Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều học kỳ 1 file word

Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều học kỳ 1 file word

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều học kỳ 1 file word

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC

Sau chủ đề này, HS nắm được:

  • Cư xử phù hợp khi giao tiếp với bạn.
  • Thể hiện được lòng biết ơn với thầy giáo, cô giáo.
  • Thực hiện nền nếp học tập và rèn luyện bản thân phù hợp với lứa tuổi.
  • Tìm hiểu được hoạt động của câu lạc bộ theo sở thích trong nhà trường.

TUẦN 1 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS được tham gia các hoạt động văn nghệ để chào mừng năm học mới.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng.
  • Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hào hứng, tự hào, có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng
  • Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Phối hợp kiểm tra các phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn, trống,…
  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
  • Hoa, cờ cầm tay, cờ đuôi nheo, ảnh Bác.
  • Biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS được tham gia các hoạt động văn nghệ chào mừng năm học mới.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV giới thiệu với HS: Nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ theo chủ đề Mùa thu – mùa khai trường.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc của ngày tựu trường và mời một số HS lên trước sân khấu, trả lời các câu hỏi:

+ Trong thời gian nghỉ hè em đã làm những gì?

+ Em có mong đến ngày tựu trường không? Vì sao?

+ Cảm xúc của em khi bước vào năm học mới thế nào?

- GV nhấn mạnh một số hoạt động học tập, rèn luyện khi bước vào năm học mới.

- HS chào cờ.

- HS lên sân khấu, phát biểu cảm xúc của mình và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 1 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- CÙNG BẠN ĐẾN TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS bày tỏ được cảm xúc của bản thân với bạn và ngôi trường của mình.
  • Xây dựng được nội quy lớp học và thực hiện duy trì nền nếp học tập.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:
  • Kể được sự chuẩn bị của bản thân cho năm học mới và bày tỏ được cảm xúc về ngôi trường, thầy cô, bạn bè của mình.
  • Xây dựng được nội quy lớp học, duy trì nền nếp học tập.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • Một tờ bìa cứng to, một tờ giấy A0, ghim tường hoặc băng dính.
  • Giấy màu, bút dạ, bút màu, giấy A4 các màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS nghe một vài bài hát về trường, lớp, tình bạn, tình thầy trò. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nghe những bài hát này, em có cảm xúc gì?

+ Mong ước của em về môi trường học tập là gì?

- GV khích lệ HS nêu những ý kiến không trùng lặp và ghi lên bảng.

- GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào bài: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Cùng bạn đến trường.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cảm xúc của em

a. Mục tiêu:

- HS kể được sự chuẩn bị của bản thân cho năm học mới.

- HS bày tỏ cảm xúc về ngôi trường, thầy cô, bạn bè của mình.

- HS nhận diện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc cặp đôi

- GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi.

- GV yêu cầu các cặp đôi thảo luận với nhau theo các câu hỏi sau:

+ Bạn có cảm xúc như thế nào khi bước vào năm học mới? Vì sao?

+ Bạn đoán xem lên lớp 2 chúng mình sẽ có điều gì khác so với lớp 1?

+ Bạn đã chuẩn bị những gì cho năm học mới này?

(2): Làm việc cả lớp

- GV mời 2 đến 3 cặp HS lên chia sẻ trước lớp.

- HS và GV cùng nhận xét và rút ra kết luận.

c. Kết luận:

- GV kết luận: Bước vào năm học mới, bạn nào cũng náo nức chuẩn bị quần áo, sách vở, đồ dùng học tập. Lên lớp 2, các em đã lớn hơn, các em sẽ được tham gia nhiều hoạt động học tập và vui chơi mới. Hãy đoàn kết, cố gắng và chăm chỉ học tập để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ của HS lớp 2.

Hoạt động 2: Xây dựng nội quy lớp 2

a. Mục tiêu:HS xây dựng được nội quy lớp học và thực hiện duy trì nền nếp học tập.

b. Cách tiến hành:

(1) GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp về việc thực hiện nội quy:

- GV hướng dẫnHS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi sau:

+ Kể những nội quy của trường, lớp mình.

+ Ở lớp 1, bạn đã thực hiện tốt những nội quy nào?

- GV mời một số cặp HS chia sẻ trước lớp về những nội quy bản thân và các bạn đã thực hiện tốt.

(2) Thảo luận nhóm để xây dựng nội quy của lớp:

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, viết ra các nội quy của lớp trên giấy màu A4 và trang trí bội quy bằng bút màu, giấy màu,...

(3) Thực hiện xây dựng nội quy chung của lớp:

- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV kẻ, vẽ trang trí một vùng riêng ở giữa tờ bìa cứng hoặc giấy A0.

- GV và HS cùng nhau thống nhất nội quy chung của cả lớp và viết nội quy chung vào vùng riêng ở giữa tấm bìa cứng giấy A0.

- GV hướng dẫn HS dán tất cả những nội quy của các nhóm xung quanh nội quy chung của cả lớp trên giấy A0.

(4) Cam kết thực hiện nội quy chung của cả lớp

- GV yêu cầu HS cùng đọc lại và cam kết thực hiện những nội quy chung của cả lớp.

c. Kết luận:

- GV nhấn mạnh một số nội quy quan trọng và nhắc nhở HS cùng nhau thực hiện tốt nội quy của lớp

- GV yêu cầu HS nhắc nhở nhau về nhà chia sẻ với bố mẹ, người thân về những nội quy chung của lớp và lời hứa cùng thực hiện tốt nội quy ở lớp 2.

- HS nghe, hát theo.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Mình có cảm xúc vui, hào hứng, hồi hộp, phấn khích khi bước vào năm học mới vì: vừa được lên lớp 2, vừa được đến trường, gặp lại các thầy cô giáo và các bạn.

+ Lên lớp 2 chúng mình sẽ được gặp gỡ têm nhiều thầy cô giáo, làm quen được thêm nhiều người bạn mới, biết được nhiều kiến thức của các môn học hơn.

+ Mình đã chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo,...

- HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi: Những nội quy của trường, của lớp:

+ Đi học đúng giờ.

+ Đến trường phải mặc đồng phục, đi dép có quai hậu theo quy định của trường trong các và các ngày có tiết học Thể dục.

+ Khi ra vào lớp và ra về phải xếp hàng, đi trật tự. Khi ra về không được la cà đùa giỡn ở sân trường hay dọc đường. Trong giờ chơi, không chạy đùa giỡn trong lớp, hành lang trên tầng, trước cửa các phòng làm việc và phòng học của các lớp mầm non. Không chơi trò chơi mạnh bạo nguy hiểm.

+ Ngồi đúng vị trí quy định trong lớp, chú ý nghe giảng bài, tích cực phát biểu xây dựng bài. Chuẩn bị bài học và bài làm ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp.

+ Mang đồ dùng học tập đầy đủ, sách vở phải được bọc cẩn thận theo quy định của trường.

+ Giữ gìn vệ sinh và bảo quản tốt tài sản của nhà trường. Biết chào hỏi lễ phép đối với người lớn, hoà nhã với bạn bè.

+ Không ăn quà bánh bày bán trước cổng trường và bên ngoài xung quanh trường.

- HS viết nội quy chung vào vùng riêng ở giữa tấm bìa cứng giấy A0; dán tất cả những nội quy của các nhóm xung quanh nội quy chung của cả lớp trên giấy A0.

- HS đọc và dán nội quy chung.

- HS lắng nghe, tiếp thu

- HS lắng nghe, thực hiện hoạt động ở nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 1 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP –LỜI KHEN TẶNG BẠN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS thực hiện đánh giá và duy trì nền nếp học tập.
  • HS thực hiện giao tiếp phù hợp và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:
  • HS nhớ được các hoạt động học tập, vui chơi đã tham gia trong tuần và chia sẻ với bạn bè.
  • Kể với bạn các nội quy đã thực hiện tốt trong tuần.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớp và hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và đánh giá sơ kết tuần và xây dựng kế hoạch cho tuần học mới.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: đánh giá và duy trì nền nếp học tập, thực hiện giao tiếp phù hợp và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè.

b.Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi (hai bạn ngồi cạnh nhau): Nhớ lại các hoạt động học tập, vui chơi em đã tham gia trong tuần và kể lại với bạn một việc làm tốt của em liên quan đến thực hiện nội quy lớp học.

- GV mời đại diện 2-3 cặp chia sẻ trước lớp về những nội quy mà bạn ngồi cạnh đã thực hiện trong tuần.

- GV mời một số HS nhận xét và thể hiện những hành động để khen ngợi bạn.

- GV nhận xét việc thực hiện nội quy của lớp trong tuần và nhấn mạnh việc cùng nhau đoàn kết để thực hiện tốt hơn trong các tuần tiếp theo.

- HS thảo luận theo cặp đôi và chia sẻ với bạn các hoạt động đã tham gia trong tuần, một việc làm tốt liên quan đến thực hiện nội quy lớp học (đi học đúng giờ, mặc đúng đồng phục, không mang quà bánh đến trường,....).

- HS trình bày.

- HS nhận xét, khen bạn: Bạn đã làm thật tốt, bạn thật đáng khen, chúng mình sẽ học tập theo việc làm tốt của bạn,...

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 2 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

THỰC HIỆN NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS có ý thức thực hiện nội quy và củng cố nền nếp học tập trong năm học mới.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhận thức được ý nghĩa của việc thực hiện nội quy trường, lớp.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Phối hợp kiểm tra các phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn, trống,…
  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, cùng chuẩn bị với HS trang phục, vật dụng cho các tiểu phẩm.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
  • Biểu diễn các tiểu phẩm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với hoạt động sinh hoạt dưới cờ - Thực hiện nội quy nhà trường.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS có ý thức thực hiện nội quy và củng cố nền nếp học tập trong năm học mới.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV hướng dẫn HS ổn định hàng ngũ, ngồi ngay ngắn đúng vị trí của mình, nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần và phát động phong trào thi đua của tuần tới.

- GV cho HS sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề Thực hiện nội quy nhà trường.

- GV phổ biến nội quy nhà trường.

- GV tổ chức cho HS biểu diễn từ 1 đến 2 tiểu phầm có hoạt cảnh liên quan đến việc thực hiện nội quy học tập ở trường: hoạt cảnh liên quan đến việc đi học đúng giờ, chăm chỉ học tập,...

- GV mời một số HS có tinh thần học tập tốt và rèn luyện tốt lên trước sân khấu chia sẻ về việc thực hiện nội quy của bản thân.

- GV tuyên dương các tập thể lớp và cá nhân có thành tích trong học tập và rèn luyện nền nếp, thực hiện nội quy ngay từ đầu năm học.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS biểu biễn tiểu phẩm, các HS khác lắng nghe, quan sát, cổ vũ.

- HS chia sẻ trên sân khấu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 2 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- CÙNG BẠN ĐẾN TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Kể được những hoạt động đã tham gia ở lớp 1 và bày tỏ mong muốn được tham gia các hoạt động lớp 2.
  • Duy trì thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường.
  • Thể hiện tình cảm và lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:
  • Mô tả được những hoạt động đã tham gia ở lớp 1.
  • Kể được các thầy cô ở lớp 2, thể hiện lòng kính trọng với các thầy cô.
  • Nhắc nhở nhau cùng thực hiện những việc làm thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy cô.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Giấy màu, bút, bút màu, tẩy, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS nghe bài hát về trường, lớp, tình bạn, tình thầy trò. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nghe những bài hát này, em có cảm xúc gì?

+ Mong ước của em khi được tham gia các hoạt động ở lớp 2 là gì?

- GV khích lệ HS nêu những ý kiến không trùng lặp và ghi lên bảng.

- GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào bài: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Cùng bạn đến trường.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Chúng em là học sinh lớp 2

a. Mục tiêu: HS nhớ lại và mô tả được một số hoạt độngđã tham gia ở lớp 1 và bày tỏ mong muốn được tham gia các hoạt động ở lớp 2.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm

- GV chia HS thành các nhóm 4 người.

- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ với nhau về các hoạt động được tham gia theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Ở lớp 1, bạn đã tham gia những hoạt động nào?

+ Bạn muốn lên lớp 2 sẽ được tham gia các hoạt động nào?

- GV hướng dẫn HS: Các em có thể kể về các hoạt động học tập, vui chơi hằng ngày, hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức, hoạt động trong các sự kiện của nhà trường.

(2): Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét và rút ra kết luận.

c. Kết luận:Ở lớp 1, tuy còn nhiều bỡ ngỡ với ngôi trường mới nhưng các em đã cùng nhau tham gia tích cực vào nhiều hoạt động của lớp, của trường. Chúng ta hãy cùng nhau phát huy và cố gắng thực hiện tốt các hoạt động đó ở lớp 2 nhé.

Hoạt động 4: Thầy cô lớp 2 của chúng em

a. Mục tiêu: HS kể được các thầy cô lớp 2 và thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

b. Cách tiến hành:

(1): Làm việc nhóm

- GV chia lớp thành 4 đến 6 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo hai nội dung:

+ Tìm hiểu về các thầy cô lớp 2 và hoàn thành theo mẫu:

Tên nhóm..................

PHIẾU THẢO LUẬN

Môn học

Tên thầy cô

+ Nêu những việc em sẽ làm để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy cô.

(2): Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ Phiếu thảo luận với nhau và nhận xét về những nội dung giống nhau, khác nhau.

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp về tên môn học, tên thầy cô dạy và những việc bản thân sẽ làm để thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô.

c. Kết luận:

- GV chốt lại nội dung:Thầy cô luôn yêu thương và tận tình dạy dỗ em nên người. Em cần kính trọng lễ phép, học hành chăm chỉ để thể hiện lòng biết ơn thầy cô.

- GV hướng dẫn HS nhắc nhở nhau cùng thực hiện những việc làm thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy cô.

- HS nghe, hát theo.

- HS trả lời.

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi vào Phiếu thảo luận.

- HS trình bày.

- HS chia sẻ những việc bản thân sẽ làm để thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô: Vâng lời thầy cô, làm bài tập về nhà đầy đủ, đi học đúng giờ,....

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 2 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP – TRANG TRÍ LỚP HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS trang trí lớp học để chuẩn bị cho một năm học mới.
  • Phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm với môi trường lớp học của mình.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:
  • HS biết cách trang trí lớp học.
  • Đoàn kết, cùng nhau giữ gìn vệ sinh lớp học.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Giấy A0, bút chì, bút vẽ, bút màu,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớp, sắp xếp, đổi lại chỗ ngồi và hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Trang trí lớp học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:

- HS trang trí lớp học để chuẩn bị cho một năm học mới.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm với môi trường lớp học của mình.

b.Cách tiến hành:

- GV chuẩn bị một số vật dụng cần thiết để trang trí lớp học (2 đến 3 tấm bìa A0, kéo, giầy màu, băng dính,…).

- GV yêu cầu HS lấy ra những vật dụng đã được chuẩn bị: ảnh cá nhân, bút màu, keo dán.

- GV chia lớp thành các nhóm và phân công nhiệm vụ trang trí lớp học:

+ Nhóm 1: Trang trí bảng ảnh của lớp.

+ Nhóm 2: Trang trí bảng thi đua của lớp,

+ Nhóm 3: Trang trí bảng thông tin ngày sinh nhật của HS trong lớp.

+ Nhóm 4: Trang trí góc học tốt.

+ Nhóm 5: Trang trí góc sáng tạo.

- GV hỗ trợ các nhóm trong quá trình; khen ngợi tinh thần tích cực của HS.

- GV nhấn mạnh việc đoàn kết và cùng nhau giữ gìn vệ sinh, bảo quản đồ dùng lớp học trong năm học mới.

- HS chuẩn bị những vật dụng cần thiết.

- HS thực hiện theo nhiệm vụ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 3 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

TÍCH CỰC THAM GIA SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS nghe thông báo để nắm được những hoạt động của Sao Nhi đồng.
  • HS sẵn sàng tham gia tích cực các hoạt động của Sao Nhi đồng.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhận thức được ý nghĩa của việc thực hiện nội quy trường, lớp.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, quần áo gọn gàng, lịch sự.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
  • Biểu diễn các tiết mục văn nghệ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với hoạt động sinh hoạt dưới cờ - Tích cực tham gia sinh hoạt sao nhi đồng.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS sẵn sàng tham gia tích cực các hoạt động của Sao Nhi đồng.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV hướng dẫn HS ổn định hàng ngũ, ngồi ngay ngắn đúng vị trí của mình, nghe GV Tổng phụ trách phổ biến hoạt động của Sao Nhi đồng.

- Liên đội trưởng phổ biến các hoạt động nổi bật của Sao Nhi đồng; nhắc nhở khuyến khích các bạn trong trường duy trì và tham gia tích cực vào các hoạt động sinh hoạt Sao.

- GV mời một số Sao có thành tích nổi bật trong năm học trước lên trước toàn trường chia sẻ về những hoạt động của Sao mình.

- GV cho tổ chức một số tiết mục văn nghệ do các Sao tham gia biểu diễn.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS biểu diễn văn nghệ, các HS khác lắng nghe, cổ vũ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN3 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- SAO NHI ĐỒNG CỦA CHÚNG EM

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Giới thiệu được về Sao Nhi đồng của mình.
  • Tham gia một số trò chơi để chia sẻ về hoạt động và ý nghĩa của Sao Nhi đồng đối với bản thân.
  • Rèn luyện cho HS về ý thức, tinh thần, thái độ yêu Sao và yêu Đội; hình thành thói quen tốt, hành vi tốt đối với Sao và Đội; từ đó làm nền tảng cho các em tiến lên Đội, phấn đấu trở thành Đội viên tốt.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:
  • Nêu được một số nội dung, hoạt động của Sao Nhi đồng; chia sẻ cảm xúc của bản thân khi tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng.
  • Tham gia trò chơi, nâng cao tinh thần tập thể.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Một số bài hát liên quan đến Sao Nhi đồng: Sao vui của em, Năm cánh sao vui, Nhanh bước nhanh nhi đồng.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS nghe bài hát liên quan đến đến Sao Nhi đồng: Sao vui của em, Năm cánh sao vui, Nhanh bước nhanh nhi đồng.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nghe những bài hát này, em có cảm xúc gì?

+ Em có muốn tham gia các hoạt động của Sao Nhi đồng không?

- GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào bài: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Sao Nhi đồng của chúng em.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giới thiệu về Sao Nhi đồng

a. Mục tiêu:

- Giới thiệu được về Sao Nhi đồng của mình.

- Nhớ và nêu lại một số nội dung, hoạt động của Sao Nhi đồng.

- Chia sẻ cảm xúc của bản thân khi tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng.

b. Cách tiến hành:

(1) Thảo luận cặp đôi:

HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi gợi ý sau:

- Tên Sao của nhóm bạn là gì? Anh (chị) phụ trách Sao của bạn là ai?

- Bạn có thích tham gia hoạt động sinh hoạt Sao không? Vì sao?

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời một số cặp HS lên chia sẻ trước lớp.

- GV và HS nhận xét. GV khen ngợi một số cặp chia sẻ tốt và tự tin trước lớp.

c. Kết luận:Khi sinh hoạt Sao Nhi đồng, các em sẽ được tham gia nhiều hoạt động tập thể, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

Hoạt động 2: Tạo hình ảnh Sao của em

a. Mục tiêu:HS tham gia trò chơi để rèn luyện và phát triển năng lực họp tác, nâng cao tinh thần đoàn kết trong tập thể.

b. Cách tiến hành:

- GV phổ biến luật chơi: Mỗi Sao sẽ chọn cho mình một cách tạo dáng và chào ấn tượng trước lớp. Sao nào có cách tạo dáng sáng tạo, vui vẻ nhất sẽ là đội thắng cuộc.

- GV chia lớp thành các nhóm tương ứng với các thành viên trong một Sao.

- GV hướng dẫn mỗi Sao sẽ thảo luận nhóm và lên trước lớp thể hiện cách tạo dáng của Sao mình.

- GV và HS nhận xét và bình chọn nhóm tạo dáng ấn tượng nhất.

c. Kết luận: Mỗi Sao là một tập thể nhỏ, cùng gắn bó, giúp đỡ nhau học tập và rèn luyện. Các em cần thể hiện tinh thần đoàn kết và vui vẻ giữa các thành viên trong Sao.

- HS nghe các bài hát.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe luật chơi.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thể hiện cách tạo dáng trước lớp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 3 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP – HÁT VỀ SAO NHI ĐỒNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS cùng tham gia hát một số bài hát về Sao Nhi đồng.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:
  • HS chọn bài hát và biểu diễn.
  • HS tích cực rèn luyện để trở thành những ngôi sao sáng.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.
  • Một số bài hát về Sao

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Hát về Sao Nhi đồng.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:

- HS chọn bài hát về Sao Nhi đồng và biểu diễn trước lớp.

- Chia sẻ được cảm xúc về tiết mục văn nghệ mình yêu thích nhất.

b.Cách tiến hành:

(1) Luyện tập các bài hát trong nhóm

- GV chia lớp thành các nhóm (khoảng 4 nhóm/lớp).

- GV yêu cầu mỗi nhóm chọn ra bài hát và tập biểu diễn trong nhóm theo một trong số các bài hát về Sao Nhi đồng như: Sao vui của em, Năm cánh sao vui, Nhanh bước nhanh nhi đồng.

(2) Tổ chức biểu diễn trước lớp

- GV tổ chức cho các nhóm biểu diễn trước lớp.

- GV tổ chức cho HS bình chọn nhóm biểu diễn hay và ấn tượng.

- GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc về tiết mục văn nghệ mà mình thích nhất.

- GV yêu cầu HS đọc to tên của các ngôi sao trong SGK trang 12.

- GV hướng dẫn HS cùng nhắc nhở nhau tích cực rèn luyện để trở thành những ngôi sao sáng.

- HS chia thành các nhóm.

- HS luyện tập biểu diễn theo nhóm.

- HS biểu diễn trước lớp.

- HS bình chọn nhóm biểu diễn hay và ấn tượng nhất.

- HS đọc bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 4 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

VUI TẾT TRUNG THU

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Hiểu được ý nghĩa và những hoạt động của ngày Tết trung thu.
  • Tích cực tham gia biểu diễn văn nghệ hoặc cổ vũ các bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhận thức được ý nghĩa của ngày Tết trung thu.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, quần áo gọn gàng, lịch sự.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
  • Biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
  • Tham gia các cuộc thi liên quan đến ngày tết Trung thu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với hoạt động sinh hoạt dưới cờ - Vui tết Trung thu.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS sẵn sàng tham gia tích cực các hoạt động vui tết Trung thu.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV hướng dẫn HS ổn định hàng ngũ, ngồi ngay ngắn đúng vị trí của mình, nghe GV phổ biến hoạt động của Sao Nhi đồng.

- Nhà trường phổ biển triển khai một số nội dung liên quan đến ngày tết Trung thu:

+ Kể cho HS nghe những câu chuyện hay và ý nghĩa về tết Trung thu.

+ Tổ chức múa, hát, rước đèn cho HS toàn trường.

+ Tổ chức cuộc thi bày mâm cỗ trung thu.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tham gia vào các hoạt động múa hát, rước đèn, bày mâm cỗ trung thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 4 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- CHÚNG EM THAM GIA CÂU LẠC BỘ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nói về câu lạc bộ trong trường.
  • Chia sẻ mong muốn và nguyện vọng tham gia câu lạc bộ trong trường.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:
  • Chia sẻ hiểu biết của bản thân về câu lạc bộ trong trường.
  • Thể hiện nguyện vọng tham gia câu lạc bộ.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Tranh ảnh về hoạt động của các câu lạc bộ trong trường tiểu học.
  • Giấy A0.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Bút dạ, giấy màu, hồ dán, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em đã tham gia vào câu lạc bộ nào chưa?

+ Em có cảm xúc gì khi được tham gia vào câu lạc bộ đó?

- GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào bài: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Chúng em tham gia câu lạc bộ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các câu lạc bộ trong trường em

a. Mục tiêu:HS lắng nghe và chia sẻ hiểu biết của bản thân về các câu lạc bộ trong trường.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi:

+ Những câu lạc bộ nào thường được tổ chức ở trường tiểu học?

+ Trường mình có những câu lạc bộ nào? Em biết những gì về hoạt động của các câu lạc bộ đó?

- GV giới thiệu cho HS về các câu lạc bộ thường được tổ chức trong trường tiểu học: Câu lạc bộ Toán học, Câu lạc bộ em yêu sách, Câu lạc bộ thể dục thể thao,...

- GV tổ chức cho HS quan sát một số hình ảnh về hoạt động của các câu lạc bộ để hỏi - đáp nhau về hoạt động, cảm xúc của các HS khi tham gia câu lạc bộ đó.

+ Hoạt động của câu lạc bộ đó như thế nào?

+ Bạn có cảm xúc gì khi tham gia câu lạc bộ?

c. Kết luận:Câu lạc bộ trong trường học bao gồm nhiều bạn HS có cùng sở thích, năng khiếu và tự nguyện tham gia. Tham gia câu lạc bộ giúp các em luôn vui vẻ, phát triển năng khiếu và được cùng bạn thực hiện các hoạt động học tập và vui chơi bổ ích.

Hoạt động 2: Chia sẻ mong muốn tham gia câu lạc bộ

a. Mục tiêu:HS thể hiện nguyện vọng và mong muốn tham gia câu lạc bộ.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc cá nhân:

- GV hướng dẫn HS:

+ Mỗi bạn dùng kéo cắt các hình bông hoa bằng giấy màu.

+ Viết lên mỗi bông hoa tên một câu lạc bộ và các hoạt động mà em muốn được tham gia trong câu lạc bộ đó.

(2) Làm việc cặp đôi:

- GV hướng dẫn từng cặp HS quay sang chia sẻ với nhau về mong muốn tham gia câu lạc bộ của bản thân.

(3) Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu HS dán bông hoa thể hiện mong muốn của bản thân lên tờ giấy A0 của lớp.

- GV mời 2 đến 3 cặp HS chia sẻ về mong muốn của bản thân trước cả lớp. GV hướng dẫn HS chia sẻ theo gợi ý:

+ Em thích nhất câu lạc bộ nào? Tại sao?

+ Em nghĩ mình có thể làm tốt hay gặp khó khăn gì khi tham gia cau lạc bộ đó? Vì sao?

+ Em sẽ làm gì để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân khi tham gia câu lạc bộ đó?

- GV yêu cầu HS so sánh và tìm ra các câu lạc bộ được nhiều bạn trong lớp mong muốn tham gia.

c. Kết luận:Tham gia câu lạc bộ là sự tự nguyện của mỗi HS. Mỗi em đều có những sở thích, sở trường khác nhau. Khi tham gia câu lạc bộ, các em cần thể hiện sự tự tin, chăm chỉ, tích cực và đoàn kết với tất cả các thành viên trong câu lạc bộ.

- GV phổ biến nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ với bố mẹ, người thân về các câu lạc bộ trong trường và mong muốn của em khi được tham gia câu lạc bộ.

- HS trả lời.

- HS trả lời. Những câu lạc bộ nào thường được tổ chức ở trường tiểu học: Câu lạc bộ Toán học, Câu lạc bộ Tiếng anh, Câu lạc bộ họa mi, Câu lạc bộ bóng đá,...

- HS quan sát hình ảnh, hỏi – đáp về hoạt động, cảm xúc khi tham gia câu lạc bộ. Ví dụ:

+ Hoạt động của câu lạc bộ toán học: là một môi trường hoạt động trải nghiệm sáng tạo có ý nghĩa cho tập thể giáo viên và học sinh yêu thích môn Toán có cơ hội được thể hiện niềm đam mê giải Toán, tìm tòi nghiên cứu và sáng tạo trên lĩnh vực Toán học. Câu lạc bộ sẽ ra hàng kì các đề toán cho bốn khối 1, 2, 3, 4, 5 cho tất cả học sinh trong nhà trường tham gia giải. Bạn nào có kết quả giải chính xác và nhanh nhất sẽ được chọn trao giải thưởng cho kỳ đó(không hạn chế số lượng tham gia và lần giải). Các bạn có thể xem và chép đề thi hàng kì tại bảng tin của câu lạc bộ tại sân trường.

