Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM GDCD LỚP 10 BÀI 5:
CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
Câu 1: Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?
A. Điểm nút B. Độ C. Chất D. Lượng
Câu 2: Chất và lượng là hai mặt thống nhất với nhau trong:
A. hai sự vật, hiện tượng khác loại B. một số sự vật, hiện tượng
C. hai sự vật, hiện tượng cùng loại D. cùng một sự vật, hiện tượng,
Câu 3: Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó
A. Các sự vật thay đổi B. Sự vật và hiện tượng thay đổi về chất
C. Lượng mới ra đời D. Sự vật mới hình thành, phát triển.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?
A. Do sự phủ định biện chứng
B. Do sự vận động của vật chất
C. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
D. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?
A. Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới tương ứng.
B. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết.
C. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
D. Bổ sung cho chất những nhân tô mới.
Câu 6: Câu tục ngữ: “Góp gió thành bão” thể hiện quan niệm nào dưới đây?
A. Nhiều cái nhỏ sẽ thành một cái to. B. Tích lũy về lượng để thay đổi về chất.
C. Lượng của sự vật thay đổi. D. Chất của sự vật thay đổi.
Câu 7: Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải
A. tạo ra chất mới tương ứng B. tạo ra sự biến đổi về lượng
C. tích luỹ dần dần về lượng D. làm cho chất mới ra đời
Câu 8: Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ
A. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
B. Những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng
C. Những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng
D. Những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng
Câu 9: Theo Triết học Mác - Lê nin, điểm nút là giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm:
A. các sự vật thay đổi B. thay đổi về chất sự vật và hiện tượng.
C. lượng mới ra đời D. sự vật mới hình thành, phát triển.
Câu 10: Theo Triết học Mác - Lê nin, độ là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng
A. các sự vật thay đổi.
B. sự vật mới hình thành, phát triển.
C. thay đổi về chất sự vật và hiện tượng.
D. chưa làm thay đổi về chất sự vật và hiện tượng.
Câu 11: Câu nào dưới đây không thể hiện mối quan hệ giữa sự biến đổi và lượng dẫn đến sự biến đổi về chất?
A. Năng nhặt chặt bị. B. Góp gió thành bão.
C. Dốt đến đâu học lâu cũng biết. D. Chị ngã em nâng.
Câu 12: Khẳng định nào dưới đây là sai?
A. Phát triển của sự vật chỉ bao hàm sự thay đổi về lượng.
B. Không thể có chất tồn tại ngoài lượng,
C. Thuộc tính vốn có của sự vật là những đặc tính vốn có của sự vật.
D. Mọi sự vật, hiện tượng đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau.
Câu 13: Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm
A. Lượng B. Chất C. Hợp chất D. Độ
Câu 14: Biều hiện nào dưới đây chỉ ra cách thức làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng?
A. Thực hiện các hình thức vận động.
B. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết
C. Liên tục thực hiện các bước nhảy
D. Bổ sung cho chất những nhân tố mới
Câu 15: Lượng biến đổi đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì
A. chất mới ra đời. B. sự vật thay đổi.
C. lượng mới hình thành. D. sự vật phát triển
Câu 16: Quy luật từ “Sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại” nói lên đặc tính nào của sự phát triển?
A. Cách thức của sự vận động và phát triển.
B. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
C. Động lực của sự vận động và phát triển.
D. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
Câu 17: Khẳng định nào dưới đây là sai?
A. Chất và lượng có tính quy định khách quan.
B. Chật tồn tại ngoài lượng.
C. Mọi sự vật, hiện tượng đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau.
D. Chất và lượng “thuần tuý” tồn tại bên ngoài sự vật và hiện tượng.
Câu 18: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì
A. Chất mới ra đời B. Lượng mới hình thành
C. Sự vật phát triển D. Sự vật thay đổi
Câu 19: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là
A. lượng. B. điểm nút C. chất D. độ.
Câu 20: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, bản thân em cần:
A. chia nhau mỗi bạn học một câu
B. kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
C. chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra
D. chuẩn bị tài liệu trong kiểm tra
Câu 21: Em đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi nói sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện?
A. Cái dễ thì không cần phải học tập. B. Coi thường việc nhỏ.
C. Đốt cháy giai đoạn. D. Kiên trì nhẫn nại trong học tập.
Câu 22: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thuộc quy luật
A. tự nhiên. B. phủ định.
C. mâu thuẫn. D. lượng đổi dẫn đến chất đổi
Câu 23: Để phân biệt sự vật và hiện tượng này với sự vật và hiện tượng khác thì phải dựa vào
A. lượng của sự vật và hiện tượng. B. số lượng sự vật và hiện tượng.
C. quy mô sự vật và hiện tượng. D. chất của sự vật và hiện tượng.
Câu 24: Cách giải thích nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?
A. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất
B. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
C. Do sự phủ định biện chứng
D. Do sự vận động của vật chất
Câu 25: Sự biến đổi về chất của các sự vật hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về:
A. chất B. điểm nút. C. lượng. D. độ.
Câu 26: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là
A. Bước nhảy B. Điểm nút. C. Lượng D. Độ
Câu 27: Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á với số dân 90,73 triệu người (năm 2014), lãnh thổ tiếp giáp với 3 nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc và tiếp giáp biển Đông. Chỉ ra mặt lượng trong thông tin trên.
A. Việt Nam B. Cam – pu – chia C. 90,73 triệu. D. Ở Đông Nam Á.
Câu 28: Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đễn chất đổi
A. Mưa dầm thầm lâu B. Học thầy không tày học bạn
C. Góp gió thành bão D. Ăn vóc học hay
Câu 29: Để thực hiện tốt quy luật lượng – chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây?
A. Nôn nóng đốt cháy giai đoạn B. Ngại khó ngại khổ
C. Dĩ hòa vi quý D. Trọng nam khinh nữ.
Câu 30: Sau bữa tiệc sinh nhật bạn A lấy dao cắt chiếc bánh sinh nhật thành nhiều miếng nhỏ mời mọi người cùng ăn. Em nhận xét như thế nào việc cắt chiếc bánh thành nhiều miếng nhỏ trong mối quan hệ sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất?
A. Chất và lượng của bánh không thay đổi.
B. Lượng của bánh không thay đổi.
C. Chất của bánh thay đổi.
D. Chỉ lượng của bánh thay đổi chất không đổi.
Câu 31: C. Mác viết: “Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hoá thành sự khác nhau về chất”. Trong câu nói trên C. Mác đã bàn về nội dung nào dưới đây của sự vật và hiện tượng?
A. Xu thế vận động và phát triển. B. Khuynh hướng phát triển.
C. Nguồn gốc sự vận động và phát triển. D. Cách thức vận động và phát triển.
Câu 32: Câu nào dưới đây không thể hiện mối quan hệ giữa sự biến đổi và lượng dẫn đến sự biến đối về chất?
A. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. B. Chín quá hoá nẫu
C. Nước chảy đá mòn D. Có công mài sắt, có ngày nên kim,
Câu 33: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây?
A. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được.
B. Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra
C. Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
D. Sử dụng “phao” trong thi học kì
Câu 34: Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ đến ngày 30/4/1975 đất nước ta hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối. Theo em, theo quy luật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất ngày 30/4/1975 gọi là gì?
A. Điểm nút B. Độ C. Lượng. D. Chất
Câu 35: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau ntn?
A. Chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
B. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm
C. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng
D. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh
Câu 36: Theo Triết học Mác - Lê nin, chất mới ra đời lại bao hàm:
A. một lượng mới tương ứng B. một hình thức mới.
C. một diện mạo mới tương ứng. D. một trình độ mới tương ứng.
Câu 37: Trong mỗi sự vật, hiện tượng mặt chất và lượng luôn
A. ở bên cạnh nhau B. thống nhật với nhau.
C. tách rời nhau. D. bài trừ nhau.
Câu 38: Sự biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách
A. dần dần. B. chậm dần
C. đột biến D. Nhanh chóng khi đạt đến điểm nút
Câu 39: Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì:
A. Chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng
B. Cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ
C. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng
D. Lượng biến đổi dần dần, chất biến đổi nhanh chóng
Câu 40: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
A. Lượng biến đổi trước, chất biến đổi sau.
B. Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau.
C. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
D. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi.
Câu 41: Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là
A. Điểm nút và bước nhảy B. Bản chất và hiện tượng.
C. Chất và lượng D. Độ và điểm nút
Câu 42: Điều kiện để chất mới ra đời là gì?
A. Tăng lượng liên tục B. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút
C. Lượng biến đổi nhanh chóng D. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép
Câu 43: Giữa chất và lượng có điểm nào giống nhau?
A. Là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng.
B. Biểu thị tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng.
C. Phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác
D. Biểu thị trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng.
Câu 44: Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó
A. Sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.
B. Chưa có sự biến đổi nào xảy ra
C. Sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng
D. Sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật
Câu 45: Bạn A học kì 1 xếp loại học lực trung bình. Sang học kì 2 bạn đã chăm chỉ cố gắng trong học tập nên kết quả học tập cả năm bạn xếp loại học lực khá. Kết quả đó thể hiện:
A. may mắn trong học tập. B. coi thường việc học.
C. sự kiên trì nhẫn nại của bạn D. thể hiện sự chủ quan trong học tập.
Câu 46: Trong ba năm học ở phổ thong năm nào bạn A cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt qua và trở thành sinh viên đại học. Điểm nút trong ví dụ trên là
A. Sinh viên đại học B. Học sinh giỏi
C. Ba năm học phổ thong D. 25 điểm
Câu 47: Dựa vào quy luật lượng – chất để lí giải tại sao việc kết hôn của các cô gái Việt Nam với người nước ngoài thông qua môi giới thường tan vỡ?
A. Do không hòa hợp được về văn hóa
B. Chưa đủ thời gian tìm hiểu nhau để xây dựng tình yêu đích thực
C. Trình độ các cô dâu Việt Nam còn thấp
D. Người nước ngoài có lối sống tự do, phóng khoáng trong hôn nhân
ĐÁP ÁN
1 | C | 11 | D | 21 | D | 31 | D | 41 | C |
2 | D | 12 | A | 22 | D | 32 | C | 42 | B |
3 | B | 13 | B | 23 | D | 33 | C | 43 | A |
4 | D | 14 | B | 24 | A | 34 | A | 44 | A |
5 | D | 15 | A | 25 | C | 35 | B | 45 | C |
6 | B | 16 | A | 26 | B | 36 | A | 46 | D |
7 | C | 17 | B | 27 | C | 37 | B | 47 | B |
8 | A | 18 | A | 28 | C | 38 | A | ||
9 | B | 19 | B | 29 | A | 39 | D | ||
10 | D | 20 | B | 30 | C | 40 | C |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới