55 câu trắc nghiệm cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (1945-2000)

55 câu trắc nghiệm cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (1945-2000)

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa 55 câu trắc nghiệm cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (1945-2000)

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA (1945-2000)

Mức độ 1: Nhận biết

Câu 1: Cuộc cách mạng khoa hoc- kĩ thuật lần hai được khởi đầu từ

A. Nước Mĩ.

  1. Nhật Bản
  2. Nước Anh
  3. Liên Xô

Câu 2: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là

  1. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn
  2. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước
  3. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới
  4. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu

Câu 3: Năm 1997, một thành tựu sinh học gây chấn động lớn dư luận thế giới, đó là

  1. Các nhà khoa học công bố « Bản đồ gen người »
  2. Công nghệ ezim ra đời
  3. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính
  4. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ « đột biến gen »

Câu 4: Bản đồ gen được giải mã hoàn chỉnh vào

A. 1947 B. 1961 C. 2000 D. 2003

Câu 5: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ xuất hiện từ

  1. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX
  2. Nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX
  3. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX
  4. Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX

Câu 6: Nguồn năng lượng mới được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là

A. Năng lượng Mặt trời B. Năng lượng điện

C. Năng lượng than đá D. Năng lượng dầu mỏ.

Câu 7: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã và đang phát triền qua

A. 2 giai đoạn B. 3 giai đoạn

C. 4 giai đoạn D. 1 giai đoạn

Câu 8: Một thực tế không thể đảo ngược của toàn cầu hoá là

A. Xu thế chủ quan B. Xu thế khách quan

C. Xu thế đối ngoại D. Những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau Câu 9: Giai đoạn thứ nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. Từ những năm 40 đến những năm 80 của thế kỉ XX.
  2. Từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
  3. Từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
  4. Từ những năm 50 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 10: Đâu là mặt hạn chế của xe thế toàn cầu hóa? A. Cơ cấu kinh tế các nước có sự biến chuyển.

B. Đặt ra yêu cầu cải cách để nâng cao sức cạnh tranh C. Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất.

D. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Câu 11: Xu thế toàn cầu hoá bắt đầu từ khi nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX.

  1. Những năm 70 của thế kỉ XX.
  2. Những năm 80 của thế kỉ XX.
  3. Những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 12: Cũng như cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay diễn ra là do

  1. Kế thừa những thành quả của cách mạng công nghiệp.
  2. Chính sách tích cực của bộ phận lãnh đạo.
  3. đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
  4. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 13: Từ năm 1973 đến nay, cuộc cách mạng nào được nâng lên vị trí hàng đầu? A. cách mạng xanh tranh nông nghiệp.

  1. cách mạng trắng trong công nghiệp.
  2. cách mạng công nghiệp.
  3. cách mạng công nghệ.

Câu 14: Hai cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật mà nhân loại đã trải qua là những cuộc cách mạng nào, diễn ra vào thời gian nào?

A. Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX và cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XX B. Cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII và Cách mạng khoa học – kĩ thuật thế kỉ XX.

  1. Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX.
  2. .Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và Cách mạng khoa học – thuật thế kỉ XX. Câu 15: Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nhân loại đang cần đến nhứng yếu tố nào?
  3. Những công cụ sản xuất mới, có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới và vật liệu mới.
  4. Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo.
  5. Nguồn gen.
  6. Sự giao lưu, hội nhập quốc tế để trao đổi tài nguyên.

Câu 16: Đâu là mặt hạn chế của cuộc xu thế toàn cầu hóa là: A. Làm thay đổi cơ cấu dân cư.

  1. Sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
  2. Làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực.
  3. nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 17: Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế

  1. toàn cầu hóa.
  2. đa dạng hóa.
  3. hợp tác và đấu tranh.
  4. hõa hoãn tạm thời.

Câu 18: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cuộc A. Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

  1. Cách mạng công nghiệp.
  2. Cách mạng thông tin.
  3. Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất

Câu 19: Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đầu cho kĩ thuật, đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho

A. kĩ thuật. B. khoa học. C. công nghệ. D. sản xuất. Câu 20: Các công ty được sắp nhập và hợp nhất thành các tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học – kĩ thuật nhằm

  1. tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
  2. giải quyết những vấn đề kinh tế chung của khu vực.
  3. tăng cường mối quan hệ phụ thuộc giữa các nước. D. tăng cường trao đổi thương mại giữa các nước.

ĐÁP ÁN

1-A

2-C

3-C

4-D

5-A

6-A

7-A

8-B

9-C

10-D

11-C

12-C

13-D

14-D

15-A

16-D

17-A

18-A

19-D

20-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A

Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây chính là nguyên nhân chính giúp kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Để 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Chú ý:

áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất là nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 2: Đáp án C

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Chú ý:

phân biệt bản chất với biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Câu 3: Đáp án C

Cừu Dolly (hay còn gọi là cừu nhân bản) (5 tháng 7 năm 1997 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới / Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland. Nó là con cừu thuộc giống cừu Dorset Phần Lan.

Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh. Chú ý: ghi nhớ một số thành tựu chính, tiêu biểu của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2.

Câu 4: Đáp án D

Tháng 6 – 2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 3 – 2003, bản đồ này mới được hoàn chỉnh. Chú ý: ghi nhớ một số thành tựu chính, tiêu biểu của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2

Câu 5: Đáp án A

Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn từ đầu những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX;

Giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba) về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cố lõi của cách mạng khoa học-kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được coi là cách mạng khoa học-công nghệ. Chú ý: ghi nhớ thời gian diễn ra hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai

Câu 6: Đáp án A

Những nguồn năng lượng mới trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhất là năng lượng nguyên tử.

Câu 7: Đáp án A

- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX - Giai đoạn 1: từ sau khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay.

Câu 8: Đáp án B

Toàn cầu hóa là quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Câu 9: Đáp án C

- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX - Giai đoạn 1: từ sau khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay.

Câu 10: Đáp án D

Một trong những mặt hạn chế của toàn cầu hóa là tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của mỗi quốc gia.

Câu 11: Đáp án C

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Câu 12: Đáp án C

Cũng như cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đỏi hỏi của cuộc sống, của sản xuất đáp ứng nhu cầu vật chất và tình thần ngày càng cao của con người.

Câu 13: Đáp án D

Từ giai đoạn hai của của cách mạng khoa học – kĩ thuật (từ năm 1973 đến nay), cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghêj với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, năng lượng mới.

Câu 14: Đáp án D

Hai cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật mà nhân loại đã trải qua là: Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX và cuộc cách mạng kHoa học - kĩ thuật thế kỉ XX.

Câu 15: Đáp án A

Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nhân loại đang cần đến những công cụ sản xuất mới, có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới và vật liệu mới.

Câu 16: Đáp án D

Một trong những điểm hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là: tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia.

Câu 17: Đáp án A

Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Câu 18: Đáp án A

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại nên giai đoạn thứ hai được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

Câu 19: Đáp án D

Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đầu cho kĩ thuật, đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất.

Câu 20: Đáp án A

Các công ty được sắp nhập và hợp nhất thành các tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học – kĩ thuật nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Mức độ 2: Thông hiểu

Câu 1: Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại trong nông nghiệp đã dẫn đến hiện tượng gì?

  1. Bùng nổ dân số
  2. Bùng nổ thông tin
  3. Mỗi phát minh về khoa học - kĩ thuật đều bắt đầu từ nghiên cứu khoa học - kĩ thuật
  4. Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp

Câu 2: Cốt lõi của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

  1. Cuộc cách mạng công nghiệp
  2. Cách mạng Sinh học
  3. Cách mạng công nghệ
  4. Cách mạng kĩ thuật

Câu 3: Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

  1. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
  2. Đạt được thành tựu kì diệu trên các lĩnh vực khoa học- kĩ thuật
  3. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
  4. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Câu 4: Tại sao trong giai đoạn thứ 2 của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ?

