Giáo án hoạt động trải nghiệm 2 kết nối tri thức học kỳ 2

Giáo án hoạt động trải nghiệm 2 kết nối tri thức học kỳ 2

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án hoạt động trải nghiệm 2 kết nối tri thức học kỳ 2

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 19: TẾT NGUYÊN ĐÁN

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

− Thực hiện được một số việc giúp bố mẹ chuẩn bị đón tết Nguyên đán.

− Cảm nhận được ngày Tết là ngày đặc biệt của gia đình, cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi mình được tham gia chuẩn bị Tết.

− Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận trong mỗi việc làm.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS nhớ lại và kể một số công việc em đã từng làm cùng gia đình trong dịp Tết.

- Giúp HS củng cố lại kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có về những công việc gia đình vào dịp Tết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Ca khúc về Tết và mùa Xuân.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

− GV bật nhạc bài “Sắp đến Tết rồi” và cùng vận động phụ họa bài hát.

Kết luận: Tết đến, ai cũng hân hoan mong đợi.

GV đặt câu hỏi dẫn dắt: Vì sao ai cũng mong Tết đến? Tết đến, chúng ta thường làm những gì?

2. Khám phá chủ đề:

* Chia sẻ về những việc em đã từng làm cùng gia đình để đón Tết.

− GV mời HS chia sẻ theo nhóm:

+ Chia sẻ một số công việc em thường làm cùng gia đình trong dịp Tết.

+ Em thích nhất làm việc gì?

+ Em cảm thấy như thế nào khi cùng tham gia những công việc đó với gia đình?

+ Bố mẹ, người thân em đã nói gì khi thấy em làm được việc đó?

− Mỗi nhóm vẽ lại lên giấy A0 một vài hoạt động ngày Tết mình đã từng thực hiện.

− GV mời các nhóm đưa các bức tranh lên bảng để giới thiệu với các bạn.

- GV đề nghị nhận xét những công việc giống và khác nhau của các nhóm.

Kết luận: Chúng ta nên tham gia cùng gia đình làm một số công việc phù hợp với khả năng trong dịp Tết như: dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa; chuẩn bị phong bao lì xì; lau lá gói bánh chưng; lau và bày bàn thờ; đi chúc Tết họ hàng.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

Chơi trò chơi: “ Nhìn hành động, đoán việc làm.”

− GV nêu luật chơi: Mỗi HS nhớ lại một công việc gia đình vào dịp Tết và làm động tác để các bạn khác đoán xem đó là việc gì.

GV mời mỗi tổ một HS lên thể hiện để các tổ khác đoán.

Kết luận: Trong dịp Tết, gia đình nào cũng bận rộn nhiều công việc, tuy vất vả nhưng vui và đầm ấm.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy xem lịch và đánh dấu ngày tết Nguyên đán của năm nay.

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- HS chia sẻ trong nhóm.

- HS thực hiện theo HD.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS chơi.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN

KỂ VỀ NGÀY TẾT QUÊ EM

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS kể về những thu hoạch mới – thông tin về phong tục ngày Tết.

- HS biết cách làm phong bao lì xì ngày Tết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi chiếu bài.

- HS: SGK; bìa màu, giấy trắng A4, bút màu, kéo, keo dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 19:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 19.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 20:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ về những phong tục ngày Tết và lễ hội của địa phương .

− GV YC HS chia sẻ trong nhóm về những phong tục ngày Tết và lễ hội của địa phương em mới tìm hiểu được.

− GV mời đại diện của một số nhóm chia sẻ trước lớp.

− GV nhận xét và giới thiệu thêm với HS về những phong tục ngày Tết của Việt Nam như cúng ông Công ông Táo; “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, tắm Tất niên bằng nước lá mùi,…

Kết luận: Ngày Tết luôn gắn liền với những phong tục truyền thống thú vị. Biết về những điều này, ta thêm yêu Ngày Tết, yêu đất nước mình.

b. Hoạt động nhóm: Làm phong bao lì – xì.

− GV hướng dẫn HS cách cắt, gấp, dán và trang trí phong bao lì xì.

− HS làm việc cá nhân: mỗi HS làm một phong bao.

− Tổ chức trưng bày phong bao lì xì của lớp.

Kết luận: GV nhận xét sự khéo tay của HS, khuyến khích HS về nhà làm thêm bao lì xì để góp Hội chợ.

3. Cam kết hành động.

- Em hãy lên kế hoạch cùng gia đình thực hiện một số công việc phù hợp trong ngày Tết.

- Về nhà em có thể gấp và trang trí thêm một số phong bao lì xì để chuẩn bị mừng tuổi ông bà nội ngoại vào dịp Tết.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 20.

  • HS chia sẻ trong nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo HD.

- HS làm việc cá nhân.

- HS lắng nghe.

  • HS thực hiện.

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 20: NGÀY ĐÁNG NHỚ CỦA GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Kể được một số ngày đáng nhớ của gia đình (sinh nhật người thân, ngày kỉ niệm, Tết, giỗ,…).

- Cùng người thân lập và thực hiện kế hoạch kỉ niệm sinh nhật các thành viên trong gia đình.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS nhớ được những dịp đặc biệt trong gia đình và những hoạt động trong những ngày đó.

- Giúp HS đưa ra các công việc và lên kế hoạch thực hiện chúc mừng sinh nhật người thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

Một số tờ phiếu ghi từng tháng từ tháng 1 đến tháng 12.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

Chơi trò Tháng của ai?

- GV mời một bạn lên làm quản trò. Bạn quản trò bốc ngẫu nhiên một tấm thẻ lên và hô to tên tháng, hỏi: “Tháng 5 của ai?”. Các bạn phía dưới giơ tay nếu tháng đó là tháng sinh nhật mình, nói: “Tháng 5 của tôi!”.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

* Thảo luận nhóm về những ngày đáng nhớ của gia đình.

GV đề nghị HS cùng nhớ lại những dịp sum họp trong gia đình vào những dịp nào?

– Câu hỏi thảo luận theo nhóm:

+ Các bạn thường làm gì những lúc gia đình sum họp?

+ Các bạn cảm thấy thế nào vào những lúc gia đình sum họp?

Kết luận: Những ngày sum họp, gia đình thường rất vui vẻ và là dịp để các thành viên quan tâm thăm hỏi lẫn nhau.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

Thực hành: Lên kế hoạch tổ chức sinh nhật cho một người thân trong gia đình.

− GV phân các bạn theo cặp đôi hoặc nhóm ba bạn để thảo luận lập kế hoạch tổ chức một buổi sinh nhật.

− GV hướng dẫn các bạn thực hiện theo trình tự:

+ Cần tìm hiểu sở thích, mong ước của người thân.

+ Nghĩ cách phân công mỗi người trong gia đình một việc phù hợp.

+ Đảm bảo bí mật để tạo bất ngờ cho người thân.

– Hướng dẫn HS lập kế hoạch tổ chức sinh nhật gồm các hoạt động:

+ Trang trí nhà cửa.

+ Chuẩn bị quà tặng phù hợp với sở thích.

+ Chuẩn bị tiệc sinh nhật.

Kết luận: Mỗi học sinh lên được một kế hoạch tổ chức sinh nhật cho một người thân trong gia đình.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy cùng bố mẹ dùng lịch bàn để đánh dấu những ngày đáng nhớ của gia đình. .

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- 2-3 trả lời.

- Đại diện nhóm trả lơi.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo HD.

- HS làm việc theo nhóm.

- HS thực hiện theo HD.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN

NGÀY ĐẶC BIỆT CỦA GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS biết cách chọn và tổ chức một ngày đáng nhớ, tạo cảm xúc vui vẻ cho tập thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi chiếu bài.

- HS: SGK; giấy, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 20:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 20.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 21:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

− GV gợi ý HS chia sẻ theo cặp đôi về những hoạt động chính của gia đình trong một ngày đáng nhớ: Mỗi thành viên trong gia đình thường làm gì trong những dịp đó?

− Phát hiện những ngày đáng nhớ giống nhau và khác nhau của các bạn trong nhóm, trong lớp.

Kết luận: Gia đình nào cũng có những ngày đáng nhớ để gặp nhau, cảm thấy hạnh phúc khi sum họp.

b. Hoạt động nhóm:

GV chia HS thành từng nhóm. Mỗi tổ nghĩ một ngày lễ chung cho lớp. Trình bày các lí do về việc lựa chọn ngày đó của nhóm mình.

Kết luận:

− Nhóm nào có phần trình bày thuyết phục nhất thì ngày của nhóm đó được chọn.

− Thảo luận: Trong ngày đó, lớp mình nên làm gì?

3. Cam kết hành động.

Em hãy lên kế hoạch tổ chức sinh nhật cho một người thân trong gia đình.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 21.

  • HS chia sẻ theo cặp.

- Chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ trong nhóm.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

  • HS thực hiện.

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 21: TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BẢN THÂN

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Thiết lập các thói quen hằng ngày để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút để bảo vệ cơ thể mình.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp HS biết tự bảo vệ sức khoẻ để chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Có loa để phát nhạc cho học sinh tập thể dục. Trong trường hợp không có loa phát nhạc có thể dùng còi, hoặc giáo viên đếm nhịp.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- GV bật nhạc và hướng dẫn HS tập các thao tác thể dục giữa giờ. Chọn nhạc vui nhộn.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

*Hoạt động : Thảo luận về những việc em cần làm để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- GV giải nghĩa từ “sức đề kháng”

- YCHS thảo luận nhóm 4 ,tìm hiểu về những việc làm giúp xây dựng “pháo đài”như :

+ Chúng ta nên uống như thế nào?

+ Chúng ta nên ăn thế nào?

+ Chúng ta nên giữ vệ sinh cá nhân thế nào?

+ Chúng ta nên tập thể dục, thể thao thế nào?

+ Chúng ta cần bổ sung vi-ta-min gì?

-GV quan sát , hỗ trợ HS.

- Mời HS trình bày

- Giáo viên tổng kết lại các biện pháp tự chăm sóc sức khoẻ cho chính mình thông qua ăn uống, vệ sinh cá nhân. Đó chính là bức tường để bảo vệ “pháo đài” cơ thể mình.

- Cho cả lớp đọc đồng thanh các bí kíp:

Uống đủ nước,

Cốc dùng riêng!

Ăn rau xanh

Tay rửa sạch,

Năng luyện tập

Lập “ pháo đài”!

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

- HDHS đóng tiểu phẩm “Câu chuyện của anh em vi khuẩn, vi rút”.

+ GV mời một nhóm HS sắm vai vi khuẩn, vi rút và các HS còn lại thực hiện các hoạt động tự bảo vệ sức khoẻ bằng động tác cơ thể như ăn sữa chua, ăn rau xanh, tập thể dục, chạy bộ,…

-GV quan sát, hỗ trợ giúp HS xây dựng kịch bản.

- Mời HS trình bày

-GV kết luận: Một số vi khuẩn, vi rút có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho chúng ta. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu các biện pháp để tự bảo vệ sức khoẻ của mình.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy thực hiện các hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ hằng ngày.

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 4.

- HS trình bày

- HS lắng nghe.

HS đọc đồng thanh

- HS thực hiện.

