Lý thuyết và trắc nghiệm ôn chương 7 hóa 12: sắt và một số kim loại quan trọng

Lý thuyết và trắc nghiệm ôn chương 7 hóa 12: sắt và một số kim loại quan trọng

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Lý thuyết và trắc nghiệm ôn chương 7 hóa 12: sắt và một số kim loại quan trọng

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 7:

SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Sắt (Fe):

1. Vị trí và cấu tạo Fe.

- Fe có số hiệu nguyên tử 26, Chu kì 4, Nhóm VIIIB.

- Cấu hình e: [Ar] 3d64s2 hay 1s22s22p63s23p63d64s2 Fe là nguyên tố d, có thể nhường 2 e hoặc 3 e ở phân lớp 4s và phân lớp 3d để tạo ra ion Fe2+, Fe3+.

- Trong hợp chất, sắt có số oxi hoá là +2, +3. Vd: FeO, Fe2O3

2. Tính chất vật lí.

Là kim loại màu trắng hơi xám, dễ rèn. Sắt có tính nhiễm từ nên được dùng làm lõi của động cơ điện.

3. Tính chất hoá học.

- Sắt là một kim loại có tính khử trung bình. Fe có thể bị oxi hoá thành Fe+2 hoặc Fe+3 tuỳ thuộc vào chất oxi hoá tác dụng với Fe.

A. Tác dụng với phi kim.

- Tác dụng với O2 : Sắt cháy sáng trong không khí:

3Fe + 2O2 = Fe3O4

- Fe tác dụng với phi kim khác

2Fe + 3Cl2 2FeCl3

Fe + S FeS

b.Tác dụng với axit.

* Với axit HCl, H2SO4 loãng: Fe0 bị oxi hóa lên Fe+2

Fe + 2HCl FeCl2 + H2

Fe + H2SO4 FeSO4 + H2

* Với HNO3,H2SO4 đặc:

- HNO3 và H2SO4 đặc nguội làm cho Fe bị thụ động (không tan).

- HNO3 loãng oxi hoá Fe0 lên Fe+3.

- HNO3 H2SO4 đặc nóng đều oxi hoá Fe0 lên Fe+3.

Ví dụ: Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO⭡+ 2H2O

2Fe + 6H2SO4 đ, nóng Fe2(SO4)3 + 3SO2 ⭡ + 6H2O

c. Tác dụng với muối:

Ví dụ: Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu

4. Trạng thái tự nhiên – phương pháp điều chế và ứng dụng.

a.Trạng thái tự nhiên.

- Là kim loại phổ biến nhất sau Al. Tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất.

- Những thiên thạch từ khoảng không gian của vũ trụ rơi và quả đất chủ yếu là Fe ở dạng tự do.

- Những quặng quan trọng nhất của Fe là:

+ Manhetit. Fe3O4 (Oxit sắt từ)

+ Hematit đỏ Fe2O3

+ Hematit nâu Fe2O3.nH2O.

+ Xiđerit FeCO3.

+ Khoáng vật pirit FeS2 .

b.Điều chế.

Điều chế Fe tinh khiết:

3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O

2Al + Fe2O3 Al2O3 + 3Fe

Sắt kĩ thuật được điều chế bằng cách khử sắt oxit ở nhiệt độ cao.

II. Hợp chất sắt (II): gồm muối, hiđroxit, oxit của Fe2+ .

Vd: FeO, Fe(OH)2, FeCl2

1. Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (II):

- Hợp chất sắt (II) tác dụng với chất oxi hoá sẽ bị oxi hoá thành hợp chất sắt (III). Trong phản ứng hoá học ion Fe2+ có khả năng cho 1 electron: Fe2+ Fe3+ + 1e

🢡 Tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử.

Ví dụ 1: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4 Fe (OH)3

khử oxh

Ví dụ 2: 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3

🢡 Oxit và hidroxit sắt(II) có tính bazơ:

Ví dụ 1: Fe(OH)2 + 2HCl FeCl2 + 2H2O

Ví dụ 2: FeO + 2HCl FeCl2 + H2O

2. Điều chế một số hợp chất sắt (II):

+ Fe(OH)2 : Dùng phản ứng trao đổi ion giữa dd muối sắt (II) với dung dịch bazơ.

Ví dụ: FeCl2 + 2 NaOH Fe(OH)2 + 2 NaCl

Fe2+ + 2 OH- Fe(OH)2

+ FeO :

*Phân huỷ Fe(OH)2 ở nhiệt độ cao trong môi trường không có không khí .

Fe(OH)2 FeO + H2O

*Hoặc khử oxit sắt ở nhiệt độ cao.

Fe2O3 + CO 2 FeO + CO2

+ Muối sắt (II): Cho Fe hoặc FeO, Fe(OH)2 tác dụng với các dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

III. Hợp chất sắt (III):

1. Tính chất hoá học của hợp chất sắt (III): Hợp chất sắt (III) có tính oxi hoá: khi tác dụng với chất khử, hợp chất sắt (III) bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do.

Trong pư hoá học : Fe3+ + 1e Fe2+

Fe3+ + 3e Fe

🢥 tính chất chung của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.

Ví dụ 1: Nung hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 ở nhiệt độ cao:

Fe2O3 + 2Al Al2O3 +2 Fe

Oxi hóa khử

Ví dụ 2: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch muối sắt (III) clorua.

2 FeCl3 + Fe → 3FeCl2

Ví dụ 3: cho Cu tác dụng với dung dịch FeCl3.

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

2. Điều chế một số hợp chất sắt (III):

a. Fe(OH)3: Chất rắn, màu nâu đỏ.

- Điều chế: phản ứng trao đổi ion giữa dung dịch muối sắt (III) với dung dịch kiềm.

Ví dụ :Fe(NO3)3 + 3NaOH→ Fe(OH)3 + 3NaNO3

Pt ion: Fe3+ + 3 OH- → Fe(OH)3

b. Sắt (III) oxit: Fe2O3. Phân huỷ Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.

2 Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O.

c. Muối sắt (III): Điều chế bằng phản ứng giữa Fe2O3, Fe(OH)3 với dung dịch axit.

Ví dụ: Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.

IV. GANG:

1. Khái niệm: Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon biến động trong giới hạn 2% – 5%

2. Phân loại: Có 2 loại gang: gang trắng và gang xám.

Gang trắng chứa ít C hơn chủ yếu ở dạng xementit, cứng, giòn, được dùng để luyện thép.

Gang xám chứa C ở dạng than chì, ít cứng và ít giòn hơn, được dùng để đúc các vật dụng

3. Sản xuất gang:

- Nguyên liệu để luyện gang là quặng sắt, than cốc và chất chảy CaCO3

- Nguyên tắc luyện gang là dùng chất khử CO để khử các oxit sắt thành sắt

- Các phản ứng khử sắt xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang (trong lò cao):

+ Giai đoạn tạo chất khử

+ Giai đoạn khử oxit Fe thành Fe

+ Giai đoạn tạo xỉ

V. THÉP:

1. Khái niệm: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng rất ít nguyên tố Si, Mn . . . Hàm lượng cacbon trong thép chiếm 0,01 – 2%.

2. Phân loại: Có 2 loại thép: dựa trên hàm lượng của các nguyên tố có trong từng loại thép

- Thép thường hay thép cacbon chứa ít cacbon, silic, mangan và rất ít S,P.

- Thép đặc biệt là thép có chứa thêm các nguyên tố khác như Si, Mn, Ni, W, Vd …

3. Sản xuất thép:

- Nguyên tắc để sản xuất thép là loại bớt tạp chất có trong gang

- Nguyên liệu để sản xuất thép là:

*Gang trắng hoặc gang xám, sắt thép phế liệu.

*Chất chảy là CaO

*Chất oxihoá là oxi nguyên chất hoặc không khí giàu oxi.

*Nhiên liệu là dầu mazút, khí đốt hoặc dùng năng lượng điện.

- Các phương pháp:

+ Phương pháp lò thổi oxi (PP Bet-xơ-me), thời gian luyện thép ngắn, chủ yếu dùng để luyện thép thường.

+ Phương pháp Mac-tanh (lò bằng): thường dùng để luyện thép có chất lượng cao.

+ Phương pháp lò điện: dùng để luyện thép đặc biệt, thành phần có những kim loại khó chảy như W

VI. Crom và hợp chất của crom

1. Crom:

a. Vị trí của crôm trong BTH: Crôm là kim loại chuyển tiếp, vị trí: STT: 24, Chu kì: 4, Nhóm: VIB

b. Cấu tạo của crôm: 1s22s22p63s23p63d54s1

-Trong hợp chất, crôm có số oxi hoá biến đổi từ +1 đến +6. Số oxi hoá phổ biến là +2,+3,+6. (crôm có e hoá trị nằm ở phân lớp 3d và 4s).

c. Tính chất vật lí:

- Crôm có màu trắng bạc, rất cứng (độ cứng thua kim cương)

- Khó nóng chảy, là kimloại nặng, d = 7,2 g/cm3.

d, Tính chất hoá học:

* Tác dụng với phi kim:

4Cr + 3 O2 2 Cr2O3

2Cr + 3Cl2 2 CrCl3

Ở nhiệt độ thường trong không khí, kim loại crôm tạo ra màng mỏng crôm (III) oxit có cấu tạo mịn, bền vững bảo vệ. Ở nhiệt độ cao khử được nhiều phi kim.