  1. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật
  2. các quốc gia đầu tư cho việc nghiên cứu công nghệ
  3. việc đầu tư cho nghiên cứu trên lĩnh vực công nghệ được tiếp tục triển khai
  4. là giai đoạn công nghẹ bắt đầu ứng dụng trong sản xuất

Câu 5: Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật không tách rời nhau là đặc điểm của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ mấy?

A. Lần thứ nhất. B. Lần thứ hai. C. Lần thứ ba. D. Lần thứ tư.

Câu 6: Đâu không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá?

  1. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
  2. Sự phát triển và tác động to lớn của thành tựu khoa học – công nghệ.
  3. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
  4. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực Câu 7: Một hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là đã diễn ra
  5. Quá trình hình thành các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị quốc tế.
  6. Quá trình phát triển và tác động của các công ty xuyên quốc gia.
  7. Xu thế toàn cầu hóa.
  8. Quá trình sáp nhập các công ty thành các tập đoàn lớn.

Câu 8: Do tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nhân loại đã bước sang một nền văn minh mới là

A. văn minh thông tin B. văn minh công nghiệp

  1. văn minh thương mại D. văn minh nông nghiệp

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá

    1. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp
    2. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội
    3. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước
    4. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn

Câu 10: Nguồn gốc quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là

A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. B. Yêu cầu phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

    1. Do kế thừa những thành tựu KHKT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
    2. Do những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

Câu 11: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX) diễn ra theo trình tự nào?

    1. Kĩ thuật – khoa học- sản xuất
    2. Sản xuất- kĩ thuật – khoa học
    3. Khoa học – kĩ thuật – sản xuất
    4. Sản xuất – khoa học – kĩ thuật

Câu 12: Yếu tố nào sau đây không thuộc đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2?

    1. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới như máy tính, máy tự động…
    2. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học C. Thời gian từ phát minh đến ứng dụng được rút ngắn
  1. Chuyển từ vĩ mô sang vi mô.

Câu 13: Tổ chức nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? A. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).

  1. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
  2. Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA).
  3. Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).

Câu 14: Mặt tích cực của cách mạng Khoa học – kĩ thuật là

  1. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.
  2. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ.
  3. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng.
  4. Đưa tới những thay đổi lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao động trong nông nghiệp giảm sút, dân số trong các ngành dịch vụ tăng lên.

Câu 15: Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của yếu tố nào?

  1. Khoa học – công nghệ.
  2. Kinh tế - tài chính.
  3. Lực lượng sản xuất. D. Liên kết khu vực.

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-D

4-A

5-B

6-B

7-C

8-A

9-A

10-D

11-C

12-A

13-B

14-A

15-C

Câu 1: Đáp án D LỜI GIẢI CHI TIẾT

Với những đột phá trong công nghệ sinh học, công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim,….dẫn tới cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những giống lúa mới có năng suất cao, chịu bệnh tốt…..

Câu 2: Đáp án C

Giai đoạn hai của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật từ năm 1973 đến nay diễn ra chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, năng lượng mới,....Cuộc cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

Câu 3: Đáp án D

Trong cách mang khoa học – kĩ thuật hiện đại (lần 2) sau chiến tranh thế giới thứ hai, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nghĩa là mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa họC. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

Câu 4: Đáp án A

Ở giai đọan hai của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, năng lượng mới, dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học => Cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

Câu 5: Đáp án B

Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất. Khoa học và kĩ thuật không tách rời nhau là đặc điểm của cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần thứ hai.

Câu 6: Đáp án B

Toàn cầu hóa có 4 biểu hiện sau:

  • Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. - Sự phát triển và tác động to lớn của công ti xuyên quốc gia.
  • Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
  • Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mai, tài chính quốc tế.

Câu 7: Đáp án C

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Câu 8: Đáp án A

Văn minh thông tin là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Máy tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khat năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin toàn cầu. Đây là một trong những thành tựu quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ.

Câu 9: Đáp án A

Những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa bao gồm:

  • Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội
  • Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
  • Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.

