25 đề thi học kỳ 1 ngữ văn 6 có đáp án

25 đề thi học kỳ 1 ngữ văn 6 có đáp án

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa 25 đề thi học kỳ 1 ngữ văn 6 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ 1

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

Câu 1: Dòng nào nêu đúng nhất các truyện cổ tích con đã được học và đọc thêm?

  1. Thánh Gióng; Em bé thông minh; Thạch Sanh; Sọ Dừa.
  2. Cây bút thần; Thánh Gióng; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Sọ Dừa.
  3. Thạch Sanh; Sọ Dừa; Em bé thông minh; Cây bút thần.
  4. Ông lão đánh cá và con cá vàng; Sọ Dừa; Thạch Sanh; Sự tích Hồ Gươm.

Câu 2: Trong các nhận định sau, nhận định nào nói đúng nội dung truyện “Treo biển”?

A. Đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.

B. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người.

C. Phê phán những người thiếu chủ kiến, ba phải.

D. Phê phán sự tham lam bội bạc của con người.

Câu 3: Dòng nào sau đây không có trong định nghĩa truyện trung đại?

  1. Là những truyện mang đậm tính giáo huấn, triết lí.
  2. Là những truyện có cốt truyện đơn giản, mang ý nghĩa sâu sắc.
  3. Là những truyện được truyền miệng trong dân gian.
  4. Là những truyện được viết trong thời trung đại (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX).

Câu 4: Câu nào dưới đây có số từ?

A. Mấy tháng nghỉ hè đã trôi qua.

B. Tất cả chúng tôi đều thích thầy giáo mới.

C. Sau ba hồi trống dài, học sinh dưới sân trường đều tập trung đi vào lớp.

D. Đôi bạn ấy ngồi cạnh nhau trong các buổi học.

Câu 5: Dòng nào sau đây là cụm tính từ ?

  1. Những cành hoa tươi thắm
  2. Đen như cột nhà cháy
  3. Một màu đen huyền bí
  4. Đùng đùng nổi giận

Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng với dạng văn kể chuyện tưởng tượng?

A. Không được tưởng tượng tùy tiện mà phải dựa vào thực tế.

B. Kể đúng như câu chuyện có trong thực tế bằng lời văn của mình.

C. Xác định rõ ý nghĩa, mục đích của truyện

D. Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Cho những câu thơ sau: “Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.

(Tiếng ru - Tố Hữu)
a) Có các số từ nào trong những câu thơ trên?
b) Việc sử dụng những số từ ấy có tác dụng nhấn mạnh điều gì trong lời thơ?

c) Xác định một cụm động từ trong các câu thơ.

Câu 2 (1,5 điểm). Trong chương trình Ngữ văn 6 kì I, con đã được học những câu chuyện sâu sắc về nội dung và giàu giá trị nghệ thuật. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của con về truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”.

Câu 3 (4 điểm). Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Kể về một người gần gũi, thân quen với em ở trường lớp (bạn bè, thầy cô giáo, cô phụ trách bán trú, bác bảo vệ, bác lao công…).

Đề 2: Nhập vai một nhân vật trong truyện “Thánh Gióng” và kể lại câu chuyện.

−−−−− Hết –−−−−

(Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm và thu lại đề sau khi kiểm tra)

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 6

  1. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

C

C

C

B

B

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Bài 1: (1.5 điểm) Mỗi ý đúng được 0.5 điểm.

a. Các số từ trong câu thơ là: một / một

b.Ýnghĩa:
- Một: chỉ số ít, sự đơn lẻ yếu ớt

🡪 Nhấn mạnh ý nghĩa: một cá nhân riêng lẻ không thể làm nên thành quả lớn lao

🡪 Từ đó câu thơ đề cao tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, sức mạnh của tập thể.

(hs chỉ trả lời 1 trong 2 ý trên vẫn cho điểm tối đa)

c.Cụm động từ: chẳng nên mùa vàng

Bài 2: (1,5 điểm) Yêu cầu HS viết đúng theo mô hình đoạn cảm nhận, đủ số câu:

- Câu 1: Giới thiệu tác phẩm (Truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi”) và ấn tượng khái quát của mình về tác phẩm. ( 0.25 điểm)

- Các câu tiếp theo: Trình bày cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

+ Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, lời kể ngắn gọn, dễ nhớ, chi tiết chọn lọc gây cười. (0,5 điểm)

+ Nội dung: Từ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện, không được bảo thủ, chủ quan, đoán mò. Truyện cho ta bài học về cách nhận thức, đánh giá sự vật, con người. (0,5 điểm)

- Câu cuối: Khẳng định cảm nghĩ của mình về tác phẩm. ( 0.25 điểm)

( HS viết thiếu số câu hoặc thừa nhiều – 0.25 điểm, HS mắc các lỗi diễn đạt, chính tả tùy theo mức độ GV trừ điểm)

Bài 3: (4 điểm)

Yªu cÇu chung:

- Bè côc râ rµng, m¹ch l¹c

  • X©y dùng nh©n vËt , t×nh huèng truyÖn hîp lÝ, hÊp dÉn
  • DiÔn ®¹t s¸ng râ, biÓu c¶m
  • Kh«ng m¾c lçi diÔn ®¹t, lçi chÝnh t¶

Đề 1:

1. Mở bài (0.5 điểm): Giới thiệu người định kể: Là ai ? Người được kể có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung ?

2. Thân bài (3 điểm):

a. Ngoại hình : Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục?...( Biết kể vào một chi tiết ngoại hình ấn tượng nhất)

b. Kể chi tiết : ( Tùy từng người mà kể cho phù hợp)

* Nghề nghiệp, việc làm (những động tác, cử chỉ, hành động, việc làm hằng ngày...)

* Sở thích, sự đam mê

* Tính tình : Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động với em, với những người xung quanh?

* Kỉ niệm đáng nhớ với người ấy?

3. Kết bài (0.5 điểm): Tình cảm, cảm nghĩ về người em đã tả ? Yêu thích, tự hào, ước nguyện?...

Đề 2:

* HS có thể nhập vai: Thánh Gióng, bà mẹ Gióng, ngựa sắt … để kể lại câu chuyện.

* Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài (0.5 điểm): Tạo tình huống tự nhiên để nhân vật giới thiệu mình và lí do kể lại câu chuyện:

- Giới thiệu tên, nơi ở…

- Lý do kể lại truyền thuyết

2. Thân bài (3 điểm): Kể lần lượt diễn biến của truyền thuyết một cách hợp lí khi nhập vai nhân vật.

– Bà mẹ Gióng ướm chân lên vết chân to mang thai và đẻ ra Gióng

– Gióng lên ba không nói không cười

– Sứ giả đến Gióng xung phong đi giết giặc

– Gióng lớn nhanh như thổi

– Gióng vươn vai thành tráng sĩ xung trận giết giặc

– Gióng bay về trời

3. Kết bài (0.5 điểm): Nêu kết thúc phù hợp với tình huống đã xây dựng ở mở bài

ĐỀ 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1 (1điểm): Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất

“ ... Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và các phép thần thông”

1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:

A. Thánh Gióng B. Thạch Sanh

C. Lạc Long Quân D. Lang Liêu

2. “Thiên thần” là từ mượn

A. Đúng B. Sai

3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

A. Biểu cảm C. Thuyết minh

B. Nghị luận D. Tự sự

4. Dòng nào dưới đây là phần trung tâm của cụm danh từ “ mọi phép thần thông”?

A. Thần thông B. Mọi

C. Phép D.Thần

Câu 2(0,5 điểm): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm

(1)........................ là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là làm (2)....................

Câu 3(0,5 điểm): Nối cột A với cột B để hoàn thiện các khái niệm

Cột A

Nối

Cột B

1. Từ láy

2. Từ đơn

3. Từ ghép

1+

2+

a. là từ chỉ gồm một tiếng

b. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng có quan hệ về âm với nhau

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 4 (1điểm): Cho câu sau, phát hiện lỗi sai và sử lại cho đúng

Một số bạn còn bàng quang với lớp.

Phát hiện lỗi sai và sửa lại cho đúng

Lỗi sai:....................................................................................................................

Sửa:........................................................................................................................

Câu 5 (2 điểm): Tìm các danh từ chỉ sự vật mà em biết, phát triển một trong các danh từ đó thành cụm danh từ và đặt câu

Câu 6 (5 điểm): Kể một kỉ niệm với thầy hoặc cô giáo của em.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần I: Trắc nghiệm(2 điểm)

Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

1

2

3

4

Đáp án

B

A

D

C

danh từ, chủ ngữ

1 + b

2 + a

Phần II: Tự luận(8 điểm)

Câu 4 (1 điểm)

- Thay từ: Bàng quang = bàng quan (0,5)

- Sửa lại: Có một số bạn còn bàng quan với lớp(0,5)

Câu 5 (2 điểm):

Các danh từ chỉ sự vật: nhà, cửa, chó, mèo

Phát triển thành cụm danh từ: Những con mèo

Đặt câu: Những con mèo nhà em rất đẹp

Câu 6( 5 điểm)

a. Nội dung

*. Mở bài(0,5 điểm)

- Giới thiệu kỉ niệm với thầy cô gáo của em.

