Đề thi học kì 2 ngữ văn lớp 7 chân trời sáng tạo có đáp án và ma trận

Đề thi học kì 2 ngữ văn lớp 7 chân trời sáng tạo có đáp án và ma trận

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi học kì 2 ngữ văn lớp 7 chân trời sáng tạo có đáp án và ma trận

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

“Chúng tôi đi chừng nửa tiếng đồng hồ. Đáy biển ngày càng nhiều đá. Những con sò, các lớp giáp xác nhỏ li ti phát ra ánh sáng lân tinh yếu ớt. Tôi thoáng thấy những đống đá được hàng triệu động vật giống như những bông hoa và tảo phủ kín. Chân tôi trượt trên tấm thảm thực vật dính nhơm nhớp và nếu không có gậy thì tôi đã bị ngã nhiều lần. Quay lại, tôi vẫn thấy ánh sáng đèn pha tàu Nau-ti-lúx. Chúng tôi càng đi xa thì ánh sáng đó càng mờ đi. Những đống đá dưới đáy đại dương mà tôi vừa nói trên mang dấu vết một sự sắp đặt nhất định mà tôi không giải thích nổi. Ngoài ra còn một số hiện tượng kỳ lạ nữa. Tôi cảm thấy dưới đế giày bằng chì của tôi đang lạo xạo những xương khô. Phải chăng chúng tôi đang bước trên mảnh đất đầy xương?... Ánh sáng soi đường cho chúng tôi ngày càng rực đỏ, tựa như ánh lửa của đám cháy phía chân trời. Lửa cháy trong nước kích thích tính tò mò của tôi đến cao độ. Có phải đó là ánh điện không? Hay là tôi đang được chứng kiến một hiện tượng của thiên nhiên mà các nhà bác học chưa hề biết? Tôi thoáng có ý nghĩ: biết đâu cái lò lửa ngầm dưới biển này không do bàn tay con người duy trì? Biết đâu tôi chẳng gặp ở đây những người bạn, những người đồng chí của Nê-mô, đang sống một cuộc đời độc đáo như Nê-mô? Biết đâu tôi chẳng gặp cả một đám người vì chán ghét những ràng buộc trên mặt đất mà đi tìm độc lập tự do dưới đáy biển? Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi. Trong trạng thái bị kích thích cao độ ấy, nếu có gặp một thành phố xây dưới nước như Nê-mô hằng mơ ước, thì tôi cũng sẽ cho là chuyện rất tự nhiên. Con đường chúng tôi đi ngày càng sáng tỏ. Một ánh hào quang trăng trắng phát ra từ phía sau ngọn núi cao hơn đáy biển hai trăm mét. Nhưng ánh hào quang đó chỉ phản ánh những tia sáng bị khúc xạ trong nước biển. Bản thân cái nguồn phát sáng thì ở bên kia ngọn núi. Thuyền trưởng Nê-mô vững bước giữa những đống đá ngổn ngang. ông ta rất thông thạo con đường này. Tôi yên tâm đi theo Nê-mô. Đối với tôi, Nê-mô giống như một vị thần biển! Tôi ngắm nhìn vóc người cao lớn của Nê-mô in trên ánh hồng. Một giờ đêm chúng tôi tới chân núi. Nhưng muốn trèo lên sườn núi dốc đứng thì phải theo những con đường nhỏ rất khó đi nằm giữa rừng cây rậm rạp. Đây đúng là một rừng cây đã chết, trụi hết lá, đã hóa đá vì tác động của muối biển... Cảnh tượng thật chẳng lời lẽ nào tả xiết! Thuyền trưởng Nê-mô vẫn đi trước. Tôi không muốn bị tụt lại nên cố theo sát Nê-mô. Chiếc gậy rất được việc. Chỉ cần bước hụt là có thể lao xuống vực thẳm nằm kề bên những con đường hẹp. Tôi nhảy qua những khe núi sâu mà nếu ở trên cạn thì tôi đành chịu không dám vượt...”

(Trích Chương 33-Hai vạn dặm dưới đáy biển- Junles Verne; Lê Anh (Đỗ Ca Sơn) dịch từ bản tiếng Nga; Nhà xuất bản Văn học)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc loại văn bản nào? (Biết)

A. Văn bản truyện ngụ ngôn

B. Văn bản thông tin

C. Văn bản khoa học viễn tưởng

D. Văn bản tản văn, tùy bút

Câu 2: Điều gì kích thích tính tò mò của nhân vật “tôi” đến cao độ? (Biết)

A. Lửa cháy trong nước

B. Đống xương khô

C. Các loại động vật kì lạ

D. Những ngọn núi dưới đáy biển

Câu 3: Thuyền trưởng Nê-mô được so sánh với ai? (Biết)

A. Vị thần núi

B. Vị thần biển

C. Vị thần ánh sáng

D. Vị thần khổng lồ

Câu 4: Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? (Biết)

A. Ngôi thứ ba.

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ nhất.

D. Kết hợp nhiều ngôi kể.

Câu 5: Vì sao thuyền trưởng Nê-mô lại tự tin trong cuộc thám hiểm ở dưới đáy biển được nêu trong đoạn trích? (Biết)

A. Ông đã từng thám hiểm ở vị trí này

B. Ông rất khỏe mạnh, cường tráng

C. Ông có những thiết bị hiện đại

D. Ông có nhiều kinh nghiệm với các cuộc thám hiểm

Câu 6: Nghĩa của từ “ám ảnh” trong câu “Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi” là gì? (Hiểu)

A. Điều tốt đẹp luôn lởn vởn trong tâm trí, không sao xua đi được

B. Điều không hay luôn lởn vởn trong trí, không sao xua đi được

C. Sự tưởng tượng về một thế giới không có thực

D. Hình ảnh khắc sâu trong tâm trí không sao xua đi được

Câu 7: Trong các câu dưới đây câu văn nào sử dụng số từ? (Hiểu)

A. Một ánh hào quang trăng trắng phát ra từ phía ngọn núi [...].

B. Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi.

C. Chúng tôi càng đi xa thì ánh sáng đó càng mờ đi

D. Đáy biển ngày càng nhiều đá.

Câu 8: Câu sau dùng cụm chủ-vị để mở rộng thành phần nào? (Hiểu)

“Tôi thoáng thấy những đống đá được hàng triệu động vật giống như những bông hoa và tảo phủ kín”

A. Mở rộng thành phần chủ ngữ

B. Mở rộng thành phần trạng ngữ

C. Mở rộng thành phần vị ngữ.

D. Mở rộng cả chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 9: Theo em, việc khám phá, thám hiểm những miền đất lạ có quan trọng đối mỗi người hay không? Vì sao? (Vận dụng)

Câu 10: Em hãy nêu hai đến ba cách để có thể khám phá được những vùng đất mới lạ. (Vận dụng)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý. (Vận dụng cao)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn lớp 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

B

0,5

4

C

0,5

5

A

0,5

6

B

0,5

7

A

0,5

8

C

0,5

9

HS trả lời có hoặc không, có lý giải phù hợp.

1,0

10

HS nêu được ít nhất 02 cách thức khám phá những vùng đất mới lạ.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài nêu được nhân vật sẽ biểu cảm và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết giành cho nhân vật, thân bài lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, kết bài khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: tình cảm, cảm xúc của cá nhân đối với nhân vật

0,25

c. Triển khai vấn đề

HS lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thành giành cho nhân vật.

- Giới thiệu được nhân vật sẽ biểu cảm

- Biểu lộ những tình cảm, cảm xúc giành cho nhân vật: hình dáng, hành động, tính cách, kỉ niệm,...(sử dụng kết hợp các chi tiết miêu tả, tự sự để biểu cảm)

- Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật

- Rút ra được điều đáng nhớ đối với bản thân.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Lời văn sinh động, sáng tạo.

0,5

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

- Truyện khoa học viễn tưởng

5

0

3

0

0

2

0

60

2

Viết

Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

- Truyện khoa học viễn tưởng

Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu, những yếu tố mang tính “viễn tưởng” của truyện biễn tưởng (những tưởng tượng dựa trên những thành tựu khoa học đương thời).

- Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản.

- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện viễn tưởng.

- Xác định được số từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Nêu được chủ đề, thông điệp, những điều mơ tưởng và những dự báo về tương lai mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật truyện khoa học viễn tưởng thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác.

- Giải thích được ý nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong văn bản.

5 TN

3TN

2TL

2

Viết

Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân.

1TL*

Tổng

5TN

3TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

60

40