Đề thi thử tn thpt 2021 môn văn trường thpt tiểu la-quảng nam bám sát đề minh họa lần 2 có đáp án

Đề thi thử tn thpt 2021 môn văn trường thpt tiểu la-quảng nam bám sát đề minh họa lần 2 có đáp án

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi thử tn thpt 2021 môn văn trường thpt tiểu la-quảng nam bám sát đề minh họa lần 2 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GDĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT TIỂU LA - THÁI PHIÊN NGUYỄN HIỀN - HÙNG VƯƠNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 02 trang)

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT - LẦN 2 NĂM HỌC 2020 - 2021

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Họ tên thí sinh: ……………………………………………Số báo danh: ……………………

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:

Ta vẫn thường hay nghe những lời đầy ngậm ngùi của những người tuổi xế chiều. Thấm thoát mà việc ấy đã xảy ra đã gần nửa đời người. Chả mấy mà già, chả mấy mà về với ông bà tổ tiên… Không chỉ người già mới hay nhạy cảm về thời gian mà cả người trẻ cũng vậy. Nhiều khi giữa những bộn bề, tất bật lo toan với nhịp sống nhanh, sống vội, họ vẫn dừng lại để suy nghĩ cảm thán, tiếc nuối thời gian đã qua.

Nói như vậy để thấy rằng người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận. Vậy làm thế nào để chiến thắng quy luật ấy? Có lẽ không còn cách nào khác hơn đó là sống hiện sinh. Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút qua đi là những khoảnh khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như".

Những ai kia đang mười tám đôi mươi, ở vào cái độ thanh xuân nhất thì không có lí gì lại không yêu sống và sống với cường độ mạnh mẽ nhất có thể. Đôi chân muốn đi thì hãy cứ bước tới. Trái tim muốn rộng mở thì hãy cứ yêu thương. Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại khờ. Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. Nếu cuộc đời của ai đó đã bước sang thu thì cũng đừng vội giật mình, hụt hẫng, ta không còn trẻ tuổi thì ta hãy "trẻ lòng”. Tìm lại cho mình những đam mê, những sở thích mà trước kia chưa theo đuổi được. Tự tạo cho mình niềm vui bên gia đình, bên những người ta yêu mến và hài lòng với những giá trị mình tạo ra.

(Nguồn: Người lao động, https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thoi-gian-cuoc-doi.html)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, tiếc nuối thời gian suy nghĩ cảm thán của những ai?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút qua đi là những khoảnh khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như”.

Câu 4. Lời khuyên Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại khờ, gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người.

Câu 2. (5,0 điểm) Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88)

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.

--------------------------------Hết------------------------------

SỞ GDĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT TIỂU LA - THÁI PHIÊN NGUYỄN HIỀN - HÙNG VƯƠNG

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021-LẦN 2

Bài thi: Ngữ văn

HƯỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm có 02 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Thầy/Cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ Văn, thầy/cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.

3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính theo quy định.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

0.5

2

- Theo đoạn trích, tiếc nuối thời gian suy nghĩ cảm thán của những người tuổi

xế chiều và cả người trẻ cũng vậy

0.5

3

Có thể hiểu:

+Con người cần phát huy cao nhất năng lực của bản thân cho cuộc sống hiện tại, bằng những việc làm có ích; để không phải hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí, vì lẽ thời gian một đi không trở lại.

+ Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại cũng là sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai

1.0

4

Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ riêng, song cần lí giải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là vài gợi ý:

-Dám mơ ước và thực hiện mơ ước bằng hành động cụ thể, con người mới có cơ hội chạm đến thành công, cho dù đôi khi là dại khờ (…)

-Suy nghĩ của bản thân…

1.0

II

LÀM VĂN

1

Viết một đoạn văn về ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người.

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người.

0.25

c.Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người. Có thể triển khai theo hướng: :

-Thời gian một đi không trở lại. Mỗi người chỉ có một quĩ đời ngắn ngủi; vì vậy thời gian càng quí giá, càng có ý nghĩa trong đời sống con người...

-Với thời gian, con người có thể lao động để sinh tồn, để yêu thương...; đóng

góp tích cực cho cộng đồng…

- Phê phán những người lãng phí thời gian

1.00

d. Chính tả , ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0,25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

2

Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ; nhận xét về cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ; cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.

0,5

c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

c/1.Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ “Tây Tiến” và đoạn

trích… :

c/2.Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính:

* Về nội dung:

-Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền tây: hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình

-Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn, đa tình

-Thiên nhiên là nền cảnh làm nổi bật hình ảnh người lính. Qua đó, nhà thơ thể hiện nỗi nhớ, sự đồng cảm, niềm kiêu hãnh, tự hào về đồng đội

*Về nghệ thuật:

-Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc, phối thanh độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp từ…

-Kết hợp chất nhạc, chất họa

0,5

2,0

c/3. Nhận xét về cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.

-Cái tôi tràn đầy cảm xúc, giàu trí tưởng tượng, với nỗi nhớ da diết về một miền đất, một đoàn quân

-Bút pháp lãng mạn, thủ pháp đối lập, nhiều từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi… nhằm tô đậm, làm nổi bật vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của núi rừng và chất hào hoa, kiêu dũng của người lính

- Cảm hứng lãng mạn-làm nên vẻ đẹp riêng của hồn thơ Quang Dũng

1,0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0,25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,5

TỔNG ĐIỂM

10,0

-