+ Cảm xúc khi tham gia câu lạc bộ: hào hứng, vui vẻ, muốn khám phá nhiều thứ mới lạ.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm việc cặp đôi, chia sẻ mong muốn tham gia câu lạc bộ.

- HS dán bông hoa.

- HS trình bày.

+ Em nghĩ mình có thể làm tốt hay gặp khó khăn khi tham gia cau lạc bộ đó: làm tốt (hòa đồng, vui vẻ, thân thiện với các thành viên trong câu lạc bộ,...), khó khăn (thời gian chưa phù hợp,...).

- HS so sánh, tìm ra các câu lạc bộ được nhiều bạn trong lớp mong muốn tham gia.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 4 - TIẾT 3: ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ

CHỦ ĐỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS có khả năng tự nhận xét và đánh giá bản thân về những điều đã đạt đươc sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Trường tiểu học.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:
  • HS tự đánh giá những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Trường tiểu học.
  • Trả lời được câu hỏi GV đặt ra.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề Trường tiểu học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:

- Tự đánh giá kết quả học tập ở mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.

- Nói được hoạt động thích nhất trong chủ đề.

- Nói được những việc làm để duy trì nền nếp học tập.

b.Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi về những hoạt động và cảm xúc của HS khi tham gia chủ đề Trường tiểu học.

- GV tổ chức cho HS tự đánh giá những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Trường tiểu học bằng cách trả lời câu hỏi:

+ Em thích hoạt động nào nhất trong chủ đề này? Tại sao?

+ Em thích nhưng hoạt động nào trong sinh hoạt Sao?

+ Em đã làm gì đề duy trì nền nếp học tập?

+ Em sẽ làm gi để học tập tốt hơn?

- HS thảo luận theo cặp đôi.

- HS trả lời.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: EM LÀ AI?

Sau chủ đề này, HS nắm được:

  • Thể hiện được sự thân thiện, vui vẻ với bạn bè và những người xung quanh.
  • Thể hiện được sở thích, tài năng của bản thân.
  • Làm được một số việc tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi.

TUẦN 5 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

THAM GIA PHÁT ĐỘNG TÌM KIẾM TÀI NĂNG NHÍ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS nắm được yêu cầu phong trào Tìm kiếm tài năng nhí và sẵn sàng tham gia.
  • Định hướng cho HS chuẩn bị các hoạt động đầu tháng 10 với nội dung hướng đến bản thân.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:
  • Hiểu được ý nghĩa của phong trào Tìm kiếm tài năng nhí.
  • Trình diễn tài năng: múa, hát, đóng kịch,…

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia phong trào Tìm kiếm tài năng nhí.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào Tìm kiếm tài năng nhí theo gợi ý:

+ Ý nghĩa của phong trào: Giúp HS tự tin thể hiện bản thân, bộc lộ và phát huy tài năng của mình.

+ Các lớp sẽ tổ chức và trình diễn tài năng của các bạn trong lớp vào tiết Sinh hoạt lớp trong tuần.

+ Nội dung trình diễn tài năng: hát, múa, đóng kịch, nhảy,...có thể biểu diễn theo cá nhân hoặc nhóm.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe để thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 5 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- EM VUI VẺ, THÂN THIỆN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.
  • Phát huy cảm xúc tích cực, thân thiện, vui vẻ với mọi người xung quanh.
  • Nhận diện được những việc làm thể hiện tình bạn và nói lời giao tiếp phù hợp với bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận diện được cảm xúc vui vẻ và khuôn mặt thể hiện cảm xúc vui vẻ.
  • Thực hiện ứng xử phù hợp trong một số tình huống.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • 2-4 giá vẽ, giấy A0, bút dạ màu.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:Khi em cười, em biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt như thế nào (ánh mặt, miệng,…)?

- GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào bài: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Em vui vẻ, thân thiện.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cùng chơi “Vẽ khuôn mặt cười”

a. Mục tiêu:Giúp HS nhận diện được cảm xúc vui vẻ và khuôn mặt thể hiện cảm xúc vui vẻ.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các đội chơi.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Mỗi đội sẽ đứng thành các hàng dọc.

+ GV bấm đồng hồ đếm ngược trong 5 phút.

+ Lần lượt từng HS lên cầm bút và chỉ được vẽ một nét bút (không được nhấc bút lên) trên giá vẽ (hoặc giấy A0).

+ Sau khi vẽ xong, HS chạy về hàng và chạm tay để bạn tiếp theo lên rồi đứng xuống cuối hàng. Tiếp tục như vậy cho đến khi hết 5 phút.

+ Đội nào hoàn thành và thể hiện bức vẽ ấn tượng nhất sẽ là đội thắng cuộc.

- Các nhóm HS tham gia chơi trò chơi

- GV tổ chức cho các nhóm quan sát sản phẩm của cả lớp và bình chọn đội thắng cuộc.

- GV gợi ý để HS chia sẻ thêm về ý nghĩa học được từ trò chơi. Ví dụ: Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi này? Em có thường xuyên thể hiện khuôn mặt vui vẻ với các bạn hay không? Việc thể hiện cảm xúc vui vẻ sẽ mang lại lợi ích gì?

c. Kết luận: Một số biểu hiện của cảm xúc như: mỉm cười, tay chân vung lên hứng khởi, hát nghêu ngao, làm thơ,... chính là đang thể hiện cảm xúc vui vẻ, mang lại sự vui tươi, thoải mái cho bản thân và mọi người xung quanh.

Hoạt động 2: Ứng xử thân thiện với bạn bè

a. Mục tiêu:

- Nhận diện và thể hiện cảm xúc vui vẻ, thân thiện với các bạn.

- Thực hiện ứng xử phù hợp với bạn bè trong một số tình huống cụ thể.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV phổ biến nhiệm vụ thảo luận nhóm: Quan sát nhân vật trong mỗi tình huống và trả lời câu hỏi:

+ Điều gì xảy ra với nhân vật trong mỗi tình huống? + Các bạn trong tình huống đó đã ứng xử như thế nào?

+ Nếu em là bạn trong tình huống thì em sẽ làm gì? Vì sao?

- GV yêu cầu các nhóm đóng vai thể hiện cách ứng xử của nhóm mình.

(2) Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện đóng vai trước lớp.

- GV hướng dẫn HS chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận của bản thân sau khi tham gia hoạt động đóng vai:

+ Em đã từng gặp tình huống đó chưa?

+ Em cảm thấy thế nào khi cùng bạn tham gia đóng vai tình huống đó?

+ Chụp ảnh chung cùng bạn, nói chuyện với các bạn mới, cùng chúc mừng và tổ chức sinh nhật cho bạn thể hiện điều gì?

c. Kết luận:Việc thể hiện hành động thân thiện, vui vẻ với bạn bè, mọi người xung quanh sẽ mang lại những cảm xúc tích cực cho bản thân em và mọi người, em sẽ được nhiều người yêu quý.

- HS trả lời.

- HS chia thành các đội.

- HS nghe phổ biến luật chơi.

- HS chơi trò chơi.

- HS quan sát sản phẩm và bình chọn đội thắng cuộc.

- HS quan sát hình, nhân vật và đọc từng tình huống, trả lời câu hỏi.

- Điều xảy ra với nhân vật trong mỗi tình huống: Hoa không muốn chụp ảnh với các bạn khi đi tham quan; Nam mới chuyển đến lớp nên ngại ngùng, không nói chuyện với các bạn; lớp tổ chức sinh nhật cho các bạn tháng 10.

- Nếu em là bạn trong tình huống đó em sẽ: chụp ảnh cùng các bạn khi đi tham quan, chủ động trò chuyện giới thiệu về bản thân với các bạn, chúc mừng sinh nhật các bạn tháng 10.

- HS chia sẻ suy nghĩ: Chụp ảnh chung cùng bạn, nói chuyện với các bạn mới, cùng chúc mừng và tổ chức sinh nhật cho bạn thể hiện sự thân thiện, vui vẻ, hòa đồng, đoàn kết.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 5 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP – TÌM KIẾM TÀI NĂNG CỦA LỚP

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Thể hiện được năng khiếu, sở thích của bản thân thông qua hoạt động trình diễn tài năng.
  • Xây dựng mối quan hệ thân thiện, vui vẻ với bạn bè.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Biểu dưỡng tiết mục trước lớp theo chủ đề tự chọn.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Tìm kiếm tài năng của lớp.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Từng tổ thể hiện tài năng trước lớp.

b.Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS: Trên cơ sở phong trào Tìm kiếm tài năng nhí của trường phát động vào đầu tuần, mỗi tổ sẽ chọn một tiết mục biểu diễn trước lớp theo chủ đề tự chọn.

- Từng tổ thể hiện tài năng trước lớp.

- GV khen ngợi và cả lớp cùng bình chọn tiết mục sẽ tham gia biếu diễn trước toàn trường.

- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS về nhà kể cho bố mẹ, người thân nghe về những tài năng nhí của lớp.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình diễn trước lớp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 6 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

- THAM GIA TÌM KIẾM TÀI NĂNG NHÍ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Thể hiện được năng khiếu của bản thân thông qua biểu diễn các tiết mục tài năng.
  • Cổ vũ, ủng hộ các bạn tham gia cuộc thi.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Tham gia vào các hoạt động Tìm kiếm tài năng nhí.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
  • Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các phong trào Tìm kiếm tài năng nhí.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV đánh giá khái quát về hoạt động Tìm kiếm tài năng nhí được tổ chức ở các lớp trong hoạt động trải nghiệm tuần trước.

- GV tổ chức cho HS biểu diễn các tiết mục tài năng nổi bật của một số lớp trước toàn trường: hát, múa, võ thuật, đóng kịch.

- GV trao phần thưởng cho các tiết mục đoạt giải.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS biểu diễn.

- HS nhận thưởng.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 6 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- EM VUI VẺ, THÂN THIỆN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Phát huy cảm xúc tích cực, thân thiện, vui vẻ với mọi người xung quanh.
  • Thực hiện những cử chỉ thân thiện và biết nói lời giao tiếp phù hợp với bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Phát huy và thể hiện được những cảm xúc tích cực, cử chỉ thân thiện, vui vẻ với bạn bè.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Các thẻ bìa in hình các mặt cười.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Em vui vẻ, thân thiện (tiết 2).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Trò chơi “Kết bạn” hoặc trò chơi “Chụp ảnh mặt cười”

a. Mục tiêu: Giúp HS phát huy cảm xúc tích cực, thân thiện, vui vẻ với bạn bè.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các đội chơi.

- GV phổ biến luật chơi.

- Trò chơi Kết bạn:

+ GV yêu cầu HS các nhóm đứng theo vòng tròn.

+ Khi GV hô “Kết bạn! Kết bạn!”, HS hỏi “Kết mấy? Kết mấy?”.

+ GV nêu yêu cầu số người kết bạn, ví dụ “Kết ba! Kết ba!”. Ngày lập tức, HS nhanh chóng chạy lại với nhau để tạo thành nhóm có số người theo yêu cầu của GV.

- Trò chơi “Chụp ảnh mặt cười”.

+ GV yêu cầu mỗi đội sẽ bốc thăm một thẻ in hình mặt cười.

+ Lần lượt từng đội sẽ cùng thể hiện bắt chước động tác theo khuôn mặt cười được in trong thẻ.

+ Đội nào thể hiện đúng và ấn tượng nhất sẽ là đội thắng cuộc.

- Các nhóm HS tham gia trò chơi.

- GV đặt câu để HS chia sẻ thêm về ý nghĩa học được trò chơi: Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi? Em thích thể hiện khuôn mặt vui vẻ nào nhất? Khi vui vẻ, em thường thể hiện động tác và khuôn mặt như thế nào?

c. Kết luận: Có nhiều cách khác nhau để thể hiện sự vui vẻ. Tuy nhiên, em không nên có những biểu hiện vui vẻ quá mức, làm ảnh hưởng đến người khác như: chạy nhanh và la hét to ở chỗ đông người, đập vào đồ vật,....

Hoạt động 4: Cử chỉ thân thiện

a. Mục tiêu: HS thực hiện được các cử chỉ thân thiện với bạn bè xung quanh.

b. Cách tiến hành:m

(1) Thực hành cử chỉ thân thiện

- GV chia lớp thành các cặp đôi.

- GV yêu cầu HS thực hiện các cử chỉ thân thiện: đập tay vui vẻ, bắt tay chúc mừng bạn, chào thân thiện, chúc mừng chiến thắng của đội, bạn thân lâu ngày gặp lại.

(2) Chia sẻ cảm xúc

- GV mời một số cặp HS lên trước lớp thực hiện một cử chỉ thân thiện mà cặp đôi thích nhất.

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc của bản thân khi nhận được cử chỉ thân thiện từ bạn.

c. Kết luận:Vui vẻ, cởi mở và ứng xử thân thiện với mọi người xung quanh thì em sẽ có nhiều bạn bè và được nhiều người yêu quý.

- HS chia thành các nhóm, nghe phổ biến luật chơi.

- HS chơi trò Kết bạn.

- HS chơi trò Chụp ảnh mặt cười.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các cặp đôi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS thực hiện trước lớp.

- HS chia sẻ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 6 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP – VẼ TRANH KHUÔN MẶT VUI VẺ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Giúp HS nhận diện và thể hiện hình ảnh vui vẻ, thân thiện của bản thân.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhớ lại được những lúc bản thân cảm thấy vui vẻ và vẽ lại những lúc đó.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Giấy, bút, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Vẽ tranh khuôn mặt vui vẻ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Từng tổ thể hiện tài năng trước lớp.

b.Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu vẽ tranh:

+ Nhớ lại những lúc em cảm thấy vui vẻ: khi đi chơi cùng bạn, khi được hát, khi làm được một việc tốt, khi đi chơi cùng gia đình, khi cùng gia đình làm việc nhà,…

+ Vẽ lại hình ảnh của bản thân trong những lúc vui vẻ đó (chú ý thể hiện nét mặt, điệu bộ, cử chỉ của mình khi vẽ).

- GV yêu cầu HS thực hành vẽ tranh.

- GV tổ chức cho HS treo các bức tranh vẽ của mình xung quanh lớp học. Cả lớp đi quan sát và bình chọn những bức tranh mà em yêu thích nhất.

- GV mời một số HS lên giới thiệu bức vẽ của mình, HS chia sẻ: Hình ảnh này của em xuất hiện trọng tình huống nào? Có điều gì em chưa thể hiện được trong bức tranh không?

- GV khen ngợi và nhấn mạnh: Thân thiện với mọi người xung quanh, luôn vui vẻ là những cảm xúc tích cực giúp em sống khỏe mạnh, lạc quan và được nhiều người yêu quý.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện bài vẽ.

- HS treo các bức tranh.

- HS giới thiệu bài vẽ của mình.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 7 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

- CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20-10

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 hoặc cổ vũ các tiết mục văn nghệ.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của ngày Phụ nữ Việt Nam.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
  • Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- Nhà trường triển khai các hoạt động hướng đến chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10:

+ Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10.

+ Nghe chia sẻ về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam.

+ Thi hái hoa dân chủ tìm hiểu về ngày Phụ nữ Việt Nam.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS nhiệt tình tham gia các hoạt động.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 7 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- EM TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Hiểu được sự cần thiết phải tự làm lấy việc của mình.
  • Xử lí được một số tình huống liên quan đến việc tự phục của bản thân.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Phiếu tình huống, tranh minh họa các tình huống để HS đóng vai.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Em tự làm lấy việc của mình (tiết 2).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chia sẻ

a. Mục tiêu

- HS chia sẻ những việc tự phục vụ mà bản thân đã thực hiện ở nhà, ở trường.

- HS hiểu được sự cần thiết phải tự phục vụ bản thân.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và chia sẻ về những việc bản thân đã tự làm ở nhà và ở trường theo các câu hỏi:

+ Bạn đã tự làm những việc gì ở nhà?

+ Bạn đã tự làm những việc gì ở trường?

+ Bạn đã tự làm việc đó như thế nào?

+ Mọi người xung quanh nhận xét gì vê việc bạn làm?

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời một số HS lên trước lớp chia sẻ về những việc bản thân đã tự làm.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét và nêu điều đã học được từ các bạn.

c. Kết luận:Các em nên cố gắng làm những việc tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân, điêu đó giúp các em tự lập và không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS nhận diện phân tích và có cách ứng xử phù hợp thể hiện sự tự giác với những việc tự phục vụ trong học tập, sinh hoạt ởlớp, ở trường.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lóp thành các nhóm.

- GV phổ biến nhiệm vụ thảo luận:

+ Mỗi nhóm tìm hiểu một tình huống.

+ HS đọc tình huống và trảlời câu hỏi: Điều gì xảy ra với nhânvật trong mỗi tình huống? Các ban trong tình huống đó đã ứng xử như thế nào? Nếu em là bạn trong tình huống đó thì em sẽ làm gì? vì sao?

- GV yêu cầu các nhóm đóng vai thể hiện cách ứng xử của nhóm mình.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện đóng vai trước lớp.

- GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận của bản thân sau khi tham gia hoạt động đóng vai. GV gợi ý các câu hỏi để HS chia sẻ: Em đã từng gặp phải tình huống đó chưa? Em thích hoạt động đóng vai của nhóm nào nhất? Vì sao? Em học được điều gi từ việc đóng vai các tình huống này?

c. Kết luận:Tự giác thực hiện những việc làm phù hợp trong học tập, sinh hoạt ở lớp, ở nhà sẽ giúp em tự tin khẳng định bản thân, rèn luyện đức tính chăm chỉ, tự lập và có trách nhiệm với việc làm của mình.

- GV hướng dẫn HS thực hiện chia sẻ với bố mẹ, người thân theo các câu hỏi sau:

+ Em muốn tự làm những việc gì khi ở nhà?

+ Có việc nào em muốn tự làm ở nhà mà chưa biết cách thực hiện không? Hãy nhờ bố mẹ, người thân hướng dẫn cách thực hiện việc làm đó.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi. Nếu em là bạn trong tình huống đó thì em sẽ:

+ Tình huống 1: Em sẽ học theo các bạn, sắp xếp lại sách vở ngăn nắp, gọn gàng sau khi đọc xong sách ở thư viện.

+ Tình huống 2: Em sẽ nói với mẹ con sẽ tự chuẩn bị quần áo và sách vở rồi ăn sáng.

- HS đóng vai trước lớp.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 7 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP – THỬ TÀI AI KHÉO TAY HƠN?

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận của bản thân thông qua thực hiện một số việc tự phục đơn giản.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận, gọn gàng thông qua việc chuẩn bị sách vở, giấy bọc sách vở, quần dài, áo sơ mi, áo phông,…

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Sách vở, giấy bọc sách vở, quần dài, áo sơ mi, áo phông,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Thử tài Ai khéo tay hơn ai?

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS thể hiện sự khéo léo, gọn gàng của mình.

b.Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS chuẩn bị: sách vở, giấy bọc sách vở, quần dài, áo sơ mi, áo phông,…

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ cùng thực hiện một số việc làm:

+ Nhóm 1: Thực hành bọc sách, vở.

+ Nhóm 2: Thực hành cài cúc áo nhanh.

+ Nhóm 3: Thực hành gấp quần áo gọn gàng.

- GV yêu cầu các nhóm thực hành trước lớp.

- HS và GV cùng nhận xét về thời gian hoàn thành, đánh gá sản phẩm các nhóm sau khi thực hành.

- GV khen ngợi những bạn làm khéo léo, cẩn thận, gọn gàng.

- HS chuẩn bị vật dụng.

- HS chia thành các nhóm, thực hành theo nhóm.

- HS thực hành trước lớp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 8 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

- GIỜ NÀO, VIỆC NẤY

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Tạo sự vui vẻ, gắn kết giữa các HS trong trường.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của việc tự phục vụ bản thân khi ở nhà và ở trường.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
  • Chuẩn bị các tiểu phẩm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia biểu diễn các tiểu phẩm.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV tiếp tục triển khai hoạt động hướng đến việc tự phục vụ bản thân khi ở nhà và ở trường của HS.

- GV tổ chức cho HS tham gia trình diễn tiểu phẩm “Giớ nào, việc nấy”.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS trình diễn tiểu phẩm.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 8 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- EM TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Bước đầu biết lập kế hoạch tự phục vụ bản thân.
  • Biết tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân trong một số tình huống: khi đi dã ngoại cùng lớp, cùng gia đình về quê, đi du lịch cùng gia đình.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Tranh, ảnh hoặc vật thật liên quan đến đồ dùng cá nhân: mũ, ô, áo khoác, áo chống nắng, bánh, kẹo, sữa,…
  • Bút màu, giấy màu, giất A4,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Em tự làm lấy việc của mình (tiết 2).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Việc em cần làm

a. Mục tiêu:HS bước đầu biết cách lập kế hoạch đơn giản liên quan đến việc tự phục vụ.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc cá nhân:

- GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy trắng hoặc bìa màu A4.

- GV giao nhiệm vụ: HS vẽ hoặc viết các việc cần làm trong ngày của mình.

(2) Làm việc cặp đôi:

- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn ngồi cạnh về các việc bản thân đã làm trong ngày.

(3) Làm việc cả lớp:

- GV mời một số HS dán tờ giấy A4 của mình lên bảng.

- GV hướng dẫn cả lớp cùng quan sát, nhận xét và so sánh công việc trong một ngày của các bạn trong lớp.

c. Kết luận: Mỗi người đều có những việc khác nhau cần làm trong ngày. Viết ra các việc cần làm trong ngày giúp em không quên công việc và tự thực hiện việc của mình tốt hơn.

Hoạt động 4: Tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân

a. Mục tiêu: HS thực hành nhận diện, phân tích, xử lí tình huống liên quan đến tư phục vụ bản thân.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV phổ biến nhiệm vụ: Các nhóm đọc tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi

+ Điều gì xảy ra với bạn Linh?

+ Nếu em là Linh thì em sẽ làm gì? Vì sao?

(2) Làm việc cả lớp:

- GV yêu cầu các nhóm HS nêu cách xử lí tình huống trước lớp.

- GV mời HS chia sẻ thêm về những điều học được qua xử lí tình huống.

- GV mở rộng tình huống, yêu cầu HS trả lời:

+ Nếu bố mẹ cho em về quê chơi 1 tuần thì em sẽ chuẩn bị đồ dùng như thế nào?

+ Nếu cả nhà em đi tắm biển trong 3 ngày thì em sẽ mang theo những gì?

c. Kết luận:Các em cần chủ động làm những việc tự phục vụ bản thân phù hợp với lứa tuổi trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.

- GV hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện tự phục vụ ở nhà vào buổi tối trước khi đi ngủ:

+ Chuẩn bị quần áo, sách vở để hôm sau đi học.

+ Đặt chuông báo thức để thức dậy đúng giờ.

- HS chuẩn bị vật dụng cần thiết.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS chia sẻ.

- HS thực hiện dán giấy A4 lên bảng.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Điều xảy ra với bạn Linh: Lớp của bạn Linh tổ chức đi tham quan. Linh phải tự chuẩn bị các đồ dùng cần mang theo mà chưa biết phải chuẩn bị cái gì.

+ Nếu em là Linh thì em tham khảo ý kiến của bố mẹ và tự chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho mình: ba lô, bình đựng nước, mũ, kính, sổ ghi chép, bánh, sữa,...

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS trả lời.

+ Nếu bố mẹ cho em về quê chơi 1 tuần thì em sẽ chuẩn bị: quần áo mặc đủ cả một tuần, mũ, ô,....

+ Nếu cả nhà em đi tắm biển trong 3 ngày thì em sẽ mang theo: đồ bơi, váy, quần áo, kem chống nắng,...

- HS thực hiện hoạt động ở nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 8 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

– ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ EM LÀ AI?

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS có khả năng tự nhận xét và đánh giá bản thân về những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Em là ai.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Thể hiện được cảm xúc của bản thân trong các hoạt động trải nghiệm.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề Em là ai?

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS thể hiện được cảm xúc của bản thân trong các hoạt động trải nghiệm.

b.Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ trước lớp những hoạt động và cảm xúc của mình khi tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện trong chủ đề.

- GV gợi ý cho HS các câu hỏi thảo luận:

+ Em đã thực hiện tốt những việc gì trong chủ đề này? Những việc nào em cần cố gắng hơn?

+ Em thích hoạt động nào nhất trong chủ đề? Vì sao?

- GV tổ chức cho HS hát một bài hát tập thể thể hiện sự đoàn kết, vui vẻ.

- HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời các câu hỏi gợi ý.

- HS hát, vỗ tay theo nhịp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 3: EM YÊU LAO ĐỘNG

Sau chủ đề này, HS nắm được:

  • Làm được một số việc phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây xanh.
  • Tự làm được sản phẩm tri ân thầy cô; thể hiện được sự khéo léo và cẩn thận của bản thân.
  • Sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động quen thuộc.

TUẦN 9 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

PHONG TRÀO CHĂM SÓC CÂY XANH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nắm được kế hoạch của nhà trường về tổ chức phong trào chăm sóc cây xanh.
  • Có ý thức tự giác, tích cực, rèn luyện bản thân và tham gia phong trào bằng những hành động, việc làm cụ thể.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhận thức được ý nghĩa của việc chăm sóc cây xanh.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào chăm sóc cây xanh.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào chăm sóc cây xanh trong toàn trường gồm các nội dung sau:

+ Mục đích phát động phong trào: Mỗi HS có những hành động và việc làm cụ thể để hưởng ứng phong trào chăm sóc cây xanh, góp phần tạo dựng môi trường sống xanh – sạch – đẹp.

+ GV gợi ý một số hoạt động HS có thể thực hiện để hưởng ứng phong trào chăm vườn cây xanh: trồng cây, tưới cây, nhổ cỏ, vun xới cho cây, quét dọn lá cây khô,...

+ Thời gian và hình thức thực hiện: trong các giờ hoạt động trải nghiệm, thực hành, ngoại khóa hoặc ngoài giờ trên lớp.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 9 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- CHĂM SÓC CÂY XANH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS kể được tên một số cây xanh ở trường, nơi trồng và các công việc cần làm để chăm sóc cây xanh.
  • HS chia sẻ các cách chăm sóc cây xanh ở trường, giúp cây phát triển tươi tốt.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của việc trồng và chăm sóc cây xanh.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Phiếu quan sát.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Bút, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS cùng hát và vận động theo nền nhạc bài Em yêu cây xanh (tác giả Hoàng Văn Yến).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cây xanh trường em

a. Mục tiêu: HS kể được tên một số cây xanh ở trường, nơi trồng và liệt kê các công việc cần làm để chăm sóc cây xanh.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV tổ chức cho các nhóm đi quan sát cây xanh ở trường để tìm hiểu về các nội dung sau: tên cây, nơi trồng từng loại cây, việc cần làm để chăm sóc cây.

- GV phân công cho các nhóm quan sát ở các khu vực khác nhau, chú ý đảm bảo an toàn, thuận lợi trong quá trình quan sát.

- GV yêu cầu các nhóm ghi lại kết quả quan sát vào phiếu.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả quan sát trước lớp.

c. Kết luận:Khuôn viên của nhà trường trồng nhiều loại cây xanh nhằm đem lại môi trường không khí trong lành, tươi mát cho mọi người. Các em hãy có ý thức chăm sóc cây xanh nhé.

Hoạt động 2: Cách chăm sóc cây xanh

a. Mục tiêu: HS chia sẻ các cách chăm sóc cây xanh ở trường, giúp cây phát triển tươi tốt.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để chăm sóc cây xanh, giúp cây phát triển tươi tốt?

- GV mời 2 đến 3 nhóm lên chia sẻ trước lớp.

