Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 7: gia đình thương yêu

Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 7: gia đình thương yêu

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 7: gia đình thương yêu

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Bài 7

GIA ĐÌNH THƯƠNG YÊU

(12 tiết)

Tất cả kho báu trên Trái Đất không thể nào

sánh bằng hạnh phúc gia đình.

(Tổng thống Mê-xi-cô Calderon)

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Tri thức ngữ văn (thơ, thơ tự do, yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ, ngôn ngữ thơ).

- Tình cảm gia đình được thể hiện qua 3 văn bản đọc.

- Từ đa nghĩa, từ đồng âm.

- Đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.

2. Về năng lực:

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ; nêu được tác dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ.

- Biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.

3. Về phẩm chất:

Nhân ái, chan hòa, yêu thương, quan tâm người trong gia đình, sống có ước mơ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khám phá tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.

HS quan sát, lắng nghe video Bóng mát tâm hồn Bài học quý giá về tình cảm gia đình, suy nghĩ cá nhân và trả lời.

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được:

- Nội dung của video: vai trò quan trọng của tình cảm gia đình.

- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở).

- Tri thức ngữ văn (thơ, thơ tự do, yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ, ngôn ngữ thơ).

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe & đặt câu hỏi:

+ Em nhận ra được điều gì trong video này? Video gợi cho em cảm xúc gì?

2. Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK.

3. Sử dụng kĩ thuật Tia chớp để huy động thông tin từ học sinh :

? Ở học kì I, em đã được học những bài thơ nào? Bài thơ đó thuộc thể thơ gì?

? Giới thiệu ngắn gọn một thể thơ đã học và chỉ ra những “dấu hiệu” của văn bản thơ trong tác phẩm đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

1. HS quan sát video, lắng nghe lời bài hát và suy nghĩ cá nhân.

GV hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe video.

2. HS đọc phần tri thức Ngữ văn

3. HS làm việc cá nhân 3’, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

B3: Báo cáo kết quả

GV:

- Yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu hỏi, chia sẻ cảm xúc của bản thân.

- Hướng dẫn HS trả lời (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Chia sẻ cảm xúc của cá nhân, theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc.

- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Đọc văn bản

Văn bản

NHỮNG CÁNH BUỒM

Hoàng Trung Thông

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Những nét tiêu biểu về tác giả Hoàng Trung Thông.

- Thể thơ tự do.

- Đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện trong văn bản Những cánh buồm.

2. Về năng lực:

- Xác định được đặc điểm của thể thơ tự do trong văn bản Những cánh buồm.

- Nhận biết được các chi tiết miêu tả hình ảnh hai cha con, ước mơ của người con và tình cảm gia đình được thể hiện trong đó.

- Nhận biết được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Suy ngẫm về ước mơ của bản thân và những việc làm để thực hiện ước mơ.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, biết yêu thương, quan tâm những người trong gia đình; yêu thiên nhiên và biết không ngừng ước mơ cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Tranh ảnh về nhà văn Hoàng Trung Thông và văn bản “Những cánh buồm

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
  2. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

+ Theo em, gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?

+ Hãy kể ngắn gọn một kỉ niệm vui giữa em và một người thân trong gia đình.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Đọc – hiểu văn bản

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a)Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Hoàng Trung Thông và tác phẩm “Những cánh buồm”.

b)Nội dung:

- HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d)Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Hoàng Trung Thông.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Hoàng Trung Thông (1925 – 1993)

- Quê: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An

- Thơ của ông giản dị, cô đọng, chứa đựng cảm xúc trong sáng.

- Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc.

2. Tác phẩm

a)Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, đặc điểm, ngôn ngữ thơ…)

b)Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, chia nhóm 6 HS cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập

d)Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

HS trao đổi cặp đôi trả lời những câu hỏi sau:

+ Dấu hiệu nào giúp em nhận biết Những cánh buồm là một bài thơ?

+ Theo em, nên đọc văn bản này với giọng đọc như thế nào?

+ Có thể ngắt nhịp như thế nào khi đọc khổ thơ sau?

Cha mỉm cười/ xoa đầu con nhỏ

Theo cánh buồm/ đi mãi nơi xa

Sẽ có cây, có cửa,/ có nhà

Những nơi đó/ cha chưa hề đi đến

- HS đọc bài thơ.

- HS trao đổi với nhau về kĩ năng tưởng tượng suy luận, trả lời các câu hỏi sau:

+ Đọc câu thơ Sau trận mưa đêm rả rích/ Cát càng mịn, biển càng trong/ Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng giúp em hình dung được gì về khung cảnh thiên nhiên ở biển vào buổi sáng?

+ Đọc đoạn thơ từ Con bỗng lắc tay cha… đến Để con đi… Đoạn này thể hiện tính cách gì của người con?

- Chia nhóm lớp (6HS), giao nhiệm vụ:

+ Văn bản “Những cánh buồm” thể hiện những đặc điểm nào của thể loại thơ ? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thiện phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP 1

Đặc điểm

Thể hiện trong văn bản

Những cánh buồm

Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt

- Số dòng:

- Số khổ:

- Vần:

Thơ là tác phẩm trữ tình, thiên về bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ

-Cảm xúc bao trùm của bài:

Ngôn ngữ thơ thường hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh

- Tính hàm súc

- Hình ảnh thơ

+ Hãy nêu xuất xứ của văn bản.

+ Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

+ Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 4’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 4 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

a) Đọc và tìm hiểu chú thích

- Dấu hiệu nhận biết:

+ thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của người viết.

+ có ngắt dòng giữa các câu

+ có vần điệu

- Cách đọc: Đọc toàn bài với giọng chậm rãi dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn đạt tình cảm của cha với con.

+ Lời của con: ngây thơ, hồn nhiên

+ Lời của cha: ấm áp, dịu dàng thể hiện tình yêu con, cảm xúc tự hào về con, về tuổi thơ của mình, về sự tiếp nối cao đẹp của các thế hệ.

- HS đọc đúng, giải thích được một số từ khó.

b) Tìm hiểu chung

- Thể thơ: thơ tự do

PHIẾU HỌC TẬP 1

Đặc điểm

Thể hiện trong văn bản

Những cánh buồm

Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt

- Số dòng: không giới hạn

- Số khổ: không giới hạn

- Vần: không cần có vần liên tục.

Thơ là tác phẩm trữ tình, thiên về bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ

- Cảm xúc bao trùm của bài: Tình cảm yêu thương, thân thiết của hai cha con.

Ngôn ngữ thơ thường hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh

- Tính hàm súc: bài thơ ngắn gọn nhưng ẩn chứa nhiều cảm xúc.

- Hình ảnh: biển xanh, cát trắng, ánh mai hồng, cánh buồm …

- Xuất xứ: Bài thơ Những cánh buồm rút ra từ tập thơ cùng tên (1964).

- Phương thức biểu đạt: kết hợp biểu cảm, miêu tả, tự sự.

- Văn bản chia làm 3 phần

+ P1: Từ đầu …lòng vui phơi phới.

🡪 Miêu tả hình ảnh của người cha và người con đi dạo trên bãi cát

+ P2: Tiếp theo đến…để con đi

🡪 Cuộc trò chuyện của hai cha con và mong muốn của người con

+ P3: Còn lại

🡪 Cảm nhận của người cha.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Hình ảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển

a)Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm được những chi tiết giới thiệu về hình ảnh của hai cha con.

- Cảm nhận được nét đẹp trong hình ảnh của hai cha con.

b)Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d)Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm. HS làm việc theo nhóm 6 HS

- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:

1. Xác định không gian, thời gian được miêu tả.

2. Nhà thơ đã dùng những chi tiết nào để miêu tả cảnh vật, con người? Tác dụng của yếu tố miêu tả trong đoạn là gì?

3. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả hình ảnh của hai cha con?

4. Em có cảm nhận gì về tình cảm của hai cha con trong bài thơ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’.

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV: Hỗ trợ HS khi cần thiết.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển sang mục sau.

Không gian

Thời gian

Cảnh vật

Con người

ở bãi cát trên biển

buổi sáng, sau trận mưa đêm

+ ánh mai hồng

+ cát càng mịn

+ biển càng xanh

+ bóng cha dài lênh khênh

+ bóng con tròn chắc nịch

+ cha dắt con đi

+ lòng vui phơi phới

→ Không gian bao la, vô tận

→ Tươi sáng, mát mẻ

→ Khung cảnh trong trẻo, vui tươi, rực rỡ

→ vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc

Yếu tố miêu tả giúp người đọc dễ hình dung hình ảnh, tâm trạng của hai cha con trong khung cảnh đẹp đẽ.

Nghệ thuật: điệp ngữ, đối lập, từ láy

Cảm nhận: Tình cảm của hai cha con thân thiết, hạnh phúc vừa đơn sơ, giản dị, vừa thiêng liêng, cao cả.

*Yếu tố miêu tả:

PHIẾU HỌC TẬP 2

  1. Cuộc trò chuyện của hai cha con và mong muốn của người con

a)Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm được những chi tiết nói về cuộc trò chuyện của hai cha con.

- Cảm nhận được nét đẹp trong hình ảnh của hai cha con.

b)Nội dung:

- GV sử dụng KT động não, chia sẻ nhóm đôi cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho ý kiến của bạn bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh, kết quả thảo luận nhóm, phiếu học tập.

d)Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 3.

- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:

+ HS đọc thầm đoạn 1 (Từ Hai cha con…vui phơi phới)

+ Yếu tố tự sự được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ? Tác dụng của các yếu tố tự sự đó?

+ Trong đoạn 2, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ đặc sắc nào? Nêu tác dụng?

+Theo em, hình ảnh cánh buồm trong khổ thơ có ý nghĩa gì?

+ Dấu chấm lửng trong câu “Để con đi…” có tác dụng gì?

+ Theo em, tình cảm hai cha con dành cho nhau được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS trao đổi nhóm đôi và ghi lại kết quả.

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá.

- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.

*Yếu tố tự sự: kể lại cuộc trò chuyện

- Câu hỏi của người con:

Cha ơi!

.. không thấy người ở đó?”

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi…”

→ câu hỏi ngây thơ, hồn nhiên. Người con mong muốn mở rộng kiến thức, được đi nhiều nơi.

- Câu trả lời của người cha:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Những nơi đó cha chưa hề đi đến”.

→ người cha trầm ngâm, mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ con.

=>Yếu tố tự sự giúp ta cảm nhận cuộc trò chuyện gần gũi, thân thiết của hai cha con.

*Nghệ thuật đặc sắc:

+Ẩn dụ “Ánh nắng chảy đầy vai”

→ làm tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ, giúp người đọc hình dung cụ thể về khung cảnh đẹp đẽ trên biển.

+ Hình ảnh cánh buồm:

→ biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được mở rộng hiểu biết của người con.

+ Dấu chấm lửng: “Để con đi…

→ sự tiếp nối của thế hệ sau

=> Tình cảm yêu thương, trìu mến của người cha dành cho con và khao khát được khám phá những điều chưa biết của người con.

  1. Cảm nhận của người cha

a)Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm được những chi tiết nói về suy nghĩ của người cha.

- Cảm nhận được nét đẹp trong sự nối tiếp giữa hai thế hệ.

b)Nội dung:

- GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d)Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 3.

- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:

+ Khi nghe câu hỏi của người con, người cha có suy nghĩ gì?

+ Em hiểu như thế nào về câu thơ: Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản.

HS:

- Đọc SGK và tìm chi tiết để hoàn thiện phiếu học tập.

- Suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu HS trả lời và hướng dẫn (nếu cần).

HS :

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.

- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.

- Câu thơ: Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con

Người cha tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu.

=> Sự tiếp nối của thế hệ trẻ thực hiện ước mơ của thế hệ đi trước.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn.

- Phát phiếu học tập số 4.

- Giao nhiệm vụ nhóm:

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.

? Nội dung chính của văn bản “Những cánh buồm” là gì?

? Trong bài thơ, tuy còn nhỏ nhưng cậu bé không ngừng ước mơ được khám phá cuộc sống. Vậy còn các em, các em có ước mơ gì không?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
  • Chia sẻ cặp đôi 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả trong thơ.

- Thể thơ tự do dễ truyền tải nội dung.

- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, cảm xúc.

2. Nội dung

- Tình cảm cha con thân thiết, tràn đầy yêu thương

- Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ. Những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.

  1. HĐ 3: Luyện tập

a)Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức của bài học vào giải quyết bài tập cụ thể

b)Nội dung: GV hướng dẫn HS suy nghĩ và hoàn thành phiếu bài tập

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm đôi để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d)Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV cho HS chia sẻ cặp đôi và thực hiện phiếu bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
  • Chia sẻ cặp đôi 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu bài tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Đại diện của 2 cặp đôi lên báo cáo kết quả thảo luận, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV kết luận lại vấn đề, nhận xét thái độ và kết quả làm việc của các nhóm.

IV. Luyện tập

  1. HĐ 4: Vận dụng

a)Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức của bài học vào giải quyết tình huống trong cuộc sống.

b)Nội dung: GV nêu câu hỏi vận dụng và gọi HS chia sẻ cá nhân.

c) Sản phẩm học tập: Chia sẻ của học sinh.

d)Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời

+ HS nghe video Cha già rồi đúng không, kết hợp với văn bản vừa học nêu suy nghĩ của em về tình cảm cha - con. Em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình dành cho người cha kính yêu?

+ Văn bản Những cánh buồm gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì về ước mơ, khát vọng của con người?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ và chia sẻ

GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

B3: Báo cáo kết quả

HS: Chia sẻ cá nhân.

GV: Yêu cầu HS đứng dậy chia sẻ, HS khác nhận xét, đánh giá.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV kết luận lại vấn đề, nhận xét thái độ học tập của học sinh.

PHIẾU HỌC TẬP SỬ DỤNG TRONG BÀI

Văn bản “Những cánh buồm” thể hiện những đặc điểm nào của thể loại thơ ? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thiện phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP 1

Đặc điểm

Thể hiện trong văn bản

Những cánh buồm

Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt

- Số dòng:

- Số khổ:

- Vần:

Thơ là tác phẩm trữ tình, thiên về bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ

- Cảm xúc bao trùm của bài:

Ngôn ngữ thơ thường hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh

- Tính hàm súc

- Hình ảnh thơ

PHIẾU HỌC TẬP 2

Không gian

Thời gian

Cảnh vật

Con người

Chi tiết

Nhận xét

Tác dụng của yếu tố miêu tả

Nghệ thuật

Cảm nhận của em

Văn bản 2: MÂY VÀ SÓNG

- Rabindranath Tagore –

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức

- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tư­ởng t­ượng giữa em bé với những ngư­ời trên “Mây và Sóng”.

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng những hình ảnh thiên nhiên tượng trưng và thủ pháp trùng điệp đối sánh.

- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tư­ởng t­ượng bay bổng của tác giả.

- Học sinh thêm yêu và tự hào về tình mẫu tử.

1.2. Năng lực

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ - văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.

- Nêu được tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ.

- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

1.3. Phẩm chất

Trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Yêu quý, kính trọng mẹ và người thân trong gia đình cũng như những người ngoài xã hội, từ đó hướng tới những lời nói, việc làm đúng đắn.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Tranh ảnh về nhà văn Rabindranath Tagore và văn bản Mây và sóng.

- Một số văn bản về tình mẫu tử (Con cò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Trong lòng mẹ,... )

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1. Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề tạo hứng thú, từ đó dẫn dắt vào bài mới.

a) Nội dung: GV cung cấp video bài hát Mẹ yêu ơi và GV hỏi, HS trả lời.

b) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

c) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Hỏi: Em thường chơi trò chơi với ai trong gia đinh nhiều nhất? Cảm xúc của em khi chơi với người đó như thế nào?

GV: Cung cấp video bài hát “Mẹ yêu ơi” - trình bày bé Gia Khiêm.

Hỏi: Nêu cảm nhận của em về tình mẹ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV, HS khác nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

HĐ 2. Hình thành kiến thức mới

2.1. Đọc – hiểu văn bản

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Rabindranath Tagore.

b) Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Rabindranath Tagore.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.

HS quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

Gọi 1 - 3 học sinh trả lời. Giáo viên có thể hỏi thêm, tuỳ vào câu trả lời của học sinh.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

Cho học sinh xem clip về Tagore

- Tagore (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ

- Ông là nhà văn Châu Á đầu tiên đư­­ợc giải thưởng Nobel văn học với tập “Thơ Dâng” 1913.

- Thơ Tagore thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả, chất trữ tình thắm thiết, thâm trầm triết lý.

Tiểu thuyết (1909)

Thơ Dâng (1913)

Tập thơ (1915)

Tập thơ (1916)

2. Tác phẩm

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết được những nét độc đáo của bài thơ Mây và sóng (Thể thơ, ngôn ngữ thơ, hình ảnh trong thơ, nhịp thơ,…)

- Thấy được những đăc sắc nghệ thuật trong việc xây dựng các cuộc hội thoại.

- Thấy được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

- Giới thiệu bản tiếng Ben-gan, tiếng Anh.

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

GV phát phiếu bài tập số 1, HS làm bài tập theo nhóm.

HỎI:

1. Chỉ ra xuất xứ của bài thơ.

2. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết “Mây và sóng” là một bài thơ? Xác định thể thơ.

3. Xác định nhân vật trữ tình.

4. Xác định bố cục bài thơ, các phần đó có gì giống và khác nhau? (Về số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh, cách tổ chức khổ thơ). Tác dụng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ là gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc nhóm 5’: HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập, đại diện hóm trình bày.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

a) Đọc và tìm hiểu chú thích

- HS đọc đúng.

b) Tìm hiểu chung

- Xuất xứ:

+ In trong tập “Si-su” (tiếng Ben-gan), 1909.

+ In trong tập “Trăng non” (chính Tagore dịch sang tiếng Anh), 1915.

- Thể thơ: thơ văn xuôi, vẫn có nhạc điệu.

- Nhân vật trữ tình: Em bé.

- Bố cục: Lời em bé có thể chia làm hai phần

+ Phần 1: từ đầu đến “trời xanh thẳm”🡪 Em bé kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với những người trên mây.

+ Phần 2: còn lại 🡪 Em bé kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với những người trong sóng.

- Tác dụng: thể hiện tình yêu mẹ của em bé trọn vẹn, sâu sắc, trào dâng, mãnh liệt.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Lời mời gọi của những người sống trên mây và trong sóng.

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm được những chi tiết về những lời mời gọi của những người trên mây, trên sóng.

- Đánh giá nét đẹp thiên nhiên rực rỡ bí ẩn bao điều mới lạ hấp dẫn với tuổi thơ (tiếng gọi của 1 thế giới diệu kỳ)

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia (4 phút)

Mỗi dãy bàn hàng dọc là 1 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm làm một nhiệm vụ:

+ Nhóm I: 1. Những người sống trên mây, trong sóng nói với em bé những điều gì?

+ Nhóm II: 2. Em sẽ được chơi cùng ai? Hình thức, cách chơi như thế nào?

+ Nhóm III: 3. Để đến với họ, bé sẽ làm như thế nào?

+ Nhóm IV: 4. Em có nhận xét gì về cách đến và cách hòa nhập mà họ đã vẽ ra.

Hết thời gian quy định, học sinh chuyển nhóm.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép (5 phút)

Các nhóm mới được hình thành bằng cách sát nhập thành viên của 4 nhóm theo dãy bàn hàng ngang. Cứ 1 dãy bàn hàng ngang là một nhóm và giao nhiệm vụ mới. Phát phiếu học tập số 3.

HỎI:

1. Em thấy thế giới của họ vẽ ra như thế nào?

2. Nếu em được rủ đi chơi đến nơi kì diệu, hấp dẫn đó, em có đi không? Tại sao?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

Vòng 1: Nhóm chuyên gia (4 phút)

HS:

- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.

- Thảo luận nhóm 2 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép (6 phút)

HS:

- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép.

- 3 phút tiếp: Thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2

Những người trên mây, trong sóng đều nói với em bé hai lượt - cũng là hai nội dung mời gọi.

- Thế giới của họ (sắc màu, âm thanh, không gian, thời gian):

+ chơi, thức dậy - chiều tà, bình minh vàng - vầng trăng bạc

+ ca hát, ngao du, sáng sớm - hoàng hôn, nơi này - nơi nọ

- Cách đến thế giới đó (dễ dàng, thú vị):

+ đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, được nhấc bổng.

+ đến ra rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, được nâng đi.

=> Sức hấp dẫn của thế giới kì diệu.

=> Nghệ thuật: nhân hóa, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu.

2. Lời từ chối của em bé

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm được chi tiết kể về cuộc hội thoại giữa em bé và những người sống trên mây và trong sóng.

- Thấy được lý do em bé từ chối lời mời của những người sống trên mây và trong sóng.

- Hiểu được tình cảm em bé dành cho mẹ.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm đôi cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Gọi học sinh đọc lại những lời đáp của em bé và đặt câu hỏi.

HỎI:

1. Trong mỗi cuộc thoại, em bé đáp lại mấy lần và đáp như thế nào?

2. Vì sao em đáp lại như vậy?

3 Vì sao sau khi nhận lời từ chối của em bé, những người trên mây, trong sóng “mỉm cười” bay đi và lướt qua?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản.

HS:

- Đọc SGK và tìm chi tiết thể hiện lời đáp của em bé.

- Suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần).

HS :

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.

Em bé đáp lại hai lượt, với trình tự giống nhau:

+ Hỏi: làm thế nào... lên đó?

+ Từ chối:

. mẹ muốn, (buổi chiều) mẹ đợi

. làm sao có thể rời mẹ...?

- Lí do:

+ Hỏi cách lên thế giới đó: tâm lí trẻ thơ tò mò, ham vui, thích những điều mới lạ khát khao tìm hiểu, khám phá.

+ Từ chối dứt khoát: tình yêu mẹ lớn hơn tất cả. Tình mẫu tử giúp em kiểm soát xúc cảm, kiểm soát khát vọng, biết suy nghĩ và lựa chọn.

- Những người trên mây trong sóng “mỉm cười”: họ thông cảm, trân trọng tấm lòng em bé dành cho mẹ; họ biết trước câu trả lời vì tình mẫu tử là chân lí trên mặt đất này,...

=> Sức níu giữ của tình mẫu tử. Mẹ chính là điểm tựa cuộc đời.

3. Trò chơi em bé sáng tạo

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm được chi tiết là lời của em bé nói với mẹ về những trò chơi mà em tưởng tượng ra.

- Thấy được tình mẫu tử là thiêng liêng, bền chặt.

- Hiểu được hạnh phúc không phải điều xa xôi, bí ẩn, do ai ban phát mà ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 4

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

1. Em bé đã sáng tạo ra trò chơi như thế nào?

2. Trò chơi của em bé có gì giống và khác so với cuộc vui chơi của những người “trên mây”, “trong sóng”?

3. Những trò chơi mà em bé nghĩ ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm với mẹ như thế nào? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình?

4. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho em suy ngẫm thêm về những điều gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)

- Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá.

- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

HS:

- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau

- Trò chơi (“sắm vai”):

+ con - mây, mẹ - trăng; ôm lấy mẹ

+ con - sóng, mẹ - bến bờ kì lạ; lăn, lăn, lăn mãi, cười vang, vỡ tan vào lòng mẹ.

- Thể hiện tình cảm của con dành cho mẹ. Hình ảnh thiên nhiên tượng trưng cho sự vĩ đại và bất diệt của tình mẫu tử.

=> Niềm hạnh phúc tuyệt vời trong thế giới của tình mẫu tử.

- Triết lí sâu xa:

- Tình mẫu tử là thiêng liêng, bền chặt.

- Hạnh phúc không phải điều xa xôi, bí ẩn, do ai ban phát mà ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng.

- Tình yêu là cội nguồn của sáng tạo.

- Con người phải biết sống hoà hợp với thiên nhiên.

III. TỔNG KẾT

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn

- Phát phiếu học tập số 5

- Giao nhiệm vụ nhóm:

HỎI

1. Những điều gì đã làm nên giá trị và sức sống của tác phẩm?

2. Hãy nhận xét về cách tác giả sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ?

3. Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả? Những chi tiết nào trong bài thơ khiến em có cảm nhận đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
  • Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Nghệ thuật

- Giọng điệu thơ trong trẻo hồn nhiên.

- Thể thơ văn xuôi.

- Đối thoại lồng trong đối thoại.

- Cấu trúc lời thơ độc đáo.

- Hình ảnh so sánh mang ý nghĩa tượng trưng.

2. Nội dung

- Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

- Triết lí sâu xa.

HĐ 3. Luyện tập

Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức của bài học vào giải quyết bài tập cụ thể.

Nội dung: GV hướng dẫn HS suy nghĩ và hoàn thành phiếu bài tập.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm đôi để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV cho HS chia sẻ cặp đôi và thực hiện phiếu bài tập.

- Phát phiếu học tập số 6.

- Giao nhiệm vụ nhóm:

HỎI

1. Điền các thông tin phù hợp vào bảng sau và trao đổi cùng bạn bè.

2. Hãy phác họa (bằng lời hoặc bằng tranh) những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
  • Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

HĐ 4. Vận dụng

Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức của bài học vào giải quyết tình huống trong cuộc sống.

Nội dung: GV nêu câu hỏi vận dụng và gọi HS chia sẻ cá nhân.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.

HỎI

Câu 1. Sau khi học bài thơ, điều đầu tiên em muốn nói với bản thân và với bố mẹ mình là gì?

Câu 2. Theo em, biểu hiện của một người con ngoan, biết yêu thương cha mẹ là gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ và chia sẻ.

GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

B3: Báo cáo kết quả

HS:

- Chia sẻ cá nhân.

GV:

- Yêu cầu HS đứng dậy chia sẻ, HS khác nhận xét, đánh giá.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV kết luận lại vấn đề, nhận xét thái độ học tập của học sinh.

PHIẾU HỌC TẬP SỬ DỤNG TRONG BÀI

+ Phiếu số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Thời gian: 5 phút)

TÊN CÁC THÀNH VIÊN NHÓM …..

1…………………………………………2…………………………………………….

3…………………………………………4…………………………………………….

5…………………………………………6…………………………………………….

Văn bản 2: MÂY VÀ SÓNG - Rabindranath Tagore –

Câu hỏi:

1. Chỉ ra xuất xứ của câu chuyện?....................................................................

2. Xác định ngôi kể. Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai?

…………………………………………………………………………………………....

……………………………………………………………………………………………

3. Xác định nhân vật trong câu chuyện.………………………………………………

4. Xác định bố cục.

………………………………………………………………………………………….......

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

+ Phiếu số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Thời gian: 5 phút)

TÊN CÁC THÀNH VIÊN NHÓM …..

1…………………………………………2…………………………………………….

3…………………………………………4…………………………………………….

5…………………………………………6…………………………………………….

Văn bản 2: MÂY VÀ SÓNG - Rabindranath Tagore –

Câu hỏi:

1. Những người sống trên mây, trong sóng nói với em bé những điều gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Em bé sẽ được chơi cùng ai? Hình thức, cách chơi như thế nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3. Để đến với họ, bé sẽ làm như thế nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Em có nhận xét gì về cách đến và cách hòa nhập mà họ đã vẽ ra.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

+ Phiếu số 3:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Thời gian: 6 phút)

TÊN CÁC THÀNH VIÊN NHÓM …..

1…………………………………………2…………………………………………….

3…………………………………………4…………………………………………….

5…………………………………………6…………………………………………….

Văn bản 2: MÂY VÀ SÓNG - Rabindranath Tagore –

Câu hỏi:

1. Em thấy thế giới của họ vẽ ra như thế nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Nếu em được rủ đi chơi đến nơi kì diệu, hấp dẫn đó, em có đi không? Tại sao?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Phiếu số 4

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (Thời gian: 7 phút)

TÊN CÁC THÀNH VIÊN NHÓM …..

1…………………………………………2…………………………………………….

3…………………………………………4…………………………………………….

5…………………………………………6…………………………………………….

Văn bản 2: MÂY VÀ SÓNG - Rabindranath Tagore –

Câu hỏi:

1. Em bé đã sáng tạo ra trò chơi như thế nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Trò chơi của em bé có gì giống và khác so với cuộc vui chơi của những người “trên mây”, “trong sóng”?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

3. Những trò chơi mà em bé nghĩ ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm với mẹ như thế nào? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho em suy ngẫm thêm về những điều gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Phiếu số 5

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (Thời gian: 5 phút)

TÊN CÁC THÀNH VIÊN NHÓM …..

1…………………………………………2…………………………………………….

3…………………………………………4…………………………………………….

5…………………………………………6…………………………………………….

Văn bản 2: MÂY VÀ SÓNG - Rabindranath Tagore -

Câu hỏi:

1. Những điều gì đã làm nên giá trị và sức sống của tác phẩm?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Hãy nhận xét về cách tác giả sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3. Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả? Những chi tiết nào trong bài thơ khiến em có cảm nhận đó?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Phiếu số 6

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 (Thời gian: 5 phút)

TÊN CÁC THÀNH VIÊN NHÓM …..

1…………………………………………2…………………………………………….

3…………………………………………4…………………………………………….

5…………………………………………6…………………………………………….

Văn bản 2: MÂY VÀ SÓNG - Rabindranath Tagore-

Ấn tượng của em

về bài thơ

Những hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cho em ấn tượng

Ý kiến của bạn em

....................................

……………………….

....................................

……………………….

....................................

……………………….

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

Văn bản: CHỊ SẼ GỌI EM BẰNG TÊN

(Tình yêu thương gia đình)

- Jack canfield & Mack victor Hansen –

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức

- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình cảm anh chị em, cũng là một tình cảm gia đình quan trọng qua lời kể của người chị gái đối với em trai mình.

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng tình huống truyện.

- Học sinh thêm yêu và biết quan tâm người thân trong gia đình.

1.2. Năng lực

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của văn bản dịch thuộc thể loại văn xuôi.

- Nêu được tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản.

- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của văn bản.

1.3. Phẩm chất

Trân trọng tình cảm anh chị em. Luôn biết lắng nghe, quan tâm lẫn nhau bằng những cử chỉ nhỏ nhất để gia đình luôn đoàn kết yêu thương.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Tranh ảnh về nhà văn Jack canfield & Mack victor Hansen.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1. Xác định vấn đề

Mục tiêu: Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề tạo hứng thú, từ đó dẫn dắt vào bài mới.

a) Nội dung: GV cung cấp video bài hát Anh chị em và GV hỏi, HS trả lời.

b) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

c) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Hỏi: Em thường chơi trò chơi với ai trong gia đinh nhiều nhất? Cảm xúc của em khi chơi với người đó như thế nào?

GV: Cung cấp video bài hát Anh chị em trình bày bé Ngô Quốc Dương.

Hỏi: Nêu cảm nhận của em về tình anh chị em?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV, HS khác nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

HĐ 2. Hình thành kiến thức mới

2.1 Đọc – hiểu văn bản

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về hai tác giả Jack canfield & Mack victor Hansen.

b) Nội dung:

- GV giới thiệu tác giả.

- HS quan sát bảng phụ và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS quan sát bảng phụ và trả lời câu hỏi.

Hỏi: Nêu những nét tiêu biểu của 2 nhà văn Jack canfield & Mack victor Hansen.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.

HS quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

Gọi 1 - 3 học sinh trả lời. Giáo viên có thể hỏi thêm, tuỳ vào câu trả lời của học sinh.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

Cho học sinh xem clip về Tagore

- Mark Victor Hansen sinh vào 1/1948. Là một diễn giả tâm huyết, ông đã thực hiện nhiều cuộc nói chuyện ở nhiều quốc gia về đề tài cuộc sống, cách tìm kiếm sức mạnh tinh thần và động lực sống và còn là cha đẻ bộ sách “Chicken Soup for the Soulnổi tiếng cùng với Jack Canfield.

- Jack Canfiel (19/81944), tại Hoa Kỳ, tốt nghiệp Thạc sĩ ngành tâm lý giáo dục tại Harvard, được công nhận là bậc thầy đào tạo từ trường Đại học  Massachusetts Amherst.

+ Năm 1973 ông được tổ chức Jaycees vinh danh là một trong mười người đàn ông xuất chúng của nước Mỹ.

2. Tác phẩm

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết được những nét độc đáo của câu chuyện Chị sẽ gọi em bằng tên.

- Thấy được những đăc sắc nghệ thuật trong cách kể chuyện.

- Thấy được ý nghĩa thiêng liêng của tình anh chị em.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

- Giới thiệu bản tiếng Ben-gan, tiếng Anh.

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

GV phát phiếu bài tập số 1, HS làm bài tập theo nhóm.

HỎI:

1. Chỉ ra xuất xứ của câu chuyện.

2. Xác định ngôi kể. Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai?

3. Xác định nhân vật trong câu chuyện.

4. Xác định bố cục.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc nhóm 5’: HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập, đại diện nhóm trình bày.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau.

a) Đọc và tìm hiểu chú thích

- HS đọc đúng.

b) Tìm hiểu chung

- Xuất xứ:

+ In trong tập Tình yêu thương gia đình.

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người chị xưng “tôi”.

- Nhân vật chính trong truyện là người chị và em trai.

- Bố cục: chia làm 3 phần

+ Phần 1: từ đầu đến “và em hay bật cười chẳng vì lí do gì”🡪 Nhân vật tôi (chị gái) giới thiệu về người em trai.

+ Phần 2: tiếp theo “gương mặt của tác giả nhòe đi trong nước mắt của tôi” 🡪 Thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình vì em trai học lớp giáo dục đặc biệt.

­+ Phần 3: Còn lại 🡪 Người chị nhận ra sai lầm và càng yêu thương, quan tâm chăm sóc em trai mình.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Nhân vật người chị gái

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm được những chi tiết về miêu tả diễn biến tâm trạng của người chị trong các thời điểm khác nhau.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:

Câu hỏi

1. Vì sao người chị trong câu chuyện lại có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình?

2. Điều gì đã mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của hai chị em?

3. Vì sao người chị lại khóc?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Thảo luận nhóm và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2.

- Người chị có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình vì em trai Eric Carter học lớp giáo dục đặc biệt và mỗi lần ra ngoài cùng em, cả hai đều bị người khác nhìn chằm chằm.

- Điều mở ra mối quan hệ mới cho hai chị em là cuộc nói chuyện đầy ngây ngô của người em với chị trên đường ra trạm xe buýt.

- Người chị khóc vì em trai không những không ghét mà còn nghĩ chị là một người tốt.

2. Nhân vật người em trai (Eric Carter)

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm được chi tiết về nhân vật người em trai hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào về tính tình.

- Hiểu được tình cảm em trai dành cho chị.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm đôi cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần).

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Gọi học sinh đọc lại những lời đáp của em bé và đặt câu hỏi.

HỎI:

- Nhân vật người em có điểm gì đặc biệt?

- Nhân vật người em trai hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào về tính tình?

- Theo em, điều gì của người em trai đã cảm hoá được người chị gái?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản.

HS:

- Đọc SGK và tìm chi tiết thể hiện lời đáp của em bé.

- Suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu HS trả lời và hướng dẫn (nếu cần).

HS :

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.

- Điểm đặc biệt: mất nhiều thời gian mới học được những điều cơ bản, hay bật cười chẳng vì lí do gì.

- Tính tình: hồn nhiên, đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn.

III. TỔNG KẾT

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn

- Phát phiếu học tập số 5

- Giao nhiệm vụ nhóm:

HỎI

1. Những điều gì đã làm nên giá trị của tác phẩm?

2. Qua câu chuyện trên, em học được cách cư xử với những người thân trong gia đình như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
  • Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Nghệ thuật

- Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo.

2. Nội dung

Những người thân trong gia đình nên đối xử tốt với nhau; yêu thương, chia sẻ, không nên có thái độ lạnh lùng hay xa lánh.

HĐ 3. Luyện tập

Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức của bài học vào giải quyết bài tập cụ thể

Nội dung: GV hướng dẫn HS suy nghĩ và hoàn thành phiếu bài tập

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm đôi để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV cho HS chia sẻ cặp đôi và thực hiện phiếu bài tập.

- Phát phiếu học tập số 3

- Giao nhiệm vụ nhóm:

HỎI

- Học xong truyện, em tự rút ra cho bản thân những bài học gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
  • Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

HĐ 4. Vận dụng

Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức của bài học vào giải quyết tình huống trong cuộc sống.

Nội dung: GV nêu câu hỏi vận dụng và gọi HS chia sẻ cá nhân

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.

+Theo em, chúng ta cần làm những gì để có gia đình hạnh phúc?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ và chia sẻ.

GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

B3: Báo cáo kết quả

HS:

- Chia sẻ cá nhân.

GV:

- Yêu cầu HS đứng dậy chia sẻ, HS khác nhận xét, đánh giá.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV kết luận lại vấn đề, nhận xét thái độ học tập của học sinh.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Nhận biết được từ đa nghĩa và từ đồng âm, phân tích được tác dụng của chúng.

- Nhận biết hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Từ đó tìm được ví dụ và phân tích được hiện tượng chuyển nghĩa.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.

- Biết cách đọc văn bản theo thể loại.

2. Về năng lực:

- Viết được một đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ.

- Biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.

3.Về phẩm chất:

- Quý trọng sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

- Yêu thương, quan tâm người thân trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
  2. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Thực hành Tiếng Việt

Từ đa nghĩa, từ đồng âm

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Trình bày được thế nào là từ đa nghĩa, từ đồng âm.

- Hiểu thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

b) Nội dung:GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-Chia nhóm lớp & đặt câu hỏi:

? Thế nào là từ đa nghĩa? Thế nào là từ đồng âm?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc phần nhận biết từ đa nghĩa và từ đồng âm trang 37.

- Kẻ bảng điền từ và hoàn thiện bảng.

GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm.

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình.

- Chuyển dẫn sang câu hỏi 2.

a) Khái niệm từ đa nghĩa, từ đồng âm (SGK)

- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Ví dụ: Từ “đi” trong:

- Hai cha con bước đi trên cát.

- Xe đi chậm rì.

+ Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì tới nhau.

Ví dụ: Từ tiếng trong:

- Lời của con hay tiếng sóng thầm thì.

- Một tiếng nữa con sẽ về đến nhà.

b) Luyện tập

Bài tập 1

a) Từ “trong” ở câu thơ thứ nhất mang nghĩa là trong veo, trong vắt có thể nhìn thấy vật ở khác.

  Từ “trong” ở câu thơ thứ hai nghĩa là ở trong một tập thể, một cộng đồng.

b) Nghĩa của các từ “trong” ở hai câu thơ trên không liên quan đến nhau.

c) Từ “trong” ở hai câu thơ trên là từ đồng âm.

Bài tập 2

a) “Cánh” trong cánh buồm nghĩa là: bộ phận của con thuyền giúp nó có thể di chuyển được trên mặt nước nhờ sức gió.

  Cánh trong cánh chim là: bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng.

Cánh trong cánh cửa là:  bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được.

 Cánh trong cánh tay là: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình.

b) Từ “cánh” trong các ví dụ trên là từ đa nghĩa vì nó đều là một bộ phận của một sự vật.

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu được thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Từ đó thấy được sáng tạo trong việc sử dụng từ.

- Tìm được ví dụ và phân tích được hiện tượng chuyển nghĩa.

b) Nội dung:

- GV chia nhóm cặp đôi.

- HS làm việc cá nhân 2’, thảo luận 3’ và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà học sinh hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả.

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

Bài tập 3:

- Mắt: đôi mắt, mắt na, mắt mía, mắt bão, mắt lưới.

Nghĩa gốc: là cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người

Nghĩa chuyển:

- Chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây (mắt tre, mắt mía)

- Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả (mắt dứa, na mở mắt)

- Phần trung tâm của một cơn bão (mắt bão)

+ Tai

Nghĩa gốc: cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe.

Nghĩa chuyển:

- Bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai (tai chén, tai ấm)

- Điều không may bất ngờ xảy tới, gây tổn thất lớn (tai tiếng).

Bài tập 4:

a) Câu đố này đố về con bò.

b) Điểm thú vị trong câu trên là đã sự dụng từ đa nghĩa “chí” ý chỉ chín ở đây là đã được nấu chín.

Bài tập 5:

Tìm ví dụ về hiện tượng đồng âm để tạo ra những cách nói độc đáo. (HS tự tìm và phân tích các ví dụ)

3. Biện pháp tu từ

a) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà HS hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Tìm biện pháp tu từ trong văn bản đã cho và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn bản đó.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và tìm câu có biện pháp tu từ ẩn dụ.

GV hướng dẫn HS phát hiện ra câu có biện pháp ẩn dụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuyển dẫn vào HĐ sau.

Bài tập 6:

a. Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ.

b. Tác dụng của biện pháp tu từ: Gợi tả sinh động hình ảnh nắng hiện hữu như một thứ chất long thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật, con người.

4. Từ láy

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Tìm từ láy trong văn bản đã cho và phân tích tác dụng của từ láy trong đoạn văn bản đó.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và tìm câu có từ láy.

GV hướng dẫn HS phát hiện ra câu từ láy và nêu tác dụng của từ láy đó.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuyển dẫn vào HĐ sau.

Bài tập 7

a. Từ láy được sử dụng: Không, có.

b. Tác dụng của từ láy: dùng để nhấn mạnh quanh cảnh xung quanh và bộc lộ cảm xúc của tác giả.

3. Hoạt động 3 : Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập .

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập : Trong bài thơ “Những cánh buồm” , câu thơ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé/ Để con đi…” thể hiện mong ước của người con. Em hãy tưởng tượng mình là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS: Hệ thống hóa kiến thức về từ đa nghĩa, nội dung của bài thơ “Những cánh buồm” và câu thơ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé/ Để con đi…” thể hiện mong ước của người con. Từ đó, HS đóng vai người con để thể hiện mong ước của mình về tương lai.

HS nắm các nội dung GV ôn tập về từ đa nghĩa, nội dung của bài thơ “Những cánh buồm” và câu thơ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé/ Để con đi…” và đóng vai để kể lại câu chuyện.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

4. HĐ 4: Củng cố, mở rộng

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Tìm ví dụ về từ đa nghĩa (trong các văn bản văn học và trong giao tiếp hằng ngày) để tạo ra những cách nói độc đáo. (HS tự tìm và phân tích các ví dụ)

- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng quy định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

ĐỌC MỞ RỘNG

THEO THỂ LOẠI: CON LÀ...

1. MỤC TIÊU

1.1. Về kiến thức:

- Nhận biết và bước đầu nêu được một số nét độc đáo của bài thơ.

- Nêu được tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

1.2. Về năng lực:

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ.

1.3. Về phẩm chất:

Nhân ái, quý trọng, yêu thương người thân.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Tranh ảnh về nhà văn Y Phương và văn bản “Đàn then”

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
  2. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Đã bao giờ em được nghe hoặc được đọc một bài thơ thể hiện tình cảm của cha mẹ dành cho con cái chưa? Cảm xúc của em như thế nào? Em có tìm hiểu về đặc điểm hình thức bên cạnh nội dung của bài thơ đó không?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Đọc – hiểu văn bản:

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Khái niệm về thơ

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về thơ, các yếu tố cần có trong một văn bản thơ.

b) Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

? Nêu những hiểu biết của em về thơ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.

HS quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Thơ thuộc loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

- Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt.

- Thơ cách luật có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần,... Thơ tự do thì không như vậy. Bài thơ tự do có thể liên mạch hoặc chia thành các khổ thơ.

- Số đông trong một khổ thơ và số chữ trong một dòng cũng không theo quy tắc.

2. Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ, ngôn ngữ thơ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Khái quát được vi trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ,thế nào là ngôn ngữ thơ?

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc& yêu cầu HS đọc.

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

? Trong các văn bản thơ, ngoài nhân vật trữ tình thì thường có những yếu tố nào?

? Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong các văn bản thơ?

? Ngôn ngữ thơ là gì?

? Ngôn ngữ có vai trò gì trong thơ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập& sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau.

a) Tìm hiểu vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ

- Yếu tố miêu tả góp phân làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng.

- Yếu tố tự sự được dùng để thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần.

- Cả hai yếu tố đều làm cho bài thơ thêm gợi tả, hấp dẫn; giúp cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ thêm sâu sắc, độc đáo.

b) Tìm hiểu ngôn ngữ thơ:

- Ngôn ngữ thơ là hình ảnh nhạc điệu được thể hiện trong bài thơ.

- Qua ngôn ngữ, người viết thể hiện những rung động, suy tư của chính mình.

- Tìm hiểu một bài thơ cũng là tìm hiểu những tình cảm, cảm xúc mà người viết gửi gắm qua ngôn ngữ thơ.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Những đặc điểm của thơ qua văn bản “Con là…”

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm được những đặc điểm của thơ qua văn bản “Con là…”

- Đánh giá nét đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia lớp ra làm 2 nhóm

- Phát phiếu học tập số 1& giao nhiệm vụ:

Nhóm I: Văn bản thơ được chia thành mấy đoạn?

Nhóm II: Xác định số câu trong mỗi đoạn và số

những nhiệm vụ còn lại.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và xác định các đoạn, số câu trong mỗi đoạn, số từ trong mỗi câu.

GV hướng dẫn HS phát hiện.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức& chuyển dẫn sang mục 2.

+ Những đặc điểm của thơ ta có thể thấy qua văn bản trên là: Bài thơ được chia thành 3 đoạn rõ ràng, mỗi đoạn 3 câu, một câu có 4- 7 từ.

2. Nét độc đáo của bài thơ qua việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm được nét độc đáo của bài thơ qua việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Đánh giá nét đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia lớp ra làm 2 nhóm

- Phát phiếu học tập số 2& giao nhiệm vụ:

Nhóm I: Văn bản thơ có những nét độc đáo gì về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh?

Nhóm II: Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và xác định nét độc đáo về cách sử dụng từ ngữ , hình ảnh, biện pháp tu từ.

GV hướng dẫn HS phát hiện.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 3.

Nét độc đáo của bài thơ :

- Từ ngữ: cụm từ “con là” được lặp lại ở mỗi dòng đầu của 1 khổ, giúp nhấn mạnh con rất quan trọng đối với cha.

- Biện pháp tu từ: so sánh con với nỗi buồn, niềm vui và hạnh phúc. Đó là những thứ có giá trị vô cùng to lớn với người cha.

- Hình ảnh: độc đáo như trời, hạt vừng, sợi tóc.

→đại diện cho sự rộng lớn, nhỏ bé và mong manh. => diễn tả tình yêu thương của người cha dành cho con là vô bờ bến.

3. Cảm nhận về tình cảm của cha dành cho con trong văn bản thơ

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Trình bày được cảm nhận của bản thân về tình cảm của cha dành cho con trong văn bản thơ.

- Đánh giá nét đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 3& giao nhiệm vụ:

Cá nhân nêu cảm nhận của bản thân về tình cảm của người cha đối với con trong văn bản thơ đã tìm hiểu.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và nêu cảm nhận.

GV hướng dẫn HS phát hiện.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện vài bạn học sinh trong lớp lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện một số bạn lên trình bày sản phẩm.

- Các bạn khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho các bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng bạn, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Tình cảm người cha dành cho con trong văn bản trên được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động. Đó là tình yêu thương vô cùng lớn, con vừa là nỗi buồn vừa là niềm vui vừa là hạnh phúc, đủ thấy cha yêu con biết nhường nào.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS:

Bài tập 1: Tự sáng tác một bài thơ về tình cảm gia đình và chỉ ra đặc điểm thể loại của văn bản đó.

Bài tập 2: Nêu những nét độc đáo về từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ của bài thơ vừa sáng tác.

Bài tập 3: Trình bày cảm nhận của bản thân về tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ đối với người thân.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS: hệ thống hóa kiến thức về từ đặc điểm thể loại thơ, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong thơ, cách viết bài văn biểu cảm để hướng dẫn học sinh làm các bài tập.

HS nắm các nội dung GV ôn tập để hoàn thành các bài tập được giao.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

4. Hoạt động 4: Củng cố, mở rộng

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Trong gia đình, ông bà, cha mẹ là những người gần gũi, quan tâm, yêu thương, lo lắng cho em từ miếng ăn, giấc ngủ đến công việc học tập và luôn bên cạnh để bảo vệ em trước những cái xấu của xã hội hiện đại. Em có cảm nhận gì về những việc mà họ đã làm cho em? Em phải làm gì để xứng đáng là một học sinh chăm ngoan, một người con hiếu thảo trong gia đình?

- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu từ thực tế của bản thân.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng quy định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

PHIẾU HỌC TẬP SỬ DỤNG TRONG BÀI

- Phiếu học tập.

+ Phiếu học tập số 1:

- Chỉ ra đặc điểm của thể thơ qua văn bản “Con là…” của Y Phương.

+ Phiếu học tập số 2

- Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.

+ Phiếu học tập số 3

- Nêu cảm nhận của em về tình cảm cha dành cho con được thể hiện trong văn bản.

VIẾT

VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

- Trình bày cảm xúc về một bài thơ.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

2. Về năng lực:

- Biết viết đoạn văn đảm bào các bước: chuẩn bị trước khi viết ( xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu), tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

- Viết được một đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.

- Diễn dạt đoạn văn mạch lạc, cấu trúc chặt chẽ.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với thế giới xung quanh, với quê hương, đất nước, con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, máy chiếu, máy tính.

- Phiếu học tập.

- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
  2. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
  3. Sản phẩm: Học sinh trình bày được các nội dung.

- Cảm xúc của bản thân qua một bài thơ.

- Các bước viết đoạn văn (về hình thức và nội dung).

  1. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

+ Gọi HS đọc một bài thơ bất kì mà các em đã sưu tập được.

+ Bài thơ để lại cho em ấn tượng gì? Cảm xúc của em về bài thơ như thế nào?

+ Để trình bày cảm xúc ấy thành một đoạn văn, khi viết chúng ta phải thực hiện các bước nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

I. TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU

ĐỐI VỚI ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ

a) Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Biết trình bày cảm xúc của bản thân mình sau khi đọc một bài thơ.

- Liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn.

b) Nội dung:

- GV chia nhóm lớp.

- Cho HS làm việc nhóm trên phiếu học tập.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập sau khi HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

HS đọc đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ “Những cánh buồm”

GV chia nhóm (6HS/ nhóm), cho HS tự suy nghĩ câu trả lời và sau đó thảo luận nhóm:

? Kiểu bài của ngữ liệu là gì? Đối tượng hướng đến trong bài?

? Tác giả đoạn văn đã sử dụng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm xúc?

PHIẾU HỌC TẬP 1

Phân tích kiểu văn bản

Đặc điểm của

đoạn văn

Thể hiện trong đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ

Những cánh buồm

Cấu trúc đoạn

Vai trò của phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

Những từ ngữ thể hiện cảm xúc trong đoạn?

Từ ngữ được dùng theo kiểu lặp lại hoặc thay thế những từ ngữ tương đương ở những câu trước đó? Tác dụng của nó là gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem các câu hỏi trong phiếu học tập

- Làm việc cá nhân 5’.

- Làm việc nhóm 10’ để thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu học tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS lên trình bày sản phẩm.

HS:

- Trình bày sản phẩm nhóm.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.

- Kết nối với đề mục sau.

- Kiểu bài: Viết đoạn văn biểu cảm.

- Đối tượng: Thơ.

- Người viết sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi”) để chia sẻ cảm xúc của bản thân…

PHIẾU HỌC TẬP 1

Phân tích kiểu văn bản

Đặc điểm

Thể hiện trong đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ

Những cánh buồm

Cấu trúc đoạn

- Mở đoạn:Những cánh buồm là…trong tôi nhiều cảm xúc”

- Thân đoạn:“Hình ảnh…hình ảnh mình trong đó”

- Kết đoạn: “ Qua bài thơ… trong vòng tay cha”

Vai trò của phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

- Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ Những cánh buồm của Nhà thơ Hoàng Trung Thông và cảm xúc về bài thơ ( tình cha con sâu nặng).

- Thân đoạn: tình cảm người cha đối với con và hình ảnh cánh buồm đưa con đến tương lai, dến niềm mơ ước.

- Kết đoạn: cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật tôi qua bài thơ.

Những từ ngữ thể hiện cảm xúc trong đoạn?

Đong đầy, yêu thương, triều mến, sự yêu thương, thắm thiết.

Từ ngữ được dùng theo kiểu lặp lại hoặc thay thế những từ ngữ tương đương ở những câu trước đó? Tác dụng của nó?

- Lặp lại: tôi nhiều cảm xúc,

- Thay thế: (Những cánh buồm- Bài thơ), (tình cha con thắm thiết - Tình cảm ấy)

🡪 Tạo tính mạch lạc, làm cho các câu trôi chảy, liền mạch với nhau. Góp phần thể hiện được cảm xúc người viết.

Kết luận:

Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc một bài thơ cần xác định rõ nội dung của bài thơ ấy, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về hình thức viết đoạn văn để chia sẻ cảm xúc của cá nhân mình kết hợp với các câu, từ liên kết chặt chẽ các phần của đoạn văn với nhau.

HĐ 3: Luyện tập

II: LUYỆN TẬP VIẾT THEO CÁC BƯỚC

Viết đoạn văn (khoảng 200) chữ ghi lại cảm xúc về đoạn đầu của bài thơ “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu.

Cho học sinh đọc và nghe bản ngâm bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu ( NSƯT Trần Thị Tuyết)

Bài thơ Bầm ơi

Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu)

THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết viết bài theo các bước.

- Tập trung khả năng cảm thụ thơ.

- Sử dụng ngôi thứ nhất bộc lộ cảm xúc.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT công não để hỏi HS.

- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Bài thơ viết về nội dung gì? Kiểu bài?

? Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý cho bài thơ em vừa được nghe?

? Sửa lại bài sau khi đã viết xong?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

- Hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện phiếu tìm ý.

- Hướng dẫn HS lập dàn ý và viết đoạn văn

PHIẾU HỌC TẬP 2

Tìm ý bài thơ “Bầm ơi”

Đặc điểm nổi bật

Thể hiện trong bài thơ

Mạch cảm xúc của toàn bài

Từ ngữ, hình ảnh độc đáo

Bài học nhận thức dành cho bản thân

HS:

- Đọc những gợi ý trong SGK kết hợp với kiến thức cũ bài “Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát”

- Tìm ý bằng việc hoàn thiện phiếu.

- Lập dàn ý ra giấy và viết bài theo dàn ý.

- Sửa lại bài sau khi viết.

B3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm.

HS:

- Đọc sản phẩm của mình.

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài

- Yêu cầu đề bài: viết về tình cảm yêu thương mẹ sâu nặng của anh chiến sĩ

- Kiểu bài:

+ Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ.

+ Giới hạn viết: không quá 200 chữ (khoảng 20 câu).

Thu thập tư liệu

Các thông tin cần hướng tới: tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng trong bài thơ.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

- Bài thơ, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.
- Từ ngữ, hình ảnh độc đáo:

+ Từ ngữ: từ láy( heo heo, lâm thâm, sớm sớm, chiều chiều, quây quần…), từ địa phương (bầm - mẹ).
+ Hình ảnh so sánh độc đáo: cấy mạ non- nỗi thương con; hạt mưa phùn - nỗi thương bầm của người chiến sĩ.

+ Qua bài thơ, em cảm thấy yêu quý mẹ của mình hơn nữa bởi mẹ luôn là người phụ nữ tần tảo, gánh vác công việc ở gia đình.

Lập dàn ý

- Mở đoạn: Bài “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu ca ngợi người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con và tình cảm của người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ của mình.

- Thân đoạn:

+ Đoạn thơ là lời suy nghĩ của người con ở tiền tuyến nhớ về bầm mà không thể về được. Với những ngôn từ mộc mạc, bình dị trong đời sống hằng ngày. Nó như là một bức thư mà người con gởi cho mẹ của mình.

+ Hình dáng người bầm hiện lên với cảnh chiều đông, gió bấc như mưa phùn, các làng quê vào vụ cấy đông làm anh chiến sĩ phải chạnh lòng, không nguôi nhớ về bầm - người tần tảo, vất vả nuôi anh khôn lớn.

+ Nó làm cho tôi liên tưởng đến phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam suốt đời luôn hi sinh vì con cái.

+ Các hình ảnh mạ non, hạt mưa phùn qua biện pháp tu từ so sánh đã nhấn mạnh được tình thương bao la của người mẹ đối với con, cũng như con đối với mẹ, không gì có thể đong đếm được.

- Kết đoạn:

+ Qua bài thơ làm tôi cảm nhận được tình cảm sâu sắc của những người mẹ có con phải đi chiến đấu xa nhà cũng như tình cảm những người con dành cho mẹ.

+ Mẹ luôn dành những điều tốt nhất dành cho mỗi người. Bởi thế, tôi sẽ cố gắng học tập, hiếu thảo thêm nữa để làm cho mẹ và cả gia đình vui lòng.

Bước 3: Viết đoạn

- Viết theo dàn ý.

- Thống nhất ngôi thứ nhất bộc lộ cảm xúc.

- Kết hợp them các từ ngữ liên kết câu, đoạn.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Đọc và sửa lại bài viết theo mẫu.

TRẢ BÀI

a) Mục tiêu: Giúp HS:

- Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn.

b) Nội dung:

- GV trả bài, yêu cầu HS đọc bài mình đã viết trước lớp và dựa vào bảng kiểm để chỉnh sửa lại đoạn văn (nếu thiếu sót)

- HS đọc bài viết, sửa bài theo bảng kiểm.

c) Sản phẩm: Bài đã sửa của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ.

- HS làm việc.

Bảng kiểm

Các phần của đoạn văn

Nội dung kiểm tra

Đạt/ Chưa đạt

Mở đoạn

Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.

Dùng ngôi thứ nhất ghi lại cảm xúc về bài thơ.

Nêu nhan đề, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ.

Thân đoạn

Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu

Dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ

Sử dụng một số từ ngữ để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu

Kết đoạn

Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân

Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

B3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn dựa theo bảng kiểm.

- HS nhận xét bài viết.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

Bài viết đã được sửa của HS

HĐ 4: Vận dụng

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ )ghi lại cảm xúc một bài thơ mà em thích

a) Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ ghi lại cảm xúc một bài thơ.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Đoạn văn hoàn thiện về nội dung và hình thức, có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, mạch lạc trong lối hành văn.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ cho HS)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ các bước viết đoạn văn và tìm kiếm tư liệu liên quan.

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và vận dụng viết đoạn văn theo yêu cầu.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT (Zalo, Messenger nhóm) mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng quy định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị đề tài thảo luận: Làm thế nào để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau?

PHIẾU HỌC TẬP SỬ DỤNG TRONG BÀI

Phiếu học tập 1

Đặc điểm của

đoạn văn

Thể hiện trong đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ

Những cánh buồm

Cấu trúc đoạn

Vai trò của phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

Những từ ngữ thể hiện cảm xúc trong đoạn

Từ ngữ được dùng theo kiểu lặp lại hoặc thay thế những từ ngữ tương đương ở những câu trước đó. Nêu tác dụng của nó.

Phiếu học tập 2

Đặc điểm nổi bật

Thể hiện trong bài thơ

Mạch cảm xúc của toàn bài

Từ ngữ, hình ảnh độc đáo

Bài học nhận thức dành cho bản thân

NÓI VÀ NGHE

THẢO LUẬN NHÓM VỀ MỘT VẤN ĐỀ

CẦN CÓ GIẢI PHÁP THỐNG NHẤT

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Kĩ năng thảo luận nhóm.

- Tính thống nhất một vấn đề.

2. Về năng lực:

- Nói được ý kiến của bản thân mình.

- Biết phát triển năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

- Biết thể hiện được tình cảm trong gia đình, sự thấu hiểu, yêu thương nhau.

- Biết cách nói và nghe phù hợp với một vấn đề có giải pháp thống nhất.

3. Về phẩm chất:

Nhân ái, biết ơn, thấu hiểu và yêu thương các thành viên trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS kết nối với kiến thức đã học, khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát câu hỏi, tìm câu trả lời của từ khóa trò chơi ô chữ.

- HS quan sát câu hỏi, suy nghĩ các câu trả lời nhỏ và đoán từ khóa trò chơi.

c) Sản phẩm:

HS xác định được nội dung từ khóa “ Thảo luận”.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu trò chơi ô chữ và mời HS trả lời các câu hỏi nhỏ, trò chơi kết thúc khi có HS đoán được từ khóa bất kì lúc nào. Từ khóa có 8 chữ ( Gợi ý từ khóa: Đây là một hoạt động mang tính tập thể trong học tập, làm việc.)

1/ Ai là tác giả bài thơ Mây và sóng?

2/ Ánh mặt trời vào buổi chiều tà ta gọi là?

3/ Con, cháu cần phải…. với ông bà, cha mẹ.

4/ Con của vua gọi là?

5/ Vị hoàng tử nào đã làm ra bánh chưng, bánh giầy?

6/ Tác giả bài thơ: Việt Nam quê hương ta.

7/ Ông là tác giả tập truyện Kính vạn hoa nổi tiếng viết cho thiếu nhi.

8/ Một bài văn hoàn chỉnh sẽ do nhiều… gộp lại với nhau?

T

A

G

O

H

O

À

N

G

H

Ô

N

H

I

U

T

H

O

H

O

À

N

G

T

L

A

N

G

L

I

Ê

U

N

G

U

Y

N

Đ

Ì

N

H

T

H

I

N

G

U

Y

N

N

H

T

Á

N

H

Đ

O

N

V

Ă

N

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát câu hỏi và suy nghĩ cá nhân.

- GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung (nếu có).

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi trò chơi.

B4: Kết luận, nhận định: GV công bố từ khóa đúng và kết nối vào bài.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu:

- HS xác định được vai trò của việc thảo luận nhóm, cách thức tổ chức và tham gia thảo luận nhóm.

- Biết chuẩn bị nội dung buổi thảo luận nhóm về một vấn đề có giải pháp thống nhất.

b) Nội dung:

- GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, phân công nhóm trưởng nhóm và nhiệm vụ từng thành viên.

- Hoàn thành các phiếu học tập, thảo luận

c) Sản phẩm: Ý kiến chung của nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ thảo luận nhóm và chia nhóm trưởng, thư kí của từng nhóm.

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS suy nghĩ cá nhân và thống nhất nhóm câu trả lời.

+ GV quan sát lớp, cho câu hỏi gợi mở khi cần.

- Thảo luận, báo cáo: Nhóm trưởng và thư kí từng nhóm báo cáo sản phẩm hoàn thiện của nhóm mình.

- Kết luận, nhận định: GV chốt đáp án của nhóm.

HĐ 3: Luyện tập

Chủ đề thảo luận: Làm thế nào để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau?

CHUẨN BỊ

a) Mục tiêu:

- HS xác định được mục tiêu thảo luận, thời gian thảo luận của nhóm và thời gian từng thành viên trình bày.

- Chuẩn bị nội dung thảo luận theo chủ đề đã cho.

b) Nội dung:

- GV cho HS thành lập nhóm, chỉ định nhóm trưởng, nhóm trưởng phân công công việc các thành viên khác theo nội dung phiếu học tập.

- HS trả lời các câu hỏi phiếu học tập và hoàn thiện vào phiếu của nhóm.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của nhóm.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chỉ định nhóm trưởng (yêu cầu thống nhất nguyên tắc về thời gian)

- Cho HS làm phiếu học tập cá nhân.

Ý kiến của tôi

Lí do

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ câu hỏi của GV.

- Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi.

- Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ.

? Em thường thể hiện tình yêu cha mẹ, anh chị của mình qua những việc nào?

? Những việc ấy mang lại tác dụng ra sao?

? Nếu không thể hiện được tình yêu mọi người qua các việc em vừa làm dù em rất yêu thương mọi người, tâm trạng em sẽ thế nào?

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS ghi đáp án vào phiếu học tập.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt bước chuẩn bị, chuyển sang bước thảo luận.

1. Chuẩn bị nội dung

- Xác định mục đích thảo luận: những điều cần làm để mọi người gia đình hiểu và yêu thương nhau.

Ý kiến của tôi

Lí do

Quan tâm, chăm sóc nhau

Làm cho mọi người thấy vui vẻ, tinh thần sẻ chia trong công việc và cuộc sống 🡪 gần gũi

Tôn trọng ý kiến các thành viên

Làm cho mọi người thấy được quyền bình đẳng của mình, góp phần thấy được sự gắn bó của từng thành viên trong gia đình, không thể tách rời

Luôn lắng nghe, giúp nhau mọi lúc

…………..

Gắn kết mọi người, góp phần bồi dưỡng thêm tình yêu trong mái ấm gia đình

………….

THẢO LUẬN

a) Mục tiêu:

- Luyện kĩ năng nói và làm việc nhóm cho từng HS .

- Giúp HS nói đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông.

b) Nội dung: GV yêu cầu :

- Nhóm trưởng điều khiển buổi thảo luận, đảm bảo từng thành viên đều được phát biểu ý kiến.

- Thư kí cần ghi chép nội dung cuộc thảo luận.

- Các thành viên trong tổ lắng nghe và phản hồi, ghi chép lại ý kiến của bạn mình.

c) Sản phẩm: Sản phẩm thảo luận nhóm của thư kí ghi chép.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS tập trung nghiêm túc.

- HS ghi chép dựa theo phiếu học tập.

Ý kiến của bạn

Những điều tôi muốn trao đổi với bạn

Những điều bạn trao đổi lại với tôi

Ghi ngắn gọn ý kiến và lí lẽ, bằng chứng

Ghi ngắn gọn những ý định trao đổi bằng cách tự hỏi: Điều gì tôi muốn bạn làm rõ hơn? Điều gì tôi không đồng ý với bạn?

Ghi ngắn gọn các lí lẽ, bằng chứng mà bạn phản hồi ý kiến của mình

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS ghi chép, phản biện, tranh luận trong nhóm theo phiếu học tập.

- GV quan sát HS làm việc nhóm

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS thảo luận, thống nhất với nhau. Thư kí đọc tóm tắt những ý kiến đã được trình bày để tìm ra giải pháp tối ưu.

- GV hướng dẫn HS cách ghi các ý kiến ngắn gọn, đầy đủ.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét hoạt động tổ chức, thảo luận nhóm.

- Chốt vấn đề thảo luận.

2. Thảo luận nhóm

- Sản phẩm hoàn thành trải qua sự sàng lọc ý kiến của nhóm, có lí lẽ và bằng chứng hợp lí để phản biện những ý kiến chưa đúng.

- Xác định mục đích: để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau.

- Hành động cụ thể, phù hợp với truyền thống dân tộc ta.

Hoạt động 3: Luyện tập (của cả bài 7)

a) Mục tiêu:

Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập để khắc sâu kiến thức.

b) Nội dung:

- GV giao bài tập cho HS.

- HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Lựa chọn ít nhất một bài thơ viết theo thể tự do mà em thích, trong đó chỉ ra được các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Bài tập 2: Tìm một số ví dụ từ đồng âm trong thực tế cuộc sống hằng ngày?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc để xác định yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS cách làm.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS chữa bài tập bằng cách trình bày sản phẩm của mình.

- HS lên bảng chữa bài hoặc đứng tại chỗ để trình bày, chụp lại bài và gửi lên zalo. HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu cần)…

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

Hoạt động 4: Củng cố, mở rộng

a) Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức nội dung của bài học

- Mở rộng thêm bằng cách đọc thêm 1 số văn bản khác

b) Nội dung:

- GV ra bài tập.

- HS làm bài tập.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập 1: Hãy tìm ví dụ về từ đa nghĩa, từ láy có trong những văn bản mà em đã học và cho biết tác dụng của chúng.

Bài tập 2: Hãy viết đoạn văn hoặc một bài thơ để chia sẻ cảm xúc của bản thân mình về đề tài tình cảm gia đình.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng quy định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Hệ thống các kiến thức đã học về một số nét độc đáo của bài thơ, về yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- HS nêu được bài học, cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân về tình cảm gia đình do văn bản đã gợi ra.

- Hệ thống lại kiến thức về từ đa nghĩa và từ đồng âm.

- Biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề.

2. Về năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

- Năng lực sáng tạo.

3. Về phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

- Nhân ái, biết yêu thương, quan tâm những người trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS kết nối với kiến thức đã học, khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi và củng cố bài học.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn” cho hai đội; yêu cầu HS nhắc lại những nội dung và kiến thức đã được học trong bài 7.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, chia sẻ ý kiến.

- Đội nào trả lời nhanh và đầy đủ nhất sẽ được điểm thưởng.

- Sau khi HS trả lời xong GV tái hiện và dẫn dắt vào tiết Ôn tập để giúp HS củng cố kiến thức.

Hoạt động: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố tri thức về văn bản và thể loại.

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được nội dung của các văn bản đã học.

- Nắm chắc đặc điểm của thể thơ tự do, thơ văn xuôi.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tóm tắt nội dung và xác định thể loại

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- Chia lớp thành 6 nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm.

+ GV trình chiếu kết hợp phát cho HS Phiếu học tập số 1: Hs đọc lại ba văn bản Những cánh buồm, Mây và sóng, Con là...và điền thông tin vào bảng sau

Văn bản

Nội dung chính

Nhận xét về cách thể hiện tình cảm gia đình qua 3 văn bản

Những cánh buồm

Mây và sóng

Con là...

+ Đọc và chỉ ra đặc điểm cần chú ý về hình thức và nội dung (SGK/Tr.39)

+ Các văn bản trong bài học này gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả;

- GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Câu 1:

Phiếu học tập số 1

Văn bản

Nội dung chính

Nhận xét về cách thể hiện tình cảm gia đình qua 3 văn bản

Những cánh buồm

Tình cảm yêu thương, gần gũi giữa 2 cha con và người con tiếp nối ước mơ của cha mình.

Mỗi văn bản có một cách thể hiện khác nhau qua các từ ngữ, biện pháp tu từ. Mỗi bài đều có kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả.

Mây và sóng

Tình cảm yêu mến, quý trọng gắn bó khăng khít của con với mẹ

Con là...

Niềm hạnh phúc của cha mẹ khi có con bên cạnh

Câu 2: Đặc điểm cần chú ý về hình thức và nội dung khi đọc 1 bài thơ:

- Thể thơ: lục bát, tự do, văn xuôi, …

- Hình ảnh thơ: Ví dụ như hình ảnh hai cha con đi dạo, cuộc trò chuyện của em bé với mây, sóng…

- Chi tiết thơ, từ ngữ độc đáo.

- Giọng điệu: gồm có giọng hào hùng, nhẹ nhàng, xót thương, bi lụy, triết lý…

- Vần (nhịp) thơ.

- Ngôn ngữ thơ: Gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học.

- Bố cục.

- Biện pháp nghệ thuật.

- Tình cảm của người viết muốn thể hiện.

Câu 3:

Gợi ý:

Suy nghĩ về tình cảm gia đình: Tình cảm gia đình rất quý giá và thiêng liêng. Đó là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống. Mọi người yêu thương, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau…

Hoạt động 2: Củng cố tri thức đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ

a. Mục tiêu:

- Nắm được đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ.

- Vận dụng tri thức để viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ đã học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, nhớ lại kiến thức đã học để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Hoạt động:Tìm hiểu đặc điểm đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ.

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS thảo luận chia sẻ nhóm đôi.

Nhiệm vụ 1: GV trình chiếu kết hợp phát cho HS Phiếu học tập số 2: Nêu những yêu cầu của đoạn văn ghi lại cảm xúc của một bài thơ.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ kinh nghiệm khi tham gia thảo luận nhóm về một vấn đề có giải pháp thống nhất.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả;

- GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

NV2:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn trải bàn. Từng HS nêu hai kinh nghiệm của mình có được khi tham gia thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.

- GV trình chiếu kết hợp phát cho HS Phiếu học tập số 2: Nêu những yêu cầu của một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả;

- GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

NV3: Trình bày suy nghĩ và tình cảm của mình đối với gia đình

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu từng cá nhân viết vào vở những suy nghĩ và tình cảm của mình đối với gia đình thông qua câu hỏi gơi ý SGK/39

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2-3 HS trình bày sản phẩn cá nhân.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Câu 4:

Câu 5: Gợi ý

Chia sẻ kinh nghiệm mà em có được khi tham gia thảo luận nhóm về một vấn đề có giải pháp thống nhất:

- Chuẩn bị trước nội dung thảo luận (nếu có trước câu hỏi).

- Tự tin trình bày ý kiến của mình.

- Nghiêm túc lắng nghe ý kiến của người khác.

- Ghi lại và chia sẻ những ý kiến mình chưa rõ để được giải đáp.

- Cùng thảo luận và đi đến thống nhất chung.

Câu 6: Gợi ý

- Với mỗi người, gia đình có ý nghĩa rất quan trọng.

- Gia đình là cầu nối giữa thành viên trong gia đình với xã hội bên ngoài. Là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc.

- Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em…

- Gia đình là nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống.

Hoạt động: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS.

Bài tập: Viết một kỉ niệm của bản thân với gia đình và kể lại trước lớp. Trong đó có sử dụng từ đa nghĩa, gạch chân từ đa nghĩa và nêu tác dụng.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc để xác định yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS cách làm.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS chữa bài tập bằng cách trình bày sản phẩm của mình.

- HS lên bảng chữa bài hoặc đứng tại chỗ để trình bày, chụp lại bài và gửi lên zalo. HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu cần)…

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

Hoạt động: CỦNG CỐ, MỞ RỘNG

a) Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức nội dung của bài học.

- Mở rộng thêm bằng cách đọc thêm 1 số văn bản khác, vận dụng kiến thức bài học đưa ra việc làm cho bản thân.

b) Nội dung:

- GV ra bài tập.

- HS làm bài tập.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

1. Em có suy nghĩ gì về nội quy gia đình sau:

2. Để xây dựng một gia đình hạnh phúc, em sẽ làm những gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS thực hiện nhiệm vụ và chia sẻ ý kiến của mình (nếu đủ thời gian); thực hiện ở nhà (nếu hết thời gian).

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu trình bày sản phẩm của mình (nếu đủ thời gian)

- HS đứng tại chỗ để trình bày (nếu còn thời gian). HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu cần)…

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.