn nhất là

A. Hải Phòng, Vinh, Nha Trang

B. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh

C. Sài Gòn, Vinh, Cam Ranh

D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn

Câu 12. Đối tượng nào sau đây không thuộc loại tài nguyên du lịch tự nhiên

A. Phong cảnh

B. Công trình kiến trúc

C. Bãi tắm

D. Vườn quốc gia

Câu 13. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên nước ta năm 1999 là bao nhiêu ? (biết tỉ lệ sinh là 19,9%0 ,tỉ lệ tử là 5,6 %0)

A. 14,3%0

B. 1,43%0

C. 25,5%0

D.2,55%0

Câu 14. Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta ?

A. Đồng bằng sông Cửu Long

B. Tây Nguyên

C. Trung du và miền núi Bắc bộ

D. Đông Nam Bộ

Câu 15. Ngành công nghiệp khai khoáng và thuỷ điện phát triển nhất nước ta ở vùng

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Nguyên

D. Đông Nam Bộ

Câu 16. Cơ câu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. Tỉ lệ lao động nông nghiệp tăng , công nghiệp, dịch vụ giảm

B. Tỉ lệ lao động nông nghiệp giảm, công nghiệp, dịch vụ tăng

C. Tỉ lệ lao động nông nghiệp và công nghiệp tăng, dịch vụ giảm

D. Tỉ lệ lao động nông nghiệp và công nghiệp giảm, dịch vụ tăng

II. Tự luận : (6 điểm)

Câu 1. Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? Hướng giải quyết. (1điểm)

Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau:

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh, năm 2002 (đơn vị : %)

Các tỉnh, thành phố

Đà Nẵng

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Bình Định

Phú Yên

Khánh Hòa

Ninh Thuận

Bình Thuận

Diện tích (nghìn ha)

0,8

5,6

1,3

4,1

2,7

6,0

1,5

1,9

a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002. (2điểm)

b) Nhận xét. (1 điểm)

Câu 3. Hãy cho biết vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống. Tại sao dịch vụ ở nước ta phân bố không đều ? (1,0điểm)

Câu 4. Trình bày về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? (1,0điểm)

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm : (4 điểm)

1A

2B

3B

4A

5D

6D

7B

8A

9D

10B

11D

12B

13B

14B

15A

16B

II. Tự luận : (6 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm)

- Nguoàn lao ñoäng doài daøo trong ñieàu kieän neàn kt chöa phaùt trieån ñaõ taïo ra söùc eùp raát lôùn ñ/v vaán ñeà giaûi quyeát vieäc laøm

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng

- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn

- Mở rộng đa dạng các loại hình đào tạo hướng nghiệp dạy nghề.

- Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lý. 

Câu 2 (3,0 điểm).

- Vẽ đúng biểu đồ (2,0 điểm)

- Nhận xét đúng (1,0 điểm)

Câu 3 (1,0 điểm).

- Cung caáp nguyeân lieäu, vaät tö saûn xuaát cho caùc ngaønh kinh teá.

- Tieâu thuï saûn phaåm, taïo ra moái lieân heä giöõa caùc ngaønh saûn xuaát, trong nöôùc vaø ngoaøi nöôùc.

- Taïo ra nhieàu vieäc laøm, naâng cao ñôøi soáng nhaân daân , taïi nguoàn thu nhaäp lôùn.

Caùc hoaït ñoäng dòch vuï ôû nöôùc ta phaân boá khoâng ñeàu, taäp trung ôû nhöõng nôi ñoâng daân vaø kinh teá phaùt trieån.

Câu 4. (1,0 điểm)

- Laø vuøng coù ñaëc tröng ñòa hình cao nhaát nöôùc ta bị cắt xẻ mạnh.

- Khí haäu nhieät ñôùi aåm, coù muøa ñoâng laïnh .

_ Thuận lợi :tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.

_Khó khăn : đđịa hình bị chia cắt, thời tiết thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp,thiên tai( thời tiết thất thường, xói mòn sạt lỡ đất, lũ quét), giao thoâng ñi laïi khoù khaên

- Taøi nguyeân khoaùng saûn: nhiều loại khoáng sản, thuûy ñieän dồi dào

ĐỀ 14

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

ĐỀ 15

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm).

Câu 1: Ghi vào giấy thi chữ cái ở đầu ý của câu trả lời đúng:

1. Tỉnh nào sau đây không nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Thái Nguyên

B. Bắc Ninh

C. Vĩnh Phúc

D. Nam Định

2. Hai trung tâm kinh tế lớn nhất đồng bằng sông Hồng hiện là:

A. Hà Nội – Hải Dương

B. Hà Nội – Hải Phòng

C. Hải Phòng – Nam Định

D. Hà Nội – Hà Tây

3. Ranh giới tự nhiên giữa hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Dãy Bạch Mã

B. Dãy Tam Điệp

C. Dãy Hoành Sơn

D. Dãy Kẻ Bàng

4. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc nhóm ngành chế biến lương thực thực phẩm:

A. Chế biến sản phẩm trồng trọt

B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi

C. Chế biến sản phẩm lâm sản

D. Chế biến sản phẩm thủy sản

Câu 2: Lựa chọn từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm 2 tiểu vùng. Tiểu vùng Đông Bắc có địa hình núi trung bình và núi thấp, hướng…(1)...khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có...(2)…Tiểu vùng Tây Bắc có địa hình …(3)… khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông…(4)…

II. Phần tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

Cho biết xu hướng thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Câu 2 (4,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo nghành (Đơn vị: %)

Nghành

1990

1995

2000

2003

2005

Trồng trọt

79,3

78,1

78,2

75,4

73,5

Chăn nuôi

17,9

18,9

19,3

22,2

24,7

Dịch vụ nông nghiệp

2,8

3,0

2,5

2,2

1,8

a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo nghành giai đoạn 1990 – 2005.

b. Nhận xét.

---------------Hết----------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Phần trắc nghiệm( 3 điểm).

Câu 1: (2 điểm): Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm

1

2

3

4

A

B

A

C

Câu 2: ( 1 điểm): Học sinh điền đúng như sau:

(1): vòng cung (2): mùa đông lạnh (3): núi cao (4): ít lạnh hơn

II. Phần tự luận( 7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

( 3,0 điểm)

Cơ cấu lao động theo ngành của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực:

+ Tỉ lệ lao động trong ngành nông- lâm- thủy sản đang có xu hướng giảm (dc)

+ Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng (dc)

- Tuy nhiên sự chuyển dịch đó còn chậm, tỉ lệ lao động trong ngành nông- lâm- thủy sản vẫn còn cao.

*Nguyên nhân:

- Do tác động của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa

- Do nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, phần lớn dân cư sống ở nông thôn với hoạt động kinh tế nông- lâm- thủy sản là chủ yếu, trình độ cơ giới hóa chưa cao.

0,5

1,0

0,5

0,5

0,5

Câu 2

( 4,0 điểm)

a. Vẽ biểu đồ:

- Vẽ biểu đồ miền

- Cách vẽ khoa học.

- Vẽ đẹp, chú giải hợp lí.

b. Nhận xét:

- Cơ cấu giá trị sản xuất có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần tỉ trọng của nghành trồng trọt, tăng dần tỉ trọng của nghành chăn nuôi, tuy còn chậm.

- Tỉ trọng của nghành trồng trọt giảm từ 79,3% năm 1990 còn 73,5% năm 2005. Tỉ trọng nghành chăn nuôi tăng tương ứng từ 17,9% lên 24,7%.

- Tỉ trọng nghành dịch vụ tương ứng 2,8% còn 1,8%.

1,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

ĐỀ 16

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

I : Trắc nghiệm: (4,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là?

A. Giảm tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ.

B. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.

C. Giảm tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và tăng trỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

D. Giảm tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỉ trọng ngành công nghiêp-xây dựng, dịch vụ.

Câu 2. Trong số các vùng sau, vùng nào có mật độ dân số thấp nhất?