- HS trình bày

- HS lắng nghe

-HS thực hiện

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN

TRÒ CHƠI CHỐNG LẠI ANH EM VI KHUẨN , VI RÚT

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- Giúp HS có thêm động lực để duy trì thực hiện kế hoạch tự bảo vệ cơ thể mình thông qua “lập pháo đài sức khoẻ”.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi chiếu bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 21:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 21.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 22:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- GV mời HS chia sẻ theo cặp đôi về việc tự chăm sóc sức khoẻ của em:

+ Em làm gì hằng ngày để tự bảo vệ sức khoẻ của mình?

+ Điều gì khiến em khó thực hiện kế hoạch của mình?

b. Hoạt động nhóm:

-HDHS chơi trò chơi chống lại anh em vi khuẩn, vi rút.

-GV mời hai bạn đóng vai vi khuẩn và vi rút.

- GV đưa ra các thẻ bài ghi nhiều hoạt động để lộn xộn trên một chiếc bàn, trong đó có nội dung tích cực – bảo vệ sức khoẻ và tiêu cực – làm hại sức khoẻ:

+ Uống nước chưa đun; Uống nước đun sôi; Không ăn rau quả; Ăn nhiều rau xanh; Không rửa tay trước khi ăn: Rửa tay khi vào nhà; Chăm tập thể dục; Ngủ thích hơn tập thể dục;

+ Nhịn uống nước cho đỡ tốn nước; Thay quần áo mặc nhà khi về nhà; Ăn sữa chua; Không đeo khẩu trang khi đi xe máy cho dễ thở,…

-GV nêu cách chơi.

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động.

HS một lần nữa cùng GV đọc lại các “bí kíp” lập “pháo đài.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 22.

  • HS chia sẻ.

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS đọc

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 22: NHỮNG VẬT DỤNG BẢO VỆ EM

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết được các vật dụng bảo vệ cơ thể. Trân trọng vật dụng đang bảo vệ mình hằng ngày để từ đó có ý thức giữ gìn bảo quản đúng cách.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS ham khám phá vật dụng bảo vệ cơ thể. Tích cực chăm sóc và bảo vệ bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: khẩu trang, xà phòng thơm, nước muối sinh lí nhỏ mũi, mũ (nón), ô (dù), áo mưa, mũ bảo hiểm,…

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động: Chia sẻ cách sử dụng các vật dụng bảo vệ sức khoẻ của em.

− GV mời một học sinh HS lên nhặt từng vật dụng để trên bàn giơ lên trước lớn. Với mỗi đồ vật, HS lại hỏi: Đây là cái gì? Mình sử dụng nó như thế nào cho đúng cách? Nó giúp mình làm gì?

-Những vật dụng nào em đã có trong số các vật dụng kể trên?

- GV nhận xét

2. Khám phá chủ đề: Thực hành sử dụng các vật dụng để bảo vệ mình.

GV chia các bạn theo tổ.

-GV nhận và khen ngợi

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Trò chơi Hãy nói lời cảm ơn các “hiệp sĩ” bảo vệ em hằng ngày.

- Mời HS lên bảng với mỗi một đồ vật, các bạn hãy nói những lời cảm ơn chúng vì chúng đã bảo vệ mình hàng ngày.

- GV nhận xét và khen ngợi

4. Cam kết, hành động:

- HS về nhà để ý sử dụng các vật dụng bảo vệ mình và cùng bố mẹ quy định nơi cất các vật dụng đó.

− Các bạn phía dưới xung phong trả lời và lên lấy vật dụng đó để mô tả cách sử dụng phù hợp.

HS tham gia trả lời và chia sẻ

− Các bạn lần lượt thực hành sử dụng từng loại đồ vật như đã kể trên. Riêng thực hành đeo khẩu trang, mỗi bạn có một khẩu trang riêng. Các tổ lần lượt ra khu có vòi nước để thực hành rửa tay bằng xà phòng đúng cách.

− HS trở lại nhóm, cùng nhau ghi lại các lưu ý về cách sử dụng vật dụng bảo vệ.

HS tham gia chia sẻ trước lớp.

  • HS lên bảng tham gia trò chơi.

+ Ví dụ:

+ Tớ cảm ơn mũ bảo hiểm vì cậu đã bảo vệ an toàn cho tớ khi đi ra ngoài đường.

+ Tớ cảm ơn khẩu trang vì bạn đã chắn bụi cho tớ…

- HS lắng nghe, thực hiện theo HD.

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN

CÙNG BẢO VỆ NHỮNG HIỆP SĨ NHÀ EM

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS yêu thích đối với các vật dụng bảo vệ mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: khẩu trang, xà phòng thơm, nước muối sinh lí nhỏ mũi, mũ (nón), ô (dù), áo mưa, mũ bảo hiểm,…

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 22:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 22.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 23:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- GV mời các HS chia sẻ về việc sử dụng các “hiệp sĩ” trong tuần qua.

- GV nhận xét và khen ngợi

b. Hoạt động nhóm:

- Vẽ truyện tranh kể về một “hiệp sĩ”.

+ Ví dụ: câu chuyện của chiếc ô hoặc khẩu trang.

- GV khen ngợi, đánh giá.

- GV kết luận.

3. Cam kết hành động.

- HS khi về nhà hãy thường xuyên kiểm tra các vật dụng bảo vệ sức khỏe của mình ở nhà: Nếu có dấu hiệu hỏng thì phải sửa chữa kịp thời, nếu bẩn thì phải giặt hoặc lau cho sạch sẽ.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 23.

-HS tham gia chia sẻ

+ Ví dụ:

+ Bạn sử dụng vật dụng gì? Bao nhiêu lần?

+ Khi sử dụng, bạn cảm thấy thế nào?

+ Lớp mình có những ai đã làm giống bạn nào?

  • HS hoạt động nhóm đôi vẽ tranh kể về một hiệp sĩ.
  • Các nhóm lên giới thiệu về những sản phẩm đã hoàn thành của mình.
  • HS lắng nghe để thực hiện.

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 23: CÂU CHUYỆN LẠC ĐƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận diện và phát hiện ra những nơi có nguy cơ bị lạc.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS rèn luyện cách quan sát để có thể nhận ra con đường về nhà mình.

-Dùng hình tượng con cáo có đốm trắng trên đuôi, đi theo nhau rất kỉ luật, GV gợi mở cho HS suy nghĩ về chủ đề “bị lạc”.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Đuôi cáo có đốm trắng bằng giấy; thẻ chữ: BÌNH TĨNH, ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ.

- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Khởi động:

− GV đọc bài thơ về Cáo.

− GV gắn một cái đuôi cáo bằng giấy ra sau lưng, GV chạm vào bạn nào bạn đó sẽ trở thành cáo con và sẽ đi theo đuôi cáo mẹ một vòng quanh lớp. GV vừa đi vừa đọc bài thơ “Mẹ cáo dặn”.

– GV đặt câu hỏi khuyến khích HS trả lời:

+ Cáo con đã quan sát giỏi như thế nào để nhận ra cáo mẹ?

+ Đàn cáo đi như thế nào, có bám sát nhau, có đi thành hàng không?

+ Nếu biết quan sát như cáo con, bám sát nhau và không bỏ hàng ngũ thì mình có dễ bị lạc không?

- GV dẫn dắt, vào bài. Bầy cáo biết tìm và nhận ra đặc điểm cái đốm trắng trên đuôi, biết đi nối đuôi nhau nên không sợ bị lạc.

2. Khám phá chủ đề: Thảo luận về các tình huống bị lạc.

- GV khuyến khích để HS chia sẻ về những nơi gia đình mình thường hay đến và phát hiện ra đặc điểm của những nơi ấy:

-Gia đình em thường hay đến những nơi nào vào dịp cuối tuần, kì nghỉ hè…? Em đã từng đi chợ / siêu thị cùng mẹ chưa?

-Những nơi ấy có rộng lớn không, có đông người không?

-Ở những nơi rộng lớn, đông người như vậy mình có dễ bị lạc không?

-Em đã bao giờ bị lạc chưa? Vì sao mình có thể bị lạc?

-Muốn không bị lạc ở nơi đông người, rộng lớn chúng ta cần làm gì?

Kết luận: Khi đến những nơi đông đúc, rộng lớn nếu mình không biết quan sát, tự ý tách nhóm đi riêng, không bám sát người lớn, mải nhìn ngắm đồ chơi hay mải mê chơi mình rất dễ bị lạc.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

-GV mời cả lớp quan sát:

+ Các chi tiết, đồ vật trong lớp họ

+ Một người có đeo, mặc nhiều phụ kiện, nhiều chi tiết.

-Lần lượt mời HS nói nhanh những đồ vật, chi tiết quan sát được, kể cả những chi tiết rất nhỏ, mờ nhạt.

Kết luận: Óc quan sát sẽ giúp ta chỉ được đường về nhà.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

-Về nhà, các em cùng bố mẹ quan sát kĩ con đường từ nhà đến trường xem có những đặc điểm gì đáng nhớ? Ví dụ: Luôn đi qua hàng phở có đông người đứng xếp hàng nơi có cây đa rất to; đi qua công viên có hồ lớn nhiều người đi bộ,…

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

-HS lắng nghe

- 2-3 HS chia sẻ.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

-Cả lớp quan sát

- 2-3 HS trả lời.

-HS lắng nghe

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

.

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN 23

Trò chơi sắm vai xử lí tình huống khi bị lạc.

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS có thêm ý thức quan sát, ghi nhớ chi tiết để tránh bị lạc; rèn luyện kĩ năng tìm kiếm sự trợ giúp khi bị lạc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi chiếu bài. Thẻ chữ: ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ, BÌNH TĨNH.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 23:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 23.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 24:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- HS cùng nhau đọc lại bài thơ “Mẹ cáo dặn” để nhắc lại các “bí kíp” phòng tránh bị lạc.

b. Hoạt động nhóm:

GV hướng dẫn HS: Trò chơi sắm vai xử lí tình huống khi bị lạc.

− GV lần lượt đưa ra các tình huống để HS sắm vai giải quyết:

+ Một bạn nhỏ đi chơi phố bị lạc mẹ. Một người lạ đến gần hứa sẽ giúp đỡ và rủ đi cùng người ấy.

+ Một bạn nhỏ đi siêu thị, bị lạc. Một chú nhân viên đến gần hỏi thăm.

+ Một bạn nhỏ đi cùng bố mẹ trong công viên, mải ngắm đu quay, ngẩng lên không thấy bố mẹ đâu, bạn chạy lung tung để tìm,…

− GV gợi ý câu hỏi thảo luận:

+ Hãy đoán xem nếu bố mẹ bị lạc mất con, khi ấy bố mẹ sẽ làm gì? Bố mẹ có lo lắng, có đi tìm con không?

+ Bố mẹ đang đi tìm mình, mình có nên chạy lung tung để tìm bố mẹ hay đứng yên tại chỗ để chờ đợi? Vì sao? Nếu chạy lung tung, ta có thể sẽ đi các con đường khác, không gặp được nhau. Nếu mình đứng một chỗ, chắc chắn bố mẹ sẽ quay trở lại tìm mình.

+ Em nên nhờ một người lạ hay một chú công an, chú bảo vệ đưa đi tìm mẹ. Vì sao?

Kết luận: Hãy luôn tin rằng BỐ MẸ KHÔNG BAO GIỜ BỎ CON.

Hãy ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ và giữ BÌNH TĨNH (thẻ chữ), tìm kiếm sự trợ giúp từ những người tin cậy như cô chú cảnh sát, công an, người bảo vệ,… nếu em bị lạc.

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động.

GV phát cho mỗi HS một tờ bìa màu A4, đề nghị HS vẽ bàn tay của mình lên tờ bìa ấy để làm “Bàn tay thông tin”. Sau đó, với mỗi ngón tay sẽ ghi một thông tin: Địa chỉ lớp và trường của em; Gần nhà em có gì?; Số điện thoại mẹ; Số điện thoại bố; Địa chỉ nhà mình.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 24.

  • HS đọc bài thơ

-HS thảo luận theo tổ, sau đó sắm vai giải quyết trước lớp.

  • HS lắng nghe.

-HS lắng nghe

  • HS thực hiện

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 24: PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT CÓC

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết được những ai là người lạ xung quanh mình. Lưu ý không đi cùng người lạ và nói từ chối lịch sự. HS nhận diện được nguy cơ bắt cóc, cảnh giác với người lạ đề phòng bị bắt cóc.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS có khả năng quan sát, lắng nghe để nhận biết đâu là người lạ, người quen, người thân.

- HS biết cách bày tỏ thái độ, cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Lều cắm trại hoặc mảnh vải, tấm chăn tối màu (1,5m x 2m) ; bìa màu các loại đánh số; bìa tam giác hoặc chuông thật đủ cho mỗi tổ / nhóm. Bìa màu A4;

- HS: Sách giáo khoa; thẻ chữ: người thân, người quen.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động: Trò chơi người lạ - người quen.

GV mời mỗi tổ một thành viên đóng vai “vị khách bí mật” được chui vào tấm lều du lịch đã dựng sẵn hoặc căng tấm vải dài sao cho che được hết đại diện mỗi tổ.

GV hướng dẫn HS đưa ra câu hỏi cho những “vị khách bí mật” và lắng nghe câu trả lời để tìm ra đâu là “người quen” và đâu là “người lạ”.

- GV nhận xét và tuyên dương các tổ.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

Xử lí tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.

- GV chia cho mỗi nhóm bìa tam giác hoặc chuông.

- Mời các nhóm đọc tình huống rồi thảo luận và xác định xem tình huống nào cần phải rung chuông hay không rung chuông báo động.

- Mời HS tham gia sắm vai giải quyết tình huống.

-GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi gặp khó khăn.

-GV nhận xét và khen các nhóm.

- GV đưa ra thêm một số tình huống khác cho HS, trò chuyện với HS lí do vì sao lại chọn rung chuông? Có điều gì có thể xảy ra nếu không biết tự “Rung chuông báo động”?

GV đọc và mời HS đọc thuộc cùng mình.

Người quen dù tốt bụng,

Vẫn không phải người thân!

Người lạ nhìn và gọi,

Rung chuông đừng phân vân!

  • GV kết luận.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

Thảo luận về cách phân biệt người quen, người thân.

-GV cùng HS thảo luận về đặc điểm của một số người thân.

  • GV hỗ trợ giúp đỡ HS gặp khó khăn.
  • GV nhận xét phần chia sẻ.

-Để nhận ra NGƯỜI THÂN (thẻ chữ) rất dễ nếu biết chịu khó quan sát, lắng nghe và tìm ra những điều đặc biệt của họ. GV đưa ra tình huống để cùng HS thảo luận:

+ Khi em ở nhà một mình, bác hàng xóm rất thân muốn vào chơi, em có nên mở cửa không?

+ Tháng nào cô cũng đến và bố mẹ luôn nhờ em ra gửi tiền điện cho cô, cô gọi cửa em có mở cửa không? Tại sao?

+ Hôm nay bố mẹ đón muộn, cô bạn của mẹ muốn đưa em về, em có đi cùng cô ấy không? Vì sao?

-GV nhận xét.

- GV phát cho mỗi HS một tờ bìa màu A4, đề nghị HS đặt bàn tay mình lên tờ bìa và vẽ viền bàn tay ấy. Sau đó, HS cắt bàn tay đã vẽ ra và ghi lên mỗi ngón tay tên của một người thân nhất sẽ trợ giúp khi em cần.

4. Cam kết, hành động:

- Em sẽ nói gì để từ chối đi với người lạ?

- Về nhà HS cùng thảo luận với bố mẹ và nghĩ ra một câu nói độc đáo làm mật khẩu để cả nhà luôn nhận ra nhau.

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

+ Mỗi đại diện sẽ được cầm một tấm bìa màu khác nhau hoặc đánh số không trùng với số tổ của mình. Các thành viên còn lại của tổ có 2 phút để thảo luận và cử một người đưa ra lần lượt

-HS thảo luận và có thể đưa ra một số câu hỏi.

+ “Bạn thích màu gì?”

+ “Hôm qua, tổ chức mình cùng làm việc gì?”

+ “Tên nhân vật hoạt hình bạn thích nhất?”

+ “Đồ chơi bạn yêu quý là gì?”…

  • HS tham gia chơi.
  • Các nhóm nhận đồ dùng.
  • Nhóm HS thực hiện theo yêu cầu.
  • HS hoạt động nhóm phân vai và tìm cách giải quyết tình huống. Lần lượt các nhóm lên trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ rút ra được bài học sau mỗi tình huống.

  • Bị bắt cóc, bị đưa đi xa không gặp bố mẹ, không được về nhà…

- HS lắng nghe

- HS thực hiện đọc nối tiếp.

- HS thảo luận nhóm 4 đưa ra một số đặc điểm như:

+ Ông (bà) nội / ông (bà) ngoại của em có vẻ ngoài thế nào? (cao hay thấp, màu của mái tóc, quần áo bà hay mặc,…).

+Giọng nói của bác / chú / dì có điều gì đặc biệt? (hắng giọng trước khi nói, giọng trầm hay giọng cao, …).

  • HS chia sẻ trước lớp

-HS sử dụng thẻ chữ người thân, người quen để tham gia trả lời các tình huống và chia sẻ với bạn cùng bàn.

-HS xung phong chia sẻ trước lớp và nói vì sao mình chọn tấm thẻ đó.

- 3 bàn HS trả lời.

- HS lắng nghe.

  • HS lấy giấy và làm theo hướng dẫn.

-HS trả lời.

- HS thực hiện.

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN

THAM GIA CHỦ ĐIỂM: “CHÚNG EM TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN”

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

-HS mạnh dạn xử lí một số tình huống có nguy cơ bắt cóc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mũ nhân vật sói, mũ nhân vật cừu.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 24:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 24.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 25:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- HS chia sẻ với bạn về 5 ngón tay “người thân” của mình.

b. Hoạt động nhóm:

- GV mời 8 – 10 HS đóng vai cừu, chọn 1 bạn vào vai cừu nhỏ. 10 – 12 bạn đóng vai làm hàng rào nắm tay nhau bao quanh đàn cừu. Các HS còn lại ngồi ở dưới sẽ đóng vai làm những chiếc chuông, kêu “Reng reng” khi cần thiết. GV vào vai sói và dẫn dắt câu chuyện

-GV lần lượt đưa ra các tình huống để sói đến gần hơn với cừu.

GV khuyến khích HS đưa ra phương án của mình, khi nào “tiếng chuông báo động” sẽ rung lên?

- GV Khen ngợi, đánh giá.

- GV kết luận.

3. Cam kết hành động.

Đề nghị HS học thuộc số điện thoại của 1 – 2 người thân và địa chỉ của nhà mình.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 25.

  • HS chia sẻ.
  • HS xung phong sắm vai tham gia vào câu chuyện.

- Khi cừu nhỏ thấy nguy hiểm, bạn trong vai cừu phất tay, các HS ở dưới kêu “Reng reng, reng reng”.

  • HS lắng nghe
  • HS lắng nghe để thực hiện.

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 25: NHỮNG NGƯỜI BẠN HÀNG XÓM

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết được những người bạn trạc tuổi mình ở nơi mình sinh sống. Đóng góp ý kiến về những việc mà những người bạn hàng xóm có thể làm cùng nhau.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS có khả năng quan sát, lắng nghe về người bạn hàng xóm nhà mình.

- HS biết cách bày tỏ tình cảm quý mến của mình với bạn qua các việc làm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: 4 sợi ruy băng nhiều màu, dài khoảng 1m.

- HS: Sách giáo khoa; thẻ chữ: hàng xóm, thân thiện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động: Trò chơi Hàng xóm của tôi là …

− GV mời HS nào, HS đó kể tên “hàng xóm” trong chỗ ngồi lớp học của mình: “Hàng xóm ở phía trước, phía sau, bên phải, bên trái … của tôi là …” .

-GV phát 4 sợi ruy băng , dài khoảng 1m cho HS được lên bảng

- GV nhận xét

2. Khám phá chủ đề:

Kể về một bạn hàng xóm mà em biết.

-GV yêu cầu HS nhớ lại và kể tên bạn hàng xóm trạc tuổi mình.

-GV nhận xét.

− GV giới thiệu câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”

− GV kể cho HS nghe về một người bạn hàng xóm mình đã kết bạn khi còn nhỏ và một kỉ niệm đáng nhớ của mình với bạn

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

Nêu những việc em có thể làm cùng các bạn hàng xóm.

- YCHS thảo luận tất cả những việc có thể thực hiện cùng các bạn hàng xóm

- GV nhận xét và khen ngợi

4. Cam kết, hành động:

- Về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu thêm về hàng xóm của mình

Ví dụ: Hỏi bác tổ trưởng dân phố; hỏi bác phụ trách chi hội khuyến học để có được thông tin về các bạn hàng xóm cùng học Tiểu học.

  • Mạnh dạn làm quen với một hoặc nhiều bạn. Lựa chọn một việc làm đã chia sẻ ở mục trên và thực hiện cùng các bạn hàng xóm.

- HS lắng nghe, thực hiện theo HD.

- HS trên bảng sẽ đưa sợi ruy băng cho hàng xóm của mình để kết nối các hàng xóm trên, dưới, trái, phải của một HS.

- HS chia sẻ sau khi tham gia trò chơi

-HS tham gia họa động theo hình thức nhóm đôi.

- HS nói tên, tưởng tượng ra gương mặt người bạn ấy. Mô tả hình dáng bề ngoài và tính cách, sở thích của bạn

- HS chia sẻ trước lớp.

  • HS lắng nghe.
  • HS lắng nghe

-HS thảo luận và viết ra giấy dự định của mình và thời gian làm những việc đó. (cùng chơi bi, chơi đánh cầu lông; tạo một góc riêng để gặp gỡ; cho nhau mượn sách; phát hiện những hiện tượng cần cảnh giác ở khu phố, thôn xóm của mình; giúp đỡ người già, người neo đơn; cùng dọn vệ sinh; cùng chăm cây cối, cùng tổ chức liên hoan, cùng chạy tập thể dục buổi sáng,…).

- Chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN

THI ĐUA LÀM VIỆC TỐT

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS biết sống thân thiện, quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Cuốn sách “Ti-mua và đồng đội” của nhà văn Arkadi Gaidar

- HS: SGK, tấm bìa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 25:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 25.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 26:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- Mời HS kể về bạn hàng xóm của mình và việc tốt đã làm cùng bạn

- GV nhận xét và khen ngợi

b. Hoạt động nhóm:

GV mời HS xem cuốn sách hoặc hình ảnh trong cuốn sách và đọc hoặc kể về cậu bé Ti-mua ở nước Nga.

