Phiếu cuối tuần tiếng việt 2 kết nối tri thức tuần 3

Phiếu cuối tuần tiếng việt 2 kết nối tri thức tuần 3

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Phiếu cuối tuần tiếng việt 2 kết nối tri thức tuần 3

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 3:

Người bạn mới

Cả lớp đang làm bài tập toán, bỗng một phụ nữ bước vào, khẽ nói với thầy giáo:

  • Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp.Nhà trường đã nhận cháu vào học.
  • Mời bác đưa em vào. -Thầy giáo nói.

Bà mẹ bước ra và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng về phía cô bé nhỏ xíu - em bị gù.

Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: "Các con đừng để bạn cảm thấy bạn bị chế nhạo".Các trò ngoan của thầy đã hiểu - các em vui vẻ, tươi cười nhìn bạn mới.

Thầy giáo giới thiệu:

  • Mơ là học sinh mới của lớp ta. Bạn từ tỉnh xa chuyển đến. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Bạn bé nhỏ nhất lớp mà.

Cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay:

  • Em nhường chỗ cho bạn.

Mơ ngồi vào bàn và nhìn các bạn mới với ánh mắt dịu dàng, tin cậy.

Theo XU-KHÔM-LIN-XKI

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Người bạn mới (Mơ) có đặc điểm gì?

a. Bạn nhỏ xíu, bị gù.

b. Bạn không thể tự đi vào lớp.

c. Bạn rất nhát, mẹ dắt mới vào lớp.

Câu 2: Lúc đầu thấy Mơ, thái độ của các bạn trong lớp như thế nào?

a. Vui vẻ, tươi cười.

b. Ngạc nhiên.

c. Chế nhạo.

Câu 3: Thấy ánh mắt của thầy, thái độ của các bạn thay đổi như thế nào?

a. Vui vẻ, tươi cười.

b. Ngạc nhiên.

c. Chế nhạo.

Câu 4: Các bạn làm gì khi thầy giáo yêu cầu nhường chỗ ở bàn đầu cho Mơ? a. Cả lớp ai cũng xin nhường chỗ.

b. Bạn học sinh bé nhất xin nhường chỗ.

c. Sáu bạn ngồi bàn đầu xin nhường chỗ.

Câu 5: Vì sao Mơ nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy?

a. Vì Mơ thấy bạn nào cũng thân thiện với mình.

b. Vì Mơ tin tưởng vào thầy giáo.

c. Vì Mơ rất dịu dàng.

Câu 6: Câu nào dưới đây viết theo mẫu Ai ( con gì, cái gì) là gì?

a. Mơ bé nhỏ nhất lớp.

b. Mơ là bạn học sinh mới.

c. Các bạn tươi cười đón Mơ.

Câu 7: Điền vào chỗ chấm tr hay ch:

Mười quả .....ứng .....òn

Lòng ......ắng lòng đỏ

Mẹ gà ấp ủ

Thành mỏ thành ......ân

Mười ....ú gà con

Cái mỏ tí hon

Hôm nay ra đủ.

Cái .....ân bé xíu.

u 8: Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên chữ in đậm:

- Kiến cánh vơ tô bay ra

Bao táp mưa sa tới gần.

- Da tràng xe cát biên đông

Nhọc lòng mà chăng nên công cán gì.

Câu 9: Nối đúng để tạo thành câu theo mẫu:

Ai ( con gì, cái gì)?

Là gì?

Bố Mơ

là loài chim của đông quê

Mẹ Mơ

là học sinh lớp 7

Chị Mơ

là công nhân

Chim gáy

là thủy thủ

  1. Chính tả:

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................