Bộ đề thi học kỳ 2 gdcd 10 năm học 2021-2022 có đáp án

Bộ đề thi học kỳ 2 gdcd 10 năm học 2021-2022 có đáp án

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bộ đề thi học kỳ 2 gdcd 10 năm học 2021-2022 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

thuvienhoclieu.com

ĐỀ 1

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II

Môn: GDCD 10

Câu 1: Để mở rộng cơ sở sản xuất, anh A đã mời anh B góp vốn cùng làm với mình. Việc làm của anh A thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Nghĩa vụ. B. Hòa nhập. C. Nhân nghĩa. D. Hợp tác.

Câu 2: Hành động nào dưới đây không phải là sự hợp tác?

A. Sẵn sàng giúp đỡ nhau khi cần thiết. B. Cùng nhau bàn bạc trong công việc.

C. Cùng phối hợp nhịp nhàng với nhau. D. Nhiệm vụ của ai người nấy làm.

Câu 3: L tâm sự với H mình rất thích học môn Hóa, có thể chơi được các loại nhạc cụ, tương lai muốn trở thành một nhạc công. Theo em tâm sự của L thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Ước mơ hoài bảo của L. B. Đánh giá điểm mạnh của bản thân.

C. Tự hoàn thiện bản thân. D. Tự nhận thức về bản thân.

Câu 4: Bác Hồ đã từng bôn ba rất nhiều nơi, song dù ở đâu Bác cũng được nhân dân địa phương từ người già đến trẻ em yêu mến, gần gũi, tin cậy như một người thân trong gia đình. Điều này thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Hòa nhập. B. Nhân nghĩa. C. Hợp tác. D. Nhân ái.

Câu 5: Trên đường đi học về, A phát hiện có một nhóm thanh niên tụ tập tiêm chích ma túy. Nếu em là A, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Khuyên nhóm thanh niên dừng việc đó. B. Quay phim và đưa lên facebook.

C. Báo với cơ quan chức năng. D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

Câu 6: Hôm nay là ngày K phải trực nhật cuối giờ học nhưng cuối buổi học K đã không hoàn thành nhiệm vụ mà ra về. Khi đó thấy rác còn trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Báo cho GVCN hạ hạnh kiểm của K. B. Mặc kệ và thản nhiên ra về.

C. Tự giác nhặt rác, hôm sau sẽ góp ý với K. D. Gọi K lên trường trực nhật lại.

Câu 7: Phải biết vượt lên mọi khó khăn trở ngại, không ngừng học hỏi, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, là thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Tự xác định năng lực bản thân. B. Tự hoàn thiện bản thân.

C. Tự nhận thức về bản thân. D. Tự nhìn nhận, đách giá bản thân.

Câu 8: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tự hoàn thiện bản thân?

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. B. Gần mực thì đen.

C. Con hơn cha nhà có phúc. D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

Câu 9: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sống hòa nhập?

A. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. B. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

C. Chia ngọt sẻ bùi. D. Nhường cơm sẻ áo.

Câu 10: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về hợp tác?

A. Đèn nhà ai, nhà nấy rạng. B. Chỉ hợp tác khi có lợi cho mình.

C. Chỉ hợp tác khi mình yếu, kém. D. Đem lại hiệu quả cao hơn trong công việc.

Câu 11: Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải là chuẩn mực đạo đức nào dưới đây?

A. Nhân phẩm. B. Nhân đạo. C. Nhân văn. D. Nhân nghĩa.

Câu 12: Ở trường, A học yếu môn Tiếng Anh. Kỳ thi học kỳ 2 sắp đến gần, A cảm thấy rất lo lắng vì mình phải đối mặt với nguy cơ có thể ở lại lớp. Nếu em là A, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mang tài liệu vào phòng khi đi thi học kỳ.

B. Ra sức học tập để khắc phục điểm yếu.

C. Tìm cách nhìn bài bạn ngồi bên cạnh khi thi học kỳ.

D. Thôi kệ, mặc cho số phận may rủi.

Câu 13: Tình cảm nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu nước?