A. Đồng bằng Sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Miền Trung.

Câu 3. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh là do?

A. Quy mô dân số lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.

B. Chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình của nhà nước.

C. Số người nước ngoài đến nước ta nhập cư ngày càng đông.

D. Số khách du lịch đến nước ta ngày càng nhiều.

Câu 4. Trong giá trị cơ cấu xuất khẩu nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất thuộc nhóm hàng?

A. Hàng máy móc và thiết bị.

B. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

C. Hàng nông, lâm, thủy sản.

D. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.

Câu 5. Các tỉnh, thành phố nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. B. Hà Tĩnh, Quảng Bình.

C. Thanh Hóa, Nghệ An. D. Quảng nam, Đà Nẵng.

Câu 6. Cây công nghiệp lâu năm: Cao su, hồ tiêu và điều trồng nhiều nhất ở vùng?

A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 7: Ý nào sau đây không thuộc mặt mạnh của nguồn lao động nước ta?

A. Tỉ lệ lao động có trình độ chuyên cao đông đảo .

B. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

C. Lực lượng lao động dồi dào.

D. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao.

Câu 8: Tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là:

A. Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh. B. Hà Nội, Hải Dương, Hạ Long (Quảng Ninh).

C. Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh). D. Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

II : Tự luận: (6,0 điểm)

Câu 1:(3,0 điểm). Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hôi của vùng ?

Câu 2: (3,0 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau: Đơn vị : %

Năm

Tiêu chí

1995

1998

2000

2002

Dân số

100

103.5

105.6

108.2

Sản lượng lương thực

100

117.7

128.6

131.1

Bình quân lương thực

100

113.8

121.8

121.2

a. Hãy vẽ biểu đồ đường biểu hiện mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của ĐBSH?

b. Qua biểu đồ phân tích ảnh hưởng của việc giảm dân số tới bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH?

ĐÁP ÁN

Câu

ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM

BIỂU ĐIỂM

I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

B

A

C

D

B

A

C

(Mỗi câu đúng được 0,5 đ)

4,0 điểm

II. Tự luận.

6,0 điểm

1

(3,0 đ)

a) Thuận lợi:
* Vị trí lãnh thổ cuả vùng Bắc Trung Bộ đưọc coi là cầu nối của các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam đất nước
Phía tây và giáp Lào, phía đông là vùng biển giàu tiềm năng, đặc điểm vị trí giúp cho vùng mở rộng quan hệ với các vùng trong nước, với Lào, đa dạng các ngành kinh tế biển 
* Tài nguyên thiên nhiên 
- Khoáng sản phong phú: quặng sắt, thiếc, đá vôi...
- Đất đai: dải đất ven biển cho phép sản xuất lương thực, thực phẩm, vùng đồi đất feralit thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp 
- Rừng khá phong phú, tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng cao 
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng giàu tiềm năng, bãi cá tôm, cảng biển, nghề làm muối...
b) Khó khăn 
- Vùng nằm trong khu vực có nhiều thiên tai thường xảy ra như bão, lũ, hạn hán, cát lấn, gió lào 
- Địa hình có độ dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp 

1,0 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,5 đ

0,5 đ

2

(3,0 đ)

a.Vẽ biểu đồ đúng, đủ, đẹp (2 điểm)

b. Nhận xét (1điểm) Ảnh hưởng của việc giảm gia tăng dân số tới BQLT/người ở ĐBSH:

Biểu đồ tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực, bình quân

Lương thực theo đầu ngýời ở Đồng bằng sông Hồng qua các năm 1995 - 2002

1995

1998

2000

2002

Năm

%

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

100

105

110

115

120

125

130

135

-

117.7

128.6

131.1

113.8

121.8

121.2

103.5

105.6

108.2

-

Bình quân lương

thực theo đầu ngýời

Sản lương lương thực

Tăng dân số

95

+ Giảm gia tăng dân số sẽ giảm sức ép đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH góp phần tăng được sản lượng lương thực

+ Giảm gia tăng dân số góp phần nâng cao bình quân lương thục theo đầu người

0,5 đ

0,5 đ

ĐỀ 17

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

A-TRẮC NGHIỆM (4đ)

I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng nhất.(1đ)

1. Vùng Ttrung du và miền núi Bắc Bộ có:

A – 11 Tỉnh. B – 13 Tỉnh. C - 15 Tỉnh. D - 16 Ttỉnh.