Câu 10: Đáp án D

Đặt trong sự so sánh với cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 1, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (KH – KT) lần hai cũng phát triển do đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

- Trong cách mạng KH- KT lần 1, so ở nước Anh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra một loại máy làm cho năng suất dệt cao hơn. Vì thế, máy dệt bằng hơi nước và máy kéo sợi Gienni đã ra đời, năng suất nhiều hơn so với dệt bằng tay, - Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng tăng cao, con người không chỉ muốn có nhiều quần áo nữa mà cần có cả các sản phẩm sạch, máy móc tiên nghi trên mọi lĩnh vựC. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong cuôc cách mạng KH – KT lần 2, con người đạt đươc nhiều thàng tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực: sinh học, hóa học, vật lí, …cùng với đó là nguyên liệu mới, vật liệu mới, máy tính điện tử,….

Câu 11: Đáp án C

Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghê.

=> Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra theo trình tự: Khoa học – kĩ thuật – sản xuất.

Câu 12: Đáp án A

Đáp án A là thành tựu cụ thể của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, không phải là đặc điểm chung.

Câu 13: Đáp án B

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự giữa Mĩ và các nước phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa => NATO không thuộc tổ chức liên kết kinh tế, tài chính, thương mại khu vực và thế giới => không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Câu 14: Đáp án A

Các nhân tố sản xuất ở đây bao gồm: công cụ sản xuất (máy móc, thiết bị) và lực lượng sản xuất (người lao động). Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai đã tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động lên gấp nhiều lần.

Câu 15: Đáp án C

Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng tiến manh mẽ của yếu tố lực lượng sản xuất.

Mức độ 3: Vận dụng – Vận dụng cao

Câu 1: Điểm khác nhau căn bản giữa cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại so với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII là mọi phát minh kĩ thuật đều A. dựa trên các ngành khoa học cơ bản.

  1. bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
  2. xuất phát từ nhu cầu chiến tranh.
  3. bắt nguồn từ thực tiễn.

Câu 2: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.

  1. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.
  2. Đưa con người sang nền văn minh trí tuệ.
  3. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
  4. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng

Câu 3: Để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển của mình bằng cách

A. Chính trị là trọng điểm B. Văn hóa là trọng điểm

C. Quân sự là trọng điểm D. Kinh tế là trọng điểm.

Câu 4: Toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng bởi lý do nào sau đây

  1. Thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất.
  2. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
  3. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
  4. Thúc đẩy và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

Câu 5: Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật hiện đại dẫn đến hiện tượng gì

  1. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
  2. Đầu tư vào khoa hoc ̣
  3. Sự bùng nổ thông tin
  4. Mọi phát minh về khoa học kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học

Câu 6: Sự khác nhau cơ bản giữa hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại là gì?

  1. Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên lĩnh vực công nghệ.
  2. Trong giai đoạn 1, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ những cải tiến kỹ thuật. C. Từ giai đoạn 2, khoa học đã đi trước, mở đường cho kỹ thuật phát triển

D. Trong giai đoạn 1, tập trung phát triển về các khoa học cơ bản.

Câu 7: Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt Nam?

  1. Xu hướng toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.
  2. Xu hướng toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.
  3. Xu hướng toàn cầu hóa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước.
  4. Xu hướng toàn cầu hóa là không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Câu 8: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là

  1. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ
  2. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng
  3. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất
  4. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ

Câu 9: Xu thế toàn cầu hóa đã tạo cho Việt Nam điều kiện thuận lợi nào trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa

  1. Khai thác được nguồn lực trong nước
  2. Xã hội hóa lực lượng sản xuất
  3. Giữ vững bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ
  4. Tăng cường hợp tác quốc tế

Câu 10: Nhân loại đã trải qua các cuộc khoa học - kĩ thuật nào?

  1. Cuộc Cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và Cách mạng kĩ thuật thế kỉ XIX
  2. Cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ

XX

  1. Cuộc Cách mạng kĩ thuật và Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX
  2. Cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ

XX

Câu 11: Sự ra đời của vũ khí hạt nhân chứng tỏ

  1. Khoa học – kĩ thuật là yếu tố duy nhất tạo nên sức mạnh quốc phòng của mỗi quốc gia.
  2. Những thành tựu của Khoa học – kĩ thuật nếu không được sử dụng trên tinh thần nhân văn cao cả thì cũng có thể trở thành những mối hiểm họa lớn đối với cuộc sống con người. C. Con người đã đạt đến đỉnh cao về trình độ chinh phục tự nhiên.