*Tác dụng với nước: không tác dụng với nước do có màng oxit bảo vệ.

*Tác dụng với axit:

Với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng nóng, màng axit bị phá huỷ Cr khử được H+ trong dung dịch axit. Vd: Cr + 2HCl CrCl2 + H2

Cr + H2SO4 CrSO4 + H2

Cr + 2H+ Cr2+ + H2

Chú ý: Crôm thụ động trong axit H2SO4 và HNO3 đặc ,nguội.

VII. HỢP CHẤT CỦA CROM

1. Một số hợp chất của crôm (II)

a. Crôm (II) oxit: CrO (màu đen). CrO là oxit bazơ, có tính khử mạnh, tan trong axit.

Vd: CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O. (1)

4CrO + O2 → 2Cr2O3 (2)

b. Crôm (II) hidroxit: Cr(OH)2 là chất rắn màu vàng.

- Điều chế: CrCl2 +2NaOH → Cr(OH)2 + 2NaCl

- Cr(OH)2 là bazơ, có tính khử:

Vd: Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + H2O.

4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3

c. Muối crôm (II): có tính khử mạnh

2CrCl2 + Cl2 2CrCl2

2. Một số hợp chất của crôm (III)

a. Crôm (III) oxit: Cr2O3 ( màu lục thẫm). Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc.

Vd: Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O. (1)

Cr2O3 + 2NaOH → 2NaCrO2+ H2O. (2)

Phản ứng (1), (2) chứng minh Cr2O3 là oxit lưỡng tính.

b. Crôm (III) hidroxit: Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám.

- Điều chế: CrCl3 +3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl

- Cr(OH)3 là hidroxit lưỡng tính:

Vd: Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2+ 2H2O. (1)

Natri crômit

Cr(OH)3 + 3HCl CrCl3 + 3H2O. (2)

Phản ứng (1), (2) chứng minh Cr(OH)3 là oxit lưỡng tính.

c. Muối crôm (III): vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.

- Trong môi trường axit Cr+3 có tính oxi hóa

2Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn2+

- Trong môi trường kiềm Cr+3 có tính khử: khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh Cr+3 bị oxi hóa thành CrO42-

2Cr3+ + 3Br2 + 16 OH- → 2CrO42- + 6Br- + 8H2O

2CrO2- + 3Br2 + 8 OH- → 2CrO42- + 6Br- + 4H2O

Muối quan trọng là phèn crom-kali: KCr(SO4)2.12H2O có màu xanh tím, dùng trong thuộc da, chất cầm màu trong nhộm vải.

3. Hợp chất Crôm (VI):

a. Crôm (VI) oxit: CrO3

- Là chất rắn màu đỏ thẫm.

- CrO3 là chất oxi hoá rất mạnh. một số hợp chất vô cơ và hữu cơ bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

VD: 2CrO3 + 2 NH3 Cr2O3 +N2↑+3 H2O

- CrO3 là một oxit axit, tác dụng với H2O tạo ra hỗn hợp 2 axit.

CrO3 + H2O → H2CrO4 : axit crômic

2 CrO3 + H2O → H2Cr2O7 : axit đicrômic

2 axit trên chỉ tồn tại trong dung dịch, nếu tách ra khỏi dung dịch chúng bị phân huỷ tạo thành CrO3

b. Muối cromat và đicromat:

- Là những hợp chất bền

- Muối cromat: Na2CrO4,...là những hợp chất có màu vàng của ion CrO42-.

- Muối đicromat: K2Cr2O7... là muối có màu da cam của ion Cr2O72-.

- Giữa ion CrO42- và ion Cr2O72- có sự chuyển hoá lẫn nhau theo cân bằng.

