Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
(Mẫu này dành cho tổ chuyên môn)
Mẫu 1a
SỞ GDĐT ................ TRƯỜNG THPT ................ TỔ: NGỮ VĂN | KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI: 10 |
2. Nhóm trưởng chuyên môn:
HỌC KỲ I
Từ tuần 1 đến tuần 18 (thực học)
Học kì II
Từ tuần 19 đến tuần 35 (thực học)
Tuần | Tiết | Tên bài học, chủ đề | Nội dung/Mạch kiến thức | Yêu cầu cần đạt | Hình thức tổ chức dạy học | Ghi chú |
19, 20 | 55 | Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh | - Hoàn thiện các kiến thức về VBTM đã học ở THCS: yêu cầu, PPTM. - Các hình thức kết cấu cả VBTM. | - Nắm được các hình thức kết cấu cả VBTM. - Xây dựng được kết cấu cho VB phù hợp với đối tượng thuyết minh. - Lựa chọn hình thức kết câu và xây dựng được kết cấu cho VB phù hợp với đối tượng TM. | - Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân - Hình thức thảo luận | |
56 | Lập dàn ý bài văn thuyết minh | - Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn TM. - Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn TM. | Lập được dàn ý cho một bài văn TM có đề tài gần gũi, quen thuộc | - Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân - Hình thức thảo luận | ||
57, 58 | Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) | - Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc. - Sử dụng lối “chủ - khách đối đáp”, cách dùng hình ảnh, điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng. | - Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả; - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, phân biệt được những nét đặc sắc của bài Phú sông Bạch Đằng - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. | - Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân - Hình thức thảo luận | ||
20, 21
| 59, 60, 61 | Đại cáo bình Ngô | - Nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn học của NT - Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt. - Bản tuyên ngôn độc lập vừa chói sáng tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình. - Nghệ thuật mang đậm chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục. | - Nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn học của NT. Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trong chiến tranh chống xâm lược. Nhận thức được vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn” với sự kết hợp hài hòa của sức mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật. - Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại cáo. | - Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân - Hình thức thảo luận | |
62 | Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. | - Yêu cầu về tính chuẩn xác hấp dẫn của VBTM. - Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn của VBTM | - Hiểu thế nào là tính chuẩn xác hấp dẫn của VBTM. - Biết viết VBTM có tính chuẩn xác, hấp dẫn. - Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của VBTM qua các vd cụ thể. - Bước đầu biết viết VBTM có tính chuẩn xác, hấp dẫn. | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | ||
22 | 63 | Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung) | - “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà. - Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ. - Cách lập luận, kết cấu chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận. | - Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh đất nước và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ; - Hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe. - Đọc – hiểu văn chính luận theo đặc trưng thể loại. | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | |
64 | Khái quát lịch sử tiếng Việt | - Khái niệm về nguồn gốc ngôn ngữ, về quan hệ họ hàng, dòng nhánh ngôn ngữ nói chung và TV nói riêng. - Những điểm chủ yếu trong tiến trình phát triển LS của TV qua các thời kì. - Chữ viết của TV. | - Nắm được khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng. Hiểu được quan niệm về nguồn gốc, những điểm chủ yếu trong tiến trình phát triển lịch sử của tiếng Việt qua các thời kì. Hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ Quốc ngữ. - Có kĩ năng viết đúng các quy định, phát hiện và sửa chữa sai sót về chữ viết. | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | ||
65 | Đọc thêm: - Tựa “Trích diễm Thi tập” - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Thái sư Trần Thủ Độ | - Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và lời nhắc nhở các thế hệ; cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm. - Nhân cách và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cho đất nước; cách xây dựng nhân vật lịch sử; lối kể chuyện kiệm lời, giàu tính kịch. - Bốn sự kiện và cách ứng xử của Trần Thủ Độ; nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, khắc họa tính cách nhân vật sắc sảo, kết cấu rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn, hành văn mạch lạc | - Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý nghĩa trách nhiệm của tác giả trong việc bảo tồn di sản văn học của dân tộc; nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả. - Cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cho đất nước; cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động; nghệ thuật kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu tính kịch. - Nhận thức được vẻ đẹp nhân cách củaTrần Thủ Độ; đặc điểm của ngòi bút sử kí Ngô Sĩ Liên trong nghệ thuật kể chuyện, khắc họa tính cách nhân vật, kết cấu, diễn đạt,… | Hướng dẫn học sinh tự học | ||
23 | 66 | Phương pháp thuyết minh | - Tầm quan trọng của các PPTM trong VBTM. - Các PP được sử dụng trong VBTM. - Các yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các PPTM. | - Hiểu tầm quan trọng của PPTM và những yêu cầu đối với việc vận dụng PPTM. - Nắm được một số PPTM cụ thể. - Nhận diện và phân tích hiệu quả của mỗi PPTM qua các ví dụ cụ thể. - Lựa chọn, vận dụng và phối hợp các PPTM phù hợp với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng và tăng sức hấp dẫn cho VBTM. | - Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân - Hình thức thảo luận | |
67, 68 | Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) | - Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì. - Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ. - Niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ: phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu. - Cốt truyện giàu kịch tính; kết cấu truyện chặt chẽ, lô gic; cách dẫn truyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt, miêu tả sinh động, hấp dẫn. | - Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường, trọng công lí, chính nghĩa và tinh thần dân tộc của nhân vật Ngô Tử Văn; - Thấy được cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả. - Đọc, tóm tắt được tác phẩm tự sự trung đại. - Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì. | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | ||
24, 25 | 69 | Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh | - Đoạn văn, các yêu cầu viết một đoạn văn nói chung. - Các yêu cầu viết đoạn văn TM. | - Biết vận dụng những kiến thức đã học về đoạn văn, VBTM để viết được đoạn văn TM có đề tài quen thuộc, gần gũi. - So sánh để nhận ra điểm khác nhau giữa đoạn văn TS và đoạn văn TM. | - Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân - Hình thức thảo luận | |
70-71 | Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt | - Những yêu cầu về sử dụng TV theo các chuẩn mực về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, về PCNN,… - Những yêu cầu sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao. | - Nắm được những yêu cầu về sử dụng TV ở các phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo VB, PCNN,… - Vận dụng được những yêu cầu trên vào việc sử dụng TV vào việc phân tích và sửa chữa lỗi về TV. - Sử dụng TV theo đúng chuẩn mực ngôn ngữ. - Sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ. - Phát hiện, phân tích và sửa lỗi về phát âm, về chữ viết, về dùng từ, đặt câu, cấu tạo vb, về PCNN,… | - Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân - Hình thức thảo luận | ||
72-73 | Hồi trống Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa - La Quán Trung) | - Hồi trống Cổ Thành – hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ. - Tính chất kể chuyện (viết để kể) biểu hiện ở cốt truyện, ngôn từ, hành động, nhân vật mang tính cá thể cao. | - Hiểu được tính cách cương trực, biểu hiện lòng trung nghĩa của Trương Phi và tình cảm keo sơn gắn bó của những người anh em kết nghĩa; - Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích. - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích, rút ra đặc điểm, tính cách nhân vật. | - Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân - Hình thức thảo luận | ||
25, 26 | Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (trích Tam quốc diễn nghĩa - La Quán Trung) | - Lưu Bị khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. Tào Tháo gian hùng nhưng chủ quan nên thất bại trong cuộc đấu trí. - Cách miêu tả nhân vật qua cử chỉ, ngôn ngữ giàu kịch tính. | - Hiểu được tính cách của Tào Tháo và Lưu Bị; - Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện giàu kịch tính thông qua cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ của từng nhân vật và chi tiết chọn lọc - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. | Hướng dẫn học sinh tự học | ||
74, 75 | Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm ) | - Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi thể hiện qua việc miêu tả thế giới nội tâm đầy những mong nhớ, cô đơn, khao khát, … của người chinh phụ. | - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi. - Thấy được sự tài tình, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. - Đọc – hiểu tiếp cận thể loại văn bản | - Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân - Hình thức thảo luận | ||
26 | 76, 77 | Kiểm tra giữa kì II | ||||
78 | Tóm tắt văn bản thuyết minh | Mục đích, yêu cầu và cách thức TTVBTM. | - Hiểu mục đích, yêu cầu của việc TTVBTM. - Biết cách TTVBTM có nội dung đơn giản. - TTmột VBTM có nội dung đơn giản. - Trình bày VBTM trước tập thể. | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | ||
27, 28, 29 | 79 | Lập dàn ý cho bài văn nghị luận | - Tác dụng, yêu cầu của việc lập dàn ý bài văn NL. - Các bước lập dàn ý bài văn NL. | - Nắm được cách lập dàn ý bài văn NL. - Lập được dàn ý bài văn NL. - Vận dụng những kiến thức đã học về VNL để lập được dàn ý cho một đề văn NL. - Thực hành lập dàn ý cho một số đề VNL. | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | |
80 | Trả bài kiểm tra giữa kì II | |||||
81,8283,8485,86 87 | Chủ đề: Truyện Kiều - Truyện Kiều (Phần một: Tác giả, tác phẩm) -Trao duyên - Chí khí anh hùng - Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối | - Những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên một thiên tài Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của ông; những nội dung và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều. - Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lối độc thoại nội tâm. - Ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường; sáng tạo đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng anh hùng Từ Hải. - Kiến thức về phép điệp, phép đối. | - Những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của ông. Những nội dung và nghệ thuật chủ yếu của TK. - Nhìn nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học - Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các đoạn trích Truyện Kiều: Trao duyên; Chí khí anh hùng - Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối. Cảm thụ sâu sắc hơn nữa những phép điệp, phép đối đã được sử dụng trong các đoạn trích Truyện Kiều đã học. - Có kĩ năng nhận diện, cảm thụ và phân tích phép điệp và phép đối trong các tác phẩm nghệ thuật. | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | ||
30 | 88 | Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật | - Khái niệm NNNT: (với nghĩa chuyên môn) NN dùng trong TP văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. NNNT bao gồm NN trong các TPTS, trữ tình và TP sân khấu. - PCNNNT có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa. | - Nắm được khái niệm: NNNT, PCNNNT, các đặc trưng cơ bản của PCNNNT; - Có kĩ năng phân tích, cảm thụ NNNT, bước đầu sử dụng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả diễn đạt. - Nhận diện, cảm thụ và phân tích NNNT: các biện pháp NT và hiệu quả nghệ thuật của chúng. - Bước đầu sử dụng NN để đạt được hiệu quả NT khi nói, nhất là khi viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tượng trưng,… | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | |
89 | Đọc thêm: - Thề nguyền (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) | - Vẻ đẹp của mối tình Kim – Kiều, khát vọng tình yêu tự do. - Nỗi thương mình và sự ý thức về nhân phẩm của Kiều. - Sử dụng các phép tu từ, hình thức đối xứng, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh. | - Cảm nhận được vẻ đẹp của mối tình Kim – Kiều và khát vọng hạnh phúc của đôi trai tài gái sắc; - Hiểu được tâm trạng của Kiều trong cảnh ngộ từ một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng bị đẩy vào chốn lầu xanh nhơ bẩn. - Cảm nhận được tấm lòng trân trọng, sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật. - Thấy được nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích. | Hướng dẫn học sinh tự học | ||