  • Mời HS sắm vai các nhân vật trong câu chuyện.

- Sau khi nghe câu chuyện em rút được bài học gì?

- GV khen ngợi, đánh giá.

- GV kết luận.

3. Cam kết hành động.

  • Về nhà em cùng các bạn hàng xóm để ý đến những người già trong xóm để khi gặp thì hỗ trợ các ông, các bà: bê đồ, xách túi, dắt các ông các bà qua đường,…

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 26.

  • HS làm việc theo nhóm, lần lượt kể

và HS có thể vẽ vào tấm bìa việc mà em và bạn hàng xóm đã làm.

  • HS chia sẻ trước lớp
  • HS quan sát

HS xung phong sắm vai tham gia vào câu chuyện.

  • 1 HS vào vai Ti-mua và một vài bạn HS khác vào vai đồng đội Ti-mua để diễn tả một vài cảnh (Ti-mua tập hợp các bạn lại để bàn việc giúp đỡ người già, các cô bác phụ nữ, trẻ em trong làng: đi gánh nước giúp, giúp trông trẻ nhỏ, giúp sửa lại hàng rào gỗ,…). Ti-mua có đồng đội là các bạn hàng xóm. Họ lập một “căn cứ chỉ huy” trong một nhà kho cũ. Các bạn trò chuyện, đi chơi cùng nhau và rủ nhau giúp đỡ mọi người

- 1 số HS chia sẻ cảm xúc về câu chuyện vừa được nghe, mời HS bày tỏ sự quyết tâm học tập cậu bé Ti-mua.

  • HS lắng nghe để thực hiện.

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 26: TÔI LUÔN BÊN BẠN

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Biết lập kế hoạch để thể hiện sự chia sẻ với người gặp khó khăn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS được trải nghiệm cảm xúc khi chia sẻ về hoàn cảnh của người gặp khó khăn.

- HS biết cách bày tỏ sự quan tâm qua các việc làm thiết thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giấy A0 hoặc A1 đủ cho mỗi tổ một tờ; bút dạ, giấy A4

- HS: Sách giáo khoa; thẻ chữ: chia sẻ, đồng cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động: Tìm hiểu về những người có hoàn cảnh khó khăn.

- GV mời HS xem video hoặc hình ảnh chụp những người dân vùng bão lũ; hình ảnh những em nhỏ bị ốm nặng không được đi học,… và nêu cảm nghĩ của mình.

+ Hãy kể lại một vài hoàn cảnh khó khăn mà em biết?

- GV nhận xét

2. Khám phá chủ đề: Tham gia xây dựng kế hoạch “Tôi luôn bên bạn” của tổ.

-GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch theo 3 bước.

-GV nhận xét kế hoạch từng nhóm.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Làm bưu thiếp gửi động viên các bạn nhỏ gặp khó khăn.

- Tổ chức hoạt động làm thiệp.

GV cam kết gửi thư, bưu thiếp đó đến tay các bạn nhỏ gặp khó khăn.

- GV nhận xét và khen ngợi

4. Cam kết, hành động:

- Về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu thêm về những hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi xung quanh mình qua thông tin từ người quen, hàng xóm, trên báo chí, ti vi, đài báo.

- Lựa chọn một trong những hoàn cảnh gần gũi với gia đình mình nhất để hỗ trợ. Lên kế hoạch các hành động thiết thực, vừa sức để thực hiện.

-HS xem video, hình ảnh.

- HS đặt mình ở vị trí những người ấy để nêu được cảm xúc của họ

− HS lần lượt nhớ lại và kể về một hoàn cảnh khó khăn mình từng biết, từng nghe được thông tin qua bố mẹ, thầy cô, ti vi,…

HS bàn bạc, thảo luận theo nhóm về 3 bước lập và thực hiện dự án:

+ Bước 1: TÌM HIỂU về một trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.

+ Bước 2: CÁCH GIÚP ĐỠ: Tiết kiệm tiền để ủng hộ, chuẩn bị quà, quần áo, viết thư, làm bưu thiếp gửi để động viên.

+ Bước 3: PHÂN CÔNG, HẸN NGÀY GIỜ.

− HS ghi ra những hành động có thể làm được trên giấy A0 hoặc A1; hẹn ngày giờ cụ thể cùng thực hiện.

  • HS láng nghe

- HS làm thiệp cá nhân, viết và thu lại gửi GV

- HS lắng nghe, thực hiện theo HD.

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN

THAM GIA CHỦ ĐIỂM: TRAO YÊU VÀ CÙNG LAN TỎA

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS biết tạo động lực cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 26:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 26.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 27:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- Lựa chọn những hoạt động có thể làm ngay trên lớp như quyên góp đồ, sách, viết thư hoặc bưu thiếp chia sẻ.

- GV nhận xét và khen ngợi

b. Hoạt động nhóm:

- GV có thể lựa chọn một địa điểm phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của địa phương.

+ Ví dụ: một ngôi chùa nuôi trẻ mồ côi; một mái ấm tình thương; cơ sở nuôi dưỡng người già, làng trẻ SOS,…

- Trình chiếu hình ảnh thu thập được để học sinh dễ hình dung lên kế hoạch.

  • HD HS lên kế hoạch cụ thể

- GV khen ngợi, đánh giá.

- GV kết luận.

3. Cam kết hành động.

- Về nhà HS tiếp tục thực hiện những việc làm phù hợp để chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. HS có thể nhờ bố mẹ đặt những chiếc hộp các-tông hoặc giỏ to để hằng ngày, hằng tuần quyên góp quần áo, sách vở, đồ chơi,… khi cần sử dụng ngay.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 27.

  • HS làm việc theo nhóm và chia sẻ cảm xúc sau khi thực hiện được kế hoạch.
  • Lên kế hoạch cụ thể về:

+ Những đồ dùng cần mang theo (trang phục, nhận diện người của đoàn; đồ dùng tự bảo vệ mình, đồ ăn đồ uống; sổ bút để ghi chép).

+ Nhiệm vụ cho từng nhóm, tổ.

+ Quà tặng.

+ Lịch trình chuyến đi (tập trung ở đâu, bao giờ, giờ nào làm việc gì,…).

  • HS chia sẻ trước lớp
  • HS lắng nghe để thực hiện.

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 27: CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thể hiện đồng cảm với những khó khăn của người khiếm thị trong cuộc sống hằng ngày và tìm hiểu cách họ vượt qua.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp HS trải nghiệm cảm nhận của người khiếm thị khi phải làm việc trong bóng tối.

-HS hiểu, lưu ý quan sát để nhận biết và đồng cảm với các dạng khuyết tật khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Một tấm gương nhỏ; thẻ chữ: THÂN THIỆN, VUI VẺ.

- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

− GV mời HS tham gia trải nghiệm làm việc trong bóng tối, GV cho HS thực hiện các hành động sau:

+ HS nhắm mắt và lấy sách Toán, vở bài tập Tiếng Việt để lên bàn.

− GV mời HS mở mắt và nhìn kết quả hành động mình vừa làm. GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ về cảm giác của mình: Làm việc trong bóng tối có khó không?

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:Những người khiếm thị thường gặp phải khó khăn gì trong cuộc sống?

GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ hiểu biết của mình về người khiếm thị, người mù:

+ Những người nào thường phải làm mọi việc trong bóng tối?

+ Theo các em, liệu những giác quan nào có thể giúp họ làm việc trong bóng tối? Cái gì giúp người khiếm thị đi lại không bị vấp ngã? Người khiếm thị nhận biết các loại hoa quả bằng cách nào? Cái gì giúp người khiếm thị đọc được sách?(Dùng tờ lịch đục lỗ chữ a, b, c… để HS trải nghiệm cảm giác “đọc chữ bằng tay”)

− GV vừa kể chuyện vừa trao đổi với HS về thế giới của người khiếm thị. Những người khiếm thị họ không chỉ ngồi yên một chỗ trợ sự giúp đỡ của người khác mặc dù họ sống trong thế giới không có ánh sáng, không có sắc màu. Mắt kém, không nhìn được nhưng họ vẫn sống và làm việc tích cực nhờ các giác quan khác.

− GV hỏi HS về những điều mà HS từng nhìn hay từng nghe kể về những người khiếm thị. Họ có thể hát, đánh đàn, thổi sáo…, có những người khiếm thị vẫn làm việc rất giỏi trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Có nhiều người là nghệ nhân đan lát, làm hàng thủ công hay có người chữa bệnh bằng mát xa, bấm huyệt.

− GV mời HS chia sẻ cảm xúc của mình sau khi nghe câu chuyện về những người khiếm thị và khuyến khích HS đưa ra phương án hỗ trợ, giúp đỡ người khiếm thị? Làm sách nói; Gửi tặng chiếc gậy dẫn đường.

Kết luận: Những người khiếm thị, người mù dù gặp nhiều khó khăn nhưng họ vẫn nhìn cuộc sống bằng cách riêng của mình, nhìn bằng âm thanh – nhìn bằng hương thơm – nhìn bằng đôi tay – nhìn bằng hương vị và nhìn bằng cảm nhận.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

-GV dẫn dắt để HS nhớ lại cuộc sống thực tế xung quanh mình: Em đã từng gặp người bị liệt chân, liệt tay, bị ngồi xe lăng chưa? Em đã từng gặp những người không nghe được, không nói được chưa?

Kết luận: Nhiều hoàn cảnh không may mắn, không lành lặn như mình – nhưng họ đều rất nỗ lực để sống được và còn cống hiến cho xã hội bằng những việc làm khiêm nhường của mình.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

-Về nhà, các em kể lại cho bố mẹ nghe những điều em biết về người khiếm thị. -Cùng bố mẹ tìm hiểu thêm về những người khuyết tật khác ở địa phương.

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- 2-3 HS nêu.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS trả lời.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN 27

Luyện đọc để chuẩn bị cho chương trình “Tôi đọc bạn nghe”.

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS chia sẻ những quan sát của mình về người khuyết tật; thực hiện hoạt động “Tôi đọc bạn nghe”.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi chiếu bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 27:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 27.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 28:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

− GV mời HS cùng nhớ lại những người xung quanh mình và nêu tên những người khuyết tật em biết.

− Nêu tên người khuyết tật mà em muốn giúp đỡ. Nêu công việc em sẽ làm và dự kiến thời gian thực hiện. (gửi thư chia sẻ; học ngôn ngữ kí hiệu để giao lưu với người khiếm thính, học cách đẩy xe lăn,…).

Kết luận: Mỗi dạng khuyết tật đều có những khó khăn riêng của mình. Chúng ta cần giúp đỡ họ, đồng thời cũng học hỏi ở họ được nhiều điều.

b. Hoạt động nhóm:

GV hướng dẫn HS Luyện đọc để chuẩn bị cho chương trình “Tôi đọc bạn nghe”.

− GV đề nghị mỗi tổ chọn một bài thơ và mỗi thành viên trong tổ đọc diễn cảm rồi đọc thuộc một hai câu và đọc kết nối.

Kết luận: Bạn không đọc được, mình luyện giọng đọc hay để đọc bạn nghe.

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động.

Em hãy thảo luận cùng bố mẹ, người thân tìm cách giúp đỡ một người khuyết tật ở địa phương.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 28.

  • HS chia sẻ.

-HS thảo luận theo tổ, sau đó chia sẻ trước lớp.

  • HS lắng nghe.

-HS thực hiện

-HS thực hiện

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 28: MÔI TRƯỜNG QUANH EM

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS cùng lên kế hoạch đến thăm cảnh đẹp quê hương.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

-HS nghĩ về danh thắng sắp được đến để chuẩn bị tâm thế tìm hiểu.

-HS nhớ lại tên, hình ảnh các danh thắng của địa phương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Video / clip hình ảnh thực tế dùng cho nội dung giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước.

  • Tranh ảnh, các câu ca dao về các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam và địa phương.
  • Các thẻ chữ bằng bìa màu.

Phần thưởng cho các Hướng dẫn viên du lịch nhí tài năng.

- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập

Bìa màu, bút màu để làm tờ rơi.

Giấy A4 để viết bài giới thiệu cảnh đẹp quê hương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

-GV lần lượt chiếu / đưa ra những tranh ảnh về các danh thắng của địa phương để gợi cho HS nhớ lại những cảnh đẹp ấy (khoảng 4 địa danh).

-GV hỏi xem HS đã đến các danh lam thắng cảnh ấy chưa.

+ Nếu đến rồi, em có cảm nhận gì về danh thắng ấy.

+ Nếu chưa, em có muốn đến tận mắt nhìn ngắm cảnh đẹp ấy không? Em muốn đi cùng ai?

GV đề nghị HS chơi theo nhóm 4 : một HS mô tả hình ảnh danh thắng, (các) HS khác đoán tên danh thắng đó của địa phương, có thể dựa trên những hình ảnh GV đã đưa ra trước đó.

Kết luận: Mỗi địa phương, miền quê đều có những danh lam thắng cảnh của mình. Em sống ở nơi nào thì cần hiểu về phong cảnh của nơi đó. Chúng ta rất tự hào về cảnh đẹp của quê hương.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề: Xây dựng kế hoạch tham quan một cảnh đẹp quê hương

-GV đề nghị mỗi tổ viết vào thẻ chữ tên một cảnh đẹp quê hương mà HS mong muốn được đến thăm.

-GV dẫn dắt để từ các thẻ chữ (các cảnh đẹp quê hương) ấy HS cùng lựa chọn một địa điểm hợp lí để cả lớp đi tham quan vào ngày cuối tuần. Tiêu chí lựa chọn:

+ Địa điểm không quá xa, đi xe trong khoảng 30 đến 45 phút.

+ An toàn cho trẻ em.

-GV gợi ý HS chuẩn bị cho chuyến đi theo các mục sau:

+ Đồ dùng cá nhân mang theo: Trang phục phù hợp – giày thể thao, dép quai hậu; bình nước; mũ nón; kính (nếu cần); kem chống nắng (nếu cần); sổ, bút để ghi chép; đồ ăn đệm như bánh, sữa; túi nhựa đựng rác; giấy ăn.

+ Cách nhận ra các thành viên trong tổ để không đi lạc: đeo ruy-băng màu vào cổ tay các thành viên mỗi tổ.

+ Ghi vào vở thời gian, địa điểm tập trung.

+ Giáo viên dặn dò HS về việc đảm bảo an toàn, không bị lạc, bị ngã,…

Kết luận: Việc đi tham quan danh lam thắng cảnh cũng cần được chuẩn bị chu đáo để chuyến đi an toàn, hiệu quả, có nhiều cảm xúc.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

-GV trình chiếu hoặc cho HS xem vài hình ảnh chụp danh thắng sẽ đến.

-GV cho HS biết, ở đó có gì.

-HS đưa ra các câu hỏi thắc mắc, GV ghi lại lên bảng. Ví dụ:

+ Tại sao địa điểm đó có tên như vậy?

+ Địa điểm này liên quan đến nhân vật nổi tiếng nào?

+ Có truyền thuyết li kì nào được kể lại về nhân vật này?

HS suy nghĩ về những câu hỏi đặt ra để tìm lời giải đáp vào buổi đi tham quan.

Kết luận: Mỗi chuyến đi chúng ta đều thu hoạch được nhiều thông tin thú vị. Các em sẵn sàng để khám phá nhé!

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

-Về nhà, các em kể với bố mẹ về mong muốn đến thăm cảnh đẹp quê hương và thông báo về chuyến đi sắp tới.

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

-HS chơi theo nhóm 4

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

-HS quan sát

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN 28

Cùng cả lớp tham quan một cảnh đẹp quê em theo kế hoạch.

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS thực hiện kế hoạch đi tham quan đã đề ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: đồ ăn xế, nước, túi thuốc cấp cứu, micro cài, loa phát nhạc, một vài tấm thẻ bìa để ghi các thông tin quan trọng, máy ảnh hoặc điện thoại để chụp ảnh kỉ niệm.

- HS: ruy-băng để nhận diện HS .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 28:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 28.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 29:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

Hoạt động tập trung:

+ Nhận HS có chữ kí của phụ huynh.

+ Chia tổ theo màu, đề nghị HS đeo ruy-băng vào cổ tay và tập trung theo màu tổ của mình. Dặn dò HS chỉ đi cùng tổ, không tách đoàn.

+ Lần lượt mời từng tổ lên xe, ổn định chỗ ngồi. Sau khi đếm lại đủ sĩ số HS, GV phát lệnh lên đường.

− Trên xe.

+ Chơi trò chơi quan sát qua cửa kính xe, trò chơi đố vui, hát,… để HS không thấy mệt trên đường di chuyển.

+ Dặn dò trước HS cách xuống xe an toàn.

Trong buổi tham quan: Hướng dẫn HS lắng nghe các cô chú hướng dẫn viên. GV có thể bổ sung thông tin hoặc đề nghị HS đặt câu hỏi cho hướng dẫn viên. GV ghi các thông tin thú vị theo con số và từ khoá lên tấm bìa, đưa ra để HS nhìn và ghi nhớ. Đề nghị HS nhớ lại các câu hỏi đã đặt ra trước chuyến đi để phỏng vấn hướng dẫn viên, phỏng vấn người dân gần đó…

− Trên đường về: GV tranh thủ hỏi lại HS những thông tin thu hoạch được.

3. Cam kết hành động.

-Em hãy về nhà chia sẻ với người thân về chuyến tham quan của lớp.

-Em hãy nhớ lại và ghi ra vở thu hoạch những thông tin, câu chuyện ấn tượng nhất đối với mình trong chuyến đi.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 29.

  • HS tham gia.

-HS thực hiện

-HS thực hiện

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 29: BẢO VỆ CẢNH QUAN QUÊ EM

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhớ lại và kể được những cảnh quan chung cần chăm sóc ở địa phương, ở gần nơi em ở, nơi em học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp HS đặt mình vào các tình huống khác nhau để biết cách ứng xử phù hợp khi muốn bảo vệ cảnh quan chung.

-Tạo cảm xúc vui vẻ cho HS, đồng thời dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề giữ gìn bảo vệ cảnh quan chung.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ dụng cụ làm vệ sinh trường học. Bộ dụng cụ chăm sóc hoa, cây thông thường. Loa phát nhạc. Vài hình ảnh về cảnh quan đẹp như vườn hoa, sân trường, công viên, …

- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

− GV giới thiệu bài hát “Ra chơi vườn hoa” của nhạc sĩ Văn Tấn. Cả lớp cùng hát tập thể.

− GV gợi ý HS định nghĩa thế nào là “của chung”. Tại sao bông hoa lại là “của chung”? Bông hoa do ai trồng? Ai được ngắm hoa? Có được ngắt hoa về làm của riêng trong nhà mình không?

Kết luận: Mỗi địa phương, mỗi khu vực đều có những cảnh quan chung – là của chung tất cả mọi người, ai cũng có quyền sử dụng, ai cũng có trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề: Chia sẻ về những cảnh quan cần chăm sóc, bảo vệ ở quê em.

- GV hỏi: Những gì trong bài hát các em vừa nghe được gọi là “của chung”

− GV đề nghị HS làm việc nhóm 4. Mỗi nhóm nhớ lại cảnh quan xung quanh mình và viết hoặc vẽ ra những nơi cần được gìn giữ.

− GV đặt câu hỏi:

+ Vì sao mỗi người đều có trách nhiệm phải gìn giữ cảnh quan này? Đây có phải “của mình” đâu, “của chung” cơ mà!

+ Gìn giữ cảnh quan nghĩa là làm những việc gì?

Kết luận: Nếu muốn giữ cho cảnh quan xung quanh mình xanh, sạch, đẹp thì mỗi người cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ của chung.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

GV đề nghị HS chia thành hai nhóm chính: một nhóm thể hiện tình huống và một nhóm đưa ra lời khuyên.

− Trong tiểu phẩm HS đưa ra lời khuyên bắt đầu bằng các từ “Hãy…” với các việc cần làm và “Đừng / Xin đừng…” với các việc không nên làm.

− Khuyến khích các nhóm đưa ra thật nhiều tình huống và khen ngợi những nhóm đưa ra được nhiều lời khuyên phù hợp nhất.

Ví dụ: HS diễn cảnh đi chơi vườn hoa, người ngắm hoa, người khen hoa đẹp, ngửi hoa – khen hoa thơm… Một bạn nhỏ định ngắt hoa. Bạn khác nói: “Ấy ấy! Xin đừng hái hoa!”.

Một nhóm khuyên: Hãy giữ gìn cảnh quan chung: không giẫm nát cỏ, không ngắt hoa. Ngược lại, chúng ta có thể tưới cây, tưới hoa, nhặt rác,…

Kết luận: Nếu muốn giữ cho cảnh quan xung quanh mình xanh, sạch, đẹp thì mỗi người cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ của chung.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

-Về nhà, các em kể lại cho bố mẹ nghe những việc các em đã làm để bảo vệ cảnh quan quê em

- HS hát.

- 2-3 HS trả lời “của chung” là tất cả mọi người mà em biết (công viên, vườn hoa, bảo tàng và các nơi công cộng khác).

-HS làm việc nhóm 4

- HS lắng nghe.

- HS làm việc theo hai nhóm.

- Hai nhóm thực hiện.

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS trả lời

- HS thực hiện.

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN 29

Thực hành chăm sóc cảnh quan trường em.

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS thực hiện giữ gìn cảnh quan chung ngay ở trường học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Các công cụ chăm sóc cảnh quan chung: panh gắp rác, chổi quét rác, bình tưới cây,…

- HS: khẩu trang, găng tay

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 29:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 29.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 30:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

GV hướng dẫn HS Thực hành chăm sóc cảnh quan trường em.

− HS hoạt động theo tổ.

− Sau HĐ, HS tập trung theo tổ dưới sân trường để tự đánh giá công việc tổ mình và nhận xét công việc tổ khác đã làm.

Kết luận: GV đề nghị HS nêu cảm xúc khi tự tay thực hiện công việc giữ gìn cảnh quan trường học.

3. Cam kết hành động.

-Em hãy về nhà cùng bố mẹ lên kế hoạch chăm sóc một khu vực chung nơi mình ở và thực hiện kế hoạch ấy vào cuối tuần.

-Em hãy quan sát xung quanh, trên đường đi về nhà và ghi nhớ những khung cảnh đẹp mà mình đi qua.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 30.

  • 3 tổ HS thực hiện.