- GV và HS nhận xét, đóng góp ý kiến về kết quả thảo luận của các nhóm.

c. Kết luận: Cây xanh có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống. Để cây xanh phát triển tươi tốt, chúng cần được chăm sóc và bảo vệ. Mỗi chúng ta cần góp sức trong việc trồng và chăm sóc cây xanh. Những công việc chúng ta cần làm để chăm sóc cây xanh gồm: trồng cây, vun xới, tưới nước, nhổ cỏ xung quanh gốc cây,...

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát cây xanh.

- HS ghi kết quả vào phiếu quan sát.

- HS trình bày kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia nhóm.

- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Để chăm sóc cây xanh, giúp cây phát triển tươi tốt chúng ta cần vun xới, tưới nước, nhổ cỏ xung quanh gốc cây,...

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 9 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

– KẾ HOẠCH CHĂM SÓC CÂY XANH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS xây đựng được kế hoạch cụ thể để chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà trường.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Lập được bản kế hoạch một cách sinh động, dưới dạng sơ đồ tư duy,…

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Kế hoạch chăm sóc cây xanh.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS lập được bản kế hoạch một cách sinh động, dưới dạng sơ đồ tư duy,…

b.Cách tiến hành:

- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4-6 HS.

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để xây dựng kế hoạch chăm sóc cây xanh theo gợi ý:

+ Nơi chăm sóc cây xanh.

+ Các dụng cụ cần chuẩn bị.

+ Thời gian thực hiện.

+ Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên.

+ Những lưu ý để đảm bảo an toàn.

- GV yêu cầu HS ghi lại kết quả ra giấy.

- GV mời các nhóm chia sẻ trước lớp về kế hoạch chăm sóc cây xanh của nhóm mình.

- GV đánh giá về bản kế hoạch của từng nhóm và gợi ý cách chỉnh sửa nếu cần.

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà trao đổi với bố mẹ, người thân về việc chăm sóc cây xanh ở gia đình.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm, xây dựng kế hoạch chăm sóc cây xanh.

- HS ghi kết quả.

- HS trình bày trước lớp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 10 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

- GIAO LƯU VỚI NGƯỜI LÀM VƯỜN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được một số công việc cụ thể của người làm vườn, hiểu được ý nghĩa của nghề làm vườn.
  • Có ý thức tự giác, tích cực thực hiện một số việc làm vườn sức để chăm sóc cây xanh.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của nghề làm vườn.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
  • Trò chuyện với người làm vườn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia biểu diễn các tiểu phẩm.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- Nhà trường tổ chức cho HS giao lưu với người làm vườn. Buổi giao lưu được tổ chức theo hình thức tọa đàm.

- GV yêu cầu HS nghe người làm vườn chia sẻ về:

+ Những công việc cụ thể để gieo trồng, chăm sóc cây.

+ Những phương tiện, công cụ lao động cần thiết và cách sử dụng để thực hiện việc gieo trồng, chăm sóc cây.

+ Ý nghĩa của công việc làm vườn.

- GV hướng dẫn HS trao đổi, trò chuyện trực tiếp với người làm vườn, đặt các câu hỏi mình thắc mắc.

- GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc về buổi giao lưu với người làm vườn.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, trao đổi, trò chuyện.

- HS chia sẻ suy nghĩ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 10 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- CHĂM SÓC CÂY XANH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết chuẩn bị các dụng cụ để chăm sóc cây xanh.
  • Bước đầu biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động an toàn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của việc trồng và chăm sóc cây xanh.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Một số dụng cụ lao động: bình tưới nước, bình xịt, kéo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học: Hoạt động giáo dục theo chủ để: Chăm sóc cây xanh.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Chuẩn bị dụng cụ chăm sóc cây xanh

a. Mục tiêu:HS chuẩn bị được các dụng cụ lao động cần thiết như đồ xới đất, bình tưới nước, bình xịt nước,... phù hợp với bản kế hoạch đã xây dựng để chăm sóc vườn cây xanh.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ việc chuẩn bị dụng cụ cần thiết để chăm vườn cây xanh.

c. Kết luận: Để việc thực hiện kế hoạch chăm vườn cây xanh được tốt, các em cần nhớ rõ công việc được phân công, chuẩn bị đúng và đủ dụng cụ lao động cần thiết.

Hoạt động 4: Sử dụng dụng cụ lao động an toàn

a. Mục tiêu: Giúp HS bước đầu biết cách sử dụng một số công cụ lao động an toàn.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 2-4 người.

- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận về cách sử dụng một số dụng cụ lao động an toàn để chăm sóc cây xanh:

+ Cách sử dụng dụng cụ để chăm sóc cây xanh.

+ Những điều cần lưu ý để sử dụng dụng cụ an toàn.

+ Cách vệ sinh các dụng cụ sau khi sử dụng.

+ Nơi để dụng cụ sau khi sử dụng.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV và HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến.

c. Kết luận:Mỗi dụng cụ lao động có công dụng và cách sử dụng riêng, khác nhau. Trong quá trình sử dụng, các em cần lưu ý đảm bảo an toàn và có ý thức giữ gìn dụng cụ lao động.

- HS chia thành các nhóm.

- HS hoạt động theo nhóm.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày trước lớp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 10 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

– THỰC HÀNH CHĂM SÓC CÂY XANH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS thực hiện được các việc làm cụ thể để chăm sóc cây xanh theo bản kế hoạch đã xây dựng.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Sử dụng các dụng cụ lao động cần thiết để chăm sóc cây xanh, chia sẻ được cảm nghĩ về kết quả thực hiện nhiệm vụ.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Dụng cụ lao động để chăm sóc cây xanh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Thực hành chăm sóc cây xanh.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS chia sẻ được cảm nghĩ sau khi thực hành hoạt động chăm sóc cây xanh.

b.Cách tiến hành:

(1) Các nhóm thực hành chăm sóc cây xanh:

- GV tổ chức cho HS chăm sóc các khu vực cây xanh của trường.

- GV hướng dẫn các nhóm HS sử dụng các dụng cụ lao động cần thiết đã chuẩn bị để thực hiện việc chăm vườn cây xanh theo kế hoạch, nhiệm vụ được giao.

- GV theo dõi, quan sát và giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hiện.

- GV lưu ý HS sau khi khi kết thúc hoạt động thực hành chăm vườn cây xanh:

+ Dọn rửa, sắp xếp lại các dụng cụ lao động đã sử dụng.

+ Rửa chân tay sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh cá nhân.

(2) Chia sẻ cảm nghĩ

- GV tổ chức cho HS chia sẻ về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Em đã làm gì để chăm sóc vườn cây xanh?

+ Trong quá trình chăm sóc cây xanh, em có gặp khó khăn gì không?

+ Em có cảm xúc như thế nào sau buổi lao động ý nghĩa này.

+ Trong thời gian tới, em và các bạn sẽ làm gì để chăm sóc cây xanh?

- GV nhắc nhở HS về nhà cùng với người thân chăm sóc cây xanh ở gia đình.

- HS thực hiện nhiệm vụ chăm sóc vườn cây xanh.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chia sẻ cảm nghĩ.

- HS thực hiện hoạt động ở nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 11 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

- TRI ÂN THẦY CÔ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được kế hoạch của nhà trường về phong trào làm sản phẩm tri ân thầy cô.
  • Có ý thức tự giác, tích cực rèn luyện bản thân và sẵn sàng tham gia phong trào làm sản phẩm tri ân thầy cô.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của những hoạt động tri ân thầy cô.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia biểu diễn các tiểu phẩm.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào làm sản phẩm tri ân thầy cô đối với HS toàn trường. Nội dung chính tập trung vào:

+ Mục đích phong trào: HS thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của bản thân thông qua các sản phẩm tự làm để tặng thầy cô nhân ngày 20/11. Qua đó, HS bày tỏ sự yêu quý, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

+ Nội dung phong trào: HS tự sáng tạo một sản phẩm từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, ốc, đá, lá cây khô,...

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 11 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- SÁNG TẠO TỪ VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Kể được tên một số loại vật liệu thiên nhiên có thể sử dụng cho hoạt động sáng tạo như: vỏ sò, ốc, đá, sỏi, lá cây khô,...
  • Biết được một số sản phẩm sáng tạo từ vật liệu thiên nhiên.
  • Yêu thích việc tìm tòi, sáng tạo; có ý thức rèn luyện bản thân để phát triển khả năng khéo léo, cẩn thận.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của việc sáng tạo từ vật liệu thiên nhiên.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Một số loại vật liệu từ thiên nhiên như lá cây, vỏ sò, vỏ ốc, đá, sỏi,...
  • Mẫu các sản phẩm sáng tạo là vật thật hoặc tranh ảnh.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Sáng tạo từ vật liệu thiên nhiên.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các sản phẩm làm từ vật liệu thiên nhiên

a. Mục tiêu:Giúp HS biêt được một số sản phẩm làm từ vật liệu thiên nhiên, từ đó có ý tưởng sáng tạo của riêng mình về một sản phẩm cụ thể.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu một số sản phẩm từ vật liệu thiên nhiên (vật thật hoặc tranh ảnh).

- Với mỗi sản phẩm, GV tổ chức cho HS thảo luận theo các nội dung:

+ Sản phẩm đó là gì? Có ý nghĩa gì?

+ Sản phẩm được làm từ chất liệu gì? Làm bằng cách nào?

- GV mời một số HS lên giới thiệu về một sản phẩm mà HS đó yêu thích.

c. Kết luận: Có nhiều vật liệu thiên nhiên có thể sử dụng để sáng tạo ra các sản phẩm như lá cây khô, cành cây, hột, hạt, đá sỏi, vỏ ốc,... Các sản phẩm sáng tạo thường được sử dung để trưng bày, làm quà lưu niệm,... Mỗi sản phẩm đều có ý nghĩa riêng, thể hiện tình cảm, tài năng của người làm ra nó.

Hoạt động 2: Chia sẻ ý tưởng của em

a. Mục tiêu:HS trình bày được ý tưởng sáng tạo của mình để làm ra một sản phàm từ vật liệu thiên nhiên.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về ý tưởng sáng tạo của mình:

+ Sản phẩm em định làm.

+ Những vật liệu thiên nhiên cần chuẩn bị.

+ Cách tìm kiếm vật liệu.

+ Cách tạo ra sản phẩm.

- GV nhận xét và góp ý cho ý tưởng của HS. GV khuyến khích HS tìm kiếm các ý tưởng mới lạ, độc đáo.

- GV hướng dẫn HS cách tập hợp vật liệu để chuẩn bị thực hiện ý tưởng sáng tạo của mình.

c. Kết luận: Mỗi chúng ta đều có thể sáng tạo ra các sản phẩm nếu chịu khó quan sát, kiên trì tập luyện và có sự mày mò, khám phá.

- GV hướng dẫn HS về nhà cùng bố mẹ, người thân chuẩn bị vật liệu để thực hiện ý tưởng của mình.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hành hoạt động ở nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 11 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

– TRÒ CHƠI TẠO HÌNH CON VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS phát triển được trí tưởng tượng phong phú, kết hợp với khả năng tạo hình khéo léo bằng đôi tay để tạo ra các con vật.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của sự sáng tạo.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Trò chơi tạo hình con vật.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS phát triển được trí tưởng tượng và khả năng tạo hình bằng đôi tay.

b.Cách tiến hành:

- GV dùng đèn pin hoặc đèn điện trong phòng tối để tạo không gian tổ chức cho HS thực hiện trò chơi.

- GV dùng tay làm mẫu tạo hình một số con vật để HS bắt chước.

- GV yêu cầu HS thực hiện trò chơi dựa theo trí tưởng tượng và sự sáng tạo của bản thân.

- GV tổ chức cho HS thi theo nhóm: Một bên dùng tay tạo hình con vật, bên còn lại đoán tên con vật.

- HS quan sát.

- HS thực hiện chơi trò chơi.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 12 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

- CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS tham gia biểu diễn văn nghệ để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các tiết mục văn nghệ.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- Nhà trường tổ chức buổi sinh hoạt Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11:

+ Nói về ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

+ Tổ chức cho HS tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo 11 Việt Nam 20-11.

- GV phổ biến đến HS:

+ Các tiết mục văn nghệ được lựa chọn đến từ tất cả các khối lớp.

+ Kết hợp đạ dạng các loại hình nghệ thuật mà HS có thể tham gia như: múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, chơi đàn, thổi sáo,...

+ Tổ chức theo hình thức hội diễn văn nghệ theo các vòng sơ khảo ở cấp khối lớp, vòng chung khảo ở cấp trường.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tham gia các hoạt động.

- HS thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 12 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- SÁNG TẠO TỪ VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Làm được sản phẩm từ vật liệu thiên nhiên theo ý tưởng đã có từ tuần trước.
  • Thể hiện được lòng kính trọng và biết ơn thầy cô qua sản phẩm tự làm.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của việc sáng tạo từ vật liệu thiên nhiên.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Một số loại vật liệu thiên nhiên như lá cây, vỏ sò, vỏ ốc, đá, sỏi,..
  • Giấy, keo dán, băng dính, kéo, bút, bút màu.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Sáng tạo từ vật liệu thiên nhiên.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Làm sản phẩm từ vật liệu thiên nhiên

a. Mục tiêu:HS tự làm được một hoặc một số sản phẩm từ vật liệu thiên nhiên.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS sử dụng những vật liệu thiên nhiên đã chuẩn bị để thực hiện ý tưởng sáng tạo.

- Trong qua trình HS ra sản phẩm, GV khích lệ, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ để HS có thêm niềm tin, động lực và cơ hội thành công trong hoạt động sáng tạo của mình.

c. Kết luận: Có những vật liệu từ thiên nhiên tưởng như bỏ đi, nhưng nếu các em có những ý tưởng sáng tạo thì hoàn toàn có thể sử dụng chúng và khiến chúng trở nên sinh động, có ý nghĩa.

Hoạt động 4: Giới thiệu sản phẩm tri ân thầy cô

a. Mục tiêu:

- HS giới thiệu được sản phẩm mà bản thân hoặc nhóm đã sáng tạo để tri ân thầy cô giáo.

- HS thể hiện được sự yêu quý, biết ơn thầy cô thông qua sảàn phẩm tự làm.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS kê xếp bàn ghế và trưng bày sản phẩm theo hình thức triển lãm sản phẩm.

- GV tổ chức cho HS giới thiệu về sản phẩm mà mình đã sáng tạo theo gợi ý:

+ Tên sản phẩm là gì?

+ Chúng được làm từ vật liệu nào?

+ Cách để tạo ra sàn phẩm đó;

+ Điều em muốn nói qua sản phẩm đó.

- GV động viên, khuyến khích các em trong quá trình trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

- GV tổ chức cho HS bình chọn sản phẩm ấn tượng nhất.

c. Kết luận:Mỗi sản phẩm các em sáng tạo đều vô cùng ý nghĩa, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng và tài năng của các em. Để làm ra những sản phẩm sáng tạo tiếp theo, các em hãy không ngừng tìm tòi, học hỏi và thường xuyên luyện tập nhé!

- HS tặng thầy cô giáo sản phẩm đã làm để chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.

- HS thực hiện ý tưởng.

- HS kê xếp bàn ghế.

- HS thực hiện sản phẩm theo gợi ý.

- HS trình bày, bình chọn sản phẩm sáng tạo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 12 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ EM YÊU LAO ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS tự nhận xét, đánh giá về những điều bản thân học được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Em yêu lao động.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu và chia sẻ được những điều em học được từ chủ đề Em yêu lao động.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề Em yêu lao động.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS Hiểu và chia sẻ được những điều em học được từ chủ đề Em yêu lao động.

b.Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi:

+ Kể tên những hoạt động mà các em đã được tham gia trong chủ đề Em yêu lao động.

+ Hoạt động nào làm em nhớ nhất? (Thực hiện một số việc phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây xanh; thể hiện sự khéo léo của bản thân thông qua sản phẩm tự làm; sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động quen thuộc) Vì sao?

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về một hoạt động trong chủ đề mà HS yêu thích.

- HS thảo luận.

- HS trình bày.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: EM VỚI CỘNG ĐỒNG

Sau chủ đề này, HS nắm được:

  • Kể được một số người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
  • Thực hiện đươc những việc phù hợp thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ với người gặp hoàn cảnh khó khăn.
  • Tích cực tham gia các hoạt động hướng đến cộng đồng do nhà trường tổ chức.

TUẦN 13 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

EM LÀM VIỆC TỐT CHO CỘNG ĐỒNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được kế hoạch của nhà trường về việc tổ chức phong trào Em làm việc tốt cho cộng đồng.
  • Có ý thức tự giác, tích cực rèn luyện bản thân và hồ hởi tham gia phong trào bằng những hành động, việc làm cụ thể.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhận thức được ý nghĩa khi làm việc tốt cho cộng đồng.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào chăm sóc cây xanh.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào Em làm việc tốt cho cộng đồng gồm các nội dung sau:

+ Mục đích phát động phong trào: tạo phong trào làm việc tốt trong toàn trường để mỗi HS làm được một hoặc nhiều việc tốt, góp phần giáo dục ý thức tương thân tương áo, vì cộng đồng cho HS.

+ GV gợi ý một số hoạt động HS có thể thực hiện để hưởng ứng phong trào Em làm việc tốt cho cộng đồng: Quyên góp sách, truyện, đồ dùng học tập, quần áo,...giúp các bạn vùng cao khó khăn; giúp những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình bằng những việc làm vừa sức, phù hợp lứa tuổi.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 13 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nhận biết được những người gặp hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình.
  • Hiểu được ý nghĩa của việc giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng: Hiểu được ý nghĩa của việc giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Tranh vẽ các nhân vật gặp hoàn cảnh khó khăn.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết người gặp hoàn cảnh khó khăn

a. Mục tiêu: HS nhận biết được những người gặp hoàn cảnh khó khăn xung quanh và hiểu được ý nghĩa của việc giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn.

b. Cách tiến hành

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV tổ chức cho các nhóm quan sát tranh trong SGK trang 40 và thảo luận theo các câu hỏi:

+ Các nhân vật trong mỗi bức tranh gặp những khó khăn gì?

+ Họ cần nhận được sự giúp đỡ nào từ mọi người xung quanh?

(2) Chia sẻ trước lớp:

- GV mời đại diện 2 đến 3 nhóm lên chia sẻ trước lớp.

c. Kết luận: Xung quanh chúng ta có rất nhiều người gặp hoàn cặnh khó khăn: có người sống trong gia đình nghèo khó, có người vi thiên tai mà mất đi người thân, có người bị khuyết tật,... Chúng ta cần quan tâm và có những việc làm cụ thể để giúp đỡ họ.

Hoạt động 2: Những người gặp hoàn cảnh khó khăn quanh em

a. Mục tiêu:HS kể được một ví dụ về người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình.

b. Cách tiến hành:

GV tổ chức cho HS kể về một người gặp hoàn cảnh khó khăn mà bản thân biết theo gợi ý:

- Người gặp hoàn cảnh khó khăn đó là ai?

- Người đó gặp những khó khăn nào?

- Người đó cần nhận được những sự giúp đỡ gì?

c. Kết luận: Người gặp hoàn cảnh khó khăn rất cần sự chia sẻ, động viên, giúp đỡ từ mọi người xung quanh để cuộc sống của họ giảm bớt những khó khăn. Moi người trong chúng ta hãy cùng chia sẻ khó khăn với họ bằng những việc làm cụ thể và phù hợp với khả năng, lứa tuổi của mình.

- GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau vào thời gian ngoài giờ lên lớp:

+ Sưu tầm câu chuyện về tấm gương giúp đỡ người gặp hoàn cành khó khăn.

+ Tập kể chuyện cùng người thân để chuẩn bị trình bày trước lớp.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Các nhân vật trong mỗi bức tranh gặp những khó khăn: 2 chị em không có bố mẹ, người dân gặp lũ lụt, người đàn ông bị mù

+ Họ cần nhận được sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh: 2 chị em cần được đưa vào trung tâm bảo trợ trẻ em hoặc có người lớn chăm sóc nuôi dưỡng; người dân cần được đưa đến nơi an toàn, cung cấp lương thực, đồ uống; người đàn ông cần được giúp đỡ sang đường an toàn.

- HS trình bày trước lớp.

- HS kể về người gặp hoàn cảnh khó khăn theo gợi ý.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 13 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- CÂU CHUYỆN CỦA EM

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết quan sát và tìm kiếm những tấm gương việc tốt trong cuộc sống xung quanh mình.
  • Có ý thức giúp đỡ và tinh thần tương thân tương ái với những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu và chia sẻ được với những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Câu chuyện của em.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS hiểu và chia sẻ được với những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

b.Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về những tấm gương việc tốt mà HS sưu tầm được trong cuộc sống xung quanh.

- Sau mỗi câu chuyện, GV tổchức cho HS rút ra bài học ý nghĩa và cho HS chia sẻ cảm xúc bản thân qua câu chuyện được nghe.

- GV và HS cùng lựa chọn một câu chuyện ý nghĩa nhất để tham gia kể chuyện trước toàn trường.

- GV kể thêm cho HS nghe những câu chuyện khác về tấm gương việc tốt trong cuộc sống hằng ngày, gần gũi với HS.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS rút ra bài học.

- HS lựa chọn câu chuyện ý nghĩa nhất.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 14 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG VIỆC TỐT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được một số tấm gương việc tốt trong cuộc sống xung quanh về việc giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn.
  • Có ý thức rèn luyện, phấn đấu để trở thành người có trách nhiệm với cộng đồng.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhận thức được một số tấm gương việc tốt.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào chăm sóc cây xanh.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội tổ chức buổi sinh hoạt cho HS kể chuyện về tấm gương làm việc tốt:

+ Mỗi khối lớp lựa chọn một số HS đại diện để tham gia kể chuyện trước toàn trường.

+ Kết thúc mỗi câu chuyện, GV mời một số HS phát biểu cảm nghĩ về câu chuyện được nghe.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 14 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Thực hành việc giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn qua một số tình huống gần gũi.
  • Xây dựng được kế hoạch cụ thể để giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng: Hiểu được ý nghĩa của việc giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Một số dụng cụ cần thiết để HS thực hiện việc đóng vai.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Xử lí tình huống giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn

a. Mục tiêu: HS thực hành việc giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn qua một số tình huống gần gũi.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV phổ biến nhiệm vụ thảo luận:

+ Mỗi nhóm tìm hiểu một tình huống tương ứng với một bức tranh.

+ HS trong nhóm quan sát tranh và thảo luận theo các câu hỏi: Điều gì xảy ra với nhân vật trong tình huống? Nếu em là bạn trong tình huống thì em sẽ làm gì? Vì sao?

+ Đóng vai thể hiện cách ứng xử của bản thân trong nhóm.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện đóng vai trước lớp.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận của bản thân sau khi tham gia hoạt động đóng vai theo các câu hỏi gợi ý: Em đã từng gặp phải tình huống đó chưa? Em thích hoạt động đóng vai của nhóm nào nhất? Vì sao? Em học được điều gì từ việc đóng vai các tình huống này?

c. Kết luận:Mỗi chúng ta hãy có ý thức giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn bằng những việc làm phù hợp. Khi nhận được sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh, người gặp hoàn cảnh khó khăn sẽ có thêm nguồn động viên, khích lệ để vươn lên, vượt qua những tự ti, mặc cảm trong cuộc sống.

Hoạt động 4: Kế hoạch của em

a. Mục tiêu: HS xây dựng được kế hoạch để giúp đỡ một người cụ thể gặp hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm để xây dựng kế hoạch giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn theo gợi ý:

+ Tên người cần giúp đỡ;

+ Khó khăn người đó gặp phải;

+ Việc em có thể làm để giúp đỡ người đó;

+ Dự kiến thời gian thực hiện.

- GV mời một sổ HS hoặc nhóm lên chia sẻ kế hoạch trước lớp.

c. Kết luận: Trong cuộc sống xung quanh chúng ta có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ. Để thực hiện được những việc làm giúp đỡ họ, chúng ta cần lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Trong kế hoạch cần xác định được: người mình sẽ giúp đỡ, công việc cụ thể cần làm để giúp họ, thời gian, địa điểm thực hiện việc giúp đỡ và những giá trị mang lại cho người gặp hoàn cảnh khó khăn đó.

- GV nêu nhiệm vụ: HS về nhà trao đổi cùng người thân để thực hiện kế hoạch giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn vào thời gian ngoài giờ lên lớp.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

+ Tranh 1: Bạn nữ bị đau chân, phải chống nạng. Nếu em là bạn trong tình huống thì em sẽ gọi những người bạn đi cùng và chúng em sẽ cùng dìu, đỡ bạn vào lớp.

+ Tranh 2: Người bà trong bức tranh đang dơ tay muốn sang đường. Nếu em là bạn nhỏ trong tranh em sẽ dắt bà qua đường an toàn.

+ HS đóng vai thể hiện cách ứng xử của bản thân.

- HS đóng vai trước lớp.

- HS trình bày suy nghĩ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hành hoạt động ở nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 14 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- CÙNG NHAU CHIA SẺ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS chia sẻ về những việc tốt đã làm để giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn và cảm nghĩ của bản thân sau khi thực hiện việc làm ý nghĩa đó.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu và chia sẻ được với người gặp hoàn cảnh khó khăn.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Câu chuyện của em.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS hiểu và chia sẻ được với những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm chia sẻ với nhau những việc đã làm để giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn:

+ Em đã giúp đỡ ai?

+ Hoàn cảnh khó khăn của họ là gì?

+ Em đã làm gì để giúp đỡ họ?

+ Em cảm thấy thế nào mỗi khi làm được việc tốt như vậy?

(2) Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp theo các nội dung đã gợi ý.

- GV đưa ra kết luận về ý nghĩa của những việc làm tốt:

+ Mỗi HS làm được một việc tốt, cả lớp sẽ tạo nên một vườn hoa việc tốt.

+ Mỗi việc tốt các em làm được không chỉ có ý nghĩa với người gặp hoàn cảnh khó khăn, với xã hội mà vô cùng có ý nghĩa với chính bản thân mỗi em.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 15 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

PHÁT ĐỘNG KẾT NỐI “VÒNG TAY YÊU THƯƠNG”

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được kế hoạch của nhà trường, của Đội về tổ chức hoạt động Kết nối “Vòng tay yêu thương”.
  • Có ý thức tự giác, tích cực rèn luyện bản thân và tham gia phong trào bằng những hành động, việc làm cụ thể.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của phong trào “Vòng tay yêu thương”.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào chăm sóc cây xanh.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- Nhà trường triển khai phát động Kết nối “Vòng tay yêu thương” với mục đích hoạt động: tạo phong trào kết nối HS trong và ngoài nhà trường, tạo cơ hội để các em chia sẻ tình yêu thương, tấm lòng tương thân tương ái với bạn bè đồng trang lứa, đặc biệt với những bạn HS vùng khó khăn.

- GV gợi ý cho HS một số hoạt động để hưởng ứng phong trào Kết nối “Vòng tay yêu thương”:

+ Quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo để tặng các bạn HS vùng khó khăn.

+ Viết thông điệp chia sẻ, động viên gửi tới các bạn HS ở vùng gặp thiên tai.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 15 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- KẾT NỐI “VÒNG TAY YÊU THƯƠNG”

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được những khó khăn của HS ở một số vùng miền trên Tổ quốc.
  • Thực hiện được việc làm cụ thể để chia sẻ khó khăn với các bạn đồng trang lứa ở những vùng khó khăn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vật chất và tinh thần với các bạn HS vùng khó khăn.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Tranh ảnh, video về những địa điểm, những HS gặp hoàn cảnh khó khăn ở khắp các vùng miền trên cả nước: cảnh trường lớp còn thiếu thốn, sơ sài; cảnh HS vượt lũ đi học ở các vùng miền núi; cảnh HS trang phục bị rách, không có giày dép đi học;...

