Đề thi học kì 1 môn gdcd 11 sở gd-đt quảng nam 2021-2022 có đáp án

Đề thi học kì 1 môn gdcd 11 sở gd-đt quảng nam 2021-2022 có đáp án

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi học kì 1 môn gdcd 11 sở gd-đt quảng nam 2021-2022 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022

Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 801

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác?

A. Máy cày. B. Than. C. Sân bay. D. Nhà xưởng.

Câu 2: Quy luật giá trị yêu cầu trong lưu thông, giá cả phải vận động như thế nào?

A. Ngang bằng trục giá trị. B. Cao hơn trục giá trị.

C. Xoay quanh trục giá trị. D. Thấp hơn trục giá trị.

Câu 3: Người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh?

A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động.

B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.

C. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa.

D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.

Câu 4: Giá trị sử dụng của hàng hóa là

A. lao động cá biệt của từng người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.

B. sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

C. công dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

D. lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Câu 5: Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị là

A. người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa.

B. làm cho người sản xuất ngày càng được giàu có.

C. kích thích lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.

D. làm cho người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?

A. Nâng cao chất lượng cuộc sống. B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

C. Bảo vệ môi trường tự nhiên. D. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế.

Câu 7: Khi cầu giảm xuống, sản xuất - kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?

A. Cung - cầu tác động lẫn nhau. B. Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả.

C. Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu. D. Thị trường chi phối cung - cầu.

Câu 8: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quyết định nhất đến giá cả của hàng hoá?

A. Giá trị của hàng hoá. B. Mốt thời trang của hàng hoá.

C. Quan hệ cung - cầu trên thị trường. D. Giá trị sử dụng của hàng hoá.

Câu 9: Khi trên thị trường giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

A. Cung và cầu tăng. B. Cung giảm, cầu tăng.

C. Cung và cầu giảm. D. Cung tăng, cầu giảm.

Câu 10: Khi chưa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là vàng?

A. Phương tiện cất trữ. B. Thước đo giá trị.

C. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán.

Câu 11: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh lành mạnh được xem là

A. hiện tượng tất yếu. B. cơ sở quan trọng.

C. động lực kinh tế. D. nhân tố cơ bản.

Câu 12: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi nhu cầu

A. của người sản xuất. B. của người tiêu dùng.

C. của mọi người. D. có khả năng thanh toán.

Câu 13: Một sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi sản phẩm đó

A. được buôn bán trên thị trường và thỏa mãn nhu cầu của con người.

B. do lao động tạo ra, thõa mãn nhu cầu và được trao đổi, mua bán.

C. là sản phẩm của lao động và thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

D. là sản phẩm của lao động, được trao đổi, mua bán trên thị trường.

Câu 14: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.

B. Thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

C. Chi phí, khả năng và điều kiện để sản xuất ra hàng hóa.

D. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

Câu 15: Khi giá cả hàng hóa tăng thì sẽ làm cho người tiêu dùng

A. đầu tư hàng hóa khác. B. mua hàng hóa ít hơn.

C. mua hàng hóa nhiều hơn. D. không mua hàng hóa.

Câu 16: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định

A. giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa. B. chất lượng và số lượng hàng hóa.

C. giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. D. giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

Câu 17: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong ba người trên, ai đã thực hiện tốt nhất quy luật giá trị?

A. Anh A. B. Anh B. C. Anh C. D. Anh A và B.

Câu 18: Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm

A. khẳng định vị trí và địa bàn hoạt động của mình.

B. loại trừ các đối thủ trong làm ăn kinh tế.

C. trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của nhau.

D. giành những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận.

Câu 19: Sự tác động của con người vào tự nhiên, làm biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là

A. thỏa mãn nhu cầu. B. sản xuất của cải vật chất.

C. quá trình sản xuất. D. sản xuất kinh tế.

Câu 20: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho

A. thời gian lao động cá biệt phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.

B. thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

C. thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.

D. thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.

Câu 21: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào dưới đây của quá trình sản xuất?