-HS thực hiện

-HS thực hiện

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 30: GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS tìm hiểu được thực trạng vệ sinh môi trường ở trường học từ đó có ý thức giữ gìn môi trường trường học sạch đẹp hơn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp HS trải nghiệm lao động, phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm với môi trường xung quanh.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- Dụng cụ làm vệ sinh lớp học.

- Mẫu phiếu khảo sát (theo nội dung 1 trong SGK)

- Giấy A0 cho 3 nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

Nhảy một điệu nhảy trên nền nhạc vui vui.

GV lựa chọn bài nhảy bất kì, vui nhộn. Ví dụ: Vũ điệu: rửa tay

GV lựa chọn chủ đề: quét sân, lau bàn

GV thống nhất động tác với HS

GV kết luận: Kể cả khi lao động, tổng vệ sinh môi trường, chúng ta cũng có thật nhiều niềm vui.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về thực trạng vệ sinh môi trường ở trường em.

- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn và giao nhiệm vụ, hướng dẫn các bước và thời gian thực hiện

- Thời gian đi quan sát: 10 phút.

- Thời gian điền thông tin vào giấy A0 và thống nhất thông tin: 5-7 phút.

- GV có thể nhờ các bác lao công, bảo vệ hoặc cô giáo trong trường hỗ trợ theo dõi nhóm HS để đảm bảo an toàn.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

*Hoạt động 2: Báo cáo kết quả khảo sát

- Các nhóm treo các phiếu khảo sát đã được báo cáo trên giấy A0 lên bảng.

- GV đặt câu hỏi cho từng nhóm theo tình hình cụ thể HS quan sát được:

+ Trong nhà vệ sinh như vậy em thấy đã sạch chưa? Nếu chưa sạch thì cần phải làm gì?

+ Em thấy các bạn đã bỏ rác đúng nơi quy định chưa?..

GV kết luận:

Cùng đưa ra kết luận về thực trạng vệ sinh môi trường ở trường mình và những biện pháp giữ cho ngô trường luôn sạch sẽ.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV khuyến khích HS về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu thực trạng vệ sinh môi trường ở xung quanh nơi mình ở.

- Đề xuất phương án làm sạch môi trường nơi em ở.

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- Cả lớp cùng nhảy trên nền nhạc

- 2-3 HS nêu tên chủ đề bài học

- 2-3 HS trả lời.

HS nhận nhiệm vụ

+ Nhóm 1: Khảo sát về nước:

Đi quanh trường, ghé phòng vệ sinh, bếp hoặc nơi rửa tay chân − những nơi có vòi nước, quan sát và trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát.

+ Nhóm 2: Khảo sát về rác:

Đi quanh trường, đếm số thùng rác và trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát.

+ Nhóm 3: Khảo sát về bụi:

Đi quanh trường, quan sát và trả lời câu hỏi trong phiếu khảo sát.

- HS về lớp

- Ổn định nhanh

- Treo phiếu khảo sát lên bảng

- Các nhóm lần lượt báo cáo

- Một số HS trả lời câu hỏi của GV

-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN

THỰC HÀNH VỆ SINH TRƯỜNG, LỚP

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- Tạo một hoạt động chung để HS tham gia lao động giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà trường. HS tham gia hoạt động vui vẻ, qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm cho mỗi HS trong vấn đề bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV cùng HS chuẩn bị:

  • Các dụng cụ dọn vệ sinh: khăn lau, chổi, xẻng,...
  • Các thùng các-tông để làm thùng rác.
  • Bút màu, màu vẽ hoặc giấy màu để trang trí thùng rác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 30:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 30.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 31:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn.

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

+Chúng ta làm gì để không có tình trạng nước rò rỉ hoặc ứ đọng?

+Thùng rác chưa đủ thì chúng ta nên làm gì?

+Các bạn HS trong trường vẫn vứt rác không đúng nơi quy định thì chúng ta có thể làm gì?

+Mặt bàn nhiều bụi, tường vẫn còn vết bẩn, chúng ta phải làm gì?

GV kết luận: Mỗi HS đều có thể góp sức mình để giữ gìn vệ sinh môi trường mà không chỉ trông vào các bác lao công, các cô bác nhân viên vệ sinh môi trường.

b. Hoạt động nhóm:

- HDHS thực hành vệ sinh trường, lớp.

GV đưa ra cho HS hoạt động nhóm theo phương án sau:

Tổ 1, 2: Mỗi tổ trang trí một thùng rác

Tổ 3,4: Ngày hội “Chiếc khăn ướt

GV theo dõi, cùng làm với HS

- Có thể hỏi HS sau khi cùng nhau làm xong công việc em cảm thấy thế nào?

Kết luận: Mỗi HS đều thấy vui khi cùng các bạn tham gia lao động giữ gìn vệ sinh môi trường để mình được hít thở sâu hơn không sợ bụi, nhìn quanh không thấy rác.

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động.

- Gv nhắc nhở HS luôn biết giữ gìn lớp học sạch sẽ, xây dụng lớp sạch đẹp và thân thiện.

- GV đề nghị HS kể cho bố mẹ nghe về những gì mình đã làm để giữ gìn vệ sinh ở trường, lớp.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 31.

  • HS chia sẻ.

Viết khẩu hiệu, biển hiệu nhắc nhở; lập đội trực nhật kiểm tra các vòi nước trước khi ra về…

  • Làm thêm thùng rác
  • Đội tự quản theo dõi, nhắc nhở và chấm thi đua giữa các lớp
  • Nhắc nhở; chuẩn bị giẻ lau; tổ chức mỗi tháng một ngày lau bụi,….

HS nhận nhiệm vụ

Tổ 1, 2: Mỗi tổ trang trí một thùng rác bằng các-tông, viết chữ kêu gọi bỏ rác đúng chỗ (VD: “Hãy cho tôi xin rác!” Hoặc: “Bỏ rác vào trong, chớ để bên ngoài!”) và chọn đặt ở nơi HS thấy cần thiết.

Tổ 3,4: Ngày hội “Chiếc khăn ướt” – HS các tổ lau kĩ bàn ghế, cửa, các bề mặt trong lớp bằng khăn ướt.

- HS chia sẻ

HS lắng nghe

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 31: LỚP HỌC XANH

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS làm được một số việc làm phù hợp để giữ gìn vệ sinh trường, lớp; giữ gìn môi trường trường học sạch đẹp hơn.

­- HS học cách lập những dự án nhỏ, vừa sức và thực hiện cùng nhóm, tổ

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp HS trải nghiệm lao động, phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm với môi trường xung quanh.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bìa, giấy, kéo, bút màu để làm biển khẩu hiệu.

- Các tổ chuẩn bị giấy bút để ghi chép khi lập dự án.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

Trò chơi Xanh, đỏ, tím, vàng.

GV nêu câu hỏi: Vì sao màu xanh là biểu tượng cho việc sống thân thiện với môi trường?

Như vậy, màu xanh là màu của hi vọng, màu của tương lai. GV mời HS cùng chơi trò chơi có màu xanh.

GV nêu luật chơi:

Bạn quản trò hô: Xanh – cả lớp bước lên 1 bước. Đỏ − đứng yên. Tím: Lùi 1 bước. Vàng: Bước sang ngang.

HS phải nhớ để bước đúng theo khẩu lệnh. Khẩu lệnh sẽ đưa ra bốn chữ một lần. Ví dụ: Xanh đỏ tím vàng. Vàng vàng xanh xanh. Tím tím tím đỏ,…

Kết luận: Màu xanh giúp chúng ta bước đi, tiến lên phía trước vì màu xanh tượng trưng cho thiên nhiên, sự thân thiện với môi trường

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

Hoạt động 1: Làm những tấm biển nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh môi trường.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 - 5 HS và giao nhiệm vụ, hướng dẫn các bước và thời gian thực hiện

- GV hướng dẫn HS thảo luận để lựa chọn những khẩu hiệu thích hợp, ấn tượng để trang trí

- Hướng dẫn HS cách trang trí phù hợp, đẹp mắt

- Tổ chức cho HS trưng bày, đánh giá nhận xét sản phẩm.

Kết luận: Nhắc nhở, kêu gọi cộng đồng chung tay giữ gìn môi trường học đường là việc làm cần thiết và quan trọng vì một người, một nhóm, một lớp hành động đều là quá ít. Thông điệp về giữ gìn môi trường cần được lan toả.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

*Hoạt động 2: Lập dự án “Lớp học xanh”

- GV đưa ra và đề xuất dự án“Lớp học xanh”

- Hướng dẫn HS lập kế hoạch và xây dựng dự án: Ví dụ: Chọn bồn cây hoặc bồn hoa trong trường để chăm sóc cả năm; Mang cây hoa đến góp với lớp để trồng; Nhận chăm sóc một vài chậu cây trong suốt một học kì; hoặc góp sây để xây dựng” Vườn hồng của em, Vẽ một bức tranh toàn màu xanh,…

Kết luận: Dự án đã lập xong, GV đề nghị mỗi thành viên của nhóm, tổ đọc kĩ bảng phân công công việc để biết mình phải làm gì, mang dụng cụ gì,…

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV gợi ý HS về nhà hỏi ý kiến bố mẹ, mỗi tổ góp tiền mua hoặc góp một vài chậu hoa để tạo không gian thiên nhiên cho lớp học.

HS suy nghĩ, chia sẻ

- Cả lớp cùng xếp hàng ngang ngoài sân trường.

- HS quan sát, thực hành chơi trò chơi

- 2-3 HS nêu tên chủ đề bài học

HS nhận nhiệm vụ

HS trảo luận nhóm lựa chọn những câu khẩu hiệu có thể làm như sau:

Đi qua là xanh, đứng lên là sạch; Từng lớp sạch, cả trường xanh; Bỏ rác đúng nơi; Học, chơi đều sạch; Sạch lớp đẹp trường…

- Mỗi tổ, nhóm trang trí câu khẩu hiệu của mình và tìm chỗ dán lên tường hoặc đặt ở những nơi nhiều người đọc được.

- HS bàn bạc, thảo luận theo nhóm lập và thực hiện dự án liên quan đến việc biến lớp học thành lớp học xanh, thân thiện với thiên nhiên, môi trường:

- Mỗi tổ lựa chọn nội dung dự án

Các tổ bàn bạc, thống nhất nhiệm vụ của từng thành viên nhóm, tổ; Lên kế hoạch cụ thể về ngày giờ thực hiện dự án, trang phục, phương tiện thực hiện.

- Thông qua các thành viên trong tổ

- Một số HS trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe.

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN

THỰC HIỆN DỰ ÁN “ LỚP HỌC XANH”

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS thực hiện kế hoạch đã lập ra ở tiết trước: thực hiện dự án “Lớp học xanh”. HS tham gia hoạt động vui vẻ, qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm cho mỗi HS trong vấn đề xây dựng lớp học thân thiện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

HS chuẩn bị: - Cây, chậu, xẻng nhỏ, bình tưới

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 31:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 31.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 32:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục,

vệ sinh tr­­ường, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn.

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm lần trước: Dự án : “Lớp học xanh”

- GV cho HS mang những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị ra

- GV theo dõi, động viên, cổ vũ hoạt động của các nhóm bằng cách khen ngợi chi tiết cách làm, hỏi han trong quá trình thực hiện, theo sát để đảm bảo sự an toàn của HS khi làm việc ở vườn trường, ngoài hành lang,…

b. Hoạt động nhóm:

*Đặt các chậu hoa ở góc phù hợp để trang trí trường, lớp

- HDHS HS thảo luận về các góc lớp, trường có thể đặt chậu hoa, GV phân chia vị trí cho các tổ để tiện theo dõi, chăm sóc.

- GV theo dõi, cùng làm với HS

- Có thể hỏi HS sau khi cùng nhau làm xong công việc em cảm thấy thế nào?

*Phân công các tổ chăm sóc các chậu hoa hằng ngày

Kết luận: Các em đều thấy vui khi cùng các bạn tham gia lao động làm đẹp lớp học, tạo một không gian xanh, sạch sẽ. Góp sức làm lớp học xanh, sạch, đẹp thật là một việc vui và tự hào.

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động.

- GV nhắc nhở HS tiếp tục phân công nhau chăm sóc các chậu hoa hằng ngày: tưới vừa đủ nước, ngắt lá úa, đưa cây ra nhận ánh nắng mặt trời, cất vào vị trí cũ,...

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 32.

- HS đưa cây, chậu, xẻng nhỏ.. ra

- HS tiến hành thực hiện dự án trong không gian lớp học, vườn trường.

- Các tổ nhận vị trí

- Mỗi tổ tiến hành đặt chậu hoa của tổ mình vào góc đã lựa chọn

- HS chia sẻ

- Các tổ nhận nhiệm vụ chăm sóc

các chậu hoa

HS lắng nghe

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 32: NGHỀ CỦA MẸ, NGHỀ CỦA CHA

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết được nghề nghiệp và công việc hằng ngày của người thân.

- HS nhận biết được sự cần thiết của các ngành nghề trong xã hội.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp HS có cảm xúc vui tươi khi nói về chủ đề nghề nghiệp.

- HS có ý thức tôn trọng và yêu quý những nghề nghề nghiệp của mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Một bộ tranh dùng để nhận biết và làm quen với các nghề nghiệp khác nhau. Tranh ảnh hoặc clip về các thiết bị nghề nghiệp

- HS: Sách giáo khoa;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- GV cùng HS hát bài hát Anh phi công ơi.

- GV cho HS trả lời các câu hỏi:

+ Nêu những từ nói về đặc điểm khác biệt của nghề phi công?

+ Vì sao em bé muốn “mai sau em lớn em làm phi công?

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

*Chia sẻ hiểu biết về nghề nghiệp, công việc của người thân.

- YC HS nhớ lại và chia sẻ với bạn ngồi cạnh hoặc theo nhóm, tổ về nghề nghiệp của một người thân trong gia đình:

+ Giới thiệu: Bố (mẹ, cô, chú,…) tớ làm nghề ….

+ Nói những điều em biết về nghề nghiệp ấy thông qua những lời kể hằng ngày của người thân và những quan sát của em.

- GV kết luận.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Trò chơi “Nếu … thì …”

- GV đưa ra mẫu câu và đề nghị HS kết thúc các câu “Nếu … thì ….” với ý nghĩa tương tự:

-“Nếu không có người nông dân thì ta không có cơm ăn”

-“Nếu không có thầy cô giáo thì …”

-“Nếu không có các bác sĩ thì …”

- “Nếu không có người bán bún chả thì …”

- “Nếu không có nhà thơ thì …”

- “Nếu không có cô chú bộ đội thì …”

- “Nếu không có bác lao công – cô chú vệ sinh môi trường − thì …)

Lưu ý: HS được phép nói đúng suy nghĩ của mình, tạo cảm xúc vui vẻ, hài hước, thú vị khi nói về nghề nghiệp.

- GV kết luận: Nghề nào cũng cần thiết cho xã hội.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà phỏng vấn thêm bố mẹ hoặc một người thân của em về công việc hằng ngày của họ:

- Hằng ngày, bố (mẹ, cô, chú,…) thực hiện những công việc gì?

- Trang phục của bố (mẹ, cô, chú,…) có gì đặc biệt?

- Bố (mẹ, cô, chú) thấy nghề của mình có khó không? Có vất vả không? Khó khăn và vất vả nhất là khi nào?

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- HS trình bày.

- HS thảo luận theo nhóm 2.

- 3-4 HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện cá nhân.

- HS thực hiện đọc nối tiếp.

- HS lắng nghe.

- HS nhận xét bạn

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN

ĐỌC THƠ VÀ ĐOÁN NGHỀ

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS kể được thêm về công việc của bố mẹ và người thân. Đọc thêm để có góc nhìn vui tươi, tình cảm về các nghề nghiệp trong xã hội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi chiếu bài.

- HS: SGK, bài thơ về nghề nghiệp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 32:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 32.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 33:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- YC HS chia sẻ nhanh với bạn bên cạnh theo mẫu câu: “Công việc hằng ngày bố (mẹ, cô, chú,…) tớ là ... Nghề này khó nhất là khi …”.

- GV kết luận: Nghề nào cũng có niềm vui và khó khăn của nghề ấy.

b. Hoạt động nhóm:

- GV đọc khổ 1 và mời HS lần lượt đọc các khổ thơ sau đó để cả lớp cùng đoán.

- Sau đó, GV có thể đưa ra các hình ảnh đã chuẩn bị, mỗi hình ảnh ứng với một khổ thơ, đọc nguyên văn bài thơ để HS tham khảo

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động.

- Em thích nghề gì nhất? Vì sao?

- Nhận xét.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 33.

  • HS chia sẻ.

- HS đoán nghề nghiệp trong từng khổ thơ

  • HS khác nhận xét
  • HS chia sẻ
  • HS thực hiện.

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 33: NGHỀ NÀO TÍNH ẤY

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết cách quan sát, nhận biết một số nghề nghiệp thông qua những nét đặc trưng của nghề ấy.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp HS trải nghiệm về nghề nghiệp của mọi người xung quanh.

- HS có thái độ tôn trọng nghề nghiệp của mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Một bộ tranh dùng để nhận biết và làm quen với các nghề nghiệp khác nhau.

- HS: Sách giáo khoa;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động: Chơi trò Đoán nghề nghiệp qua tính cách.

- GV mời mỗi tổ cử một HS lên bốc thăm. Ở mỗi tờ thăm có ghi tên một nghề nghiệp: bác sĩ, chú hề, bộ đội, giáo viên,…HS có nhiệm vụ dùng lời miêu tả về công việc, đặc điểm của người làm nghề ấy nhưng không được nhắc đến tên nghề nghiệp hoặc bất kì từ nào có trong tờ thăm của mình. Các thành viên còn lại của tổ có nhiệm vụ đoán tên nghề nghiệp mà bạn mình nhắc tới.

- Trong quá trình HS chơi, nếu HS gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý, GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS trả lời:

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề: Chia sẻ về những đức tính của bố mẹ em liên quan đến nghề nghiệp của họ.

GV cho HS chia sẻ theo nhóm. Gợi ý để HS nhớ lại và chia sẻ cùng các bạn về nghề nghiệp của bố mẹ và những đức tính giúp bố mẹ làm tốt công việc của mình.

- Câu hỏi gợi ý:

+ Theo em, trong công việc bố, mẹ em là người như thế nào?

+ Em quan sát thấy bố, mẹ cần có thói quen nào, hay những làm việc gì để hoàn thành công việc của mình?

- GV kết luận: Nghề nghiệp nào cũng có những đặc trưng riêng, đức tính riêng của người làm công việc ấy.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Nêu những đức tính em muốn học tập ở bố mẹ, người thân.

- GV đề nghị HS viết vào mẩu giấy cắt hình bông hoa một từ nói về đức tính của người thân mà em muốn học tập.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV đề nghị HS về nhà hỏi thêm bố mẹ về những đức tính cần thiết đối với nghề của họ.

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- 2-3 HS nêu.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện cá nhân.

− Các HS dán bông hoa của mình lên góc NGHỀ NGHIỆP

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN

CHIA SẺ VỀ ĐỨC TÍNH NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ EM

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS biết được đức tính quan trọng của người lao động từ đó có ý thức trách nhiệm với công việc mình nhận hay được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi chiếu bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 33:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 33.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 34:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

− GV mời cả lớp ngắm lại những bông hoa mình đã viết, đọc to các từ khoá.

− GV hỏi xem HS có bổ sung thêm đức tính gì không.

− Mở rộng: Hỏi HS về cách rèn luyện một đức tính.

Kết luận: GV đề nghị cả lớp tìm ra những đức tính cần thiết chung cho tất cả các nghề.

b. Hoạt động nhóm:

- GV hướng dẫn gấp máy bay giấy hoặc con thuyền giấy. Có thể gấp con hạc / chim giấy với nghĩa “chắp cánh ước mơ”.

- GV đề nghị HS suy nghĩ về mơ ước của mình: Em mơ ước được giống ai? Làm nghề gì? Vì sao em lại thích nghề đó, thích giống người đó?

- GV đề nghị HS viết ước mơ của mình lên sản phẩm đã gấp và dán vào tấm bìa, giấy lớn theo tổ hoặc lớp.

- Kết luận: Cùng ngắm những ước mơ đã được dán lên và chúc nhau sẽ thực hiện được mơ ước ấy.

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động.

- Em thích đức tính nào nhất của người thân em?

- GV khuyến khích HS rèn luyện theo những đức tính mà em muốn học tập ở người thân.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 34.

- HS thảo luận theo tổ, sau đó chia sẻ trước lớp.

  • HS thực hiện.
  • HS chia sẻ

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 34: LAO ĐỘNG AN TOÀN

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Sau khi tham gia chủ đề hoạt động này, HS: sử dụng được một số dụng cụ lao động một cách an toàn.

- Tạo niềm vui và chú ý của HS với nội dung trải nghiệm. Tạo sự liên tưởng đến các hành động khi sử dụng dụng cụ lao động của HS.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp HS trải nghiệm mang lại niềm vui, nụ cười cho bản thân và cho bạn bè.

- HS không quên giữ thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ dụng cụ làm vệ sinh trường học. Bộ dụng cụ chăm sóc hoa, cây trồng thông thường. Một số dụng cụ lao động thật, có kích thước phù hợp với HS: dao nhỏ, kéo, kim chỉ, giẻ lau, chổi cán dài, xô và cây lau nhà, cái bào rau củ.
  • HS: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

- Tổ chức trò chơi Oẳn tù tì

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

*Hoạt động 1: Thảo luận về cách sử dụng an toàn các dụng cụ lao động.

- GV giao cho mỗi nhóm HS một dụng cụ lao động. Yc mỗi nhóm quan sát, vẽ lại vào tờ giấy lớn (A3), trên đó ghi tên dụng cụ lao động, công dụng của dụng cụ lao động, dùng một từ nói lên sự nguy hiểm khi sử dụng dụng cụ lao động, cách sử dụng và cất giữ an toàn.

- Gọi đại diện nhóm trình bày

- Gọi các nhóm nhận xét bổ xung

- Nhận xét

=> Cần học cách sử dụng an toàn các dụng cụ lao động, cũng như cách cất giữ đúng chỗ để bảo vệ bản thân và người khác.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

- GV hướng dẫn sử dụng một trong số dụng những cụ lao động được nhắc đến ở HĐ trước: dao nhỏ, kéo, kim chỉ, giẻ lau, chổi cán dài, xô và cây lau nhà, cái bào rau củ.

- Hướng dẫn cách cầm, cách đặt các ngón tay để thao tác thái / cắt / gọt / khâu / lau /quét,… an toàn.

- Yc Hs thực hành theo nhóm

- Gọi đại diện nhóm lên thực hành trước lớp

- Sau khi thực hành xong Yc Hs lau dọn, cất dụng cụ

Kết luận: Nhắc lại các bí kíp sử dụng an toàn của các dụng cụ lao động vừa hướng dẫn cho HS.

4. Cam kết, hành động

- Hôm nay em học bài gì?

- về nhà nhờ bố mẹ chỉ rõ những dụng cụ lao động nào có trong gia đình mà em chưa được phép sử dụng.

- HS thực hiện cặp đôi, sử dụng các từ: kéo, búa, giấy mỗi khi xoè tay.

- Hs chia nhóm nhận dụng cụ và thực hiện yc

VD: Nhóm 1: Kim chỉ.

+ Vẽ chiếc kim khâu và cuộn chỉ.

+ Công dụng: khâu quần áo,

+ Nguy hiểm: sắc nhọn.

+ Cách dùng an toàn: Kim luôn đi cùng chỉ. Khi dùng kim, ngồi một chỗ, không chạy, không đi lại.

+ Cách cất giữ: ghim kim hoặc cài kim vào cuộn chỉ, cất trong chiếc hộp kín.

- 2-3 nhóm trình bày.

- Nhận xét

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- HS thực hành theo nhóm: thực hành từng thao tác theo hướng dẫn của thầy cô (HS dùng dao cắt rau củ quả luộc …)

- Đại diên nhóm lên thực hành

- HS thực hành lau dọn, cất dụng cụ lao động sau khi làm việc.

- Lắng nghe

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Sinh hoạt lớp

SƠ KẾT TUẦN

THỰC HÀNH SỬ DỤNG AN TOÀN DỤNG CỤ LAO ĐỘNG

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- Củng cố kĩ năng sử dụng dụng cụ lao động an toàn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

* GV: Các dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động và không gian hoạt động.

- Dụng cụ xới đất, xẻng, găng tay khẩu trang, kéo, bình tưới nước,… để làm việc ở vườn trường.

- Rổ, rá, dao không quá sắc,… để làm việc ở bếp.

* HS: SGK, Khăn lau, giẻ lau, khẩu trang, găng tay nhựa để lau bụi giá sách, kệ sách ở thư viện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 34:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 34.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Phương hướng tuần 35:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Thực hành sử dụng an toàn dụng cụ lao động ở sân trường hoặc vườn trường dưới sự hướng dẫn của thầy cô.

- GV lựa chọn các dụng cụ lao động phù hợp với trường lớp. Ví dụ:

+ dùng bình nước tưới cây, găng tay khi nhổ cỏ làm việc ở công trình măng non của lớp mình.

+ dùng chổi quét sân, dùng xẻng hót rác, khẩu trang tránh bụi nếu làm việc ở sân trường.

+ dùng giẻ lau, xô nước để lau bụi giá sách, kệ sách trong thư viện.

− GV lựa chọn không gian hoạt động.

− Phân công công việc cụ thể cho từng tổ.

− Hướng dẫn và kiểm tra thao tác sử dụng dụng cụ lao động của HS

− Quan sát và hỗ trợ điều chỉnh thao tác trong quá trình HS thực hiện hành động

− Đề nghị HS dọn dẹp sạch sẽ địa điểm lao động và cất dụng cụ lao động vào đúng nơi quy định

Kết luận: Cần học cách sử dụng an toàn các dụng cụ lao động, cũng như cách cất giữ đúng chỗ để bảo vệ bản thân và người khác.

– Cùng nhận xét về kết quả lao động, kĩ năng sử dụng dụng cụ lao động an toàn của từng nhóm, tổ HS.

− GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà cùng bố mẹ quy định chỗ cất các dụng cụ lao động.

b. Hoạt động nhóm:

- GV hướng dẫn HS tự vẽ hoặc cắt dán hình vòng tròn, bông hoa vào cuối các mục ghi trong phần Tự đánh giá sau chủ đề (làm trong vở hoặc tờ giấy thu hoạch).

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động.

- GV gợi ý HS về nhà nhờ bố mẹ chỉ rõ những dụng cụ lao động nào có trong gia đình mà em chưa được phép sử dụng.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 35.

  • HS chia tổ

- Nhận dụng cụ lao động và về khu vực nhóm được phân công thực hiện

  • HS báo cáo kết quả sau thực hiện.

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 35: ĐÓN MÙA HÈ TRẢI NGHIỆM

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

  • Sau khi tham gia chủ đề hoạt động này, HS: Nhắc lại những hoạt động trải nghiệm quan trọng trong năm.
  • Tham gia trò chơi lớn để tạo động lực tiếp tục trải nghiệm.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp HS trải nghiệm mang lại niềm vui, nụ cười cho bản thân và cho bạn bè.

- HS không quên giữ thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV: Những tấm bìa ghi tên các hòn đảo: Đảo Trí nhớ vô địch; Đảo Gặp gỡ: Đảo Khéo tay.
  • Những tấm bìa thu hoạch nhỏ − tấm hộ chiếu trải nghiệm − có ghi tên người trải nghiệm; dấu khắc để đóng dấu vào tờ bìa.
  • Giấy bìa để làm mũ.
  • Một tờ giấy A0 vẽ sơ đồ 3 hòn đảo của “Quần đảo Trải nghiệm”.
  • Những món quà nhỏ cuối năm đủ cho tất cả HS.
  • HS: Sách giáo khoa, nguyên liệu từ rác tái chế và các dụng cụ thể hiện sự khéo tay,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

- GV mời các tổ tạo thành những con tàu lớn bằng cách HS cùng bám vào một chiếc dây hoặc ruy-băng dài. Tổ trưởng vào vai thuyền trưởng. Mỗi tổ, nhóm tự làm cho mình một chiếc mũ (có thể là mũ cướp biển, mũ ca-lô,… để nhận diện đồng đội), đặt tên và khẩu hiệu cho tàu. GV phát những tờ bìa màu cho từng HS.

- GV cho HS xem tờ bản đồ “Quần đảo Trải nghiệm”, giải thích nhiệm vụ của mỗi con tàu là phải đi qua 3 hòn đảo và thực hiện nhiệm vụ mà các thổ dân ở đó đưa ra. Ai thực hiện được sẽ nhận được một con dấu trong tấm hộ chiếu trải nghiệm của mình.

Kết luận: Mỗi con tàu hô vang tên và khẩu hiệu của tàu mình, quyết tâm vượt qua thử thách.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

*Hoạt động 1: Chơi trò Chinh phục Quần đảo trải nghiệm.

- Luật chơi, cách chơi: GV mời từng con tàu vừa hát vừa bơi đi trên sân trường. Thỉnh thoảng có thể dừng lại để hô vang khẩu hiệu. GV mặc trang phục thổ dân của hòn đảo thứ nhất, cầm tờ bìa đứng đợi ở một gốc cây. Khi đoàn tàu tới nơi, GV trong vai thổ dân dẫn dắt để mỗi HS đưa ra thông tin thật nhanh. GV có thể lựa chọn một hoặc hai trong những thông tin sau: Tên một bạn hàng xóm, một bác hàng xóm; số điện thoại của bố hoặc mẹ; địa chỉ nhà của HS; HS có thể nói hoặc viết vào tấm bìa. Ai làm được sẽ nhận được dấu đóng trên hộ chiếu trải nghiệm.

- Đến hòn đảo thứ hai, GV thay trang phục khác (mũ hoặc tràng hoa), thay tên đảo, đứng ở gốc cây khác. GV đề nghị cả tàu cùng suy nghĩ và lựa chọn một nhân vật từng giao lưu trong năm để kể lại. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, mỗi thủy thủ được nhận một dấu trong hộ chiếu.

- Hòn đảo thứ ba được bày dưới bóng cây. Các thủy thủ sẽ cùng nhau làm vài món đồ thể hiện sự khéo tay của mình: mỗi người làm một món. Sau khi đã có sản phẩm, mỗi thành viên trong tổ được nhận dấu.

- Khi về đích, cô sẽ Yc mỗi thủy thủ đếm trong sổ trải nghiệm xem mình có bao nhiêu vật báu.

- Tổ chức cho học sinh chơi.

- Gv tổng kết trò chơi, phát quà cho hs. Mỗi em đều được nhận một món quà nhỏ kèm lời chúc mừng của GV vì dã chinh phục thành công “Quần đảo trải nghiệm”.

Kết luận: Một năm HĐTN đã qua, HS và GV đều thể nghiệm những cảm xúc tích cực.

3. Cam kết, hành động

- GV nhắc HS về nhà xin ý kiến nhận xét của bố mẹ, người thân về những hoạt động trải nghiệm ở nhà của mình theo cây trải nghiệm trang 89, SHS. Dựa trên ý kiến của bố mẹ, HS sẽ nhận được những chiếc lá, bông hoa tương ứng. HS có thể tự cắt hoặc tự vẽ lá, hoa vào vở thu hoạch trải nghiệm.

- Lắng nghe thực hiện

- Hs chia nhóm nhận nhiệm vụ và thực hiện yc

- Hs tham gia chơi. Cuối cùng Hs đếm trong sổ trải nghiệm xem mình có bao nhiêu vật báu.

- hs nhận quà

- Lắng nghe

- Lắng nghe

Sinh hoạt lớp

TỔNG KẾT NĂM HỌC

HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH TRẢI NGHIỆM MÙA HÈ CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần.

- Rèn kĩ năng tự quản

- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS chuẩn bị cho lễ tổng kết năm học.

- HS có thêm động lực để tiếp tục hành động trong kỳ nghỉ hè.

- HS lập kế hoạch trải nghiệm cho kì nghỉ hè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 35:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 34.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Tổng kết năm học

- GV giao nhiệm vụ chuẩn bị tổng kết năm học cho mỗi tổ.

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Lập kế hoạch trải nghiệm mùa hè của em

- GV HS chọn và lập kế hoạch trải nghiệm theo 1 trong những gợi ý trong SGK: em sẽ đến…; Việc nhà em sẽ làm hằng ngày … ; Những cuốn sách em sẽ đọc … các em có thể vẽ, tô màu, trang trí cho kế hoạch đó và về nhà nhờ bố mẹ hỗ trợ để điền tiếp vào những chỗ chưa tự làm được.

Kết luận: GV đề nghị HS về nhà cùng lập kế hoạch trải nghiệm mùa hè với bố mẹ, người thân.

3. Cam kết hành động.

- GV nhắc HS đưa cho bố mẹ xem “Kế hoạch trải nghiệm mùa hè của em” để bố mẹ cùng điền thêm thông tin, cùng đưa thêm kế hoạch của gia đình vào.

- GV chúc các HS hoàn thành được kế hoạch trải nghiệm mùa hè của mình.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- Các tổ họp báo cáo kết quả tổng kết của tổ trong năm học qua rút ra những tồn tại hạn chế

- HS chép và vẽ trang trí một trong những mục gợi ý trong SGK

- Hs thực hiện yc về nhà nhờ bố mẹ hỗ trợ để điền tiếp vào những chỗ chưa tự làm được (nơi sẽ đến, số đo chiều cao, cân nặng,…)

  • HS chia tổ

- Nhận dụng cụ lao động và về khu vực nhóm được phân công thực hiện

  • HS báo cáo kết quả sau thực hiện.