D. Đáp ứng được yêu cầu ngày càng cấp thiết về nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Câu 12: Cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác động như thế nào đến kết cấu xã hội của các nước tư bản phát triển?

  1. Giai cấp nông dân giảm.
  2. Giai cấp công nhân giảm.
  3. Tầng lớp tri thức giảm.
  4. Tầng lớp nhân viên và công nhân có tri thức khoa học giảm.

Câu 13: Nguồn gốc sâu xa chung của hai cuộc cách mạng: cách mạng công nghiệp thế kỉ

XVIII – XIX và cách mạng khoa học công nghiệp thế kỉ XX là A. Do sự bùng nổ dân số.

  1. Nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người.
  2. Do yêu cầu của việc cải tiến vũ khí, sáng tạo vũ khí mới.
  3. Do yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh.

Câu 14: Xu thế toàn cầu hóa tạo ra thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt là gì? A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.

  1. Trình độ của người lao động còn thấp.
  2. Trình độ quản lí còn thấp.
  3. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.

Câu 15: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa là

  1. am hiểu luật pháp quốc tế. B. cạnh tranh lành mạnh.

C. giữ vững độc lập chủ quyền D. bình đẳng trong cạnh tranh. Câu 16: Nội dung nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?

  1. Nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài.
  2. Quá trình liên kết khu vực, hợp tác giữa các nước đang được đẩy mạnh.
  3. Hòa bình, ổn định tạo nên sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
  4. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực. Câu 17: Điền vào chỗ (….) cụm từ thích hợp:

Toàn cầu hóa là ….(1), là một thực tế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa là…(2) lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những….(3) to lớn. A. (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thuận lợi.

  1. (1) xu thế chủ quan, (2) thách thức, (3) thuận lợi.
  2. (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thách thức.
  3. (1) xu thế chủ quan, (2) thời cơ, (3) thách thức.

Câu 18: Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

  1. Kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển
  2. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới
  3. Kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất
  4. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu

Câu 19: Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải

  1. Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức
  2. Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.
  3. Tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài để phát triển kinh tế
  4. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Câu 20: Tính hai mặt của toàn cầu hoá là

  1. Tạo cơ hội lớn cho các nước tư bản và xã hội chủ nghĩa
  2. Vừa tạo ra cơ hội, vừa tạo ra thách thức cho tất cả các nước
  3. Nguy cơ mất bản sắc dân tộc
  4. Đặt ra thách thức cho các nước Tư bản và xã hội chủ nghĩa

ĐÁP ÁN

1-B

2-C

3-D

4-A

5-C

6-A

7-A

8-D

9-D

10-B

11-B

12-A

13-B

14-A

15-C

16-A

17-C

18-C

19-A

20-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B

  • Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống.
  • Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại có đặc điểm lớn nhất là mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật kĩ thuật, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất.

Câu 2: Đáp án C

Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai là thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. Các nhân tố sản xuất ở đây bao gồm: người lao động, công cụ sản xuất, trao đổi hàng hóa. Cách mạng khoa học kĩ thuật càng phát triển thì càng yêu cầu người lao động phải nâng cao trình độ để có thể sử dụng máy móc để sản xuất. Công cu sản xuất không phải chỉ có máy dệt bằng hơi nước nữa mà còn có nhiều loai máy móc chạy bằng điện, ánh sáng mặt trời,…

Câu 3: Đáp án D

Bản chất của toàn cầu hòa là sự tăng nhanh mạnh mẽ của những mối liên hệ, những tác động, phục thuộc lần nhau giữa các quốc gia, các dân tộc và các khu vực trên thế giới. Trong đó, mối liên hệ trọng tâm nhất đó là mối liên hệ về kinh tế, đồng thời kinh tế cũng là nội dung quan trọng nhất trong biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa. Xu thế này tạo ra môi trường để các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của nhau và trao đổi hàng hóa. Để hội nhập với xu thế này, các nước cần điều chỉnh chiến lược phát triển của mình bằng cách tập trung vào nội dung chính nhất đó là phát triển kinh tế, lấy kinh tế làm trọng điểm.

Câu 4: Đáp án A

Các đáp án B, C, D là biểu hiện cụ thể của xu thế toàn cầu hóa. Đáp án A:

  • Thúc đẩy nhanh sự phát triển: ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật là điều kiện quan trọng đưa tới sự tăng trưởng nhanh về kinh tế thông qua tăng năng suất lao động lên gấp nhiều lần.
  • Xã hội hóa lực lượng sản xuất: người lao động có trình độ chuyên môn hóa cao, xuất hiện tầng lớp công nhân tri thức.

Câu 5: Đáp án C

Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại dẫn đến công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là thế hê máy tính điện tử có khả năng liên kết với nhau bởi các hệ thống truyền dữ liệu, hình ảnh, hình thành nên mạng thông tin máy tính toàn cầu. Công nghệ thông tin cũng xâm nhập sâu rộng vào các ngành kinh tế và các hoạt động xã hội.

=> Hệ thống Internet đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới đó là nền văn minh thông tin, hay nói cách khác là sự bùng nổ thông tin

Câu 6: Đáp án A

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại chia thành hai giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: chủ yếu là các thành tựu khoa học cơ bản.
  • Giai đoạn 2: chủ yếu diễn công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học,…=> Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra theo chiều sâu=> Công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

Câu 7: Đáp án A

Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001 đã khẳng định tính tất yếu, đánh giá bản chất của toàn cầu hoá và cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam khi tham gia quá trình này: "Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh". Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hoá được Đảng ta chỉ rõ là chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường. Toàn cầu hoá đang là xu thế khách quan nhưng đang bị chi phối bởi các nước tư bản phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia, do đó việc cần nhấn mạnh quan điểm độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đảng ta cũng nhận thức rõ hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội phát triển cho đất nước. Đảng chỉ rõ nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới là một trong bốn nguy cơ và chúng ta có thể tận dụng những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại để tránh khỏi nguy cơ này.

Câu 8: Đáp án D

Nếu như ý nghĩa then chốt nhất của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật là thay đổi một cách căn bản các nhân tố sản xuất thì ý nghĩa then chốt của cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ với sự sáng tạo ra thế hệ máy tính điện tử mới, nguyên liệu mới, năng lượng mới, vật liệu mới,…Giảm lao động chân tay đến tối đa, tăng lao động trí tuệ..

Đặc trưng của văn minh tri thức - trí tuệ là điều khiển học thông qua tự động hoá, chương trình hoá. Động lực phát triển là những bước đại nhảy vọt về năng suất lao động thông qua sức sáng tạo “thần kỳ” của trí tuệ (của lao động trí óc đầy phiêu lưu, nhưng cũng đầy sáng tạo). Đời sống vật chất cao, xã hội thoáng cởi mở, con người xa rời truyền thống để sống độc lập hơn, tự do hơn.

Câu 9: Đáp án D

Toàn cầu làm cho mối liên hệ giữa các quốc gia được tăng cường, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc tế với các nước để học hỏi trình độ khoa học – kĩ thuật và công nghệ, trình độ quản lí sản xuất của các nước phát triển. Đồng thời, tăng cường đào tạo người lao động có trình độ cao.

Câu 10: Đáp án B

Nhân lại cho đến nay đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật:

- Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 1 (Cách mạng công nghiệp) thế kỉ XVII – XVIII. - Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 (Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại) từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay.

Câu 11: Đáp án B

Vũ khí hạt nhân mang đến những hiểm họa nghiêm trọng cho đời sống con người. Những phát minh khoa học – kĩ thuật được sáng tạo bắt nguồn từ việc đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. Tuy nhiên, nếu những phát minh khao học – kĩ thuật đó nếu không được sử dụng trên tinh thần nhân văn cao cả, phục vụ cho lợi ích của con người nói chung thì vô tình nó lại trở thành mối hiểm họa lớn đối với cuộc sống con người.

Câu 12: Đáp án A

Cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi các nhân tố sản xuất: tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị) và người lao động. Trong đó năng suất lao động ngày càng tăng. Việc sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp sẽ chuyển quy mô sản xuất nồn nghiệp từ vi mô sang vĩ mô, chuyên môn hóa sản xuất. Số lượng nông dân sản xuất đặt ra yêu cầu mới là giảm đi => số lượng giai cấp nông dân ngày càng giảm và chuyển thành công nhân và các tầng lớp khác. Đây là một tác đông tích cực của cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại. Câu 13: Đáp án B

Đặt trong sự so sánh với cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 1, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (KH – KT) lần hai cũng phát triển do đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

  • Trong cách mạng KH- KT lần 1, so ở nước Anh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra một loại máy làm cho năng suất dệt cao hơn. Vì thế, máy dệt bằng hơi nước và máy kéo sợi Gienni đã ra đời, năng suất nhiều hơn so với dệt bằng tay,
  • Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng tăng cao, con người không chỉ muốn có nhiều quần áo nữa mà cần có cả các sản phẩm sạch, máy móc tiên nghi trên mọi lĩnh vực. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong cuôc cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 2, con người đạt đươc nhiều thàng tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực: sinh học, hóa học, vật lí, …cùng với đó là nguyên liệu mới, vật liệu mới, máy tính điện tử, ….

Câu 14: Đáp án A

Toàn cầu hòa là xu thế đang có tác động đến mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam có lẽ là thách thức về kinh tế . Bởi vì nói đến quá trình toàn cầu hóa, như trên trình bày, trước hết phải nói đến toàn cầu hóa về kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở của quá trình toàn cầu hóa nói chung. ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của Việt Nam đã nói đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Cho đến nay, trải qua hơn 10 năm tiếp tục đổi mới, nguy cơ đó vẫn tồn tại và hết sức lớn. Để tránh nguy cơ đó, trong những năm gần đây, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hóa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để khắc phục nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, chủ trương đó được thực hiện trong điều kiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn thấp xa so với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; tích luỹ từ nền kinh tế để công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn thấp; kết cấu hạ tầng lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, …

=> Như vậy, thách thức lớn nhất mà toàn cầu hóa đem lại đối với Việt Nam là sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thế giới.

Câu 15: Đáp án C

Xu thế toàn cầu hóa là cơ hội to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo nên những thách thức to lớn. Xu thế toàn cầu hóa tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia.

Chính vì thế, khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa vẫn cần giũ vừng nguyên tắc quan trọng nhất là giữ vững chủ quyền quốc gia.

Câu 16: Đáp án A

“Toàn cầu hóa” là cơ hội mang tính lịch sử, cơ hội lớn cho sự phát triển của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển.

Xu thế của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập, tăng cường hợp tác, tham gia vào liên minh khu vực và thế giới. Vì thế, các nước đang phát triển có thể khai thác nguồn đầu tư khoa học – công nghệ từ các nước khác theo phương châm đi tắt, đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. Các nước cần tranh thủ thời cơ và những thuận lợi đó, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Câu 17: Đáp án C

Toàn cầu hóa xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn.

Câu 18: Đáp án C

Cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần thứ hai ra đời và phát triển là do nhu cầu và đòi hỏi về cuộc sống ngày càng cao của con người. Khi đó, lực lượng sản xuất ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Lực lượng sản xuất bao gồm hệ thống những tư liệu sản xuất: vốn, máy móc và người lao động.

Khi lực lượng sản xuất phát triển, đòi hỏi cần phải có sự trao đổi công nghệ, trình độ quản lí, nâng cao chất lượng lao động giữa các quốc gia, khu vực và các dân tộc trên thế giới. ð Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lần nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia trên thế giới, nó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược.

Câu 19: Đáp án A

Toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo nên những thách thức to lớn. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Do vậy, “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”.

Câu 20: Đáp án B

Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hòa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.