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Kết nối vòng tay yêu thương.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Những việc làm Kết nối "Vòng tay yêu thương”

a. Mục tiêu:

- HS biết được những khó khăn của các bạn đồng trang lứa ở một số vùng miền trên cả nước.

- HS hiểu được ý nghĩa của việc giúp đỡ các bạn vùng khó khăn, từ đó có ý thức giúp đỡ các bạn bằng những việc làm cụ thể.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia HS thành các nhóm 4 đến 6 người.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát tranh và thảo luận theo các câu hỏi sau:

+ Các bạn nhỏ trong mỗi bức tranh đang làm gì?

+ Ý nghĩa của những việc làm đó?

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ trước lớp theo các nội dung đã thảo luận cho mỗi bức tranh.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ về câu hỏi liên hệ bản thân: Nêu những việc em có thể làm để tham gia hoạt động Kết nối "Vòng tay yêu thương".

c. Kết luận:Trên khắp vùng miền của Tổ quốc chúng ta có rất nhiêu bạn nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, lũ lụt hoặc sinh sống ở những nơi kém phát triển. Nhiều bạn nhỏ không được may mắn tới trường hoặc sống ở các vùng miền núi, hải đảo xa xôi, điều kiện học hành thiếu thốn. Mỗi chúng ta cần chung tay động viên, giúp đỡ họ bằng vật chất và tinh thần để các bạn vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Hoạt động 2: Món quà sẻ chia

a. Mục tiêu:HS chuẩn bị được những món quà ý nghĩa để dành tặng các bạn HS vùng khó khăn.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận về việc chuẩn bị những món quà ý nghĩa dành tặng các bạn HS vùng khó khăn.

(2) Làm việc cả lớp:GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp về ý tưởng chuẩn bị quà của nhóm mình để giúp đỡ các bạn HS vùng khó khăn.

c. Kết luận:Các bạn HS ở một số vùng miền núi, hải đảo xa xôi gặp rất nhiều khó khăn, vất vả trong học tập và cuộc sống. Các bạn rất cần chúng ta chung tay giúp sức. Chúng ta có thể giúp đỡ các bạn HS vùng khó khăn bằng cách quyên góp đồ dùng học tap, sách vờ, quần áo,... để gửi tặng các bạn.

- GV nêu nhiệm vụ: HS về nhà cùng người thân chuẩn bị những món quà ý nghĩa dành tặng các bạn HS vùng khó khăn.

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

+ Các bạn nhỏ trong mỗi bức tranh đang tặng sách, vở cho học sinh vùng khó khăn; gây quỹ ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt; xây dựng lớp học tình thương; phát động chương trình áo ấm mùa đông.

+ Ý nghĩa của những việc làm đó: giúp đỡ các bạn vùng khó khănbằng những việc làm cụ thể, có ý nghĩa.

- HS trình bày.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện hoạt động ở nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 15 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- TRI ÂN GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Xây dựng được kế hoạch thăm hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.
  • Thể hiện lòng biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ bằng việc làm phù hợp.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu và tri ân gia đình thương binh, liệt sĩ.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Tri ân gia đình thương bình, liệt sĩ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thể hiện lòng biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ bằng việc làm phù hợp.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia HS thành các nhóm từ 4 đến 6 người.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận để xây dựng kế hoạch thăm hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ:

+ Tên, địa chỉ gia đình thương binh, liệt sĩ.

+ Khó khăn mà các thương binh hoặc gia đình liệt sĩ gặp phải.

+ Những việc làm để thăm hỏi, giúp đỡ họ.

+ Thời gian thực hiện.

(2) Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp kế hoạch của nhóm về việc thăm hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ.

- GV và HS cùng nhận xét về bản kế hoạch.

- GV hướng dẫn HS thực hiện thăm, hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ theo kế hoạch đã xây dựng.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày.

- HS nhận xét về các bản kế hoạch.

- HS thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 16 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

THAM GIA KẾT NỐI “VÒNG TAY YÊU THƯƠNG”

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS được tham gia trực tiếp vào hoạt động Kết nối “Vòng ta yêu thương” bằng việc làm phù hợp như: góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo,…tặng các bạn vùng khó khăn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia kết nối “Vòng tay yêu thương”.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào chăm sóc cây xanh.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- Nhà trường tổ chức cho HS tham gia hoạt động Kết nối “Vòng tay yêu thương” với một số hoạt động sau:

+ Đại diện nhà trường tổng kết và nhận xét về việc hưởng ứng, mức độ tích cực tham gia hoạt động Kết nối “Vòng tay yêu thương” của HS toàn trường.

+ GV tổ chức cho HS tập hợp những món quà đã chuẩn bị để gửi tặng các bạn HS vùng khó khăn. GV hướng dẫn HS để riêng quà theo từng phân loại: quần áo, sách vở, đồ dùng học tập.

+ Đại diện nhà trường khen ngợi, khuyến khích những cá nhân tập thể lớp tích cực tham gia hoạt động.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS tham gia nhiệt tình, đầy đủ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 16 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- KẾT NỐI “VÒNG TAY YÊU THƯƠNG”

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS làm được món quà tinh thần ý nghĩa để động viên, gửi lời yêu thương, chiasẻ đến các bạn HS vùng khó khăn.
  • HS hào hứng, tích cực tham gia hoạt động Kết nối Vòng tay yêu thương , thể hiện tinh thần tương thân tương ái.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa khi tham gia hoạt động Kết nối Vòng tay yêu thương.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Những mảnh giấy hình đám mây, trái tim, bông hoa, ngôi nhà,...
  • Những mẫu phong thư đẹp (vật thật hoặc tranh ảnh).

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Giấy màu, bút, bút màu, hồ dán, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Kết nối vòng tay yêu thương.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Thông điệp yêu thương

a. Mục tiêu: HS thực hiện việc động viên, chia sẻ với các bạn HS vùng khó khăn bằng món quà tinh thân ý nghĩa, đó là viết thông điệp yêu thương gửi tới các bạn.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc cá nhân:

- HS chuẩn bị những mãnh giấy nhỏ hình đám mây, trái tim, bông hoa, ngôi nhà,...

- GV tổ chức cho HS viết thông điệp yêu thương gửi tới các HS vùng khó khăn lên những mảnh giấy.

- GV gợi ý cho HS viết những nội dung sau:

+ Một lời động viên em gửi tới bạn.

+ Một lời chúc em nhắn gửi tới bạn.

- GV có thể cho HS viết dưới dạng bức thư với các câu hỏi gợi ý: Em viết thư cho ai? Ở đâu? Em muốn hỏi thăm bạn điều gì? Em muốn kể với bạn điều gì? Em muốn nói với bạn điều gì?

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp thông điệp yêu thương mà mình đã viết tặng các bạn HS vùng khó khăn.

c. Kết luận:Việc động viên, khích lệ các bạn nhỏ vùng khó khăn bằng tinh thần cũng vô cùng ý nghĩa. Viết thông điệp yêu thương thăm hỏi, động viên là việc làm có ý nghĩa về mặt tinh thần, giúp các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn có thêm niềm tin, động lực vươt qua khó khăn và học tập tốt hơn.

Hoạt động 4: Phong thư gửi hạn

a. Mục tiêu: HS làm và trang trí được phong thư gửibạn để thể hiện tình cảm cùa mình vớicác bạn. Đồng thời qua đó giúp các em phát triển được khả năng khéo leo, sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu một sổ mẫu phong thư đẹp để HS quan sát và tham khảo.

- GV hướng dẫn HS sử dụng giấy màu, kéo, hồ dán, bút, bút màu để làm và trang trí phong thư theo các bước như trong SGK.

- GV giúp đỡ, hỗ trợ những HS còn lúng túng trong quá trình trang trí phong thư.

- GV yêu cầu HS bỏ thông điệp yêu thương đã viết vào phong thư để gửi tặng các bạn HS vùng khó khăn.

c. Kết luận:Phong thư gửi bạn là món quà tinh thần mà các em gửi gắm tình thương yêu đến các bạn vùng khó khăn. Chúng ta tin rằng với sự thành tâm của mình, các bạn nhỏ khi nhận được thư sẽ vô cùng hạnh phúc và có thêm niềm tin, động lực để vượt qua khó khăn và học tập ngày càng tiến bộ.

- GV cùng HS tập hợp toàn bộ phong thư có kèm thông điệp yêu thương cùa cả lớp để gửi tặng các bạn HS vùng khó khăn.

- HS chuẩn bị.

- HS viết thông điệp.

- HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS bỏ thông điệp đã viết vào phòng thư.

- HS lăng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 16 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ EM VỚI CỘNG ĐỒNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS chia sẻ được cảm xúc của mình sau khi thực hiện những việc làm ý nghĩa trong chủ đề Em với cộng đồng.
  • HS tự nhận xét, đánh giá về những điều bản thân học được sau khi tham gia chủ đề Em với cộng đồng.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của những việc làm trong chủ đề Em với cộng đồng.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề Em với cộng đồng.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của những việc làm trong chủ đề Em với cộng đồng.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi sau:

+ Em có cảm xúc gì sau khi thực hiện những việc làm ý nghĩa trong chủ đề Em với cộng đồng?

+ Chia sẻ về một hoạt động mà em thích nhất trong chủ đề.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp theo các nội dung thảo luận trên.

- GV tổng kết và nhận xét về mức độ tích cực tham gia hoạt động của HS.

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: NGHỀ NGHIỆP TRONG CUỘC SỐNG

Sau chủ đề này, HS nắm được:

  • Tìm hiểu được công việc của bố mẹ và người thân.
  • Nêu được một số đức tính của bố mẹ hoặc người thân liên quan đến nghề nghiệp.
  • Nhận biết được một số đồng tiền Việt Nam hiện hành.

TUẦN 17 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

SƯU TẦM TRANH ẢNH VỀ NGHỀ NGHIỆP

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được nội dung hoạt động sưu tầm tranh ảnh về nghề nghiệp của người thân.
  • Hào hứng tham gia sưu tầm tranh ảnh về nghề nghiệp của người thân.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Tham gia hoạt động sưu tầm tranh ảnh về nghề nghiệp.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào chăm sóc cây xanh.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội phổ biến hoạt động sưu tầm tranh ảnh về nghề nghiệp của người thân:

+ Nội dung tranh ảnh có liên quan tới nghề nghiệp của người thân: hình ảnh về trang phục khi làm việc, công cụ lao động của nghề, sản phẩm của nghề, hình ảnh chụp trực tiếp người thân đang làm việc.

+ Cách thức sưu tầm: HS sưu tầm tranh ảnh qua các loại hình báo, tạp chí giấy, mạng internet; qua những ảnh chụp trực tiếp với sự trợ giúp của người thân.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 17 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- TÌM HIỂU NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết và kể được nghề nghiệp của bố mẹ và người thân.
  • Bước đầu có ý thức tìm hiểu nghề nghiệp của bố mẹ và người thân.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hình thành tình cảm với nghề nghiệp và công việc của bố mẹ, người thân.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Tranh ảnh về nghề nghiệp và các dụng cụ đặc trưng của một số nghề quen thuộc.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV cho HS hát tập thể một bài hát về tình yêu gia đình: Gia đình nhỏ hạnh phúc to (Nguyễn Văn Chung), Ba ngọn nến lung linh (Ngọc Lễ).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghề nghiệp của người thân

a. Mục tiêu:HS kể được nghề nghiệp, công việc cụ thể của người thân và các đức tính liên quan tới nghề nghiệp.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia HS thành các nhóm từ 4 đến 6 người.

- GV hướng dẫn HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về nghề nghiệp của người thân trong gia đình theo các gợi ý:

+ Mỗi HS chọn một người thân (bố, mẹ, ông, bà, cô, chú,...) để chia sẻ với các bạn.

+ Nội dung chia sẻ: tên nghề nghiệp, các công việc cụ thể, các đức tính liên quan tới nghề nghiệp.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp về nghề nghiệp của người thân theo các nội dung trên.

- GV đặt thêm câu hỏi cho HS lên chia sẻ:

+ Em đã tìm hiểu về nghề nghiệp của người thân bằng cách nào?

+ Em yêu thích nghề nào nhất trong những nghề của người thân em?

c. Kết luận: Nghề nghiệp trong cuộc sống rất phong phú và đa dạng. Mỗi người trong xã hội nói chung, trong gia đình nói riêng đều có một nghề và họ luôn nỗ lực, mong muốn làm tốt công việc của mình.

Hoạt động 2: Trò chơi Đoán nghề

a. Mục tiêu:HS biết và hiểu về đặc điểm công việc của một số nghề nghiệp trong xã hội.

b. Cách tiến hành:

- GV chuẩn bị sẵn tranh ảnh về các nghề nghiệp trong xã hội.

- GV chia lớp thành các đội chơi.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Chọn một HS làm quản trò.

+ Quản trò lấy các tranh ảnh về nghề nghiệp lần lượt giao cho từng đội. Các thành viên trong đội đóng vai thể hiện việc làm đặc trưng của nghề trong tranh.

+ Các đội còn lại đoán tên nghề. Mỗi lần đoán đúng tên một nghề đội đó sẽ nhận được một bông hoa (hoặc một hình dán mặt cười). Sau khi hết tranh thìđến lượt đội tiếp theo và trò chơi được tiếp tục.

+ Kết thúc trò chơi, quản trò tổng kết: Đội nào nhận được nhiều bông hoa (hoặc hình dán mặt cười) hơn, đội đó thắng cuộc.

- GV trao quà cho đội thắng cuộc. Khuyến khích HS phát biểu cảm nghĩ sau khi tham gia hoạt động qua các câu hỏi gợi ý sau:

+ Các em có cảm xúc gì sau mỗi lần đoán đúng tên nghề?

+ Nghề nào em thấy khó đoán nhất?

+ Nghề nào để lại nhiều ấn tượng nhất với em?

c. Kết luận: Mỗi nghề trong xã hội đều có yêu cầu và đặc thù riêng trong công việc cụ thể. Qua trò chơi này, các em sẽ có thêm nhiều hiểu biết về đặc điểm riêng của từng nghề trong xã hội, từ đó có nhiều sự lựa chọn cho nghề nghiệp tương lai của bản thân.

- GV hướng dẫn HS về nhà sưu tầm các bài hát, bài thơ, câu chuyện,... về nghề nghiệp trong xã hội.

- HS hát, vỗ tay theo nhịp.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm theo gợi ý.

- HS trình bày.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS nghe phổ biến luật chơi, chơi trò chơi.

- HS phát biểu cảm nghĩ sau khi tham gia hoạt động.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện hoạt động tại nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 17 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- CHIA SẺ TRANH ẢNH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Giới thiệu được một vài nghề nghiệp trong xã hội qua các bức tranh đã sưu tầm.
  • Có thêm hiểu biết về các nghề nghiệp trong xã hội.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu về ý nghĩa của một số nghề nghiệp.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Chia sẻ tranh ảnh.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thể hiện được sự hiểu biết về một số nghề nghiệp trong xã hội.

b.Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS trưng bày tranh ảnh sưu tầm được về các nghề nghiệp trong xã hội theo nhóm tại vị trí được phân công.

- GV yêu cầu các nhóm giới thiệu tranh ảnh mà nhóm mình đã sưu tầm. Các nhóm khác nhận xét, bình luận về tranh ảnh của các bạn.

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Có bao nhiêu nghề trong các tranh ảnh mà nhóm em đã sưu tầm?

+ Các em yêu thích nghề nào? Vì sao?

+ Các em hãy kể tên bài hát, bài thơ, câu chuyện có liên quan đến nghề nghiệp.

- HS sưu tầm theo nhóm.

- HS trình bày trước lớp.

- HS trả lời câu hỏi.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 18 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

VĂN NGHỆ VỀ CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS tự tin biểu diễn các tiết mục văn nghệ có nội dung liên quan đến nghề nghiệp đã đăng kí.
  • HS vui vẻ cổ vũ, ủng hộ các bạn tham gia biểu diễn văn nghệ.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào chăm sóc cây xanh.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- Nhà trường tổ chức cho HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ về nghề nghiệp đã đăng kí:

+ Sắp xếp hợp lí trình tự các tiết mục hát, múa, đọc thơ về nghề nghiệp.

+ Các tiết mục được biểu diễn đến từ tất cả các khối.

+ GV khen ngợi, cổ vũ, động viên các tiết mục tham gia biểu diễn.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS nhiệt tình tham gia.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 18 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- TÌM HIỂU NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Chia sẻ được về công việc cụ thể và những đức tính liên quan đến nghề nghiệp của người thân.
  • Thể hiện cảm xúc yêu quý, kính trọng đối với nghề nghiệp của người thân.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hình thành tình cảm với nghề nghiệp và công việc của bố mẹ, người thân.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Tranh ảnh về nghề nghiệp trong xã hội.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài Hoạt động giáo dục theo chủ đề nghề nghiệp – Tìm hiểu nghề nghiệp của người thân.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Viết về nghề nghiệp của bố mẹ

a. Mục tiêu:

-HS nêu được công việc cụ thể và những đức tính liên quan đến nghề nghiệp của bố mẹ.

- Bày tỏ được cảm xúc của bản thân đối với công việc của bố mẹ.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc cá nhân:

GV hướng dẫn HS viết một đoan văn ngắn nói về nghề nghiệp của bố mẹ. GV đưa ra các câu hỏi gợi ý:

- Bố mẹ em làm nghề gì?

- Nơi làm việc của bố mẹ em ở đâu?

- Công việc cụ thể hằng ngày của bố mẹ em là gì?

- Những đức tính nào của bố mẹ liên quan đến nghề nghiệp của họ?

- Em hãy bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ đối với công việc của bố mẹ.

(2) Làm việc cả lớp:

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp bài viết của mình.

- GV khen ngợi và động viên sau khi HS chia sẻ bài viết.

c. Kết luận:Các em hãy yêu quý và tôn trọng nghề nghiệp của bố mẹ mình. Đồng thời, các em hãy giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà phù hợp với khả năng của mình.

Hoạt động 4: Kể chuyện về nghề nghiệp của người thân

a. Mục tiêu:HS kể được một câu chuyện về nghề nghiệp của người thân và bày tỏ cảm xúc về câu chuyện.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia HS thành các nhóm 4 đến 6 người.

- GV phổ biển nhiệm vụ: Mỗi thành viên trong nhóm kể cho nhau nghe môt câu chuyện về nghề nghiệp của người thân.

- GV yêu cầu các thành viên trong nhóm có thể hỏi đáp lẫn nhau về nghề nghiệp của người thân.

(2) Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện lên kể câu chuyện về nghề nghiệp của người thân cho cả lớp nghe.

- Sau mỗi câu chuyện, GV khuyến khích HS bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện đã kể.

- GV khen ngợi sự tích cực tham gia hoạt động của HS trong lớp.

c. Kết luận: Khi lắng nghe câu chuyện của các bạn, các em sẽ có thêm nhiều hiểu biết về vai trò của nghề, những khó khăn của các nghề trong xã hội. Từ đó nâng cao hiểu biết của bản thân và sẽ có thái độ yêu quý, trân trọng không chỉ nghề của bố mẹ mình mà còn nghề của mọi người trong xã hội.

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hỏi bố mẹ, người thân thêm những câu chuyện về nghề nghiệp của họ.

- HS viết bài theo GV gợi ý.

- HS trình bày bài viết.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS hỏi đáp theo nhóm.

- HS trình bày.

- HS chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hành nhiệm vụ ở nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 18 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- THỰC HÀNH THỂ HIỆN ĐỨC TÍNH NGHỀ NGHIỆP

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết thể hiện đức tính cần có liên quan đến nghề nghiệp.
  • Vui vẻ, tự tin tham gia hoạt động với các bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu về ý nghĩa, đức tính của một số nghề nghiệp.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK Hoạt động trải nghiệm.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Thực hành thể hiện đức tính nghề nghiệp.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Hiểu về ý nghĩa, đức tính của một số nghề nghiệp.

b.Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và kể lại tình huống trong tranh.

- GV mời 1-2 HS chia sẻ về tình huống. GV tổng kể về nêu lại tình huống: Trong một cửa hàng bánh, nhiều người đang xếp hàng mua bánh. Một khách hàng yêu cầu mua ba chiếc bánh mì, người bán hàng đứa bánh mì đưa cho khách hàng. Bỗng nhiên, khách hàng đó đổi ý muốn mua bánh ngọt.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm theo nội dung: Thảo luận về cách xử lí của người bán hàng trong tình huống.

- Sau khi kết thúc thời gian thảo luận, GV tổ chức cho các nhóm đóng vai người bán hàng thể hiện sự vui vẻ, lịch sự với khách hàng.

- GV khuyến khích HS chia sẻ về cảm xúc và những điều học được qua đóng vai xử lí tình huống.

- GV nhận xét và đưa ra kết luận về cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó.

- GV tổ chức cho cả lớp bình chọn nhóm đóng vai xuất sắc nhất.

- GV khen ngợi tinh thần tham gia hoat động trải nghiệm của HS.

- HS quan sát tranh, kể lại tình huống.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS đóng vai người bán hàng.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 19 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

PHÁT ĐỘNG THAM GIA HỘI CHỢ XUÂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được nội dung của kế hoạch tổ chức Hội chợ xuân.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia các hoạt động chuẩn bị cho Hội chợ xuân.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

b. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào Hội chợi xuân.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới.

- GV Tổng phụ trách Đội phát động HS toàn trường tham gia Hội chợ xuân:

+ Phổ biến nội dung chính và ý nghĩa của Hội chợ xuân.

+ Kế hoạch cụ thể tổ chức: thời gian, địa điểm, phạm vi tổ chức, những thứ cần chuẩn bị,...

+ Cả lớp tổ chức Hội chợ xuân quy mô nhỏ tại lớp mình để hưởng ứng phong trào chung của toàn trường.

- HS chào cờ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS chú ý theo dõi.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 19 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- MUA SẮM HÀNG HÓA

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết được một số hoạt động trong mua sắm hàng hóa.
  • Làm quen và nhận biết một số đồng tiền Việt Nam được sử dụng trong trao đổi hàng hóa.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Bước đầu tự tin trong giao tiếp và sử dụng tiền khi mua sắm hàng hóa.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.
  • SGK.
  • Một số đồng tiền Việt Nam có mệnh giá 1 nghìn đồng, 2 nghìn đồng, 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng và 50 nghìn đồng.

b. Đối với HS:

  • SGK.
  • Các tờ giấy màu, kéo, bút chì, bút màu, băng dính.
  • Sách, vở, đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài Hoạt động giáo dục theo chủ đề nghề nghiệp – Mua sắm hàng hóa

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết đồng tiền Việt Nam

a. Mục tiêu:HS nhận biết và làm quen với một số đồng tiền Việt Nam được sử dụng trong trao đổi hàng hóa.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4-6 HS.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi:

+ Theo các em, tiền được sử dụng để làm gì trong cuộc sống hàng ngày?

+ Em đã từng sử dụng đồng tiền chưa?Nếu có thì trong tình huống nào?

+ Hãy kể tên các mệnh giá đồng tiền Việt Nam mà em biết.

(2) Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ trước lớp về những nội dung được thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét và đóng góp ý kiến. - GV tổng kết ý kiến của HS là và lấy các đồng tiền thật để giới thiệu cho HS quan sát trực tiếp. Các đồng tiền có mệnh giá 1 nghìn, 2 nghìn, 5 nghìn, 10 nghìn, 20 nghìn, 50 nghìn,...

- GV gợi ý để HS mô tả được một số đồng tiền (chất liệu, màu sắc, mệnh giá, hình ảnh được in trên từng tờ tiền).

Hoạt động 2: Trò chơi Bán hàng

a. Mục tiêu:

- Bước đầu biết được các hoạt động trong mua bán, trao đổi hàng hóa.

- Vui vẻ, đoàn kết, nhiệt tình tham gia hoạt động với các bạn.

b. Cách tiến hành:

(1) Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS:

+ Nhớ lại trò chơi bán hàng từng được chơi.

+ Kể lại các hoạt động chính của trò chơi bán hàng.

(2) Làm việc nhóm

- GV chia lớp thành các nhóm tương ứng với các tổ.

- GV hướng dẫn HS làm phiếu mua hàng để trao đổi hàng hóa trong chơi bán hàng.

- GV khuyến khích các nhóm sáng tạo phiếu mua hàng (hình đám mây, hình trái tim, hình bông hoa,...) và làm nhiều mệnh giá khác nhau.

- GV hướng dẫn HS tổ chức, trang trí, sắp xếp hàng hóa tại các quầy hàng của từng nhóm.

(3) Cả lớp chơi Bán hàng

- GV phổ biến trò chơi Bán hàng: HS dùng phiếu đã làm để đi mua hàng của các nhóm khác.

- GV mời một số HS nêu cảm xúc sau khi đã tham gia trò chơi bán hàng.

c. Kết luận: Thông qua trò chơi, các em đã có những hiểu biết về cách thức mua sắm, trao đổi hàng hóa. Đồng thời, có sự gắn bó, đoàn kết với nhau hơn.

- GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Lên ý tưởng trang trí quầy hàng và chuẩn bị hàng hóa để tham gia Hội chợ xuân của lớp.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.

+ Theo em, tiền được sử dụng để biểu hiện và đo lường giá trị của hàng hóa.

+ Sử dụng đồng tiền trong tình huống: đi mua sắm, đi chợ cùng bố mẹ, trả những hàng hóa đơn giản (quà, bánh), được lì xì dịp Tết,...

- HS trình bày.

- HS đóng góp ý kiến.

- HS mô tả tờ tiền 5 nghìn đồng:là đồng tiền có mệnh giá lớn thứ 7 trong hệ thống tiền tệ, đồng tiền giấy có mệnh giá lớn nhất hiện đang lưu hành.

- HS trả lời.

- HS chia thành các nhóm.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS chơi trò chơi.

- HS trình bày trước lớp cảm xúc sau khi tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 19- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- HỘI CHỢI XUÂN LỚP EM

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết tổ chức và tham gia các hoạt động Hội chợ xuân của lớp.
  • Bước đầu nhận thức được giá trị đồng tiền trong trao đổi hàng hóa.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
  • Năng lực riêng:Hiểu về ý nghĩa của hoạt động Hội chợ xuân.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

  • Giáo án.

b. Đối với HS:

  • SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Hội chợi xuân lớp em.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Hiểu về ý nghĩa của hoạt động Hội chợ xuân lớp em

b.Cách tiến hành:

(1) GV và HS cùng chuẩn bị:

+ Bàn ghế được kê, xếp lại phù hợp với việc tổ chức các gian hàng trong Hội chợ xuân để các nhóm có thể trưng bày một cách khoa học.

+ Phông trên bảng có ghi Hội chợ xuân.

+ GV phân vị trị cho các nhóm chuẩn bị quầy hàng.

(2) Trang trí quầy hàng:

+ GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm thực hiện ý tưởng trang trí quầy hàng của mình. GV khuyến khích những ý tưởng trang trí độc đáo, mới lạ.

+ Các nhóm sắp xếp hàng hóa cho quầy hàng.

(3) Thực hiện mua bán hàng hóa:

- GV hướng dẫn:

+ Các nhóm đi tham quan quầy hàng của nhau và nhận xét về ý tưởng trang trí của quầy hàng nhóm bạn.

+ Các nhóm thực hiện giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa với nhau. Có thể sử dụng phiếu mua hàng đã làm.

+ GV yêu cầu HS bày tỏ cảm xúc khi được tham gia Hội chợ xuân của lớp.

- GV đánh giá chung hoạt động, khen ngợi các nhóm đã trang trí, sắp xếp quầy hàng phong phú, sinh động.

- HS chuẩn bị bàn ghế.

- HS thực hiện các ý tưởng trang trí quầy hàng.

- HS đi tham quan quầy hàng của nhau.

- HS bày tỏ suy nghĩ của mình.