90 | Lập luận trong bài văn nghị luận | - Khái niệm về lập luận trong văn NL. - Các yêu cầu xây dựng lập luận trong văn NL. | - Nắm vững yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận trong văn NL. - Xây dựng được lập luận trong bài văn NL. - Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và PPLL trong một số đoạn văn, bài văn NL. - Nhận diện các TT trong đoạn văn, bài văn NL. - Viết đoạn văn NL triển khai một luận điểm cho trước theo các luận cứ, TT và PPLL phù hợp. | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | ||
31 | 91 | Văn bản văn học | - Các tiêu chú chủ yếu của VBVH. - Cấu trúc của VBVH với các tầng ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. | - Nắm được những tiêu chí chủ yếu và cấu trúc của một VBVH; - Vận dụng những hiểu biết trên để tìm hiểu TPVH. - Phân tích TP theo đặc trưng thể loại. - Cảm thụ TP có chiều sâu. | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | |
92 | Nội dung và hình thức của văn bản văn học | - Các khái niệm về nội dung VBVH: đề tài, chủ đề, tư tưởng của VB, cảm hứng nghệ thuật. - Các khái niệm về hình thức của VBVH: ngôn từ, kết cấu, thể loại. | - Nắm vững các khái niệm về nội dung và hình thức VBVH. - Biết vận dụng những tri thức đó để tìm hiểu VBVH. - Xác định được các khái niệm về nội dung và hình thức VBVH khi đọc một truyện ngắn hay một bài thơ ngắn. - Cảm nhận có chiều sâu VBVH. | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | ||
93 | Các thao tác nghị luận | - Khái niệm TTNL. - Cách thức triển khai các TTNL: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp. - Yêu cầu vận dụng các TT phù hợp với từng vấn đề NL | - Hiểu thế nào là TTLL. - Nắm được một số TTLL thường gặp và các yêu cầu đối với việc vận dụng các TT đó. - Nhận diện và phân tích vai trò của các TTNL đã học qua các VBNL. - Vận dụng các TTNL phù hợp với các vấn đề để nâng cao hiệu quả của bài văn NL | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | ||
32 | 94, 95, 96 | Tổng kết phần Văn học | Cách nhìn tổng quát về nội dung và hình thức nghệ thuật của từng bộ phận VH | - Hệ thống được những kiến thức đã học trong sgk Ngữ văn lớp 10. - Có khả năng phân tích TPVH theo từng cấp độ: ngôn ngữ, hình tượng VH, sự kiện, tác giả, tác phẩm. So sánh giữa các bộ phận VH; hệ thống hóa những kiến thức đã học. | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | |
33, 34 | 97 | Ôn tập phần Tiếng Việt | - Khái quát về LSTV. - Hoạt động giao tiếp bằng NN. - Hai PCNN (PCNNSH, PCNNNT). - Những yêu cầu về sử dụng TV. | - Hệ thống hóa nội dung kiến thức về phần TV trong năm học để củng cố và nâng cao nhận thức. - Tiếp tục rèn luyện và nâng cao những kĩ năng cần thiết liên quan đến những nội dung kiến thức về TV đã được hình thành trong năm học - Kĩ năng tổng hợp,hệ thống hóa kiến thức: so sánh, đối chiếu, khái quát hóa. - Kĩ năng lập bảng tổng kết để hệ thống hóa kiến thức. - Kĩ năng luyện tập thực hành để củng cố, nâng cao kiến thức. | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | |
98 | Ôn tập phần Làm văn | - Đặc điểm của các kiểu VBTS, TM, NL. - Dàn ý của bài văn TS có sử dụng yếu tố MT, BC. - các PPTM, cách lập dàn ý bài văn TM đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn. - Các TTLL và cách lập dàn ý bài văn NL. - Yêu cầu và cách thức TTVBTS, TM. - Đặc điểm và cách viết KH cá nhân và QC. | - Củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về các kiểu VB đã học ở THCS và nâng cao ở lớp 10; ôn tập các kiểu VB mới đã học. - Phân tích, lập dàn ý bài văn TS, TM, NL. - Viết đoạn văn TS, TM, NL - TTVBTS, TM. - Viết KH cá nhân và QC. - Trình bày một vấn đề. | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | ||
99, 100 | Luyện tập viết đoạn văn nghị luận | - Hoàn thiện các kiến thức về đoạn văn, các yêu cầu viết một đoạn văn nói chung. - Vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong BVNL. | Biết viết đoạn văn NL phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài VNL. - So sánh để nhận ra những điểm khác nhau giữa đoạn văn TS, đoạn văn TM và đoạn văn NL. - Vận dụng những kiến thức, kĩ năng về đoạn văn, về VNL để viết một đoạn văn ngắn phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong BVNL. | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | ||
34 | 101, 102 | KIỂM TRA CUỐI KÌ II | ||||
35 | 103 | Viết quảng cáo | - Khái niệm VBQC, vai trò của QC trong đời sống. - Yêu cầu và cách viết QC cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ. | - Hiểu yêu cầu và cách viết quảng cáo. - Biết viết VBQC. - Biết lựa chọn hình thức QC phù hợp với nội dung QC. - Biết viết VBQC thông thường | - Dạy học trên lớp - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm | |
104 | Trả bài kiểm tra cuối kì II | |||||
105 | Hướng dẫn học trong hè |
Duyệt của trường Tổ trưởng chuyên môn
................