Khbd mô đun 9 môn khoa học tự nhiên cấp thcs

Khbd mô đun 9 môn khoa học tự nhiên cấp thcs

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Khbd mô đun 9 môn khoa học tự nhiên cấp thcs

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Trường:

Tổ:

Họ và tên giáo viên:

TÊN BÀI DẠY: BÀI 24. THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ MÔ TẢ

CƠ THỂ ĐƠN BÀO, CƠ THỂ ĐA BÀO.

Thời gian thực hiện: (2 tiết).

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC (KHTN 6)

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC:

1. Năng lực:

a) Năng lực KHTN:

- Nhận thức KHTN:

(1) HS mô tả và vẽ được hình một cơ thể đơn bào.

(2) HS quan sát và mô tả được cấu tạo cơ thể người.

(3) HS quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cơ thể thực vật.

(4) Phân biệt cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

(5) Vận dụng các kiến thức về cơ thể sinh vật để nhận biết cơ thể đơn bào và đa bào trong thực tế.

b) Năng lực chung

- Năng lực tự chủ tự học:

(6) Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, mẫu vật để hoàn thành nội dung phiếu học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

(7) Hoạt động nhóm để hoàn thành vào phiếu học tập.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm trong các hoạt động học tập:

(8) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm.

- Yêu nước:

(9) Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị, CNTT

a) Giáo viên:

- Máy tính

- Phần mềm: capcut, nền tảng zoom/google meet,…

- Bài giảng PP.

- Dụng cụ: Lam kính, lamen, cốc đong, kính hiển vi, ống nhỏ giọt, giấy thấm, thìa thủy tinh.

- Mẫu vật: Nước ao hồ, nước ngâm rơm hoặc cỏ, một số cây (Hs có thể tự chuẩn bị)

- Học liệu số:

+ Kính hiển vi quang học, mẫu nước ao/hồ, tranh ảnh về sinh vật đơn bào

+ Tranh ảnh về sinh vật đa bào, mô hình cơ thể người, tranh ảnh về thực vật

+ Video 1 theo địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=IViT8ovushk

+ Video 2 theo địa chỉ: https://youtu.be/1jIPJxmd_Uc

b) Học sinh :

- Điện thoại thông minh kết nối internet, máy tính bảng, máy tính….

2. Học liệu khác:

- Các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ THỜI GIAN

Tên hoạt động cụ thể (thời gian)

Mục tiêu hoạt động

Nội dung hoạt động

PP/công cụ

Phương án đ.giá

(tên công cụ /kiểu đánh giá)

Phương án ứng dụng CNTT

Đề xuất

Hoạt động 1. Mở đầu(10 phút)

- Giúp học sinh hứng thú hơn trước khi vào bài.

- Xác định được nội dung trọng tâm của bài học

Học sinh tham gia trò chơi

- Trò chơi/ Tổ chức trên lớp học

Sử dụng PP

Nếu dạy trực tuyến (G Meet/ Zoom)

Dùng Quizizz, Kahout

Nếu dạy trực tuyến (G Meet, Zoom)

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức

2.1. Thực hành quan sát và mô tả cơ thể đơn bào.(20 phút)

(1), (4), (5), (6),( 7), (8)

Hs xem video hoàn thiện phiếu học tập

HS quan sát động vật nguyên sinh qua kính hiển vi

Nhóm

Bảng kiểm, đồng đẳng

Sử dụng Power Point,

Video trên youtube

Infographic

Học liệu số: Kính hiển vi quang học, mẫu nước ao/hồ, tranh ảnh về sinh vật đơn bào

2.2. Thực hành quan sát và mô tả cấu tạo cơ thể người. (20 phút)

(2), (4), (5), (6),( 7), (8)

Hs quan sát mô hình cơ thể người, video, hoàn thành phiếu học tập

Nhóm

Bảng kiểm, đồng đẳng

Học liệu số: Video, tranh ảnh về sinh vật đa bào, mô hình cơ thể người

2.3. Thực hành quan sát và mô tả cấu tạo cơ thực vật. (20 phút)

(3), (4), (5), (6), (7), (8)

Hs quan sát tranh ảnh về thực vật, hoàn thành phiếu học tập

Nhóm

Bảng kiểm, đồng đẳng

Học liệu số: tranh ảnh về thực vật

Hoạt động 3.Thu hoạch,Luyện tập

(15 phút)

(4), (6), (8), (9)

Học sinh làm bài thu hoạch thực hành, báo cáo kết quả

Hoạt động cá nhân

Sử dụng PP

Video trên youtube

Sử dụng imindmap (hệ thống kiến thức)

Nếu học trực tuyến thì sử dụng Quizizz,

Kahout

Hoạt động 4. Vận dụng

(5 phút)

(5)

HS làm báo cáo về cách lấy mẫu nước ao/hồ

Hoạt động cá nhân

Sử dụng PP

Azota, olm.vn, G classroom (nhiệm vụ về nhà)

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh hứng thú hơn trước khi vào bài.

- Xác định được nội dung trọng tâm của bài học

b) Nội dung:

- Học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”

c) Sản phẩm:

Cơ thể đơn bào

Cơ thể đa bào

Trùng biến hình, tảo lục, phẩy khuẩn tả gây bệnh tả, vi khuẩn HP, trùng roi, trùng giày, vi khuẩn gây bệnh uốn ván.

Cây xanh, em bé, con thỏ, con gà.

d) Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?Tìm hiểu trả lời câu .

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi

- HS suy nghĩ và đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi

- GV làm MC, theo dõi quan sát hoạt động của HS.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi

- HS khác lắng nghe, đưa ra phương án khác nếu có

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chốt các phương án đúng

* Từ đó GV dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 2.1. Thực hành quan sát và mô tả cơ thể đơn bào.(20 phút)

a) Mục tiêu:(1), (4), (5), (6),( 7), (8)

b) Nội dung:

- HS nghiên cứu thông tin SGK để

1) Nêu thiết bị, dụng cụ và mẫu vật để quan sát cơ thể đơn bào.

2) Sắp xếp theo thứ tự các bước để làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào.

- HS quan sát cơ thể đơn bào và hoàn thành nội dung số 1 trong phiếu học tập.

3) Kể tên cơ thể đơn bào có khả năng quang hợp mà em quan sát thấy. Dấu hiệu nhận biết chúng là gì?

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

- Đáp án phiếu GV số 1

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập (qua học liệu trên drive)

- GV giao PGV số 1 cho HS qua học liệu trên drive

- Yêu cầu cá nhân HS thực hiện.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập (qua học liệu trên drive)

- GV hướng dẫn, giải đáp về nhiệm vụ nếu HS thắc mắc.

- Cá nhân HS tự hoàn thành PGV số 1 có hướng dẫn tại nhà.

* Báo cáo kết quả và thảo luận (trực tiếp)

- Mời 1 HS trình bày kết quả PGV số 1 bản thân đã thực hiện tại nhà.

- Cả lớp lắng nghe và nhận xét hoặc đưa ra các phương án khác nếu có.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá hoạt động.

- GV kết luận nội dung hoạt động

Kết luận: PGV1

Hoạt động 2.2. Thực hành quan sát và mô tả cấu tạo cơ thể người. (20 phút)

a) Mục tiêu:(2), (4), (5), (6),( 7), (8)

b) Nội dung:

- Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình ảnh, xem băng và hoàn thành nội dung số 2 trong bảng thu hoạch nhóm.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

- Đáp án phiếu giao việc số 2

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập (qua học liệu trên drive)

- GV giao PGV số 2 cho HS qua học liệu trên drive

- Yêu cầu cá nhân HS thực hiện.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập (qua học liệu trên drive)

- GV hướng dẫn, giải đáp về nhiệm vụ nếu HS thắc mắc.

- Cá nhân HS tự hoàn thành PGV số 2 có hướng dẫn tại nhà.

* Báo cáo kết quả và thảo luận (trực tiếp)

- GV yêu cầu 1 nhóm trình bày PGV số 2 🡪các nhóm khác bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (trực tiếp)

- GV nhận xét đánh giá hoạt động.

- GV kết luận nội dung hoạt động

Kết luận: PGV2

Hoạt động 2.3. Thực hành quan sát và mô tả cấu tạo cơ thể người. (20 phút)

a) Mục tiêu:(3), (4), (5), (6),( 7), (8)

b) Nội dung:

  • Yêu cầu HS nêu các cơ quan trong cơ thể thực vật.
  • HS nhận biết các cơ quan của cơ thể thực vật, mô tả cấu tạo của các cơ quan trên hình ảnh giáo viên cung cấp.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

- Đáp án phiếu giao việc số 3

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập (qua học liệu trên drive)

- GV giao PGV số 3 cho HS qua học liệu trên drive

- Yêu cầu cá nhân HS thực hiện.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập (qua học liệu trên drive)

- GV hướng dẫn, giải đáp về nhiệm vụ nếu HS thắc mắc.

- Cá nhân HS tự hoàn thành PGV số 3 có hướng dẫn tại nhà.

* Báo cáo kết quả và thảo luận (trực tiếp)

- GV yêu cầu 1 nhóm trình bày PGV số 2 🡪 các nhóm khác bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (trực tiếp)

- GV nhận xét đánh giá hoạt động.

- GV kết luận nội dung hoạt động

Kết luận: PGV3

3. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)

a) Mục tiêu:(4), (6), (8), (9)

b) Nội dung:

- HS nêu lại nội dung của bài thực hành.

- Các nhóm hoàn thiện bảng thu hoạch nhóm

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS và bài thu hoạch của nhóm

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã làm trong bài thực hành.

+ GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện và nộp bài thu hoạch nhóm.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập (trực tiếp)

HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- GV theo dõi

* Báo cáo kết quả và thảo luận

+ GV gọi ngẫu nhiên HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.

+ Các nhóm nộp lại bản thu hoạch của nhóm.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét phần thực hành của các nhóm

4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)

a) Mục tiêu: (5)

b) Nội dung:

Câu trả lời cho câu hỏi: Để quan sát được trùng roi chúng ta cần lưu ý gì khi lấy mẫu nước ao hồ? Vì sao?

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV : Đưa ra câu hỏi=>Yêu cầu HS trả lời câu hỏi

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời

* Báo cáo kết quả và thảo luận

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá hoạt động

PHỤ LỤC

PHIẾU GV SỐ 1

- Dựa vào hình 24.2, xác định tên sinh vật đon bào em đã quan sát được và hoàn thành vào bảng sau:

Tên sinh vật quan sát được

Vẽ hình

PHIẾU GV SỐ 2

Quan sát hình SGK kết hợp xem băng hình

- Cho biết trong cơ thể người có những hệ cơ quan nào?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Hoàn thành bảng sau:

Đặc điểm

Hệ cơ quan

Các cơ quan cấu tạo

Vị trí trên cơ thể.

Hệ tiêu hóa

Hệ tuần hoàn

Hệ thần kinh

- Đoạn video còn cho em biết thêm thông tin gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

PHIẾU GV SỐ 3

Quan sát các mẫu vật xác định vị trí, gọi tên các cơ quan của cây và hoàn thành bảng sau

Tên cây

Cơ quan quan sát được

Mô tả