A. Tình thương yêu đồng bào, dân tộc. B. Sự hợp tác với nhau.

C. Lòng vị tha, cao thượng. D. Quan tâm đến lợi ích của gia đình.

Câu 14: Là học sinh giỏi của lớp nhưng bạn H sống xa lánh với hầu hết các bạn trong lớp, vì cho rằng mình học giỏi thì chỉ cần chơi với một vài bạn học giỏi là được. Nếu là bạn của H, em sẽ chọn giải pháp nào dưới đây?

A. Khuyên H nên sống hòa nhập với mọi người để được mọi người yêu quý.

B. Không quan tâm đến việc làm của H vì đó là việc riêng của mỗi người.

C. Khuyên H cứ sống theo ý mình miễn vui là được rồi.

D. Khuyên H nên kết bạn với nhiều người học giỏi hơn mình để được giúp đỡ.

Câu 15: Nhà ông A và nhà bà B ở gần nhau, nhà ông A làm nghề giết mổ gia cầm nên thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, bà B nhiều lần nhắc nhở nhưng tình trạng trên vẫn diễn ra vì ông A cho rằng cơ sở của ông đã được cấp giấy phép. Nếu nhà của em ở gần nhà của ông A em chọn cách giải quyết nào dưới đây?

A. Kiến nghị với chính quyền địa phương di dời cơ sở của ông A

B. Kêu gọi mọi người không sử dụng gia cầm của cơ sở ông A

C. Tìm cách phá hoại cơ sở của ông A

D. Không quan tâm vì không phải việc của mình.

Câu 16: Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

B. Tham gia giúp đỡ đồng bào khó khăn.

C. Đề cao dân tộc mình hơn dân tộc khác.

D. Tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh.

Câu 17: A là học sinh lớp 12, mỗi lần đến lớp A chỉ mang một cuốn vở cho tất cả các môn học mà không bao giờ mang sách. Chứng kiến điều đó, B khuyên bạn không nên làm thế. A giải thích rằng mình không mang sách vì mình có trí nhớ rất tốt, học không bao giờ cần sách. Theo em việc làm của A thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Đánh giá quá cao về bản thân.

B. Là người thông minh xuất chúng.

C. Không tôn trọng giáo viên đứng lớp.

D. Đánh giá đúng về bản thân.

Câu 18: Bạn N luôn tự ti vì hoàn cảnh gia đình, nên ít tiếp xúc với các bạn và không tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp. Bạn N đã không thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng. B. Hòa nhập. C. Đoàn kết. D. Hợp tác.

Câu 19: Hành động tìm kiếm và trao trả hài cốt những binh sĩ Mỹ hi sinh trên đất nước ta của nhà nước ta hiện nay là thể hiện điều gì dưới đây?

A. Sự hữu nghị, hợp tác với nhau.

B. Truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta.

C. Tình yêu thương nhân loại.

D. Không cố chấp với người có lỗi lầm.

Câu 20: Bà A định cư ở Mỹ, nhưng hàng năm bà thường về quê hương Việt Nam để ăn tết cổ truyền của dân tộc. Việc làm của bà A thể hiện nội dung nào dưới đây của lòng yêu nước?

A. Sự nhớ thương về quê hương.

B. Lòng tự hào dân tộc.

C. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

D. Tình thương yêu đồng bào, dân tộc.

Câu 21: Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Nhân ái là làm tất cả mọi việc để giúp người khác.

B. Nhân ái là tôn trọng và sẵn sàng hi sinh vì mọi người.

C. Nhân ái là yêu thương con người theo đúng lẽ phải.

D. Nhân ái là tình người trong giao tiếp.

Câu 22: Biết tin đồng bào miền Trung bị lũ lụt và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ông Q dù không khá giả nhưng cũng trích một ít tiền tiết kiệm của mình để ủng hộ và vận động mọi người cùng tham gia. Ông K thấy vậy đã cho rằng ông Q nghèo mà sĩ diện. Nếu là em thì em sẽ chọn giải pháp nào dưới đây?

A. Không quan tâm với những vấn đề trên.

B. Đồng ý với ông Q vì đây là việc làm nhân nghĩa giúp ích cho mọi người.

C. Không đồng ý với việc làm của ông Q vì mình cũng không giàu có.

D. Đồng ý với ông K vì mình khó khăn thì không cần phải giúp người khác.

Câu 23: Để hạn chế bùng nổ dân số, chúng ta cần

A. thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước.

B. nghiêm chỉnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

C. sống chung thủy một vợ một chồng.

D. không kết hôn và sinh con.

Câu 24: Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào dưới đây?

A. 11 tháng 7. B. 1 tháng 2. C. 1 tháng 12. D. 2 tháng 12.

Câu 25: Nhân ngày 27/7, học sinh lớp 10A đến viếng nghĩa trang liệt sỹ ở địa phương. Hoạt động đó thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân đối với cộng đồng?

A. Nhân ái. B. Nhân nghĩa. C. Hòa nhập. D. Hợp tác.

Câu 26: Học sinh trường A tham gia hoạt động quyên góp giúp đỡ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt là biểu hiện nào dưới đây của lòng yêu nước?

A. Tình yêu thương với giống nòi dân tộc.

B. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

C. Truyền thống nhân nghĩa của dân tộc.

D. Tinh thần tương thân tương ái của dân tộc.

Câu 27: Việc làm và biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện lối sống hòa nhập?

A. Thích chỉ huy người khác.

B. Chủ động tham gia mọi hoạt động tập thể.

C. Chỉ kết bạn và làm việc với người cùng sở thích.

D. Tập trung lo tốt việc của mình.

Câu 28: Học xong lớp 12, N thi đỗ vào đại học thì N nhận được lệnh gọi nhập ngũ. Ba mẹ của N đã tìm mọi cách để N không phải nhập ngũ. Nếu em là N em sẽ chọn giải pháp nào dưới đây?

A. Bỏ trốn khỏi đại phương để không phải nhập ngũ.

B. Khuyên ba mẹ không làm việc đó và nghiêm chỉnh chấp hành lệnh gọi.

C. Đồng ý với việc làm của ba mẹ vì sợ tham gia sẽ cực khổ.

D. Không thể tham gia vì phải học đại học.

Câu 29: Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân dân Việt Nam trường tổ chức hoạt động viếng nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương, phát động mỗi lớp cử 10 HS tham gia. Là học sinh của trường em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Tìm lí do để xin được nghỉ không tham gia.

B. Tham gia khi có chỉ định của giáo viên.

C. Tham gia để được tuyên dương.

D. Đăng kí tham gia và vận động bạn bè tham gia.

Câu 30: Bạn A và B chơi thân với nhau một hôm A rủ B tham gia vào trang mạng có nội dung xuyên tạc chống phá Nhà Nước XHCN. Nếu là B em sẽ chọn giải pháp nào dưới đây?

A. Rủ nhiều bạn khác cùng tham gia chung cho vui.

B. Không tham gia cùng với A vì sẽ mất nhiều thời gian.

C. Kiên quyết không tham gia, giải thích A hiểu đó là việc làm trái pháp luật.

D. Cùng A tham gia vào trang mạng đó để nhận được nhiều like trên facebook.

Câu 31: Bùng nổ dân số là

A. sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng.

B. sự gia tăng dân số một cách đột ngột trong một thời gian ngắn.

C. sự gia tăng dân số một cách quá nhanh trong một thời gian ngắn.

D. sự gia tăng dân số trong một thời gian ngắn.

Câu 32: Địa phương em tổ chức họp dân và thống nhất thành lập tổ thanh niên tự quản an ninh của phường, tham gia tuần tra đề phòng trộm cắp... Là thanh niên trong phường nhưng N tìm cách trốn tránh không tham gia. Nếu là em của N em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Khuyên anh N nên tham gia cho có để khỏi bị chê cười.

B. Khuyên cha mẹ xin được nộp tiền để anh N không phải tham gia.

C. Khuyên anh N tự nguyện tham gia vì đó là trách nhiệm của công dân.

D. Đồng ý với anh N không tham gia vì rất nguy hiểm.

Câu 33: Khi gặp những thông tin thất thiệt bôi nhọ lãnh đạo Đảng Nhà nước trên mạng Internet em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không tin, không bình luận, không chia sẻ thông tin ấy.

B. Quyết tâm tìm hiểu để biết rõ sự thật.

C. Mặc kệ vấn đề đó không liên quan đến mình.

D. Chia sẻ thông tin đó với mọi người.

Câu 34: “Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” nội dung này đề cập đến khái niệm nào dưới đây?

A. Suy thoái môi trường B. Ô nhiễm môi trường. C. Sự cố môi trường. D. Biến đổi môi trường.

Câu 35: Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào dưới đây?

A. Dân chủ, bình đẳng, minh bạch. B. Tự do, dân chủ, công khai.

C. Công bằng, dân chủ, kỉ luật. D. Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác.

Câu 36: Hành vi nào dưới đây là tham gia bảo vệ môi trường?

A. Tập kết rác thải đến các bãi đất trống. B. Tái chế các loại chai nhựa đã qua sử dụng.

C. Thu gom các loại rác thải và chất thải đốt đi. D. Chôn lấp chất thải, rác thải sâu dưới đất.

Câu 37: Để thực hiện tốt việc tự hoàn thiện bản thân chúng ta cần thực hiện nội dung nào dưới đây?

A. Tự tin vào bản thân và không ngừng học hỏi.

B. Không chơi với những người kém cỏi.

C. Thường xuyên tìm đến người tài giỏi để học hỏi.

D. Không ngừng đánh giá cao về bản thân.

Câu 38: Truyền thống nào sau đây là truyền thống cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc ta?

A. Yêu nước. B. Hiếu học. C. Tôn sư trọng đạo. D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 39: Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh?

A. Xây dựng Tổ quốc. B. Bảo vệ quê hương.

C. Yêu quê hương đất nước. D. Làm giàu cho quê hương.

Câu 40: Quan điểm nào sau đây thể hiện đúng trách nhiệm của công dân?

A. Bảo vệ Tổ Quốc là trách nhiệm của công an, quân đội.

B. Xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc là việc làm của nhà nước.

C. Xây dựng Tổ Quốc là trách nhiệm của những người thành niên.

D. Xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc là trách nhiệm của mọi người.

----------------- Hết -----------------

thuvienhoclieu.com

ĐỀ 2

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II

Môn: GDCD 10

Câu 1: Bà A định cư ở Mỹ, nhưng hàng năm bà thường về quê hương Việt Nam để ăn tết cổ truyền của dân tộc. Việc làm của bà A thể hiện nội dung nào dưới đây của lòng yêu nước?

A. Tình thương yêu đồng bào, dân tộc. B. Sự nhớ thương về quê hương.

C. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. D. Lòng tự hào dân tộc.

Câu 2: Là học sinh giỏi của lớp nhưng bạn H sống xa lánh với hầu hết các bạn trong lớp, vì cho rằng mình học giỏi thì chỉ cần chơi với một vài bạn học giỏi là được. Nếu là bạn của H, em sẽ chọn giải pháp nào dưới đây?

A. Khuyên H nên kết bạn với nhiều người học giỏi hơn mình để được giúp đỡ.

B. Khuyên H cứ sống theo ý mình miễn vui là được rồi.

C. Khuyên H nên sống hòa nhập với mọi người để được mọi người yêu quý.

D. Không quan tâm đến việc làm của H vì đó là việc riêng của mỗi người.

Câu 3: Phải biết vượt lên mọi khó khăn trở ngại, không ngừng học hỏi, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, là thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Tự nhìn nhận, đách giá bản thân. B. Tự xác định năng lực bản thân.

C. Tự nhận thức về bản thân. D. Tự hoàn thiện bản thân.

Câu 4: Khi gặp những thông tin thất thiệt bôi nhọ lãnh đạo Đảng Nhà nước trên mạng Internet em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ vấn đề đó không liên quan đến mình.

B. Quyết tâm tìm hiểu để biết rõ sự thật.

C. Chia sẻ thông tin đó với mọi người.

D. Không tin, không bình luận, không chia sẻ thông tin ấy.

Câu 5: Hôm nay là ngày K phải trực nhật cuối giờ học nhưng cuối buổi học K đã không hoàn thành nhiệm vụ mà ra về. Khi đó thấy rác còn trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Gọi K lên trường trực nhật lại. B. Báo cho GVCN hạ hạnh kiểm của K.

C. Tự giác nhặt rác, hôm sau sẽ góp ý với K. D. Mặc kệ và thản nhiên ra về.

Câu 6: L tâm sự với H mình rất thích học môn Hóa, có thể chơi được các loại nhạc cụ, tương lai muốn trở thành một nhạc công. Theo em tâm sự của L thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Đánh giá điểm mạnh của bản thân. B. Ước mơ hoài bảo của L.

C. Tự nhận thức về bản thân. D. Tự hoàn thiện bản thân.

Câu 7: Nhân ngày 27/7, học sinh lớp 10A đến viếng nghĩa trang liệt sỹ ở địa phương. Hoạt động đó thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân đối với cộng đồng?

A. Nhân nghĩa. B. Nhân ái. C. Hợp tác. D. Hòa nhập.

Câu 8: Quan điểm nào sau đây thể hiện đúng trách nhiệm của công dân?

A. Bảo vệ Tổ Quốc là trách nhiệm của công an, quân đội.

B. Xây dựng Tổ Quốc là trách nhiệm của những người thành niên.

C. Xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc là việc làm của nhà nước.

D. Xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc là trách nhiệm của mọi người.

Câu 9: Để hạn chế bùng nổ dân số, chúng ta cần

A. sống chung thủy một vợ một chồng.

B. nghiêm chỉnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

C. thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước.

D. không kết hôn và sinh con.

Câu 10: Ở trường, A học yếu môn Tiếng Anh. Kỳ thi học kỳ 2 sắp đến gần, A cảm thấy rất lo lắng vì mình phải đối mặt với nguy cơ có thể ở lại lớp. Nếu em là A, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Thôi kệ, mặc cho số phận may rủi.

B. Tìm cách nhìn bài bạn ngồi bên cạnh khi thi học kỳ.

C. Ra sức học tập để khắc phục điểm yếu.

D. Mang tài liệu vào phòng khi đi thi học kỳ.

Câu 11: Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh?

A. Bảo vệ quê hương. B. Xây dựng Tổ quốc.

C. Yêu quê hương đất nước. D. Làm giàu cho quê hương.

Câu 12: Để thực hiện tốt việc tự hoàn thiện bản thân chúng ta cần thực hiện nội dung nào dưới đây?

A. Không chơi với những người kém cỏi.

B. Thường xuyên tìm đến người tài giỏi để học hỏi.

C. Tự tin vào bản thân và không ngừng học hỏi.

D. Không ngừng đánh giá cao về bản thân.

Câu 13: Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Nhân ái là tình người trong giao tiếp.

B. Nhân ái là tôn trọng và sẵn sàng hi sinh vì mọi người.

C. Nhân ái là yêu thương con người theo đúng lẽ phải.

D. Nhân ái là làm tất cả mọi việc để giúp người khác.

Câu 14: Bác Hồ đã từng bôn ba rất nhiều nơi, song dù ở đâu Bác cũng được nhân dân địa phương từ người già đến trẻ em yêu mến, gần gũi, tin cậy như một người thân trong gia đình. Điều này thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Hòa nhập. B. Nhân ái. C. Hợp tác. D. Nhân nghĩa.

Câu 15: Bạn N luôn tự ti vì hoàn cảnh gia đình, nên ít tiếp xúc với các bạn và không tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp. Bạn N đã không thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?

A. Hòa nhập. B. Hợp tác. C. Bình đẳng. D. Đoàn kết.

Câu 16: Việc làm và biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện lối sống hòa nhập?

A. Chủ động tham gia mọi hoạt động tập thể.

B. Thích chỉ huy người khác.

C. Tập trung lo tốt việc của mình.

D. Chỉ kết bạn và làm việc với người cùng sở thích.

Câu 17: Biết tin đồng bào miền Trung bị lũ lụt và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ông Q dù không khá giả nhưng cũng trích một ít tiền tiết kiệm của mình để ủng hộ và vận động mọi người cùng tham gia. Ông K thấy vậy đã cho rằng ông Q nghèo mà sĩ diện. Nếu là em thì em sẽ chọn giải pháp nào dưới đây?

A. Không đồng ý với việc làm của ông Q vì mình cũng không giàu có.

B. Không quan tâm với những vấn đề trên.

C. Đồng ý với ông K vì mình khó khăn thì không cần phải giúp người khác.

D. Đồng ý với ông Q vì đây là việc làm nhân nghĩa giúp ích cho mọi người.

Câu 18: Bùng nổ dân số là

A. sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng.

B. sự gia tăng dân số trong một thời gian ngắn.

C. sự gia tăng dân số một cách quá nhanh trong một thời gian ngắn.

D. sự gia tăng dân số một cách đột ngột trong một thời gian ngắn.

Câu 19: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về hợp tác?

A. Đèn nhà ai, nhà nấy rạng.

B. Chỉ hợp tác khi có lợi cho mình.

C. Chỉ hợp tác khi mình yếu, kém.

D. Đem lại hiệu quả cao hơn trong công việc.

Câu 20: Nhà ông A và nhà bà B ở gần nhau, nhà ông A làm nghề giết mổ gia cầm nên thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, bà B nhiều lần nhắc nhở nhưng tình trạng trên vẫn diễn ra vì ông A cho rằng cơ sở của ông đã được cấp giấy phép. Nếu nhà của em ở gần nhà của ông A em chọn cách giải quyết nào dưới đây?

A. Kiến nghị với chính quyền địa phương di dời cơ sở của ông A

B. Tìm cách phá hoại cơ sở của ông A

C. Không quan tâm vì không phải việc của mình.

D. Kêu gọi mọi người không sử dụng gia cầm của cơ sở ông A

Câu 21: Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân dân Việt Nam trường tổ chức hoạt động viếng nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương, phát động mỗi lớp cử 10 HS tham gia. Là học sinh của trường em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Tìm lí do để xin được nghỉ không tham gia.

B. Đăng kí tham gia và vận động bạn bè tham gia.

C. Tham gia để được tuyên dương.

D. Tham gia khi có chỉ định của giáo viên.

Câu 22: Học sinh trường A tham gia hoạt động quyên góp giúp đỡ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt là biểu hiện nào dưới đây của lòng yêu nước?

A. Tinh thần tương thân tương ái của dân tộc. B. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

C. Truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. D. Tình yêu thương với giống nòi dân tộc.

Câu 23: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tự hoàn thiện bản thân?

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. B. Gần mực thì đen.

C. Con hơn cha nhà có phúc. D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

Câu 24: Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải là chuẩn mực đạo đức nào dưới đây?

A. Nhân văn. B. Nhân đạo. C. Nhân nghĩa. D. Nhân phẩm.

Câu 25: “Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” nội dung này đề cập đến khái niệm nào dưới đây?

A. Suy thoái môi trường B. Ô nhiễm môi trường. C. Biến đổi môi trường. D. Sự cố môi trường.

Câu 26: Học xong lớp 12, N thi đỗ vào đại học thì N nhận được lệnh gọi nhập ngũ. Ba mẹ của N đã tìm mọi cách để N không phải nhập ngũ. Nếu em là N em sẽ chọn giải pháp nào dưới đây?

A. Không thể tham gia vì phải học đại học.

B. Đồng ý với việc làm của ba mẹ vì sợ tham gia sẽ cực khổ.

C. Bỏ trốn khỏi đại phương để không phải nhập ngũ.

D. Khuyên ba mẹ không làm việc đó và nghiêm chỉnh chấp hành lệnh gọi.

Câu 27: Trên đường đi học về, A phát hiện có một nhóm thanh niên tụ tập tiêm chích ma túy. Nếu em là A, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Quay phim và đưa lên facebook.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Khuyên nhóm thanh niên dừng việc đó.

D. Báo với cơ quan chức năng.

Câu 28: Để mở rộng cơ sở sản xuất, anh A đã mời anh B góp vốn cùng làm với mình. Việc làm của anh A thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Hòa nhập. B. Nhân nghĩa. C. Nghĩa vụ. D. Hợp tác.

Câu 29: Hành động nào dưới đây không phải là sự hợp tác?

A. Cùng phối hợp nhịp nhàng với nhau.

B. Cùng nhau bàn bạc trong công việc.

C. Sẵn sàng giúp đỡ nhau khi cần thiết.

D. Nhiệm vụ của ai người nấy làm.

Câu 30: Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào dưới đây?

A. 11 tháng 7. B. 1 tháng 12. C. 1 tháng 2. D. 2 tháng 12.

Câu 31: A là học sinh lớp 12, mỗi lần đến lớp A chỉ mang một cuốn vở cho tất cả các môn học mà không bao giờ mang sách. Chứng kiến điều đó, B khuyên bạn không nên làm thế. A giải thích rằng mình không mang sách vì mình có trí nhớ rất tốt, học không bao giờ cần sách. Theo em việc làm của A thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Đánh giá quá cao về bản thân. B. Đánh giá đúng về bản thân.

C. Không tôn trọng giáo viên đứng lớp. D. Là người thông minh xuất chúng.

Câu 32: Hành động tìm kiếm và trao trả hài cốt những binh sĩ Mỹ hi sinh trên đất nước ta của nhà nước ta hiện nay là thể hiện điều gì dưới đây?

A. Truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta. B. Không cố chấp với người có lỗi lầm.

C. Tình yêu thương nhân loại. D. Sự hữu nghị, hợp tác với nhau.

Câu 33: Bạn A và B chơi thân với nhau một hôm A rủ B tham gia vào trang mạng có nội dung xuyên tạc chống phá Nhà Nước XHCN. Nếu là B em sẽ chọn giải pháp nào dưới đây?

A. Cùng A tham gia vào trang mạng đó để nhận được nhiều like trên facebook.

B. Rủ nhiều bạn khác cùng tham gia chung cho vui.

C. Kiên quyết không tham gia, giải thích A hiểu đó là việc làm trái pháp luật.

D. Không tham gia cùng với A vì sẽ mất nhiều thời gian.

Câu 34: Hành vi nào dưới đây là tham gia bảo vệ môi trường?

A. Chôn lấp chất thải, rác thải sâu dưới đất.

B. Thu gom các loại rác thải và chất thải đốt đi.

C. Tái chế các loại chai nhựa đã qua sử dụng.

D. Tập kết rác thải đến các bãi đất trống.

Câu 35: Truyền thống nào sau đây là truyền thống cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc ta?

A. Uống nước nhớ nguồn. B. Hiếu học. C. Yêu nước. D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 36: Địa phương em tổ chức họp dân và thống nhất thành lập tổ thanh niên tự quản an ninh của phường, tham gia tuần tra đề phòng trộm cắp... Là thanh niên trong phường nhưng N tìm cách trốn tránh không tham gia. Nếu là em của N em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Khuyên anh N nên tham gia cho có để khỏi bị chê cười.

B. Khuyên cha mẹ xin được nộp tiền để anh N không phải tham gia.

C. Đồng ý với anh N không tham gia vì rất nguy hiểm.

D. Khuyên anh N tự nguyện tham gia vì đó là trách nhiệm của công dân.

Câu 37: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sống hòa nhập?

A. Chia ngọt sẻ bùi. B. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. D. Nhường cơm sẻ áo.

Câu 38: Tình cảm nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu nước?

A. Lòng vị tha, cao thượng. B. Sự hợp tác với nhau.

C. Tình thương yêu đồng bào, dân tộc. D. Quan tâm đến lợi ích của gia đình.

Câu 39: Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh. B. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

C. Đề cao dân tộc mình hơn dân tộc khác. D. Tham gia giúp đỡ đồng bào khó khăn.

Câu 40: Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào dưới đây?

A. Công bằng, dân chủ, kỉ luật. B. Dân chủ, bình đẳng, minh bạch.

C. Tự do, dân chủ, công khai. D. Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác.

----------------- Hết -----------------

thuvienhoclieu.com

ĐỀ 3

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II

Môn: GDCD 10

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Luật hôn nhân - gia đình năm 2014 qui định độ tuổi kết hôn ở nước ta là bao nhiêu tuổi?

       A. Nam từ 22 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên.

       B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

       C. Nam từ 23 tuổi trở lên, nữ từ 21 tuổi trở lên.

       D. Cả nam và nữ từ 25 tuổi trở lên.

Câu 2.  Câu tục ngữ nào sau đây nói về sống hòa nhập?

       A.  Xấu đều hơn tốt lỏi.

B.  Đèn nhà ai rạng nhà ấy.

       C.  Tối lửa tắt đèn có nhau.

D.  Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

Câu 3 . Sự điều chỉnh hành vi con người của đạo đức mang tính

A. nghiêm minh B. tự giác C. bắt buộc D. vừa tự giác, vừa bắt buộc

Câu 4 . Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi

là có

A. tinh thần tự chủ B. tính tự tin C. ý chí vươn lên D. lòng tự trọng

Câu 5. Ngày Quốc phòng toàn dân là :

      A.  23/9.          

       B.  22/12.

       C.  22/6.

   D.  22/7.    

Câu 6. Em không đồng ý với quan niệm nào sau đây khi nói về tình yêu ?

       A. Tình yêu là chuyện riêng của hai người, không liên quan ai cả.

       B. Tình yêu là tình cảm quyến luyến giữa hai người khác giới.

       C. Tình yêu không là cơ sở của hôn nhân.

       D. Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng lành mạnh.

Câu 7. Sự đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần và đạo đức người được gọi là?

A. lương tâm. B. nghĩa vụ. C. danh dự. D. nhân phẩm.

Câu 8. Cách xử lý rác thải nào dưới đây có thể hạn chế gây ô nhiễm môi trường nhất ?

       A.  Phân loại và tái chế rác.

  B. Đổ tập trung vào bãi rác.                   

       C.  Chôn sâu trong lòng đất.

  D. Đốt và xả khí lên cao            

Câu 9. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất và

A. Thân thương nhất đối với con người.

B. Sâu sắc nhất đối với con người.                     

C. Gần gũi nhất đối với con người.        

D.  Gắn bó nhất đối với con người.

Câu 10. Trường hợp nào dưới đây được phép kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình?

A. Giữa những người cùng dòng máu. B. Người đang có vợ hoặc có chồng.

C. Nam - nữ thanh niên đủ tuổi quy định. D. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Câu 11. Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C. Xay lúa thì thôi ẳm em. D. Gắp lửa bỏ tay người.

Câu 12. Việc không ngừng hoàn thiện bản thân nhằm

  1. đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.

       B. trở nên giàu có.

       C. làm hài lòng tất cả mọi người.

       D. được mọi người kính nể.

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1(2 điểm): Lương tâm là gì? Phân tích các trạng thái của lương tâm trong tình huống sau. Tại ngã ba đường phố có chị phụ nữ, tay xách nặng qua đường, Lan, Hằng, Nga vừa đi đến đó, thấy vậy:

  • Lan: Nhìn đi thẳng
  • Hằng: Giúp đỡ tận tình hai mẹ con qua đường
  • Nga: Chế nhạo Hằng là mất thời gian vô ích

Câu 2 ( 3điểm). Cộng đồng là gì? Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng hay không, lấy ví dụ? Em hãy phân tích vai trò của cộng đồng với cuộc sống con người?

Câu 3( 2 điểm). Trình bày trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của thanh niên học sinh?

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm :

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

D

B

D

B

A

C

A

C

C

B

A

II. Phần tự luận :

Câu

Nội dung

Điểm

1.

(2,0đ)

- Khái niệm lương tâm - Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

1

- Trạng thái lương tâm của Lan: Cắn rứt lương tâm.

- Trạng thái lương tâm của Hằng: Thanh thản của lương tâm

- Trạng thái lương tâm của Nga: Vô lương tâm

1

2.

(3,0đ)

*Khái niệm cộng đồng: là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

1

* Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng khác nhau

Lớp học, cộng đồng làng xã, cộng đồng gia đình….

1

*Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người

+ Cộng đồng chăm lo cho đời sống cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phát triển.

+ Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ.

+ Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh của cộng đồng.

1

3.

(2,0đ)

- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN. Cảnh giác trư­ớc âm m­ưu phản động của các thế lực thù địch.

- Tích cực học tập, rèn luyện thể chất.

- Tham gia tích cực tuần học quân sự, sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.

- Tích cực tham gia các hoạt động quốc phòng, an ninh do địa ph­ương và nhà trư­ờng tổ chức

- Vận động mọi ng­ười cùng thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

2