*. Thân bài( 4 điểm)

- Tự giới thiệu về mình và quan hệ với thầy cô giáo.

- Tình huống xảy ra sự việc.

*. Kết bài(0,5 điểm)

- Em hiểu và kính trọng thầy cô giáo của mình.

- Nhớ mãi tình cảm của thầy cô.

b. Hình thức

Bài viết gồm 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài được trình bày khoa học, rõ ràng và diễn đạt mạch lạc ...

c, Kĩ năng : Có kĩ năng làm văn tự sự

ĐỀ 3

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

Câu 1. (2 điểm) Thế nào là truyền thuyết? Kể tên hai truyện truyền thuyết đã được học (Không kể tên các truyện truyền thuyết hướng dẫn đọc thêm )

Câu 2. (3 điểm) Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.
Không ngủ được.
Một canh ...hai canh...lại ba canh.
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. ( Hồ Chí Minh)

Câu 3. (5 điểm) :Hãy kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo ngôi kể thứ nhất.

ĐÁP ÁN

Câu 1: (2đ)

- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. (2đ)

Kể tên hai truyện truyền thuyết:

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh

Câu 2 : ( 3 điểm)
- Số từ : Một, hai,ba,năm (Năm cánh), bốn, năm ( Canh năm). ( 1,5 điểm - 0,25đ/từ)
+ Một, hai, ba, năm( Năm cánh) : Số từ chỉ số lượng. ( 1 điểm)
+ Bốn, năm(Canh năm) : Số từ chỉ thứ tự. ( 0,5 điểm)
Câu 4. (5 điểm)

A. Yêu cầu chung:

- Thể loại: Tự sự

- Nội dung: Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”

- Biết lựa chọn nhân vật đóng vai xưng “tôi”.

B. Yêu cầu cụ thể :

Bài làm cần đảm bảo một số nội dung sau:

Kể lại nội dung câu chuyện theo trình tự diễn biến sự việc như sau:

- Giới thiệu sự việc vua Hùng kén rể cho Mị Nương.

- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

- Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.

- Sơn Tinh đến trước được vợ.

- Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

- Hai bên giao chiến hàng tháng trời: Sơn Tinh vẫn vững vàng, Thủy Tinh đã kiệt sức.

- Cuối cùng Thủy Tinh Thua, rút quân về.

- Hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.

C/ Biểu điểm:

- Điểm 4-5: Đảm bảo các yêu cầu trên, biết lựa, sáng tạo về kĩ năng cũng như nội dung, lời văn trong sáng, trôi chảy

- Điểm 3 -<4: Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng diễn đạt đôi chỗ còn vụng, không sáng tạo trong khi kể

- Điểm 2 -<3: Chưa đảm bảo được yêu cầu của bài tập làm văn, xác định đúng ngôi kể thứ nhất, lời văn lủng củng nhiều chỗ, bài làm bẩn, cẩu thả

- Điểm 1 -< 2: Không đảm bảo được yêu cầu của bài tập làm văn, kể không đúng ngôi kể, lời văn lủng củng, sai nhiều lỗi

- Điểm 0 - <1 : lam sơ sài hoặc Không làm được bài (bỏ giấy trắng hoặc ghi vài câu vô nghĩa)

ĐỀ 4

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

Câu 1: ( 2 điểm) Chép lại theo trí nhớ bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

Câu 2. ( 2 điểm) Tìm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong câu ca dao sau và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó.

Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.

Câu 3: ( 2 điểm ) Cảm nghĩ của em về bài thơ : “ Tiếng gà trưa ” của Xuân Quỳnh?

( Ngữ Văn 7- tập 1 )

ĐÁP ÁN.

