Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - THPT CHUYÊN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.
Xúc động khi đến thăm mộ Nguyễn Du, nhà thơ Nguyễn Chí Bền viết:
Cánh đồng, bãi cát không một bóng người Chỉ có những cây phi lao trò chuyện
Với gió thì thào Trước mặt tôi
Một ngôi mộ nhỏ nhoi Đơn sơ tấm bia đá Sao nhói lòng đến thế
Người đi vào bất tử, Nguyễn Du ơi…
Bốn mươi năm sau tôi trở lại Bên ngôi mộ nhà thơ
Vẫn những ngọn phi lao Thì thào, thì thào…
Những câu chuyện không đầu không cuối Cùng những ngọn gió lang thang
Kể cho người dưới mộ!
Ngôi mộ trên mặt cát khang trang
Bia đá ư? Ôi bia đá, bảng vàng
Tôi nghe tiếng Người thoáng trên đầu ngọn gió: Bia đá, bảng vàng ư? Ta đâu cần như thế
Nỗi đau đời vẫn đè nặng tim ta Như cát quanh mộ ta vô số hằng hà Đơn côi ngôi mộ
Hay ngôi mộ khang trang với bia đá bảng vàng Đều vô nghĩa
Tình thương người, tình thương người mới là bất tử Trong trái tim muôn đời sau là bia đá bảng vàng.
(Trước mộ Nguyễn Du - Nguyễn Chí Bền, Tạp chí Văn nghệ số 20, ngày 14/5/2016)
Từ trăn trở của tác giả trong bài thơ trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận nhằm giải đáp câu hỏi: Điều gì mới là bất tử?
Trong Đến với thơ hay, Lê Trí Viễn cho rằng: Vào thơ hay, dù là điệu kiên cường hay làn êm ái, đều là vào thế giới của cái đẹp.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua Thơ mới lãng mạn Việt Nam (1932 – 1945).
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………….…….…….….….; Số báo danh:……………………….
(Đáp án có 04 trang)
Câu 1 (4,0 điểm) Yêu cầu chung
HS hiểu vấn đề cần nghị luận (từ một văn bản thơ, tự đưa ra đáp án cho câu hỏi Điều gì mới là bất tử? và bàn luận về vấn đề đời sống), có ý thức bám sát và làm sáng tỏ định hướng. HS biết đọc hiểu văn bản và vận dụng việc hiểu văn bản vào giải quyết vấn đề định hướng; có quan điểm riêng, đồng thời biết vận dụng các thao tác lập luận, dùng từ, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc và hình ảnh.
+ “bất tử”: không thể chết, sống mãi, còn mãi với thời gian. Nhưng không phải là sự tồn tại vĩnh viễn của thể xác mà là những giá trị tinh thần, tình yêu, lòng thương, sự can đảm, tình cảm nhân văn…
+ Hình thức câu hỏi: Điều gì mới là bất tử? Là băn khoăn của mỗi con người về sự tồn tại, về sự sống và cái chết trong thế giới tự nhiên và thế giới loài người, là câu hỏi nhằm truy tìm những giá trị nào sẽ sống mãi, còn mãi, không thể bị thời gian hủy hoại.
+ Về vấn đề đặt ra trong bài thơ: HS có thể có nhiều cách kiến giải khác nhau, song phải đúng hướng và biết khai thác, vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản thơ vào việc giải quyết vấn đề, có dẫn chứng hợp lý cho các luận giải của bản thân. Sau đây là một số đề xuất: Ngôi mộ nhỏ nhoi đơn sơ tấm bia đá là hình ảnh tả thực về cái chết, sự ra đi của đại thi hào Nguyễn Du (mất cách đây gần 200 năm).
Nhưng Nguyễn Du đã sống mãi, đi vào cõi bất tử bởi nỗi đau, lòng xót thương với cuộc đời (Nỗi đau đời vẫn đè nặng tim ta). Bia đá bảng vàng để ghi danh, ghi tên tuổi cũng chỉ là vô nghĩa, chỉ có tình thương người mới là bất tử, là giá trị nhân văn còn mãi, để lại dấu ấn trong trái tim muôn đời (tình thương người mới là bất tử).
+ Về vấn đề đặt ra từ hiện tượng đời sống: HS có kiến thức xã hội, biết tự trả lời cho câu hỏi, biết vận dụng những kiến thức đó vào bàn bạc. Chấp nhận những cách khai triển khác nhau. Sau đây là một số đề xuất: Thể hiện được quan điểm riêng về điều gì làm nên sự bất tử?: là tình thương, tình yêu, nỗi đau đời, trăn trở với số phận con người… Tại sao tình yêu thương làm nên sự bất tử? (Giúp con người vợi bớt nỗi đau, nỗi buồn, được chia sẻ, được đồng cảm, được tri âm, tình cảm yêu thương còn mãi, không bị hủy hoại bởi thời gian; thế giới tránh được xung đột vũ lực, chiến tranh…). Tình yêu thương sẽ bất tử hóa con người như thế nào? (khi một người mất đi, tình yêu họ để lại cho đời còn mãi, giúp người còn sống được tiếp thêm sức mạnh, năng lượng, hiểu được giá trị sống. VD: nỗi đau đời, thương người trong sáng tác của Trịnh Công Sơn làm nên sức sống của nhạc Trịnh, Thiếu úy Đặng Thị Huyền Trâm người mẹ ung thư nhướng sự sống cho con…- Học sinh lấy dẫn chứng thực tế cuộc sống để chứng minh thêm).
+ Có rất nhiều điều làm nên sự bất tử của một con người, đó không chỉ là cái tình, là tình người, sự yêu thương, sự cảm thông, mà còn là cái tài, tài năng, những cống hiến, đóng góp cho đời sống, góp phần tạo nên sự phát triển xã hội (tài năng của những nhà khoa học với những phát minh, sáng chế, tài năng của các họa sĩ để lại những bức danh họa nổi tiếng…)
+ Con người không thể “trường sinh bất tử” về thể xác, mà chỉ có cách sống thiện, sống tốt lành mới để lại tiếng thơm cho đời.
+ Phê phán những kẻ sống không có tình người, không có lòng trắc ẩn, sự bao dung, vị tha.
HS biết cách làm bài nghị luận văn học: Hiểu nhận định, biết giải thích và bàn luận. Chọn được tác phẩm đích đáng và biết phân tích định hướng. Diễn đạt giàu chất văn.
Chấp nhận nhiều cách triển khai, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
=> Cả nhận định: Nói về giá trị thẩm mĩ của thơ ca.
Ý kiến đúng vì:
Học sinh lấy dẫn chứng trong Thơ mới để chứng minh. Cần chọn được những bài thơ đặc sắc (VD: Vội vàng- Xuân Diệu, Tràng giang- Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử…). Cần có sự cảm nhận tốt,
phân tích tốt. Bám sát định hướng vấn đề lí luận. Dù chọn bài thơ nào khi đi phân tích cũng cần chú ý làm sáng tỏ cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ, làm rõ bài thơ là “thế giới của cái đẹp”:
* Lưu ý: Học sinh có thể chứng minh theo hai cách:
Cách 1: Phân tích riêng từng tác phẩm để làm rõ “thế giới của cái đẹp” trong bài thơ. Cách 2: Phân tích theo ý (những ý nêu trên), sau đó lấy nhiều bài thơ mới để chứng minh. Hai cách phân tích chứng minh đó đều đạt điểm tuyệt đối.
* Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa.
HẾT
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới