Đề thi thử tn môn văn 2022 có lời giải (đề 15)

Đề thi thử tn môn văn 2022 có lời giải (đề 15)

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi thử tn môn văn 2022 có lời giải (đề 15)

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Thuvienhoclieu.Com

ĐỀ 15

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

NĂM 2022

MÔN NGỮ VĂN

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ? Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.

(Theo Báo mới.com; 26/ 03/ 2016)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2. Theo tác giả bài viết, điều cần làm trước mắt là gì?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về quan điểm: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1. (2 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.

Câu 2. (5 điểm)

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

lorca bơi sang ngang

trên chiếc ghi ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái Di- gan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng im bất chợt

li la lila lila

(Đàn ghi ta của Lorca – Thanh Thảo, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2018, tr.165)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó hãy nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật cách tân thơ của tác giả Thanh Thảo.

HƯỚNG DẪN CHẤM

A. Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.

B. Hướng dẫn cụ thể

Phần

Đáp án và biểu điểm

Điểm

I

ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)

1

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích : nghị luận

0.5

2

Theo tác giả bài biết, điều cần làm trước mắt là: tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm.

0.5

3

Quan điểm: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt” có thể được hiểu là: thực tiễn đời sốnglà điều kiện tốt nhất để chúng ta hoàn thiện bản thân, học hỏi cả về kiến thức lẫn kĩ năng sống. Tuy nhiên, để thành công chúng ta phải trang bị cho mình một nền tảng vững chắc từ môi trường giáo dục của gia đình, nhà trường ngay từ hôm nay.

1.0

4

Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình, nhưng phải lí giải hợp lí và thuyết phục

1.0

II

LÀM VĂN ( 7.0 điểm)

1

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tuổi trẻ đối với mỗi con người.

2.0

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn (mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn).

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách quy nạp, diễn dịch, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của tuổi trẻ

0.25

c. Triển khai nội dung đoạn văn hợp lí:

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ Vai trò của tuổi trẻ. Có thể triển khai theo hướng:

Tuổi trẻ là giai đoạn thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ, có ý nghĩa nhất của đời người

Tuổi trẻ là cơ hội tốt nhất để chúng ta học tập rèn luyện lĩnh hội kiến thức và kĩ năng sống làm hành trang cho tương lai.

Tuổi trẻ có vai trò quyết định sự thành bại của tương lai.

Vì vậy, chúng ta cần trau dồi kiến thức, hiểu biết, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách; sống có ước mơ, lí tưởng…

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo.

0.25

2

không ai chôn cất tiếng đàn

………..

li la li la li la

(Đàn ghi ta của Lorca – Thanh Thảo, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2018, tr.165)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó hãy nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật cách tân thơ của tác giả Thanh Thảo.

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó hãy nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật cách tân thơ của tác giả Thanh Thảo.

0.5

c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm

Thí sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo những ý sau:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Thảo, tác phẩm « Đàn ghi ta của Lor ca » và đoạn trích.

- Thanh Thảo được coi là một trong số không nhiều cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt sau 1975. Ông luôn tìm tòi khám phá, sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.

- Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca được trích từ khối vuông Rubic là một trong những bài thơ hay của ông sau 1975. Bài thơ được lấy cảm hứng từ sự hi sinh của Lorca- một nghệ sĩ lớn cuarddaats nước Tây Ban Nha

- Đặc sắc nhất là đoạn thơ không ai chôn cất tiếng đàn

………..

li la li la li la

2. Cảm nhận về đoạn thơ.

* 4 dòng thơ đầu

- Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa… gợi nhiều liên tưởng và khẳng định bọn phát xít có thể giết Lorca nhưng chúng không thể nào chôn vùi được tài năng nhân phẩm của Lorca. Cách so sánh chứng tỏ tiếng đàn với sức sống mạnh mẽ mạnh liệt không gì có thể dập tắt. vì vậy Lorca trở nên bất tử, con đường cách tân nghệ thuật của Lorca cũng vì vậy mà bất tử

- 2 dòng thơ cuối hình ảnh thơ đẹp nhưng đượm buồn, mang hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp lung linh của tâm hồn Lorca

* Đoạn còn lại là sự suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lorca

- Giọt nước mắt …trong đáy giếng:

+ Vầng trăng nơi đáy giếng- sự bất tử của cái Đẹp.

- Đường chỉ tay: ẩn dụ về định mệnh nghiệt ngã.

-... dòng sông, ghi ta màu bạc... gợi cõi chết, siêu thoát.

- Các hành động: ném lá bùa, ném trái tim: có ý nghĩa tượng trưng cho một sự giã từ, một sự lựa chọn.

🡪 Tiếng lòng tri âm sâu sắc đối với người nghệ sĩ, thiên tài Lor-ca.

Yếu tố âm nhạc trong bài thơ:

- Chuỗi âm thanh “Li la- li la- li la” luyến láy ở đầu và cuối như khúc dạo đầu và kết thúc bản nhạc.

- Sự kính trọng và tri âm Lor-ca- nghệ sĩ thiên tài.

3. Nhận xét về nghệ thuật cách tân thơ

Sử dụng thành công thủ pháp thơ siêu thực: không có dấu câu, hình ảnh ẩn dụ, so sánh, nhân hóa mang tính biểu tượng, đoạn thơ như một bản nhạc giao hưởng, ngôn ngữ hàm súc giàu sức gợi cảm.

0.5

2.0

1.0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.

0.25

e. Sáng tạo: suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5

TỔNG ĐIỂM

10.0

HẾT