Câu 1: ( 2 điểm)

- Chép đúng phần dịch thơ. (1đ)

- Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác ở Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. (1đ)

Câu 2. ( 3 điểm )

- Từ đồng nghĩa: núi – non (1đ)

- Từ trái nghĩa : già – non (1đ)

- Tác dụng : tạo cách nói chơi chữ, hài hước dí dỏm (1đ)

Câu 3 : ( 5 điểm)

a) * Mở bài: ( 0,5 điểm)

+ Giới thiệu chung về bài thơ ( Tác giả, tác phẩm).

+ Cảm nghĩ chung về tình bà cháu.

* Thân bài:( 4 điểm)

Những kỷ niệm và cảm xúc được gợi lại trong bài thơ.

+ Kỷ niệm về hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng.. ( 1 điểm)

+ Kỷ niệm về tuổi thơ thơ dại .... ( 1 điểm)

+ Cách bà chăm chút từng quả trứng , nỗi lo của bà để có tiền mua áo mới cho cháu.( 1 điểm)

+ Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ : được bộ quần áo mới ... ( 0,5 điểm)

+ Cảm nghĩ về thể thơ 5 tiếng, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị. Nghệ thuật điệp ngữ ( 0,5 điểm)

:

* Kết bài: ( 0,5điểm)

- Tình cảm yêu thương, trân trọng, biết ơn của cháu đối với bà.

- Tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

ĐỀ 5

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

Câu 1 (1 điểm;)

Kể tên những truyện ngụ ngôn mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì I.

Câu 2 ( 1 điểm )

Em hiểu thế nào chỉ từ ? Chỉ từ hoạt động trong câu như thế nào ?

Câu 3 (1 điểm )

Nêu khái niệm nghĩa của từ. Lấy ví dụ minh họa.

Câu 4 (7 điểm )

Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời văn của em.

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 6 - HỌC KÌ I

CÂU

NỘI DUNG

BIỂU ĐIỂM

Câu 1

(1 điểm)

( Nhận biết)

Những truyện ngụ ngôn mà đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6:

Thầy bói xem voi;

Ếch ngồi đáy giếng;

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng;

Đeo nhạc cho mèo.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2

(1 điểm )

( Nhận biết)

- Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.

- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

0,5

0,5

Câu 3

(1 điểm)

(Nhận biết)

- Nghĩa của từ là nội dung( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

- Lấy ví dụ

0,5

0,5

Câu 4

(7 điểm)

(Nhận biết

- 1 điểm)

(Thông hiểu -5 điểm)

( VD thấp-1 điểm)

( VD cao-1 điểm)

a. Mở bài:

- Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp là Mị Nương.

- Vua muốn kén cho con người chồng thật xứng đáng.

b. Thân bài:

- Hai vị thần Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn, thi tài.

- Vua Hùng ra điều kiện thách cưới.

- Sơn Tinh đem lễ vật đến trước được rước Mị Nương về núi.

- Thuỷ tinh đến sau không lấy được vợ, đem quân đuổi theo đánh Sơn Tinh.

- Đánh nhau ròng rã mấy tháng sức Thuỷ tinh đã kiệt nên đành rút quân về.

c. Kết bài:

- Hằng năm Thuỷ Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

- Lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm.

0,5

0,5

0,5

0,5

1

1

1

1

1

ĐỀ 6

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

Câu 1 (1 điểm;)

Trình bày khái niệm truyền thuyết.

Câu 2 ( 1 điểm )

Em hiểu thế nào tính từ ? Có mấy loại tính từ ?

Câu 3 (1 điểm )

Nêu khái niệm nghĩa của từ. Lấy ví dụ minh họa.

Câu 4 (7 điểm )

Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời văn của em.

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 6 - HỌC KÌ I

CÂU

NỘI DUNG

BIỂU ĐIỂM

Câu 1

(1 điểm)

( Nhận biết)

- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

0,5

0,5

Câu 2

(1 điểm )

( Nhận biết)

- Tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

- Tính từ có hai loại:

+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối.

+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.

0,5

0,25

0,25

Câu 3

(1 điểm)

(Nhận biết)

- Nghĩa của từ là nội dung( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

- Lấy ví dụ

0,5

0,5

Câu 4

(7 điểm)

(Nhận biết

- 1 điểm)

(Thông hiểu -5 điểm)

( VD thấp-1 điểm)

( VD cao-1 điểm)

a. Mở bài:

- Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp là Mị Nương.

- Vua muốn kén cho con người chồng thật xứng đáng.

b. Thân bài:

- Hai vị thần Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn, thi tài.

- Vua Hùng ra điều kiện thách cưới.

