Đề thi học sinh giỏi môn văn 10 tỉnh vĩnh phúc năm 2017 có đáp án

Đề thi học sinh giỏi môn văn 10 tỉnh vĩnh phúc năm 2017 có đáp án

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi học sinh giỏi môn văn 10 tỉnh vĩnh phúc năm 2017 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10,NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 10 - THPT

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 1 (3,0 điểm)

Trong bức thư của Abraham Lincoln gửi cho thầy giáo của con mình có đoạn viết: Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người xung quanh nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

(Theo Xin thầy hãy dạy cho con tôi..., Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015).

Đoạn thư trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?

Câu 2 (7,0 điểm)

Trong diễn đàn tại Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, nói về tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Bình Ngô đại cáo” có giá trị như bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt (...) “Bình Ngô đại cáo” còn là một bản Tuyên ngôn nhân đạo và hòa bình của nhà nước Đại Việt.

Anh/Chị hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

------------- Hết -------------

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: .......................................................;Số báo danh :..................................

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

( Đáp án có 04 trang )

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017

ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN 10 - THPT

LƯU Ý CHUNG

  • Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
  • Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.
  • Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Điểm

1

Nêu suy nghĩ về đoạn thư Abraham Lincoln gửi cho thầy giáo của con mình: “Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người xung quanh nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.”

(Theo Xin thầy hãy dạy cho con tôi..., Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

3,0

* Yêu cầu về kĩ năng:

  • Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục.
  • Bài văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dưới đây chỉ là những định hướng cơ bản:

1. Mở bài: Nêu vấn đề.

0,25

2. Thân bài:

2,5

a. Giải thích ý kiến:

  • Lắng nghe: là hoạt động của con người trong giao tiếp; Biết lắng nghe tất cả mọi người: là khả năng biết tiếp thu, nhận thức, nắm bắt cảm xúc, suy nghĩ, kiến thức, kinh nghiệm từ những người khác.
  • Chân lí: là những điều đúng đắn đã được chứng minh, kiểm nghiệm trong thực tế khách quan; Biết sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí: là khả năng biết lắng nghe, chọn lọc những điều đúng đắn, loại bỏ những gì không đúng, không phù hợp.

- Câu nói thể hiện nguyện vọng của một phụ huynh học sinh, mong muốn con mình được dạy để có khả năng biết lắng nghe mọi người và lắng nghe một cách có chọn lọc, biết chọn những điều đúng đắn, loại bỏ những điều

không đúng, không phù hợp.

0,5

b. Bàn luận, mở rộng vấn đề:

- Trong cuộc sống, mỗi người cần phải biết lắng nghe, vì:

+ Tri thức của nhân loại là bao la, bản thân mỗi người không thể biết tất cả, không thể có cách nhìn, cách nghĩ và hành động đúng đắn trong mọi trường hợp, hoàn cảnh.

0,5

+ Biết lắng nghe từ những người khác giúp chúng ta thu nhận được thông tin phong phú, có cách nhìn nhận toàn diện, nhiều chiều, làm tăng kinh nghiệm sống cho bản thân, cải thiện và nâng cao hiệu quả trong công việc.

+ Biết lắng nghe còn là khả năng hiểu người khác và hiểu chính mình để nhận ra được ưu nhược điểm của bản thân, từ đó hoàn thiện mình. Những người không biết lắng nghe là những người bảo thủ.

- Tuy nhiên, mỗi người cần phải biết lắng nghe và phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí vì:

+ Trong quá trình lắng nghe từ những người khác, mỗi người có thể nhận được lượng thông tin phong phú, đa dạng, nhiều chiều: có tốt – xấu; có đúng – sai; có toàn diện – phiến diện; có phù hợp – không phù hợp… với mỗi người.

+ Lắng nghe một cách chọn lọc, mỗi người sẽ loại bỏ được những thông tin xấu, thông tin sai lệch và chọn lựa cho mình những điều đúng đắn, phù hợp với bản thân.

+ Lắng nghe một cách chọn lọc cũng là cách nhận thức và bày tỏ chính kiến của bản thân mỗi người.

  • Chúng ta cần đón nhận những điều tốt đẹp vì:

+ Tâm hồn của mỗi người thường dễ bị tổn thương, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài.

+ Những điều tốt đẹp sẽ làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, giúp con người hướng tới Chân – Thiện – Mĩ.

  • Phê phán những người không biết lắng nghe, tiếp thu từ người khác, những người có lối sống bảo thủ, luôn cho mình là đúng.

0,5

0,25

0,25

c. Bài học nhận thức, hành động:

  • Lắng nghe là rất cần thiết. Trong cuộc sống, con người phải luôn luôn có ý thức lắng nghe từ những người khác và đặc biệt phải biết lắng nghe và tiếp thu một cách chọn lọc.
  • Lắng nghe không chỉ là hoạt động của con người trong giao tiếp mà còn là kĩ năng mỗi người cần phải rèn luyện. Để lắng nghe và biết lắng nghe một cách chọn lọc, cần có sự hiểu biết, có trí tuệ, có bản lĩnh và phải được

rèn luyện trong thực tiễn cuộc sống.

0,5

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

0,25

2

Làm sáng tỏ nhận xét của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tác phẩm Bình

Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi): “Bình Ngô đại cáo” có giá trị như bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt (...) “Bình Ngô đại cáo” còn là

một bản Tuyên ngôn nhân đạo và hòa bình của nhà nước Đại Việt.

7,0

  • Yêu cầu về kĩ năng:

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

  • Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

1. Mở bài: Nêu vấn đề.

0,5

2. Thân bài:

6,0

a. Giải thích:

- Tuyên ngôn độc lập: là văn bản tuyên bố độc lập của một quốc gia,

1,0

thường ra đời để khẳng định chủ quyền của một dân tộc; Tuyên ngôn nhân đạo: là tuyên bố về tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định quyền sống của con người, là sự đồng cảm, thương xót trước nỗi đau của nhân dân, lên án tội ác của kẻ thù; Tuyên ngôn hòa bình: là tuyên bố về nền độc lập, hòa bình của dân tộc.

- Ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh đến giá trị to lớn của tác phẩm Bình Ngô đại cáo. Đây không chỉ là văn bản tuyên bố độc lập, khẳng định chủ quyền của quốc gia, mà còn là tác phẩm tuyên bố về tư

tưởng nhân nghĩa, tuyên bố về nền độc lập, hòa bình của nước Đại Việt.

b. Chứng minh:

b.1. Bình Ngô đại cáo là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại

1,5

Việt.

- Trong lịch sử dân tộc, Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) được đánh giá

là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Tác phẩm Bình Ngô đại

cáo của Nguyễn Trãi chính là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai.

- Tác phẩm đã tuyên bố nền độc lập dân tộc sau chiến thắng chống quân

Minh xâm lược, mở ra một thời đại mới cho nước nhà.

- Tác phẩm đã thể hiện một nhận thức sâu sắc, toàn diện về quyền dân tộc,

quốc gia, thể hiện ý thức tự cường, tự chủ của nước Đại Việt.

+ Toàn diện: ngoài hai yếu tố lãnh thổ, chủ quyền (đã nêu trong Nam quốc

sơn hà), còn thêm những yếu tố cơ bản, quan trọng khác như văn hiến,

phong tục, lịch sử (Như nước Đại Việt ta từ trước….cũng có).

+ Sâu sắc: tác giả coi văn hiến, lịch sử là hạt nhân cơ bản để xác định độc

lập dân tộc của Đại Việt. Nhà thơ còn đặt nước ta sánh ngang với phương

Bắc để thể hiện thái độ tự hào, tự tôn dân tộc.

b.2. Bình Ngô đại cáo là bản Tuyên ngôn nhân đạo.

1,5

- Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời được nêu cao như là mục đích của cuộc

khởi nghĩa Lam Sơn (Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt

trước lo trừ bạo).

- Trong tác phẩm, Nguyễn Trãi đã nêu ra phương châm chiến đấu của cuộc

khởi nghĩa (Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân để thay cường

bạo).

- Tác phẩm thể hiện nỗi đau xót trước thảm họa của nhân dân, lên án tội ác

dã man, tàn bạo của quân xâm lược (Vừa rồi…chịu được), dân ta đã mở

đường hiếu sinh cho quân giặc khi chúng bại trận, đầu hàng (Thần vũ

chẳng giết hại…chân run).

- Tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm còn được thể hiện tập trung ở hình

tượng người anh hùng Lê Lợi – một vị minh quân với tấm lòng đau đáu vì

dân, vì nước.

b.3. Bình Ngô đại cáo còn là bản Tuyên ngôn hòa bình của nước Đại

1,0

Việt.

- Tác phẩm nêu cao khát vọng hòa bình của dân tộc Đại Việt, chủ trương

hòa hiếu giữa hai quốc gia ( Họ đã tham sống, sợ chết… để nhân dân nghỉ

sức).

- Bài cáo kết thúc bằng việc tuyên bố mở ra một thời kì mới của đất nước

trong hòa bình, độc lập, thể hiện ước vọng và niềm tin tưởng vào tương lai

tốt đẹp của đất nước (Xã tắc từ đây …vết nhục nhã sạch làu).

c. Đánh giá, nâng cao:

- Bình Ngô đại cáo là áng văn chính luận đạt đến trình độ mẫu mực. Điều này không chỉ thể hiện ở nội dung sâu sắc mà còn ở hình thức nghệ thuật độc đáo: bố cục chặt chẽ, liền mạch thống nhất, kết hợp đa dạng nhiều giọng điệu (khi sảng khoái hào hùng, khi trầm lắng suy tư…), sử dụng các bút pháp (chính luận với miêu tả, trữ tình với anh hùng ca…), câu văn biền ngẫu, nhiều biện pháp tu từ: so sánh, phóng đại, liệt kê…

- Ý kiến nhận xét của cố Đại tướng thật đúng đắn, sâu sắc đã nhấn mạnh vào giá trị to lớn của Bình Ngô đại cáo. Tác phẩm không chỉ là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc, khẳng định nền hoà bình độc lập của nước nhà. Ý kiến cũng giúp bạn đọc thấy rõ hơn tài năng bậc thầy trong thể văn chính luận và tầm cao tư tưởng

của Nguyễn Trãi.

1,0

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

0,5

Hết