2. Đông Bắc là vùng chủ yếu có dạng địa hình là:

A – Núi cao. B – Núi thấp.

C – Đồng bằng. D – Bờ biển.

3. Than đá phân bố chủ yếu ở vùng:

A – Đông Bắc. B- Tây Bắc.

C – Bắc Trung Bộ. D – Nam Trung Bộ.

4. Thế mạnh kinh tế của vùng Tây Bắc là :

A – Trồng lúa. B – Nuôi gà.

C - Trồng hoa. D – Phát triển thuỷ điện.

II. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống(1đ)

( cao, địa bàn, thấp, kinh, mường, thái, dao,trung bình)

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là..................cư trú của các dân tộc:…………… Dân cư có mức sống……….so với …………….của cả nước.

III. Hãy viết chữ s vào ô trống của câu sai và đ vào ô trống của câu đúng.(1đ)

1. Vùng Trung du có đồi xen kẽ với cánh đồng

2. Vùng Tây Bắc có khí hậu hàn đới

3. Vùng Tây Bắc chủ yếu là núi Trung bình

4. Dân số của Đông Bắc nhiều hơn Tây Bắc

IV.Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp?(1đ)

Cột A

Cột B

1/ Sông Hồng có giá Trị về.

2/ Khí hậu ở đồng bằng Sông Hồng thích hợp trồng cây

3/Tài nguyên đất ở đồng bằng sông Hồng có các loại đất

4/ Đất phù sa sông Hồng thuận lợi cho

a/ Thâm canh lúa nước

b/ Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới

c/ Phù sa, feralit, đất xám

d/ Thuỷ sản, sinh hoạt, sản xuất

B. TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư của vùng Bắc Trung Bộ (2đ)

Câu 2 : Chứng minh rằng vùng đồng bằng Sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ? (2đ)

Câu 3 : Dựa vào bảng số liệu hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số và sản lượng lương thực ở đồng bằng Sông Hồng, nêu nhận xét? đơn vị tính % (2đ)

Năm

1995

1998

2000

2002

Dân số

100,0

103,5

105,6

108,2

Sản lượng lương thực

100,0

117,7

128,6

131,1

ĐÁP ÁN ĐỊA LÍ 9 HỌC KÌ I

A. Trắc Nghiệm(4đ)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm

I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng nhất.

1 – C 2 – B 3 – A 4 – D

II. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống:

1 – Địa bàn 2 – Kinh, mường, thái , dao 3 – thấp 4 Trung bình

III. Hãy viết chữ s vào ô trống của câu sai và đ vào ô trống của câu đúng.

1 – Đ 2 – S 3 – S 4 – Đ

IV. Hãy  nối các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp.

1- d

2- b

3- c

4- a

B. Tự luận( 6đ)

Câu 1: Đặc điểm dân cư vùng Bắc Trung Bộ:

-Vùng Bắc Trung Bộ có số dân 10.3 triệu người (chiếm 12.9 % dân số cả nước, năm 2002)(0.5đ)

- Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc.(0.5đ)

Có sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của vùng: phía Đông chủ yếu là địa bàn cư trú của người kinh, còn phía Tây lại là địa bàn cư trú của các dân tọc ít người (1đ)

Câu 2:

Đồng bằng Sông Hồng có tiềm năng du lịch phong phú:(0.5đ)

 - có nhiều cảnh đẹp: chùa Hương, Tam Cốc Bích động, chùa Bái Đính...(0.25đ)

 - có các vườn quốc gia: Cúc phương, Xuân thủy, Ba vì...(0.25đ)

- có các di tích lịch sử: lăng Bác Hồ, cố đô Hoa Lư...(0.25đ)

