Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2019–2020
QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN - Lớp 8
Thời gian: 90 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC (Không tính thời gian giao đề)
I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
NGẮM TRĂNG
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh - SGK Ngữ văn 8 - tập 2)
Câu 1 (1.0 điểm)
Xác định tên phiên âm chữ Hán và thể thơ của bài thơ “Ngắm trăng”.
Câu 2 (1.0 điểm)
Từ “không” trong câu thơ “Trong tù không rượu cũng không hoa,” là dấu hiệu hình thức của kiểu câu nào? Kiểu câu đó được dùng trong bài thơ để làm gì?
Câu 3 (1.0 điểm)
Câu thơ “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” thực hiện kiểu hành động nói nào? Kiểu hành động nói ấy được dùng trực tiếp hay gián tiếp?
Câu 4 (1.0 điểm)
Qua bài thơ, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ?
Câu 5 (1.0 điểm)
Cuộc sống phía trước sẽ có rất nhiều khó khăn, thử thách. Bài học nào từ bài thơ “Ngắm trăng” mà em cảm thấy tâm đắc nhất? Vì sao?
II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh,…
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2019 - 2020
QUẢNG NAM Môn Ngữ văn - Lớp 8
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm này có 2 trang)
Hướng dẫn chung
Đáp án và thang điểm
A. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) | ||
Câu | Nội dung, yêu cầu cần đạt | Điểm |
Câu 1 (1.0 đ) | - Tên phiên âm chữ Hán của bài thơ: Vọng nguyệt. - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. | 0.5 0.5 |
Câu 2 (1.0 đ) |
| 0.5 0.5 |
Câu 3 (1.0 đ) | - Kiểu hành động nói: bộc lộ cảm xúc. - Cách dùng: gián tiếp. | 0.5 0.5 |
Câu 4 (1.0 đ) |
| 0.5
0.5
|
Câu 5 (1.0 đ) | Học sinh có thể nhận ra bài học qua bài thơ “Ngắm trăng” theo nhiều cách diễn đạt khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
+ Mức 1: Học sinh nêu được 1 bài học và giải thích hợp lí. + Mức 2: Học sinh nêu được 1 bài học và giải thích tương đối hợp lí. + Mức 3: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu của đề bài. * Lưu ý: Giám khảo cần trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh. |
1.0 0.5 0.0
|
B. LÀM VĂN (5.0 điểm) | ||
Tiêu chí đánh giá | Điểm | |
* Yêu cầu chung:
|
| |
* Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài: khái quát được vấn đề nghị luận. |
0.25 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giải thích, chứng minh tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh,… | 0.25 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt kĩ năng nghị luận kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: * Nêu vấn đề nghị luận:
* Giải thích:
* Tác hại: Tùy theo tệ nạn xã hội mà nêu tác hại
* Nguyên nhân:
* Giải pháp:
Lưu ý: Học sinh cần đưa ra những dẫn chứng thuyết phục trong quá trình viết bài. * Kết thúc vấn đề: Liên hệ, lời khuyên... | 4.0
0.5
0.75
0.75
0.75
0.75
0.5 | |
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0.25 | |
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0.25 |