A. Công cụ lao động. B. Đối tượng lao động.

C. Tư liệu lao động. D. Nguyên vật liệu nhân tạo.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. Em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh? Cho ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh? (2 điểm)

Câu 2. Nếu là người bán hàng trên thị trường, em chọn mối quan hệ cung – cầu nào để có lợi nhất? Giải thích vì sao? (1 điểm)

...........HẾT...........

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022

Môn: GDCD– Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 802

  1. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong ba người trên, ai đã thực hiện đúng quy luật giá trị?
A. Anh B. B. Anh A. C. Anh C. D. Anh A và B.

Câu 2: Khi tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán, tiền thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện cất trữ.

C. Thước đo giá trị. D. Phương tiện lưu thông.

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là do

A. sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu khác nhau với lợi ích kinh tế khác nhau.

B. sự khác nhau về tiền vốn ban đầu.

C. sự khác nhau về điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế.

D. tính hấp dẫn của lợi nhuận.

Câu 4: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nhằm thu nhiều

A. giá trị. B. sản phẩm. C. lợi ích. D. lợi nhuận.

Câu 5: Trong nền sản xuất hàng hoá, giá cả hàng hoá là

A. tổng chi phí để sản xuất hàng hoá. B. tổng chi phí và lợi nhuận.

C. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. D. quan hệ giữa hàng và tiền.

Câu 6: Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tăng trưởng kinh tế. B. Cơ cấu kinh tế.

C. Sản xuất kinh tế. D. Phát triển kinh tế.

Câu 7: Cung được hiểu là

A. sự tác động của giá cả hàng hóa trên thị trường.

B. khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua.

C. khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có và chuẩn bị đưa ra thị trường.

D. khối lượng sản phẩm của những người sản xuất.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?

A. Giành giật khách hàng và lợi nhuận bằng thủ đoạn phi pháp.

B. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.

C. Chạy theo lợi nhuận vi phạm quy luật tự nhiên.

D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.

Câu 9: Thông tin của thị trường giúp người mua

A. mua được hàng hóa mình cần. B. biết được số lượng và chất lượng hàng hóa.

C. điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất. D. biết được giá cả hàng hóa trên thị trường.

Câu 10: Giá trị của hàng hóa là

A. công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

B. lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

C. lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

D. sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Câu 11: Khi giá cả một hàng hóa tăng lên sẽ làm cho người sản xuất

A. mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa đó. B. chuyển đổi sản xuất hàng hóa khác.

C. thu hẹp sản xuất hàng hóa đó. D. giữ nguyên quy mô sản xuất ra hàng hóa đó.

Câu 12: Thông qua giá cả trên thị trường, quy luật giá trị có tác động nào dưới đây?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

B. Năng suất lao động tăng lên.

C. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.

D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

Câu 13: Khi cầu tăng lên, sản xuất - kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa tăng lên là biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?

A. Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả. B. Thị trường chi phối cung - cầu.

C. Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu. D. Cung - cầu tác động lẫn nhau.

Câu 14: Nhà H nuôi hai con trâu để kéo cày. Theo em, hai con trâu đó thuộc yếu tố nào của quá trình sản xuất?

A. Đối tượng lao động. B. Vật nuôi.

C. Tư liệu lao động. D. Sức lao động.

Câu 15: Người sản xuất thực hiện tốt nhất quy luật giá trị khi

A. thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.

B. thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.

C. thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

D. thời gian lao động cá biệt phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.

Câu 16: Anh A mở tiệm may nhưng ít khách, vì thế A chuyển sang bán đồ may sẵn vì mặt hàng này bán chạy. A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

A. Phân hóa giàu nghèo giữa người sản xuất. B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. D. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Câu 17: Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất là

A. đối tượng lao động. B. công cụ lao động.

C. tư liệu lao động. D. sức lao động.

Câu 18: Quy luật kinh tế nào yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó?

A. Quy luật cạnh tranh. B. Quy luật cung cầu.

C. Quy luật lợi nhuận. D. Quy luật giá trị.

Câu 19: Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?

A. Cung tăng, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng.

C. Cung tăng, cầu tăng. D. Cung giảm, cầu giảm.

Câu 20: Hàng hóa có hai thuộc tính là

A. giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. B. giá cả và giá trị sử dụng.

C. giá trị và giá trị sử dụng. D. giá trị và giá cả.

Câu 21: Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả là mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh?

A. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.

B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.

C. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.

D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất.

  1. TỰ LUẬN. (3 điểm)

Câu 1. Em hiểu thế nào là cạnh tranh lành mạnh? Cho ví dụ về cạnh tranh lành mạnh?

( 2 điểm).

Câu 2. Nếu là người mua hàng trên thị trường, em chọn mối quan hệ cung – cầu nào để có lợi nhất? Giải thích vì sao? (1 điểm)

------ HẾT ------

SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA

CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - KHỐI LỚP 11

  1. TRẮC NGHIỆM:

801

802

803

804

805

806

807

808

1

B

D

B

B

C

D

A

D

2

C

A

C

B

B

D

D

B

3

A

A

C

A

A

B

D

A

4

C

D

C

D

A

A

C

A

5

C

C

D

C

B

C

B

C

6

B

D

A

D

A

D

C

D

7

A

C

A

B

C

B

C

B

8

A

D

B

A

B

C

C

D

9

D

C

D

D

D

B

D

B

10

A

C

B

A

D

D

C

B

11

C

A

B

A

B

B

D

B

12

D

A

B

A

D

A

B

A

13

B

D

B

D

C

A

D

B

14

D

C

C

C

D

C

B

C

15

B

A

D

D

C

A

A

B

16

D

C

D

D

D

D

A

D

17

A

D

D

D

A

A

A

B

18

D

D

A

A

B

D

C

A

19

B

B

A

B

C

A

B

B

20

A

C

A

C

A

D

A

B

21

C

B

C

A

B

A

B

D

II. TỰ LUẬN.

Mã đề 801,803,805,807

Câu 1

Em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh? Cho ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Điểm 2.0đ 

Kiến thức cần đạt

* Cạnh tranh không lành mạnh được thể hiện ở việc:

-  Canh tranh thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên, hủy hoại môi trường…

- Cạnh tranh vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức,

- Đầu cơ tích trữ, gây rối loạn thị trường.

*Cho ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

- HS cho ví dụ phù hợp.

1.5 đ

 

0.5 đ cho mỗi ý

0.5đ

 

Câu 2

Nếu là người bán hàng trên thị trường, em chọn mối quan hệ cung – cầu nào để có lợi nhất? Giải thích vì sao?

1.0đ

Kiến thức cần đạt

- Chọn Cung < Cầu.

- Giải thích: Khi đó hàng hóa trên thị trường ít mà người mua thì nhiều, nên người bán có thể tăng giá để có lời nhiều.

0.5 đ

0.5đ

Mã đề 802,804,806,808

 

Câu 1

Em hiểu thế nào là cạnh tranh lành mạnh? Cho ví dụ về cạnh tranh lành mạnh?

Điểm 2.0đ 

Kiến thức cần đạt

* Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh tích cực được thể hiện ở:

- Kích thích LLSX, KH-KT phát triển và NSLĐ xã hội tăng.

- Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào phát triển kinh tế.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- HS cho ví dụ phù hợp.

1.5đ

 

0.5 đ cho mỗi ý

0.5đ

Câu 2

Nếu là người mua hàng trên thị trường, em chọn mối quan hệ cung – cầu nào để có lợi nhất? Giải thích vì sao?

1.0đ 

Kiến thức cần đạt

- Em sẽ chọn khi Cung > Cầu.

- Khi đó hàng hóa trên thị trường nhiều, người mua ít nên khi mua giá cả sẽ rẻ

0.5 đ

0.5đ