Cr2O72- + H2O ⮀ 2 CrO42- + 2H+

(da cam) (vàng)

Cr2O72- + 2OH- → 2 CrO42- + H2O

(da cam) (vàng)

2 CrO42- + 2 H+ → Cr2O72- + H2O

(vàng) (da cam)

* Tính chất của muối cromat và đicromat là tính oxi hoá mạnh. đặc biệt trong MT axit.

Vd: K2Cr2O7 + 3SO2 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O

VIII. ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG

1. ĐỒNG

I. Vị trí và cấu tạo:

a. Cấu tạo nguyên tử

Kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, Chu kỳ 4, Số hiệu NT là 29, Kí hiệu Cu → .

Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1. hoặc: 3d104s1.

Trong các hợp chất đồng có soh phổ biến là: +1; +2.

Cấu hình e của: Ion Cu+: 3d10 Ion Cu2+: 3d9

b. Cấu tạo của đơn chất:

- Đồng có BKNT nhỏ hơn kim loại nhóm IA

- Ion đồng có điện tích lớn hơn kim loại nhóm IA

- Kim loại đồng có cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện là tinh thể đặc chắc → liên kết trong đơn chất đồng bền vững hơn.

c. Một số tính chất khác của đồng:

- BKNT: 0,128 (nm).

- BK các ion Cu2+: 0,076(nm); Cu+: 0,095 (nm)

- Độ âm điện: 1,9

- Năng lượn ion hóa I1, I2: 744; 1956 (KJ/mol)

- Thế điện cực chuẩn: E0Cu2+/Cu: +0,34(V).

* Tính chất vật lí:

Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.

Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn bạc). D = 8,98g/cm3; t0nc = 10830C

* Hóa tính: Cu là KL kém hoạt động; có tính khử yếu.

+ Pứ với phi kim:

- Khi đốt nóng 2Cu + O2 → 2CuO (đồng II oxit)

- Cu td Với Cl2, Br2, S… ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng.

PT: Cu + Cl2 → CuCl2 (đồng clorua) Cu + S → CuS (đồng sunfua).

+ Tác dụng với axit:

- Với HCl, H2SO4(l):

Không phản ứng nhưng nếu có mặt O2 của không khí thì Cu bị oh → Cu2+ (H 7.11)

PT: 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O.

2Cu + 2H2SO4 (l) + O2 → 2CuSO4 + 2H2O

- Với HNO3, H2SO4 đặc nóng:

+ Tác dụng với dung dịch muối:

- Đồng khử được ion của những kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa ở trong dd muối → KL tự do

- VD : Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓ Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag↓

2. Một số hợp chất của đồng:

a. Đồng (II) Oxit: CuO là chất rắn, màu đen

*Tính oxi hóa: TD:

*Tính oxit bazơ : CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

b. Đồng (II) hiđroxit: Cu(OH)2 Chất rắn, màu xanh

*Tính bazơ: - Phản ứng với axit → Muối + H2O

TD: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

- Phản ứng tạo phức : Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4](OH)2

*Cu(OH)2 dễ bị nhiệt phân: Cu(OH)2 CuO + H2O

c. Muối Đồng(II) : CuS04 (khan) màu trắng, chất rắn. CuSO4 hấp thụ nước tạo thành CuSO4.5H2O màu xanh → dùng CuSO4 khan dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

B1. CẤP ĐỘ BIẾT

Câu 1: Biết cấu hình e của Fe: 1s22 s22p63s23p63d64s2. Xác định vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

A. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB B. Số thứ tự 25, chu kỳ 3, nhóm IIB

C. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm IIA D. Số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm VIIIA

Câu 2: Trong các câu sau đây, câu nào không đúng?

A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt

B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ

C. Crom có những tính chất hóa học giống nhôm

D. Crom có những hợp chất giống hợp chất của S

Câu 3: Chất nào dùng để phát hiện vết nước trong dầu hỏa, benzen

A. NaOH khan B. CuSO4 khan C. CuSO4.5H2O D. Cả A và B

Câu 4: Ion OH- có thể phản ứng với ion nào sau đây:

A. H+, NH4+, HCO3- B. Cu2+, Mg2+, Al3+

C. Fe3+,HSO­4-, Zn2+ D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây cho biết bản chất của quá trình luyện thép?

A. Oxi hóa các nguyên tố trong gang thành oxit, loại oxit dưới dạng khí hoặc xỉ.

B. Điện phân dd muối sắt (III)

C. Khử hợp chất của kim lọai thành kim loại tự do.

D. Khử quặng sắt thành sắt tự do

B2. CẤP ĐỘ HIỂU

Câu 6: Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây không thể sử dụng để điểu chế các muối Fe(II)?

