Đề kiểm tra giữa hk2 văn 6 cánh diều có đáp án

Đề kiểm tra giữa hk2 văn 6 cánh diều có đáp án

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề kiểm tra giữa hk2 văn 6 cánh diều có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ÂN THI

TRƯỜNG THCS XUÂN TRÚC

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 01 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 – 2022

MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề.

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. (1 điểm):

a. Chỉ ra 3 từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên (0,5 điểm)

b. Câu văn “Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.” sử dụng biện pháp tu từ gì? (0,5 điểm)

Câu 3 (1 điểm): Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì?

II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 4 : Em hãy tưởng tượng mình là anh đội viên trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, hãy kể về kỉ niệm chứng kiến một đêm không ngủ của Bác.

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

  1. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1(1 đ)

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: miêu tả.

Câu 2

(1 điểm)

a. Học sinh liệt kê ra được 3 từ láy được sử dụng trong đoạn văn (0,5 điểm)

- Xôn xao

- Phơi phới

- Mềm mại

- Nhảy nhót

….

b. Câu văn sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá (0,5 điểm)

Câu 3

(1 điểm)

- Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt.

- Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non.

  1. TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 4

(7 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng:

  • Biết cách làm bài văn kể về một trải nghiệm đáng nhớ.
  • Bài làm có bố cục rõ ràng,
  • Sử dụng ngôi kể thứ nhất (lời kể của anh đội viên).

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có những cách kể khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:

1. Mở bài: Giới thiệu về một lần chứng kiến đêm Bác không ngủ.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

- Bác không ngủ trong hoàn cảnh nào (Ở đâu? Trong thời tiết ra sao?)

* Kể về lần thức dậy thứ nhất

- Nhân vật tôi (anh đội viên) thức dậy vào lúc trời khuya lắm.

- Hình ảnh Bác:

+ Ngồi lặng yên bên bếp lửa

+ Vẻ mặt trầm ngâm như đang nghĩ ngợi điều gì…

+ Bóng Bác cao lớn lạ thường…

- Hành động của Bác:

+ Đi rém chăn cho từng người

+ Sợ mọi người giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng…

- Cảm xúc của nhân vật tôi (anh đội viên):

+ Nâng nâng, vui sướng và hạnh phúc như ở trong mơ…

- Chú ý diễn đạt được lời thoại của tôi (anh đội viên) với Bác…

* Kể về lần thức dậy thứ ba

- Nhân vật tôi (anh đội viên) thức dậy vào lúc trời gần sáng.

- Hình ảnh Bác Hồ:

- + Bác ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc, bất động như một bức tượng…

- - Chú ý lời thoại của nhân vật tôi (anh đội viên) và Bác.

- Cảm xúc của anh đội viên trong lần thức dậy thứ ba và khi nghe Bác tâm sự lí do Bác không ngủ được.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của nhân vật tôi (anh đội viên) về Bác Hồ.

(Khuyến khích bài làm có cách viết sáng tạo)

* Cách cho điểm:

- Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.

- Điểm 5 - 6: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, tri thức trong bài khách quan, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.

- Điểm 3 - 4: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ.

- Điểm 1 - 2: Trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.