Đề thi giữa học kỳ 2 gdcd 11 có đáp án (đề 3)

Đề thi giữa học kỳ 2 gdcd 11 có đáp án (đề 3)

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi giữa học kỳ 2 gdcd 11 có đáp án (đề 3)

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

www.thuvienhoclieu.com

KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

Môn: Công dân – Lớp: 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I.TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)

Câu 1. Nội dung nào sau đây không thuộc chức năng tổ chức và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Xây dựng hệ thống pháp luật. B. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

C.Tổ chức xây dựng và quản lí nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

D. Tổ chức xây dựng và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học

Câu 2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của

A. nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. B. giai cấp lãnh đạo.

C. những người lao động. D. tầng lớp trí thức.

Câu 3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào sau đây?

A. Công nhân. B. Nông dân. C. Trí thức. D. Mọi giai cấp.

Câu 4. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm là

A. tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí. B. nâng cao sự hiểu biết của người dân.

C. nhà nước đầu tư đúng mức. D. sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

Câu 5. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào dưới đây?

A. Trí thức. C. Nông dân. B. Nhân dân. D. Công nhân.

Câu 6. Để góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay, nhà nước cần phải

A. phát triển sản xuất và dịch vụ. B. làm tốt công tác thông tin tuyên truyền.

C. đầu tư đúng mức vấn đề việc làm. D. nâng cao sự hiểu biết của người dân.

Câu 7. Tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?

A. Mọi cán bộ, công chức Nhà nước. B. Mọi công dân.

C. Lực lượng công an nhân dân. D. Lực lượng quân đội nhân dân.

Câu 8. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn bộ hoạt động của Nhà nước ta đều thể hiện quan điểm của

A. giai cấp nông dân . B. giai cấp công nhân.

C. quần chúng nhân dân lao động. D. tầng lớp trí thức.

Câu 9. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng

A. pháp luật. B. chính sách. C. đạo đức. D. chính trị.

Câu 10. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Nhà nước Việt Nam. D. Nhân dân Việt Nam.

Câu 11. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với

A. đạo đức, lối sống. B. pháp luật, kỉ cương.

C. văn hóa, giáo dục. D. phong tục, tập quán.

Câu 12. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm

A. tính nhân dân và tính dân tộc. B. tính nhân dân và tính dân chủ.

C. tính dân tộc và tính dân chủ. D. Tính nhân dân và tính tự do.

Câu 13. Chức năng căn bản nhất và giữ vai trò quyết định của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. đảm bảo an ninh chính trị. B. tổ chức và xây dựng.

C. đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. D. tổ chức và giáo dục.

Câu 14. Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu nào về tư liệu sản xuất?

A. Công hữu. B. Tư hữu. C. Chiếm hữu. D. Tập thể.

Câu 15. Quyền nào sau đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị?

A. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật. B. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

C. Quyền bình đẳng về cống hiến và hưởng thụ. D. Quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.

Câu 16. Một trong những mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta là sớm ổn định

A. cơ cấu dân số. B. quy mô, cơ cấu dân số.

B. tốc độ gia tăng dân số. D. chất lượng dân số.

Câu 17. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của

A. nhân dân lao động. B. nhà nước pháp quyền.

C. giai cấp lãnh đạo. D. Đảng Cộng sản.

Câu 18. Việc giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu là biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực

A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. xã hội.

Câu 19. Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực

A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. xã hội.

Câu 20. Nội dung nào sau đây không thuộc dân chủ trên lĩnh vực văn hóa?

A.Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa.

B.Quyền hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính mình.

C.Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.

D.Quyền được đảm bảo vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động.

Câu 21. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực nào?

A. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. B. Kinh tế, chính trị, văn hóa.

C. Kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần. D. Chính trị, văn hóa, xã hội.

Câu 22. Nội dung nào sau đây không thể hiện mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm?

A. Phát triển nguồn nhân lực. B. Mở rộng thị trường lao động.

C. Giảm tỷ lệ thất nghiệp. D. Giảm tệ nạn xã hội.

Câu 23. Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng nào làm nền tảng tinh thần?

A. Giai cấp công nhân. B. Hệ tư tưởng Hồ Chí Minh..

C. Giai cấp tư sản. D. Hệ tư tưởng Mác – Lênin.

Câu 24. Nội dung nào sau đây thể hiện mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta?

A. Tuyên truyền, giáo dục về kế hoạch hóa gia đình. B. Tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số.

C. Nâng cao chất lượng dân số. D. Đầu tư đúng mức về công tác dân số.

Câu 25. Một trong những phương hướng cơ bản cơ bản của chính sách dân số là

A. thúc đẩy sản xuất và dịch vụ. B. sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

C. nhà nước đầu tư đúng mức. D. khuyến khích làm giàu theo pháp luật.

Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta?

A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. B. Nâng cao chất lượng dân số.

C. Phân bố dân cư hợp lí. D. Nâng cao sự hiểu biết của người dân.

Câu 27. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước?

A. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.

B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.

C. Xây dựng nhà nước là trách nhiệm riêng của những người có chức quyền.

D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác mỗi người.

Câu 28. Giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta hiện nay nhằm

A. huy động nguồn vốn trong nhân dân.

B. phát huy được tiềm năng lao động.

C. sử dụng có hiệu quả nguồn lao động chất lượng cao.

D. nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM).

Câu 1(2 điểm). Vì sao nói bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính dân tộc sâu sắc?

Câu 2 (1 điểm). Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ?

………………………………….HẾT…………………………………………..

ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN CÔNG DÂN 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1B

2A

3A

4D

5D

6A

7B

8B

9A

10B

11B

12A

13B

14A

15B

16B

17A

18C

19B

20D

21A

22D

23D

24C

25C

26D

27B

28B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(MÃ 801,803)

Vì sao nói bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính nhân dân ?

-Nhà nước ta là nhà nước của dân, vì dân , do nhân dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí.

-Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân

-Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ

-

2,0

1,0

0,5

0,5

Câu 2

Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ?

   + Thực hiện tốt nếp sống văn hoá nơi công cộng

   + Chấp hành tốt nội quy kỷ luật của Nhà trường

   + Thực hiện tốt quyền dân chủ của mình, tôn trọng quyền dân chủ của người khác.

   + Đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu, những tiêu cực, thói tự do vô kỷ luật, vi phạm quyền dân chủ của người khác.

   + Luôn lắng nghe ý kiến đồng thời bày tỏ ý kiến trong những cuộc thảo luận

   + Không được có thái độ khiếm nhã, không tôn trọng đối với người khác

   + Tham gia vào quyền sáng tác nghệ thuật nếu có thể,…

1,0

GV chấm linh hoạt, nhưng HS nêu tối thiểu 2 ví dụ mới đạt 1 điểm

Câu 1

(MÃ 802,804)

Vì sao nói bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính dân tộc sâu sắc?

-Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc

-Có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

-thực hiện đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là chiến lược và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2,0

0,5

0,5

1,0