A. FeO + HCl B. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng

C. FeCO3 + HNO3 loãng D. Fe + Fe(NO3)3

Câu 7: Nhận xét về tính chất hóa học của các hợp chất Fe(III) nào dưới đây là đúng?

A. Hợp chất Fe2O3 có tính axit, chỉ có oxi hóa

B. Hợp chất Fe(OH)3 có tính bazơ, chỉ có tính khử

C. Hợp chất FeCl3 có tính trung tính, vừa oxi hóa vừa khử

D. Hợp chất Fe2(SO4)3 có tính axit, chỉ có oxi hóa

Câu 8: Hòa tan hết cùng một Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là:

A. (1) bằng (2) B. (1) gấp đôi (2) C. (2) gấp rưỡi (1) D. (2) gấp ba (1)

Câu 9: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 . Quan sát thấy hiện tượng gì?

A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.

B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh

C. Thanh Fe có trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.

D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có dần màu xanh

Câu 10: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là:

A. NO2. B. N2O. C. NH3. D. N2.

B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤP

Câu 11: Cho phản ứng: NaCrO2+ Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O. Hệ số cân bằng của NaCrO2

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 12 : Cho a mol Mg và b mol Zn vào dung dịch chứa c mol Cu2+ và d mol Ag+. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch chứa 2 ion kim loại. Điều kiện về b (so với a,c,d) để được kết quả này là:

A. b > c - a + d/2 B. b < c - a +d/2 C. b > c - a D. b < a - d/2

Câu 13 : Cho vào ống nghiệm vài tinh thể K2Cr2O7 , sau đó thêm tiếp khoảng 3 ml nước và lắc đều được dung dịch Y. Thêm tiếp vài giọt KOH vào Y , được dung dịch Z. Màu sắc của d/dịch Y, Z lần lượt là :

A. màu đỏ da cam, màu vàng chanh B. màu vàng chanh, màu đỏ da cam

C. màu nâu đỏ , màu vàng chanh D. màu vàng chanh ,màu nâu đỏ

Câu 14 : Cho các kim loại Cu , Fe, Ag lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: HCl, CuSO4, FeCl2 ,FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO

Câu 15 : Cho một ít bột Fe vào d/dịch AgNO3 dư , kết thúc phản ứng được dung dịch có chứa chất tan

A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3

C. Fe(NO3)3 , AgNO3 D. AgNO3 , Fe(NO3)3 , Fe(NO3)2

Câu 16 : Nung 8,96 gam Fe trong không khí được hỗn hợp A .A hòa tan vừa hết trong dd HNO3 có 0,5 mol chất tan, thoát ra khí NO duy nhất .Số mol khí NO thoát ra :

A. 0,01

B. 0,02

C. 0,03

D. 0,04

Câu 17 : Cho 50 g hỗn hợp gồm Fe3O4, Cu , Mg tác dụng với dung dịch HCl dư ,sau phản ứng được 2,24 lít H2 (đktc) và còn lại 18 g chất rắn không tan. % Fe3O4 trong hỗn hợp ban đầu là :

A. 46,4 B. 59,2 C. 52,9 D. 25,92

Câu 18 : Cho 2,32 g Fe3O4 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1 M được dung dịch A. Thể tích dung dịch KMnO4 0,5 M tác dụng vừa đủ với A ( có H2SO4 loãng dư làm môi trường ) là:

A. 44 ml B. 40 ml C. 88 ml D. 20 ml

Câu 19 : 8,64 g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 chia làm 2 phần bằng nhau :

- phần 1 : cho tác dụng với dd CuSO4 dư được 4,4 g chất rắn B .

- phần 2 : cho vào dd HNO3 loãng , sau phản ứng được dd C , 0,448 lít NO duy nhất (đktc). Làm bay hơi từ từ dd C thu được 24,24 g một muối sắt ngậm nước. công thức của muối ngậm nước:

A. Fe(NO3)3. 2H2O

B. Fe(NO3)3. 5H2O

C. Fe(NO3)3. 6H2O

D. Fe(NO3)3. 9H2O

Câu 20 : Hòa tan hoàn toàn 2,4g hỗn hợp X gồm FeS2 , FeS, S (số mol FeS = số mol S) vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Thể tích khí SO2 thoát ra ở đktc là :

A. 2,464 lít B. 0,896 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

B

B

D

A

C

C

C

B

A

B

A

A

D

C

B

A

A

D

C