Đề thi thử thpt qg ngữ văn 2020 liên trường nghệ an lần 1

Đề thi thử thpt qg ngữ văn 2020 liên trường nghệ an lần 1

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi thử thpt qg ngữ văn 2020 liên trường nghệ an lần 1

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

LIÊN TRƯỜNG THPT

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I - NĂM 2020

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích rồi thực hiện các yêu cầu:

Từ chối là một kỹ năng sống quan trọng và cốt yếu. Không ai muốn mắc kẹt trong một mối quan hệ không mang lại hạnh phúc. Không ai muốn mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó. Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thật sự muốn nói. Nhưng mọi người vẫn lựa chọn điều này. Mọi lúc.

Chúng ta cần phải từ chối một thứ gì đó. Nếu không, ta hoàn toàn không thể có nổi bản sắc cá nhân. Hành động lựa chọn một giá trị cho bản thân đòi hỏi việc từ chối lựa chọn giá trị khác. Nếu muốn có một tình bạn chân thành, tôi sẽ từ chối việc đối xử tệ bạc với bạn bè sau lưng họ. Nếu muốn một cuộc hôn nhân hạnh phúc, tôi sẽ không lấy rượu và ma túy làm lẽ sống của cuộc đời mình.

Thành thực là niềm khao khát tự nhiên của con người. Nhưng một phần của việc sở hữu tính trung thực trong cuộc đời chúng ta là thoải mái việc nói và nghe từ “không”. Theo đó, từ chối khiến cuộc đời bạn tốt đẹp hơn.

(Dẫn theo Mark Manson, Nghệ thuật tinh tế của việc “đếch” quan tâm,

NXB Văn học, Hà Nội, 2019, tr.238)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong đoạn văn: Không ai muốn mắc kẹt trong một mối quan hệ không mang lại hạnh phúc. Không ai muốn mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó. Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thật sự muốn nói.

Câu 4. Theo anh/chị, vì sao tác giả viết: một phần của việc sở hữu tính trung thực trong cuộc đời chúng ta là thoải mái việc nói và nghe từ “không”?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về cách nói lời từ chối.

Câu 2 (5.0 điểm)

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Quang Dũng - Tây Tiến, Ngữ văn 12, Tập 1,

NXB Giáo dục, 2008, tr.89)

Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên, từ đó nhận xét cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong cách thể hiện của tác giả.

--------- Hết-----------

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

LIÊN TRƯỜNG THPT

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2020

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Bài thi: NGỮ VĂN

(Đáp án- thang điểm gồm có 02 trang)

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

0.5

2

Nội dung của đoạn trích: Từ chối là một kĩ năng sống quan trọng, cần thiết giúp khẳng định bản sắc cá nhân và góp phần đảm bảo hạnh phúc cho cuộc sống mỗi người.

0.5

3

- Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc

- Hiệu quả: nhấn mạnh những điều không ai mong muốn sẽ xảy ra trong cuộc sống của mình; tạo giọng văn trùng điệp, dứt khoát.

0.5

0.5

4

Trình bày được:

- Lời từ chối không dễ nói ra, dù nhiều khi rất muốn. Bị từ chối cũng thường khiến con người cảm thấy khó chịu.

- Thiếu kĩ năng từ chối hoặc không thoải mái khi bị từ chối sẽ khiến cuộc sống con người trở nên khiên cưỡng, giả tạo, mệt mỏi.

1.0

II

LÀM VĂN

7.0

1

Viết đoạn văn về cách nói lời từ chối

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cách nói lời từ chối của con người trong cuộc sống

0.25

c. Triển khai vấn đề: lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; đề xuất được cách nói lời từ chối khi cần.

Có thể triển khai theo hướng:

Từ chối là kĩ năng cần thiết để cuộc sống mỗi người trở nên nhẹ nhàng hơn. Nhưng lời từ chối cũng có thể làm tổn thương đến người khác hoặc tạo áp lực cho chính mình. Vì vậy, để nói lời từ chối, mỗi người cần trung thực với chính mình; học cách nói năng khéo léo, lịch sự; giải thích rõ ràng...

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25

2

Phân tích đoạn thơ; nhận xét cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong cách thể hiện của tác giả.

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng trong cách thể hiện của tác giả.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm “Tây Tiến” và đoạn thơ

0.5

* Phân tích đoạn thơ

- Nét hào hoa, dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến: ngoại hình kì dị (không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm), tâm hồn mộng mơ, ý chí lẫm liệt (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh) vượt lên trên hoàn cảnh bi thương (Rải rác biên cương mồ viễn xứ)

- Bút pháp lãng mạn, nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu… của tác giả: thủ pháp đối lập, cường điệu, lạ hóa, từ Hán Việt trang trọng, âm điệu hào hùng...

2.0

* Nhận xét cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong cách thể hiện của tác giả.

- Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở việc tác giả tô đậm cái phi thường, biệt lệ, tô đậm vẻ đẹp cao cả, lí tưởng, làm nổi bật chất hào hoa, kiêu dũng ở hình tượng người lính bằng ngôn ngữ, hình ảnh mới lạ; thủ pháp đối lập, cường điệu; hồn thơ phóng khoáng, tài hoa.

- Tinh thần bi tráng thể hiện ở việc tác giả không né tránh những mất mát hi sinh mà còn trực tiếp miêu tả và cố ý tô đậm nó; những đau khổ, hy sinh được người lính tiếp nhận bằng ý chí can trường, lẫm liệt không làm cho người đọc bi lụy mà luôn đưa đến những cảm xúc mạnh mẽ, rắn rỏi…

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5

TỔNG ĐIỂM

10.0