Đề thi thử tốt nghiệp thpt 2022 môn gdcd có đáp án lời giải chi tiết (đề 4)

Đề thi thử tốt nghiệp thpt 2022 môn gdcd có đáp án lời giải chi tiết (đề 4)

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi thử tốt nghiệp thpt 2022 môn gdcd có đáp án lời giải chi tiết (đề 4)

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Thuvienhoclieu.Com

ĐỀ 4

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

NĂM 2022

MÔN GDCD

Câu 1(NB): Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là

A. pháp luật. B. thỏa thuận C. hương tước. D. quy định.

Câu 2(VD): Anh A cùng chị B, anh C cùng chị D đã đến Ủy ban nhân dân phường X làm thủ tục đăng kí tết hôn. Xác định anh C và chị D đều chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định nên anh M cán bộ phường, chỉ làm thủ tục đăng kí kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho anh A và chị B. Điều này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật ?

A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

C. Tính áp đặt cưỡng chế. D. Tính đề cao quyền lực cá nhân.

Câu 3(NB): Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật. D. Phổ biến quy chế.

Câu 4(NB): Công dân có hành vi không chấp hành các quy định của pháp luật về giãn cách xã hội là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?

A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.

C.Thi hành pháp luật. D. Thực hiện quy chế.

Câu 5(NB): Khi tham gia vào các quan hệ xã hội công dân đều xử sự phù hợp với quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây ?

A. Giáo dục pháp luật. B. Phổ biến pháp luật.

C.Thực hiện pháp luật. D. Ban hành pháp luật.

Câu 6(TH): :Doanh nghiệp của ông Q ký được hợp đồng thu mua sản phẩm cho một công ty nước ngoài, dù đã bị xử phạt hành chính vì làm hàng giả nhưng do hám lợi nên ông Q vẫn tiếp tục chỉ đạo nhân viên của mình làm hàng giả với số lượng lớn để giao cho khách. Hành vi của ông Q phải chịu những trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hành chính và hình sự. B. Hình sự và kỉ luật.

C. Hình sự và dân sự. D. Dân sự và hành chính.

Câu 7(TH): Sau khi tốt nghiệp đại học, chị A dành toàn bộ thời gian trau dồi các kĩ năng mềm cho bản thân. Khi bài viết ngợi ca những thanh niên đã tình nguyện tham gia thử nghiệm vắc-xin phòng COVID - 19 của chị A đăng trên mạng xã hội được dư luận đánh giá cao, một tòa soạn đã mời chị làm cộng tác viên nhung chị từ chối. Chị A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 8(VD): Trong những văn bản sau, văn bản nào không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?

A. Quyết định. B. Thông tư. C. Quy chế. D. Nghị quyết.

Câu 9 (VDC): Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị A và chị B, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ số rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A và chị B đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, chị A và chị B lấy xe máy Honda SH của chị N để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?

A. Chị A, chị B và chồng chị N. B. Chị N, chị A và chị B.

C. Chị A và chị D. D. Vợ chồng chị N, chị A và chị B.

Câu 10(NB): Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định mọi công dân đều bình đẳng trước

A.xã hội. B. cộng đồng. C. nhà nước. D. pháp luật.

Câu 11(NB): Theo quy định của pháp luật, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn

A. tài sản công. B. nơi cư trú. C. địa giới hành chính. D. giới tính thai nhi.

Câu 12(NB): Người sử dụng lao động không bố trí nhân viên nữ đảm nhiệm công việc nặng nhọc, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con là thực hiện quyền bình đẳng giữa

A. người sản xuất và người kinh doanh. B. lao động nam và lao động nữ.

C. nhà nước và doanh nghiệp. D. chính quyền và nhân dân.

Câu 13(NB): Bình đẳng trong kinh doanh được thể hiện thông qua việc các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều phải

A. tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường. B. cân bằng quan hệ cung - cầu.

C. đồng loạt duy trì chế độ một giá. D. chấm dứt phân hóa giàu - nghèo.

Câu 14 (VDC): Chị B và chị C cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì chị B thiếu bằng chuyên ngành nên đã nhờ bố chị là ông V giúp đỡ. Sau khi nhận 100 triệu đồng của ông V, ông D lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền đã cấp phép kinh doanh cho chị B đồng thời từ chối hồ sơ của chị C, Bức xúc, chị C thuê ông X làm nghề tự do tung tin chị B chuyên cung cấp thuốc giả khiển lượng khách hàng của chị B giảm sút. Những ai sau đây vì phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Chị B, ông D và ông X. B. Chị B và ông D.

C. Chị B, ông D và chị C. D. Ông D và ông V.

Câu 15(NB): Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó

A. nằm trong vùng ảnh hưởng của thiên tai.

B. thiếu chứng nhận quyền sử dụng đất.

C. có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

D. thuộc địa bàn cần phải quy hoạch.

Câu 16(TH): Theo quy định của pháp luật, hành vi vu khống để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. hộ tịch cá nhân. B. tính mạng, thân thể.

C. danh dự, nhân phẩm. D. lí lịch tư pháp.

Câu 17(VD): Theo quy định của pháp luật, việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện khi có quyết định của

A. người làm dịch vụ chuyển phát. B. đại diện của chính quyền địa phương.

C. đối tượng có hộ chiếu công vụ. D. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 18(NB): Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong

A .hiến pháp. B. hiến pháp và luật.

C. các quy định của Nhà nước. D. các văn bản do nhà nước soạn thảo.

Câu 19(NB): Quyền quan trọng nhất đối với mỗi công dân là quyền

A.bất khả xâm phạm về thân thể. B.tự do ngôn luận.

C.tự do ngôn luận. D.tự do cư trú, đi lại.

Câu 20(NB): Việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người

A.bị nghi ngờ là kẻ xấu đang ở đó. B.phạm tội đang lẫn trốn ở đó.

C.bị try nã từng ở đó. D.đang đánh bạc ở đó.

Câu 21(TH): Trường hợp nào sau đây không phải ai cũng có quyền bắt ?

A. Người đang bị truy nã.

B. Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.

C. Người bị phát hiện ngay sau khi thực hiện tội phạm.

D. Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm.

Câu 22 (VD): Trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan trường học, địa phương mình cũng là cách thể hiện quyền tự do

A.thảo luận. B. góp ý. C. ngôn luận. D. tranh luận.

Câu 23(VDC): Gia đình ông D và gia đình ông Q cùng là hàng xóm của vợ chồng anh M, chị H. Vì muốn chiếm đoạt số tiền 500 triệu đồng được ông Q cho vợ chồng chị vay, chị H cố tình tránh mặt ông. Do đó, ông Q thuê ông D bắt giam và bỏ đói chị H trong nhà kho suốt hai ngày nhằm uy hiếp, ép anh M phải trả nợ. Sau khi được giải thoát, chị H nảy sinh ý định bắt cóc con ông D, còn anh M đã bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà ông Q để trả thù . Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ?

A. Ông Q và ông D. B. Ông Q, ông D và chị H.

C. Ông Q và anh M. D. Ông Q, ông D và anh M.

Câu 24 (NB): Theo quy định của pháp luật, quyền sáng tạo của công dân được hiểu là quyền của mỗi công dân được tự do

A. đưa ra các phát minh, sáng chế. B. sưu tầm tài liệu tham khảo.

C. bày tỏ mọi quan điểm cá nhân. D. bảo mật mọi phong tục, tập quán.

Câu 25(NB): Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp đặc biệt, người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được

A. miễn trừ trách nhiệm pháp lí. B. học rút ngắn thời gian.

C. hưởng mọi đặc quyền đặc lợi. D. nhận trợ cấp định kì.

Câu 26(NB): Công dân vi phạm quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây ?

A. Trích nguồn tài liệu tham khảo. B. Thiết kế logo sản phẩm.

C. Sao chép nhãn hiệu độc quyền. D. Thống kê tài sản cá nhân.

Câu 27(TH): Trường Trung học phổ thông X đã tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh toàn trường. Học sinh Trường X được bảo đảm thực hiện quyền nào sau đây?

A. Chuyển giao công nghệ B. Lựa chọn việc làm.

C. Được phát triển. D. Tự phán quyết.

Câu 28(TH): Khi viết hộ phiếu bầu cho người không thể tự mình viết được thì phiếu bầu của cử tri được viết hộ phải đảm bảo

A.phổ thông. B. bình đẳng. C. trực tiếp D. bí mật.

Câu 29(TH): Trong hội nghị tổng kết cuối năm, một số người dân xã S đã yêu cầu kế toán xã giải trình về khoản thu, chi quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”. Người dân xã S đã thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội theo cơ chế nào dưới đây ?

A. Dân giám sát và kiểm tra. B. Dân hiểu và đồng tình.

C. Dân thảo luận và góp ý kiến. D. Dân bàn và quyết định.

Câu 30(VD): Sau ngày bầu cử Hội đồng nhân dân, bạn H là học sinh lớp 12A hãnh diện khoe: “ Tớ không chỉ có một phiếu bầu đâu nhé. Cả ba và mẹ tớ đều tín nhiệm cao, giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn. Việc bỏ phiếu thay của bạn H đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử ?

A.Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín.

Câu 31(VDC): Anh A là chi cục trưởng, các anh B, C là kiểm lâm viên cùng công tác tại Chi Cục kiểm lâm X. Anh B phát hiện anh A cho ông M khai thác khối lượng lớn gỗ quý trong rừng để trục lợi nên anh B đã tống tiền ông M, Biết chuyện, anh A yêu cầu anh C tạo tình huống vu khống anh B mắc lỗi nghiêm trọng để dựa vào đó, anh A thực hiện quy trình kỉ luật và kí quyết định buộc thôi việc đối với anh B. Vốn có mâu thuẫn cá nhân nên khi bắt gặp chị Q, một người dân trong vùng đồng thời là người yêu của anh B vào rừng hái lá thuốc, anh C đã lập biệt bản và kí quyết định buộc chị Q phải nộp phạt 300 nghìn đồng. Sau đó, chứng kiến chị Q ném chất bẩn vào phòng của mình, anh C đã đánh chị gãy chân. Hành vi của những ai sau đây có thể vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?

A. Anh A, anh C và anh B. B. Anh A và anh C.

C. Anh A, anh B và ông M. D. Anh A vì chị Q.

Câu 32 (NB): Một trong những nội dung thuộc quyền học tập của công dân là

A. được bồi dưỡng để phát triển tài năng. B. phổ biến các công trình khoa học.

C. học không hạn chế. D. bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 33(NB): Quyền nào sau đây thuộc về quyền sáng tạo của công dân ?

A.Tự do nghiên cứu khoa học.

B.Tự do học tập suốt đời.

C. Được khuyến khích để phát triển tài năng.

D. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.

Câu 34(TH): N là một thanh niên tật nguyền, anh đã mày mò chế tạo một cái máy lựa đậu phộng nhằm giúp cho mẹ đỡ khổ. Trường hợp này N đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân ?

A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Tham vấn. D. Phát triển.

Câu 35(VD): Lãnh đạo thành phố K đã chỉ đạo lắp đặt hệ thống phần mềm quản lý giao thông để phục vụ người dân. Lãnh đạo thành phố K đã tạo điều kiện để người dân hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào sau đây ?

A.Thay đổi kiến trúc thượng tầng. B. Bảo trợ hoạt động truyền thông.

C. Đồng bộ nâng cấp hạ tầng cơ sở. D. Được cung cấp thông tin.

Câu 36(NB): Công dân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tiến hành các hoạt động kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về

A.lao động công vụ. B. phát triển kinh tế.

C. quan hệ xã hội. D. bảo vệ môi trường.

Câu 37: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?

A. Sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động.

B. Sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động.

C. Sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất.

D. Sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động.

Câu 38(TH): Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi

A. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.

B. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.

C.Thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.

D. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

Câu 39(NB): : Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào dưới đây?

A. Quy luật cạnh tranh. B. Quy luật kinh tế

C. Quy luật cung - cầu. D. Quy luật giá trị

Câu 40(TH): Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh ?

A.Góp phần ổn định thị trường hàng hóa.

B.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế.

C.Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động.

D.khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

A

11

B

21

D

31

B

2

A

12

B

22

C

32

C

3

C

13

A

23

A

33

A

4

A

14

B

24

A

34

B

5

C

15

C

25

B

35

D

6

A

16

C

26

C

36

B

7

A

17

D

27

C

37

B

8

C

18

B

28

D

38

D

9

B

19

A

29

A

39

D

10

D

20

B

30

C

40

C

LỜI GIẢI

Câu 1: A ( KN pháp luật)

Câu 2: A (Đây là đặc trưng thứ nhất của pháp luật. Luật Hôn nhân và gia đình quy định các điều kiện kết hôn giữa nam và nữ phải đạt độ tuổi nhất định, tự nguyện kết hôn, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn. Các đk này áp dụng cho tất cả mọi người. Vi phạm một trong các điều kiện này là kết hôn trái PL. Do vậy ở đây anh C và chị D chưa đủ tuổi kết hôn.)

Câu 3: C ( Các hình thức thực hiện PL).

Câu 4: A ( Các hình thức thực hiện PL).

Câu 5: C (KN thực hiện PL)

Câu 6: A ( Trách nhiệm pháp lý bị xử phạt hành chính vì ông Q làm hàng giả. Ông Q tiếp tục làm hàng giả với số lượng lớn nên tăng nặng hình phạt: trách nhiệm hình sự).

Câu 7:A ( Chị A sử dụng PL làm những gì mà PL cho phép làm)

Câu 8: C ( Vì quy chế không thuộc hệ thống văn bản quy phạm PL)

Câu 9: B ( Dấu hiệu vi phạm PL hình sự của chị N là lừa đảo chiếm đoạt tài sản 500 triệu đồng của A và B. Chị A và B xâm phạm chỗ ở, đập phá, cướp tài sản, hành hung gây thương tích con chị N => A và B vi phạm PL hình sự)

Câu 10: D.( Vì HP là luật cơ bản của Nhà nước)

Câu 11: B ( Mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng )

Câu 12: B (Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ)

Câu 13: A (Nội dung thứ năm của quyền bình đẳng trong kinh doanh)

Câu 14: B (Vì B thiếu bằng chuyên ngành nhưng vẫn được cấp phép kinh doanh, còn D nhận hối lộ và không cấp phép kinh doanh cho C)

Câu 15: C ( Những trường hợp PL quy định cho việc khám xét chỗ ở của người khác)

Câu 16: C ( Những hành vi bịa đặt, vu khống, nói xấu, tung tin xấu…xúc phạm DD, NP)

Câu 17: D (Kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác phải do cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết)

Câu 18: B ( Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước và công dân )

Câu 19: A ( Điều 20 HP 2013 )

Câu 20: B (Những trường hợp PL quy định cho việc khám xét chỗ ở của người khác)

Câu 21: D (Dấu hiệu nghi ngờ thì không được quyền bắt người)

Câu 23: A (Dấu hiệu vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân: Ông Q thuê ông D bắt giam và bỏ đói chị H)

Câu 24: A (Khái niệm quyền sáng tạo)

Câu 25: B (Nội dung quyền học tập của công dân).

Câu 26: C (Vi phạm quyền sáng tạo của công dân : Sao chép, ăn cắp bản quyền, nhãn mác độc quyền, quyền tác giả…)

Câu 27: C ( Quyền được phát triển tài năng ).

Câu 28: D ( Theo nguyên tắc bầu cử )

Câu 29: A ( Cơ chế: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra )

Câu 30: C (Vì H đã trực tiếp bỏ phiếu bầu cử cho cả Ba và Mẹ H)

Câu 31: B ( A bị khiếu nại về QĐ hành chính kỷ luật buộc B thôi việc. A bị tố cáo vì A là cán bộ kiểm lâm nhưng cho M khai thác gỗ quý nhằm trục lợi và A vu khống B; C bị khiếu nại về ký QĐ hành chính buộc Q phải nộp phạt 300 nghìn đồng. C bị tố cáo về tội vu khống B và đánh Q gãy chân)

Câu 32: C (Nội dung quyền học tập của công dân )

Câu 33: A (Khái niệm quyền sáng tạo)

Câu 34: B (N thực hiện quyền sáng tạo vì chế tạo được máy lựa đậu phộng )

Câu 35: D ( Nội dung quyền phát triển của công dân)

Câu 36: B ( Nội dung cơ bản của PL về phát triển kinh tế quy định về quyền và nghĩa vụ công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh)

Câu 37: B

Câu 38: D

Câu 39: D

Câu 40: C.