- có nhiều bãi tắm đẹp: Đồ sơn, đảo Cát Bà (0.25đ)

Với những tiềm năng du lịch nêu trên tạo rất nhiều thuận lợi trong phát triển du lịch ở Đồng bằng Sông Hồng(0.5đ)

Câu 3:

- học sinh vẽ biểu đồ dạng đường biểu diễn:

 + chia đúng tỉ lệ, vẽ được trục tung và trục hoành (1đ)

 + vẽ đúng đường biểu diễn (0.5đ)

 + Đặt tên , ghi chú thích cho biểu đồ(0.5đ)

ĐỀ 18

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng: (1điểm)

1. Điều kiện để công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển mạnh là

a. nguồn thủy năng và than đá phong phú b. là nghề truyền thống

c. cơ sở vật chất kỹ thuật đầu tư hiện đại d. gần đồng bằng sông Hồng

2. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ dẫn đầu cả nước về

a. đàn bò b. đàn lợn

c. đàn trâu d. đàn gia cầm

3. Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng trên sông

a. sông Hồng b. sông Đà

c. sông Lô d. sông Gâm

4. Danh lam thắng cảnh nổi tiếng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới

a. hồ Ba Bể b. Sa Pa

c. Vịnh Hạ Long d. Tam Đảo

Câu 2: Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp (1điểm)

Di tích lịch sử (A)

Phân bố(B)

Nối ý cột(A) với ý cột (B)

1. Hang Pắc Pó

a. Cao Bằng

1 +

2. Đền Hùng

b. Hà Giang

2 +

3. Chiến khu Tân Trào

c. Thái Nguyên

3 +

4. Cột cờ Lũng Cú

d. Tuyên Quang

4 +

e. Phú Thọ

Câu 3: Dựa vào các cụm từ trong ngoặc ( cần cù, Cố đô Huế, ngoại xâm, phố cổ Hội An, dân tộc ), hãy điền vào chỗ chấm (…) sao cho phù hợp về đặc điểm dân cư xã hội của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ là địa bàn cư trú của 25 ………………………... Người dân có truyền thống lao động ……………………………, dũng cảm, giàu nghị lực trong đấu tranh với thiên tai và chống ………………………. Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa. ……………………….. là di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận.

II / Tự Luận : (7 điểm )

Câu 1. Sông Hồng có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển nông nghiệp và đời sống của người dân vùng Đồng bằng sông Hồng ? (1 điểm)

Câu 2. Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam, kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam ? (1 điểm)

Câu 3. Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng? (2 điểm)

Câu 4: Dựa vào bảng số liệu sau:

Cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng (đơn vị %)

Các ngành

1995

2002

Nông-lâm ngư nghiệp

30.7%

20.1%

Công nghiệp-xây dựng

26.6%

36%

Dịch vụ

42.7%

43.9%

a. Hãy vẽ biểu đồ hình tròn về cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng ? (2điểm)

b. Rút ra nhận xét ? (1 điểm)

(Học sinh được sử dụng Át lát địa lí Việt Nam- nhà xuất bản giáo dục)

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

I.Trắc nghiêm: (3 điểm)

* Mỗi ý đúng: 0,25đ

Câu

1

2

3

4

Câu 1

a

c

B

c

Câu 2

a

e

D

b

Câu 3

Dân tộc, cần cù, ngoại xâm, cố đô Huế

II.Tự Luận

Nội dung

Điểm

Câu 1: Ý nghĩa sông Hồng đối với:

* Sản xuất nông nghiệp:

- Cung cấp phù sa và nước tưới cho cây trồng

- Là địa bàn để đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản

* Đời sống: đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn minh cổ xưa, từ xa xưa người dân tập trung đông đúc dọc theo 2 bên bờ sông

Câu 2: Tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam:

- Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế

Câu 3: Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng:

* Thuận lợi: - Khoáng sản tương đối nhiều về số lượng : thiếc, sắt, ti tan…

- Rừng khá phong phú diện tích che phủ

- Du lịch: nhiều bãi tắm đẹp Lăng Cô, Sầm Sơn, Cửa Lò…

- Biển: đường bờ biển dài, vùng biển rộng giàu thủy sản…

* Khó khăn: Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ, hạn hán, gió tây khô nóng, cát bay…

Câu 3. Vẽ biểu đồ

*Yêu cầu:

- Vẽ đúng, chính xác, đẹp

- Có tên biểu đồ

- Có chú thích

*Nhận xét :

- Giảm tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ, đặc biệt tăng tỷ trọng công nghiệp

- Phản ánh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ.

0.25đ

0.25đ

0.5đ

0.5đ

0.25đ

0.5đ

0.25đ

0.5đ

1.5đ

0.25đ

0.25đ

0.5đ

0.5đ

ĐỀ 19

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng: (1 điểm)

1. Ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

a. khai khoáng, năng lượng b. khai khoáng, cơ khí

c. hóa chất, vật liệu xây dựng d. luyện kim, thủy điện

2. So với cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ dẫn dầu về diện tích và sản lượng cây

a. cà phê b. cao su

c. chè d. lúa

3. Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới thuộc tỉnh

a. Quảng Ninh b. Quảng Nam

c. Quảng Ngãi d. Quảng Bình

4. Cây hồi là loại cây dược liệu quý hiếm rất có giá trị phân bố chủ yếu ở tỉnh

a. Quảng Ninh b. Lai Châu

c. Phú Thọ d. Lạng Sơn

Câu 2: Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp

Danh lam thắng cảnh (A)

Phân bố (B)

Nối cột(A) với cột (B)

1. Sa Pa

a. Lào Cai

1 +

2. Hồ Ba Bể

b. Quảng Ninh

2 +

3. Vịnh Hạ Long

c. Tuyên Quang

3 +

4. Tam Đảo

d. Vĩnh Phúc

4 +

e. Bắc Kạn

Câu 3: Dựa vào các cụm từ trong ngoặc (thiên tai, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, kiên cường, bảo vệ Tổ quốc), hãy điền vào chỗ chấm (...) sao cho phù hợp về đặc điểm dân cư, xã hội của vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ:

Người dân ở đây có đức tính cần cù lao động, …………………….đấu tranh chống ngoại xâm, ……………………………, giàu kinh nghiệm trong phòng chống ………………………. và khai thác vùng nước rộng lớn trên biển Đông. Vùng có nhiều di tích văn hóa lịch sử. Trong đó, …………………………. và thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

II / Tự Luận : (7 điểm )

Câu 1. Sản xuất lương thực ở vùng Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? (1 điểm)

Câu 2. Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam, kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam ? (1 điểm)

Câu 3. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào? (2 điểm)

Câu 4. Dựa vào bảng số liệu sau:

Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực

theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%)

Năm

Tiêu chí (%)

1995

1998

2000

2002

Dân số

100,0

103,5

105,6

108,2

Sản lượng lương thực

100,0

117,7

128,6

131,1

Bình quân lương thực theo đầu người

100,0

113,8

121,8

121,2

a) Hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng. (2 điểm)

b) Dựa vào biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét về tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng. (1điểm)

(Học sinh được sử dụng Át lát địa lí Việt Nam- nhà xuất bản giáo dục)

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

I.Trắc nghiêm: (3 điểm)

* Mỗi ý đúng: 0,25đ

Câu

1

2

3

4

Câu 1

a

c

a

d

Câu 2

a

e

b

d

Câu 3

kiên cường, bảo vệ Tổ quốc, thiên tai, phố cổ Hội An

II.Tự Luận

Nội dung

Điểm

Câu 1: Tầm quan trọng của SXLT ở Đồng bằng sông Hồng

- Cung cấp lương thực cho nhân dân

- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống

- Tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

- Góp phần đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH kinh tế xã hội của vùng

Câu 2: Tên các tỉnh, thành phố trực thuộc vùng Duyên hải Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam:

- Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

Câu 3: Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển:

- Nghề cá: đánh bắt cá ở các ngư trường lớn (ví dụ), có nhiều vũng, vịnh, đảo để nuôi trồng thủy hải sản

- Du lịch biển: nhiều bãi biển đẹp: Mỹ Khê, Vân Phong, Mũi Né và trung tâm du lịch biển nổi tiếng: Đà Nẵng, Nha Trang

- Dịch vụ hàng hải: thuận lợi xây dựng cảng nước sâu, có nhiều cảng tổng hợp: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang..

