Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM GDCD LỚP 10 BÀI 16:
TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
Câu 1: Đề tự hoàn thiện bản thân, mỗi người cần phải
A. để mặc cho công việc sẽ hoàn thiện mình.
B. trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác.
C. quyết tâm thực hiện kế hoạch rèn luyện mình.
D. không cần làm gì cả.
Câu 2: Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần xác định rõ
A. Biện pháp thực hiện. B. Quy trình thực hiện.
C. Quy tắc thực hiện. D. Cách thức thực hiện.
Câu 3: Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ dần dần
A. làm việc kém hiệu quả. B. trở nên lạc hậu.
C. bị mọi người xa lánh. D. không hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 4: Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất
A. hàng đầu của con người. B. cơ bản của con người.
C. quan trọng của con người. D. cốt lõi của con người.
Câu 5: Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi người cần phải
A. Quyết tâm thực hiện kế hoạch rèn luyện mình.
B. Trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác.
C. Để mặc cho công việc sẽ hoàn thiện mình.
D. Không cần làm gì cả.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của việc tự nhận thức bản thân?
A. Tiến tới thành công. B. Tự tin hơn.
C. Hiểu rõ bản thân. D. Biết mọi điều.?
Câu 7: Câu tục ngữ nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức, tự hoàn thiện của bản thân?
A. Ăn cây táo, rào cây sung B. Tức nước vỡ bờ
C. Nhìn mặt bắt hình dong D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Câu 8: Tự nhận thức đúng những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội là việc làm cần thiết để
A. Tự hoàn thiện bản thân. B. Tự nhận thức đúng về mình.
C. Sống có đạo đức. D. Sống hòa nhập.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân
A. Lười biếng, thiếu ý thức trong học tập. B. Tích cực tham gia tệ nạn xã hội.
C. Khắc phục, sửa chữa khuyết điểm. D. Thiếu kiên trì, nhẫn nại trong rèn luyện.
Câu 10: Không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn là biểu hiện của
A. tự phê bình về bản thân. B. tự nhận xét về bản thân,
C. tự nhận thức về bản thân. D. tự hoàn thiện bản thân.
Câu 11: Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ
A. Bị mọi người xa lánh. B. Trở nên lạc hậu.
C. Không hoàn thành nhiệm vụ. D. Làm việc kém hiệu quả.
Câu 12: Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của con người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân
A. Có cuộc sống tốt đẹp. B. ngày một văn minh tiến bộ.
C. ngày một khôn lớn hơn. D. ngày một phát triển tốt hơn
Câu 13: Hoàng và Thanh trao đổi với nhau về chủ đề tự hoàn thiện bản thân. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây của Hoàng và Thanh ?
A. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm không cần thiết.
B. Chỉ có người nào yếu kém mới cần phải tự hoàn thiện bản thân.
C. Tự hoàn thiện bản thân là yêu cầu cần thiết đối với mỗi người.
D. Trẻ em không cần phải tự hoàn thiện bản thân.
Câu 14: Ngay từ nhỏ bạn B có tật nói lắp. Nhưng hàng ngày B chịu khó tập luyện đề trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng. Sự rèn luyện của B là
A. quá trình mặc cảm bản thân. B. quá trình thay đổi tính cách.
C. quá trình tự phê bình và phê bình. D. quá trình tự hoàn thiện bản thân.
Câu 15: Câu thành ngữ “Ngọc càng mài càng sáng/ Vàng càng luyện càng trong” nói về vấn đề nào dưới đây?
A. Tự nhận thức về bản thân. B. Tự đánh giá về bản thân.
C. Không cần học hỏi D. Tự hoàn thiện bản thân.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức?
A. Bố mẹ là người em yêu quý nhất. B. Không cần phải tự đánh giá về bản thân.
C. Em còn thiếu kiên trì trong học tập. D. Em thích học môn Văn nhất.
Câu 17: Mục đích của việc tự nhận thức bản thân?
A. Tự tin hơn. B. Biết mọi điều.
C. Hiểu rõ bản thân. D. Tiến tới thành công.
Câu 18: Quá trình tự hoàn thiện bản thân của mỗi người được thực hiện theo chuẩn mực nào dưới đây?
A. Định hướng của gia đình B. Các giá trị đạo đức xã hội
C. Yêu cầu của công việc D. Quan điểm của cá nhân
Câu 19: Xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với mỗi thành viên, nên mỗi người cần phải
A. Tự học tập, lao động.
B. Rèn luyện đạo dức theo yêu cầu của xã hội.
C. Tự hoàn thiện bản thân.
D. Rèn luyện thể chất để học tập và lao động.
Câu 20: Câu nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức bản thân được hoàn thiện?
A. Chớ thấy song cả mà ngã tay chèo. B. Tức nước vỡ bờ.
C. Ăn cây táo, rào cây sung. D. Nhìn mặt bắt hình dong.
Câu 21: Do bạn bè lôi kéo nên C đã sao nhẵng việc học tập dẫn đền kết quả học tập ngày càng sa sút. Được gia đình bạn bè khuyên nhủ, C đã quyết tâm phần đấu rèn luyện và trở thành một học sinh giỏi. Việc làm của C là biểu hiện nào dưới đây của học sinh?
A. Tự thay đổi tính cách B. Tự hoàn thiện bản thân.
C. Tự phê bình và phê bình. D. Tự nguyện, tự giác.
Câu 22: Điều quan trọng nhất để tự hoàn thiện bản thân là:
A. Sở trường của bản thân B. Xác định thuận lợi đã có
C. Tự nhận thức bản thân D. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Câu 23: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tự hoàn thiện bản thân:
A. Việc riêng của mỗi cá nhân nên không can thiệp.
B. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người tin cậy.
C. Biết lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện.
D. Việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
Câu 24: Không ngừng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn, là biểu hiện của
A. Đức tính khiêm tốn. B. Tự hoàn thiện bản thân.
C. Phê bình và tự phê bình. D. Đức tính kiên trì.
Câu 25: Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi người cần phải
A. Có kế hoạch và quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân.
B. Tích cực lao động hằng ngày để có cuộc sống tốt hơn.
C. Có nhiệt huyết với công việc.
D. Có tinh thần trách nhiệm.
Câu 26: Nội dung nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?
A. Luôn làm theo người khác B. Luôn tự lập
C. Biết học hỏi người khác D. Biết nhận thức về bản thân
Câu 27: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Chỉ có người nào yếu kém mới cần phải tự hoàn thiện bản thân.
B. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm không cân thiết.
C. Tự hoàn thiện bản thân là yêu cầu cần thiết đối với mỗi người.
D. Trẻ em không cần phải tự hoàn thiện bản thân
Câu 28: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tự hoàn thiện bản thân?
A. Cần có sự giúp đỡ của người thân.
B. Việc riêng của mỗi cá nhân nên không can thiệp.
C. Việc nhận thức đúng bản thân không dễ dàng.
D. Việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
Câu 29: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?
A. Khắc phục khuyết điểm. B. Tự quyết định mọi việc làm.
C. Luôn đề cao bản thân. D. Luôn làm theo ý người khác.
Câu 30: Không ngừng hoàn thiện bản thân có ý nghĩa đối với
A. trẻ em. B. người lớn. C. học sinh. D. tất cả mọi người
Câu 31: Câu nào dưới đây không nói về tự hoàn thiện bản thân?
A. Miệng nam mô, bụng bồ dao găm. B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
C. Học thầy không tày học bạn. D. Học đi đôi với hành.
Câu 32: Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về tự nhận thức bản thân?
A. Mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu riêng
B. Mỗi người đều có mặt tốt và tự hào giống nhau.
C. Mỗi người không ai giống nhau hoàn toàn
D. Mỗi người có hạn chế, yếu kém riêng của mình.
Câu 33: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?
A. Biết sửa chữa khuyết điểm. B. Ham học hỏi.
C. Rèn luyện sức khỏe. D. Tự cao, tự đại.
Câu 34: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?
A. Học hỏi tất cả mọi người.
B. Không ngừng học tập, tu dưỡng để ngày một tiến bộ.
C. Tích cực lao động, sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm.
D. Chăm học để có kết quả cao.
Câu 35: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Tự hoàn thiện bản thân phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
B. Tự hoàn thiện bản thân không làm mất đi bản sắc riêng của mình.
C. Chỉ có những người có vấn đề về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.
D. Tự hoàn thiện bản thân là việc cần thiết nhưng không dễ dàng.
Câu 36: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải:
A. có quyết định đúng đắn. B. qua rèn luyện.
C. qua nhiều biến cố D. có sự lựa chọn đúng đắn.
Câu 37: Tự khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiên bộ hơn là biểu hiện
A. tự nhận thức về bản thân. B. tự phê bình về bản thân.
C. tự hoàn thiện bản thân. D. tự nhận xét về bản thân.
Câu 38: Bị bạn bè rủ rê, Minh thường hay ăn chơi lêu lổng, dẫn đến sao nhãng việc học hành. Được gia đình bạn bè khuyên nhủ, minh đã quyết tâm phấn đấu rèn luyện và trở thành một học sinh giỏi. Việc làm của Minh là biểu hiện phẩm chất nào dưới đây của học sinh?
A. Tự phê bình và phê bình. B. Tự nguyện, tự giác.
C. Tự thay đổi tính cách. D. Tự hoàn thiện bản thân.
Câu 39: Điều gì dưới đây quan trọng mà mỗi người cân có để tự hoàn thiện bản thân?
A. Biết làm việc và nghỉ ngơi đúng kế hoạch đã định.
B. Có điều kiện về kinh tế gia đình.
C. Biết lập kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu thực hiện.
D. Có người giúp đỡ thường xuyên.
Câu 40: Khẳng định nào dưới đây là đúng về tự hoàn thiện bản thân?
A. Tự hoàn thiện bản thân là công việc riêng của các nhân.
B. Tự hoàn thiện bản thân là công việc riêng của tập thể.
C. Tự hoàn thiện bản thân là luôn đề cao giá trị bản thân.
D. Tự hoàn thiện bản thân cần có sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội
Câu 41: Việc đánh giá thấp bản thân mình sẽ làm cho nhiều người trở nên
A. e thẹn, nhút nhát. B. tự cao, tự đại.
C. khiêm tốn, nhường nhịn. D. tự ti và mặc cảm.
Câu 42: Mỗi người không ngừng tự hoàn thiện bản thân là nhằm
A. trở nên giàu có. B. được mọi người tôn trọng.
C. làm hài lòng tất cả mọi người. D. đáp ứng những đòi hỏi của xã hội,
Câu 43: Biểu hiện nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?
A. Tự cao, tự đại. B. Tự tin vào bản thân.
C. Ham hỏi hỏi. D. Rèn luyện sức khỏe.
Câu 44: Việc làm nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?
A. Mở rộng sản xuất, kinh doanh. B. Chăm chỉ học tiếng Anh.
C. Khắc phục tật nói ngọng. D. Luyện viết chữ đẹp.
Câu 45: Điểm quan trọng nhất để tự hoàn thiện bản thân là cần xác định được
A. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. B. Sức mạnh của bản thân.
C. Khả năng của bản thân. D. Vẻ đẹp tâm hồn của bản thân.
Câu 46: Nội dung nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?
A. Không ngừng học tập tu dưỡng. B. Lười biếng, thiếu ý thức trong học tập.
C. Rèn luyện, vượt lên khó khăn, trở ngại. D. Khắc phục, sửa chữa khuyết điểm
Câu 47: Để hoàn thiện bản thân, một chúng ta cần xác định cho mình
A. Mục đích sống rõ ràng B. Chỗ dựa cần thiết
C. Công việc cụ thể D. Phương tiện hiệu quả
Câu 48: Ý kiến nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức bản thân?
A. Hiểu đúng bản thân mới có lựa chọn chính xác.
B. Tự đánh giá quá cao sẽ mắc sai lầm.
C. Tự nhận thức bản thân là điều không dễ.
D. Bản thân không cần phải tự đánh giá.
Câu 49: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Đã là danh nhân không cần phải tự hoàn thiện bản thân.
B. Người đã yếu kém thì dù cố gắng đến mấy cũng không được thừa nhận.
C. Người không chịu hoàn thiện bản thân sẽ bị tụt hậu so với xã hội.
D. Chỉ có những người có vấn đề về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân
Câu 50: Câu nào dưới đây nói về tự hoàn thiện bản thân?
A. Học một hiểu mười. B. Năng nhặt chặt bị.
C. Có chí thì nên. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Câu 51: Ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được
A. Những mong muốn của bản thân. B. Những đòi hỏi của xã hội.
C. Niềm tin của mọi người. D. Những nhu cầu của cuộc sống.
Câu 52: Tự nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, quyết tâm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh là biểu hiện nào dưới đây của mỗi người
A. Sống có ý chí. B. Tự nhận thức bản thân.
C. Tự hoàn thiện bản thân. D. Sống có mục đích.
Câu 53: Biết nhìn nhận đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm điểm mạnh, điểm yếu... của bản thân gọi là:
A. tự hoàn thiện bản thân. B. tự nhận xét về bản thân.
C. tự phê bình về bản thân. D. tự nhận thức về bản thân.
Câu 54: tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân
A. Ngày một phát triển tốt hơn. B. Ngay một khôn lớn hơn.
C. Có cuộc sống tốt đẹp. D. Ngày một văn minh tiến bộ.
Câu 55: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua
A. Học tập. B. Thực hành. C. Rèn luyện. D. Lao động.
Câu 56: Biểu hiện nào dưới đây là tự hoàn thiện bản thân?
A. Học hút thuốc lá. B. Tham gia đua xe.
C. Không làm bài tập về nhà. D. Học nấu ăn.
Câu 57: Sau khi tốt nghiệp đại học, nhờ giỏi giang, thông thạo ngoại ngữ lại năng động nên K đã giúp công ty B kí được nhiều hợp đồng bán hàng có giá trị. Ngoài những khoản tiền thưởng K còn luôn nhận được những lời khen và động viên từ lãnh đạo công ty. Trước những thành công của K, một số đồng nghiệp cùng phòng của công ty tỏ ra không thiện cảm với cô. Họ luôn tìm cách nói xấu cô, bảo cô là ngựa non háu đá. Hành vi của các đồng nghiệp K thể hiện:
A. Hiếu thắng, hiếu chiến B. Lòng ganh ghét và đố kị
C. Khắt khe với người khác D. Luôn tự lập và tự chủ
-----------------------------------------------
ĐÁP ÁN
1 | C | 11 | B | 21 | B | 31 | A | 41 | D | 51 | B |
2 | A | 12 | D | 22 | C | 32 | B | 42 | D | 52 | C |
3 | B | 13 | C | 23 | A | 33 | D | 43 | A | 53 | D |
4 | B | 14 | D | 24 | B | 34 | B | 44 | A | 54 | A |
5 | A | 15 | D | 25 | A | 35 | C | 45 | A | 55 | C |
6 | C | 16 | B | 26 | A | 36 | B | 46 | B | 56 | D |
7 | D | 17 | C | 27 | C | 37 | C | 47 | A | 57 | B |
8 | A | 18 | B | 28 | B | 38 | D | 48 | D | ||
9 | C | 19 | C | 29 | A | 39 | C | 49 | C | ||
10 | D | 20 | A | 30 | D | 40 | D | 50 | C |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới