Giáo án gdcd 6 kết nối tri thức bài 10: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Giáo án gdcd 6 kết nối tri thức bài 10: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án gdcd 6 kết nối tri thức bài 10: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TÊN BÀI DẠY:

BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Môn học: GDCD lớp: 6

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

Sau bài học này, HS có thể:

  • Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyến và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
  • Thực hiện được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phù hợp với lứa tuổi.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.

- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, những giá trị truyền thống của tình yêu thương con người. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân và thích ứng với những thay đối trong cuộc sổng nhằm phát huy giá trị to lớn của tình yêu thương con người.

- Phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị về tình yêu thương con người theo chuẩn mực đạo đức cùa xã hội. Xác định được lí tường sổng của bản thân lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân đế phù hợp với các giá trị đạo đức về yêu thương con người.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, chà đạp lên các giá trị nhân văn của con người với con người.

- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị của tình yêu thương con người.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước: Tự hào về truyền thống nhân ái, đoàn kết tương trợ, tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc.

- Nhân ái: Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quà tốt trong học tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần vun đắp giá trị của tình yêu thương con người.

- Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để phát huy truyền thống yêu thương con người. Đấu tranh bảo vệ những truyền thống tốt đẹp; phê phán, lên án những quan niệm sai lầm, lệch lạc trong mối quan hệ giữa con người với con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh, phiếu học tập và các mẩu chuyện, tấm gương, tình huống liên quan đến thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân;

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để chuẩn bị vào bài học mới.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu:

- b. Nội dung: GV có thể chuyển phần khởi động thành hội thoại để HS chơi trò chơi sắm vai tranh luận.

A: Người dẫn truyện: Lớp 6A có một số bạn nhà xa nên thường đi xe đạp điện đến trường. Trong đó, một vài bạn không đội mũ bảo hiểm.

B: 2 HS (lớp 6): Đi xe đạp điện, không đội mũ bảo hiểm đèo bạn...

A: Người dẫn truyện: Theo bạn, học sinh lớp 6 có được sử dụng xe đạp điện không?

B: Người dẫn tryện: Người điều khiển xe đạp điện khi tham gia giao thông có bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm không? Vì sao?

GV dựa vào gợi ý để đặt cầu hỏi và xác định HS nào có cầu trả lời đúng:

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

+ Theo Luật Giao thông đường bộ, xe đạp điện (xe đạp máy) được coi là phương tiện giao thông thô sơ.

+ Điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông là: Có sức khoẻ bảo đảm điều khiển xe an toàn; Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.

+ Khi tham gia giao thông, người điều khiển, người ngối trên xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách và không được thực hiện các hành vi sau:

  • Mang, vác vật cồng kềnh;
  • Sử dụng ô;
  • Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
  • Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
  • Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
  • GV kết luận:

Thông tin: Độ tuổi có thể sử dụng xe đạp điện, xe máy điện:

Dựa trên các Quy định, Bộ luật và Nghị định ở phần trên chúng ta có thể kết luận rằng hiện tại chưa có văn bản nào của chính phủ về việc quy định độ tuổi sử dụng xe đạp điện tại Việt Nam. Xe đạp điện vẫn được xe là xe thô sơ và người dân hoàn toàn được tự do lựa chọn làm phương tiện di chuyển dựa trên nhu cầu sử dụng mỗi ngày.

- Còn đối với xe máy điện thì được xem như là xe gắn máy có động cơ 50 phân khối. Tức là chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới được quyền sử dụng, vận hành và tham gia giao thông.

Luật Giao thông đường bộ không quy định độ tuổi người sử dụng xe thô sơ. Vì vậy, HS lớp 6 có thể sử dụng xe đạp điện khi tham gia giao thông nhưng phải đội mũ bảo hiểm và tuân thủ các quy định của pháp luật.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi sắm vai tình huống

Luật chơi:

TÌNH HUỐNG

- Lớp 6Acó một số bạn nhà xa nên thường đi xe đạp điện đến trường. Trong đó, một vài bạn không đội mũ bảo hiểm.

- Chuẩn bị: 1 xe đạp điện

- 1 HS dẫn truyện, tuyên truyền

- 1 nhóm 3, 4 HS (2 nam, 2 nữ) tham gia đóng vai

- Theo em, học sinh lớp 6 có được sử dụng xe đạp điện không?

- Người điều khiển xe đạp điện khi tham gia giao thông có bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm không? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, tập đóng vai, trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện lần lượt đóng vai và trả lời các câu hỏi

+ Theo Luật Giao thông đường bộ, xe đạp điện (xe đạp máy) được coi là phương tiện giao thông thô sơ.

+ Điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông là: Có sức khoẻ bảo đảm điều khiển xe an toàn; Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.

+ Khi tham gia giao thông, người điều khiển, người ngối trên xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách và không được thực hiện các hành vi sau:

  • Mang, vác vật cồng kềnh;
  • Sử dụng ô;
  • Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
  • Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
  • Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện đóng vai, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

  • Luật Giao thông đường bộ không quy định độ tuổi người sử dụng xe thô sơ. Vì vậy, HS lớp 6 có thể sử dụng xe đạp điện khi tham gia giao thông nhưng phải đội mũ bảo hiểm và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Việc chúng ta tuân thủ luật giao thông đường bộ chính là thực hiện quyền và quyền của công dân.Vậy, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là gì ? cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013

  1. Mục tiêu: HS nêu được các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013.
  2. Nội dung

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát các bức tranh trong SGK để thực hiện nhiệm vụ:

Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kì họp thứ 6 thông qua ngày 28 - 11 - 2013. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Chương II. Đó là các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

- Em hãy đọc thông tin kết hợp với quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi

- Nhóm quyền chính trị: quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27); quyền tham gia quản lí nhà nước (Điều 28); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24);...

- Nhóm quyền dân sự: quyền sống (Điều 19); quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (Điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều 21); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22); quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 23); quyền bình đẳng giới (Điều 26); quyền tự do kết hôn và li hôn (Điều 36);...

- Nhóm quyền về kinh tế: quyền tự do kinh doanh (Điều 33); quyền có việc làm (Điều 35); quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32);...

Nhóm quyền văn hoá, xã hội: quyền học tập (Điều 39); quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật (Điều 40); quyền được đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34); quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ (Điều 38);...

Các nghĩa vụ cơ bản mà công dân phải thực hiện: trung thành với Tổ quốc (Điều 44); thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46); nộp thuế (Điều 47); bảo vệ môi trường (Điều 43); nghĩa vụ học tập (Điều 39);...

PHIẾU HỌC TẬP

+ Xác định các nhóm quyền và nêu nội dung các quyến và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

+ Ghép các hình ảnh với nhóm quyền và nghĩa vụ phù hợp.

Gợi ý:

  • Nhóm quyền chính trị: hình 8;
  • Nhóm quyền dân sự: hình 1;
  • Nhóm quyền kinh tế: hình 9;
  • Nhóm quyền văn hoá - xã hội: hình 2, 4;
  • Nhóm nghĩa vụ cơ bản của công dân: hình 3, 5, 6, 7.

Sau khi HS trả lời câu hỏi, nộp lại phiếu học tập, GV nhận xét, tổng kết thông qua kết luận: Các quyền, nghĩa vụ này là các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp - Đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân vế chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. (Khoản 1 Điều 14) Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. (Khoản 1 Điều 15)

PHIẾU HỌC TẬP

+ Xác định các nhóm quyền và nêu nội dung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

+ Ghép các hình ảnh với nhóm quyền và nghĩa vụ phù hợp.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Gợi ý:

  • Nhóm quyền chính trị: hình 8;
  • Nhóm quyền dân sự: hình 1;
  • Nhóm quyền kinh tế: hình 9;
  • Nhóm quyền văn hoá - xã hội: hình 2, 4;
  • Nhóm nghĩa vụ cơ bản của công dân: hình 3, 5, 6, 7.

* Sau khi HS trả lời câu hỏi, nộp lại phiếu học tập, GV nhận xét, tổng kết thông qua kết luận:

Các quyền, nghĩa vụ này là các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp - Đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và Pháp luật. (Khoản 1 Điều 14) Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. (Khoản 1 Điều 15

d. Tổ chức thực hiện:

- Nhiệm vụ 1: Quyền cơ bản của công dân....

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi của phiếu bài tập

Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin

Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập

THẢO LUẬN NHÓM: 4’

- Nhóm 1: Xác định các nhóm quyền và nêu nội dung các quyến và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

- Nhóm 2: Ghép các hình ảnh với nhóm quyền và nghĩa vụ phù hợp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin, tranh ảnh trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

I. Khám phá

*Thông tin

*Nhận xét

1. Khái niệm

- Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân

a. Mục tiêu:

- HS biết cách thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân.

b. Nội dung:

- GV có thể in phần thông tin thành phiếu học tập, sau đó phát và yêu cầu HS làm việc cá nhân.

PHIẾU HỌC TẬP

Thông tin/tình huống

Thực hiện (ghi Tốt hoặc Chùa tốt)

Giải thích

1/

2/

Gợi ý:

1/ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi (trích Điếu 37 - Luật Trẻ em).

2/ Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (trích Điều 46 - Hiến pháp).

3/ Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác (trích Điều 21- Hiến pháp).

4/ Tham khảo ý 1.

5/ Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi trẻ em (trích Điều 37 - Hiến pháp).

6/ Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội (trích Điều 15 - Hiến pháp); Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự (trích Điều 45 - Hiến pháp). 7/ Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng

thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng (Điều 34 - Luật Trẻ em).

8/ Tham khảo ý 1.

  • GV kết luận và khuyên HS nên học tập, noi gương bạn Hương (thông tin 1), bạn Minh (thông tin 3), bạn Hà (thông tin 5), bạn Liên (thông tin 6), bạn Hùng (thông tin 8) và không nên thực hiện theo bạn Bình (thông tin 2), bạn Phương (thông tin 3), bạn Thắng (thông tin 4), gia đình Liên (thông tin 6), bạn Trang (thông tin 7).
  • GV tiếp tục đặt câu hỏi cho HS: Từ các thông tin, tình huống và thực tiễn cuộc sống, em đã được hưởng những quyến và phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?
  • - GV mời hai đến ba HS chia sẻ câu trả lời, cả lớp cùng nghe và bổ sung, hoàn thiện.
  • GV nhận xét kết quả làm việc của HS, khen ngợi, khuyến khích HS tích cực, chủ động thực hiện tốt quyến, nghĩa vụ công dân.

- GV kết luận:

+ Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

+ Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

+ Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Kết thúc hoạt động Khám phá, GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về quy định của Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, sau đó tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua phần chốt nội dung kiến thức trong SGK.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập, phần tham gia trò chơi....)

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV có thể in phần thông tin thành phiếu học tập, sau đó phát và yêu cầu HS làm việc cá nhân.

PHIẾU HỌC TẬP

Thông tin/tình huống

Thực hiện

(ghi Tốt hoặc Chùa tốt)

Giải thích

1.Hương là học sinh lớp 6, ngoài việc học tốt, bạn còn chăm chỉ lao động, giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.

2.Thấy bác lao công đang quét dọn sân trường, Bình vứt luôn vỏ hộp sữa xuống sân để bác dọn.

3. Biết Lan định bóc thư của bạn khác để xem, Minh đã khuyên Lan không nên làm như vậy vì sẽ xâm phạm quyền bí mật thư tín.

4. Ngày nào bố mẹ cũng phải nhắc Thắng học bài nhưng bạn chỉ ôn bài khi sắp tới kì kiểm tra.

5. Nhiều lần chứng kiến chú Hưng đánh con, nên Hà đã gọi điện báo với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111

6. Gia đình Liên tìm mọi cách để anh trai không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Biết chuyện, Liên không tán thành và khuyên anh nên thực hiện nghĩa vụ quân sự.

7. Nhà trường tổ chức lấy ý kiến của học sinh nhưng Trang không tham gia vì cho rằng ý kiến của trẻ em sẽ không được thực hiện.

8. Hùng luôn tích cực học tập và rèn luyện để sau này trở thành người công dân có ích cho xã hội.

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa

- Em hãy xác định những ai đã thực hiện đúng, ai thực hiện chưa đúng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Vì sao?

- Em đã làm gì để thực hiện đúng nghĩa vụ của học sinh

* Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận (cá nhân)

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc cá nhân

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Học sinh nhận xét phần trình bày của các bạn bạn

-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

- Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản cùa công dân

- Nghĩa vụ cơ bản của công dân là những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

- Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Cách rèn luyện (trách nhiệm của công dân)

a. Mục tiêu:

- Đánh giá được thái độ, hành vi để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (học sinh)

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh: Em đã làm gì để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân (học sinh)?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh:

- Từ các thông tin, tình huống và thực tiễn cuộc sống, em đã được hưởng những quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản nào của công dân? Em đã làm gì để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân (học sinh)?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời hai đến ba HS chia sẻ câu trả lời, cả lớp cùng nghe và bổ sung, hoàn thiện.

- HS nghe hướng dẫn, làm việc cá nhân suy nghĩ, trả lời.

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của câu hỏi, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc cá nhân

- Nhận xét và bổ sung cho các bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:

+ Kết quả làm việc của học sinh.

+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.

Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, khen ngợi, khuyến khích HS tích cực, chủ động thực hiện tốt quyến, nghĩa vụ công dân.

- GV kết luận:

+ Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đổi với Nhà nước và xã hội.

+ Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

+ Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Kết thúc hoạt động Khám phá, GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về quy định của Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, sau đó tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua phần chốt nội dung kiến thức trong SGK.

3. Cách rèn luyện:

* Trách nhiệm của công dân

+ Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

+ Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

+ Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Là học sinh....

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:

-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Nội dung:

- Học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh- Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò

? Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học.

Bài 1: Chơi trò chơi "Cây Hiến pháp"

- Chia lớp thành hai đội chơi,

- Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất

- Đại diện hai đội lên bảng và viết, dán. Một đội viết tên các quyền, một đội viết tên các nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013 vào giấy và dán lên "Cây Hiến pháp".trong 5’

- Đội nào viết được nhiều và đúng các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân sẽ được 10 điểm.

- Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

- GV mời đại diện các bạn tham gia thi ở 2 đội lên viết và dán kết quả của đội mình, các bạn ở đội một, hai chú ý lắng nghe và bổ sung (nếu cần).

GV phân tích các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp. Trong đó nhấn mạnh một số quyền các em được hưởng ngay từ khi sinh ra (ví dụ: quyền được sống, được chăm sóc sức khoẻ, được đảm bảo an toàn về tính mạng,...) và giải thích có những quyền mà để được hưởng hoặc thực hiện được các quyền đó phải đáp ứng các điều kiện (độ tuổi hoặc các quy định khác) pháp luật quy định (ví dụ: quyền kết hôn, quyền tự do kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ thuế,...).

Bài tập 2: Em hãy cho biết, bạn nào dưới đây thực hiện tốt, bạn nào thực hiện chưa tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Vì sao?

a) Bạn Kim thực hiện tốt quyền va nghĩa vụ học tập, lao động của công dân: vì Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi (trích Điếu 37 - Luật Trẻ em).

b) Bạn Lan chưa thực hiện tốt quyền va nghĩa vụ của công dân:

c) Việc Nam thường xuyên doạ nạt, đánh em gái là việc làm không đúng. Nam là anh nên khi thấy em bày bừa ra nhà Nam nên khuyên bảo và giúp đỡ em thu dọn; Nếu em khóc, Nam phải dỗ dành, chơi với em.

d) Việc Hưng tự ý bóc thư cô giáo gửi cho bố mẹ là sai. Đây là hành vi xâm phạm quyền bí mật thư tín của công dân. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

Bài tập 3: Bài tập tình huống: GV cho học sinh thảo luận nhóm bàn

Tình huống 1:

Lan là một học sinh hoạt bát, tích cực tham gia các hoạt động của lớp và liên đội nhưng mẹ Lan thường ngăn cấm không cho em tham gia các hoạt động tập thể vì cho rằng sẽ ảnh hưởng đến việc học tập.

- Theo em, Lan nên làm gì để mẹ không ngăn cấm mình tham gia hoạt động tập thể?

Trả lời

+ Tình huống 1: Theo Hiến pháp 2013 và Luật Trẻ em quy định: Trẻ em có quyền được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cẩu, năng lực của trẻ em.

Lan có thể trực tiếp hoặc nhờ thầy, cô giáo nói chuyện với bố mẹ để bố mẹ tạo điều kiện cho em tham gia các hoạt động tập thể. Lan cũng cẩn cố gắng học tốt để chứng minh cho bố mẹ thấy việc tham gia các hoạt động tập thể không ảnh hưởng đến việc học.

Tình huống 2:

Mặc dù công việc của bố mẹ Hà rất vất vả nhưng Hà rất ít khi làm việc nhà để giúp đỡ bố mẹ vì nghĩ rằng mình chỉ cần có nghĩa vụ học giỏi là được.

  1. Em suy nghĩ gì về việc làm của Hà?

b) Theo em, Hà cần làm gì để thực hiện
tốt quyền và nghĩa vụ của học sinh?

Trả lời

+ Tình huống 2:

1/ Luật Trẻ em quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình là: Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

2/ Hà cần thực hiện tốt bổn phận của trẻ em (với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành sơ đồ bài học.

- Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.

- Với hoạt động trò chơi: HS nghe hướng dẫn, tham gia.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.

- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:

+ Kết quả làm việc của học sinh.

+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.

Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

II. Luyện tập

Bài 1: Chơi trò chơi "Cây Hiến pháp"

Một số quyền các em được hưởng ngay từ khi sinh ra (ví dụ: quyền được sống, được chăm sóc sức khoẻ, được đảm bảo an toàn về tính mạng,...) và giải thích có những quyền mà để được hưởng hoặc thực hiện được các quyền đó phải đáp ứng các điều kiện (độ tuổi hoặc các quy định khác) pháp luật quy định (ví dụ: quyền kết hôn, quyền tự do kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ thuế,...).

Bài tập 2: Em hãy cho biết, bạn nào dưới đây thực hiện tốt, bạn nào thực hiện chưa tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Vì sao?

Bài tập 3: Bài tập tình huống:

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống

- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua hoạt động dự án..

1/ Em hãy vẽ bức tranh hoặc sưu tầm một câu chuyện thể hiện một việc làm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và thuyết minh về bức tranh, câu chuyện đó. - GV hướng dẫn HS vế nhà vẽ bức tranh, sưu tẩm câu chuyện thể hiện một việc làm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và nộp bài vào tiết học sau.

- GV hướng dẫn HS tổ chức trưng bày tranh vẽ ở lớp học hoặc chia sẻ câu chuyện và yêu cầu HS chia sẻ ý nghĩa của bức tranh, câu chuyện đó với các bạn trong lớp. Những HS khác nhận xét. GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

2/ Em hây viết khoảng nửa trang giấy về nghĩa vụ của HS và những việc em đã làm để thực hiện nghĩa vụ đó.

GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập này ở nhà và nộp lại cho GV. Trong tiết học hôm sau, GV sẽ lựa chọn một vài bài viết để đọc cho cả lớp nghe rồi nhận xét và chốt lại vấn đề.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

1/ Em hãy vẽ bức tranh hoặc sưu tầm một câu chuyện thể hiện một việc làm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và thuyết minh về bức tranh, câu chuyện đó. - GV hướng dẫn HS vế nhà vẽ bức tranh, sưu tẩm câu chuyện thể hiện một việc làm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và nộp bài vào tiết học sau.

- GV hướng dẫn HS tổ chức trưng bày tranh vẽ ở lớp học hoặc chia sẻ câu chuyện và yêu cầu HS chia sẻ ý nghĩa của bức tranh, câu chuyện đó với các bạn trong lớp. Những HS khác nhận xét. GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

2/ Em hây viết khoảng nửa trang giấy về nghĩa vụ của HS và những việc em đã làm để thực hiện nghĩa vụ đó.

GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập này ở nhà và nộp lại cho GV. Trong tiết học hôm sau, GV sẽ lựa chọn một vài bài viết để đọc cho cả lớp nghe rồi nhận xét và chốt lại vấn đề.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc cá nhân.

+ Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

....................*******************************************...................