- Làm muối: Cà Ná, Sa Huỳnh, chế biến hải sản (nước mắm), khai thác dầu khí

Câu 3. Vẽ biểu đồ

* Yêu cầu:

- Vẽ đúng, chính xác, đẹp

- Có tên biểu đồ

- Có chú thích

*Nhận xét :

+ Thời kì 1990-2011 cả diện tích năng suất, sản lượng lúa đều tăng (dẫn chứng)

+ Tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng, năng suất lúa không đều: tăng nhanh nhất là sản lượng lúa, diện tích tăng chậm

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

1.5đ

0.25đ

0.25đ

0.5đ

0.5đ

ĐỀ 20

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

Câu 1 (3,00 điểm):

Cho bảng số liệu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây ở nước ta (đơn vị: nghìn ha)

Các nhóm cây

Năm 1990

Năm 2012

Tổng số

Cây lương thực

Cây công nghiệp

Cây ăn quả, cây khác

9040,0

6474,6

1199,3

1366,1

14526,6

8918,9

2952,7

2655,0

a) Lập bảng số liệu thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây.

b) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây năm 1990 và 2012.

Câu 2 (2,0 điểm):

Phân tích các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.

Câu 2 (2,0 điểm):

Phân tích những điều kiện tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế biển miền Trung (Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ).

Câu 4 (3,0 điểm):

Phân tích những thuận lợi của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhên (địa hình; khí hậu; sông ngòi; đất; khoáng sản; rừng) đối với phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

1

3,0

a) Bảng thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (đơn vị: %)

Các nhóm cây

Năm 1990

Năm 2012

Cây lương thực

71,6

61,4

Cây công nghiệp

13,3

20,3

Cây ăn quả, cây khác

15,1

18,3

Tổng số

100

100

1,0

b) Vẽ biểu đồ:

- Vẽ biểu đồ hình tròn (vẽ biểu đồ khác không cho điểm).

Yêu cầu: vẽ hai hình tròn, chính xác tỉ lệ, bán kính, ghi % trong biểu đồ, tên biểu đồ, chú thích, sạch đẹp.

(Thiếu một trong những yêu cầu nói trên mỗi lỗi trừ 0,5đ).

2,0

2

2,0

- Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiện sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện.

- Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

- Thị trường trong và ngoài nước: ngày càng mở rộng.

0,5

0,5

0,5

0,5

3

2,0

- Khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản: có đường bờ biển dài, nhiều đầm phá, ngư trường lớn, khí hậu thuận lợi.

- Giao thông vận tải biển: có nhiều vịnh để xây cảng, gần đường hàng hải quốc tế.

- Sản xuất muối: độ mặn của nước biển và số giờ nắng trong năm cao.

- Du lịch biển đảo: có nhiều bãi tắm đẹp, đảo đẹp.

(HS nêu được các ngành kinh tế biển thì được 50% số điểm)

0,5

0,5

0,5

0,5

4

3,00

- Địa hình: gồm nhiều cao nguyên Bazan xếp tầng → Trồng cây công nghiệp, trồng rừng, du lịch.

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, phân hóa theo độ cao → Trồng cây công nghiệp, du lịch.

- Sông ngòi: nơi bắt nguồn của nhiều sông có độ dốc lớn → Phát triển thủy điện.

- Đất: đất bazan diện tích lớn nhất cả nước → Trồng cây công nghiệp.

- Khoáng sản: bôxit trữ lượng lớn→ Phát triển công nghiệp khai khoáng.

- Rừng: còn khá nhiều → Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản.

(Tùy theo hướng làm của học sinh có ý đúng thì ghi điểm sao cho phù hợp)

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5