- Sơn Tinh đem lễ vật đến trước được rước Mị Nương về núi.

- Thuỷ tinh đến sau không lấy được vợ, đem quân đuổi theo đánh Sơn Tinh.

- Đánh nhau ròng rã mấy tháng sức Thuỷ tinh đã kiệt nên đành rút quân về.

c. Kết bài:

- Hằng năm Thuỷ Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

- Lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm.

0,5

0,5

0,5

0,5

1

1

1

1

1

ĐỀ 7

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”

(Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì ?

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra 1 danh từ chung, 1 danh từ riêng trong câu: “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến”?

Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị?

Câu 4 (1,0 điểm): Việc tha tội chết cho mẹ con Lý thông của Thạch Sanh thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở nhân vật này, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

II. KIỂM TRA KIẾN THỨC (2,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Thế nào là động từ? Cho 1 ví dụ về động từ?

Câu 2 (0,5 điểm): Kể tên các truyền thuyết đã được học trong chương trình Ngữ văn 6?

Câu 3 (1,0 điểm): Trình bày ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”? (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

III. LÀM VĂN (5,0 điểm)

Hãy kể về người mẹ của em.

...................................HẾT.................................

(cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

ĐÁP ÁN

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3,0

1

- Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Thạch Sanh”.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: Tự sự.

0,25

0,25

2

- Danh từ chung: nhà vua.

- Danh từ riêng: Thạch Sanh.

0,25

0,25

3

Mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị là vì:

- Mẹ con Lý Thông là kẻ ác, tham lam, nhiều lần hãm hại Thạch Sanh.

- Thể hiện ước mơ của nhân dân ta: Kẻ ác sẽ bị trừng trị.

0,5

0,5

4

- Việc Thạch Sanh tha tội chết cho Lý Thông thể hiện Thạch Sanh là người nhân nghĩa, phúc hậu, khoan dung, độ lượng và giàu lòng vị tha.

- Thể hiện ước mơ của nhân dân ta: Ở hiền gặp lành.

0,5

0,5

II

KIỂM TRA KIẾN THỨC

2,0

1

- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

- Ví dụ về động từ.

0,25

0,25

2

Các truyền thuyết đã được học trong chương trình Ngữ văn 6:

- Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Thánh Gióng.

0,25

0,25

3

Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”:

- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.

- Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

0,5

0,5

III

LÀM VĂN

5,0

Hãy kể về người mẹ của em.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự:

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần mở bài biết giới thiệu đối tượng tự sự, phần Thân bài biết kể câu chuyện theo trình tự. Kết bài biết khái quát và bày tỏ cảm xúc cá nhân.

0,5

b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5

c. Triển khai bài viết theo trình tự hợp lí, có sự liên kết giữa các phần, đoạn, các ý cần phải rõ ràng, có thể triển khai theo định hướng:

Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về người mẹ và những ấn tượng, cảm xúc của em khi nghĩ về mẹ.

Thân bài:

- Kể, tả về ngoại hình, tính cách, sở thích, công việc hằng ngày của mẹ.

- Kể về vai trò của mẹ trong gia đình em:

+ Mẹ là người phụ nữ tần tảo, đảm đang: Cùng cha quán xuyến mọi công việc gia đình.

+ Mẹ thương yêu, lo lắng cho các con hết mực: Từng bữa ăn, giấc ngủ, chăm lo việc học, dạy dỗ các con nên người…

+ Khi mẹ vắng nhà: thiếu đi tất cả những gì mẹ dành cho gia đình, bố con vụng về trong mọi công việc…

- Kể về cách ứng xử, quan hệ của mẹ đối với mọi người:

+ Cởi mở, hoà nhã với xóm làng...

+ Thương yêu, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.

- Cảm xúc của em như thế nào khi nhắc đến mẹ. Tình cảm mà em dành cho mẹ.

Kết bài

Cảm nghĩ của em về mẹ. Em sẽ làm gì để xứng đáng là con của mẹ.

0,5

0,25

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt hay và độc đáo, sáng tạo (sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biểu cảm,…).

0,5

ĐỀ 8

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I- Đọc hiểu ( 3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

Dế và lừa

Một chú lừa sau khi nghe dế hát liền ngỏ ý muốn theo dế học hát. Nghe vậy, dế nói:

- Muốn học hát cũng được nhưng mỗi ngày anh chỉ được uống một vài giọt sương thôi !

Thế là chú lừa làm theo lời dế, mỗi ngày chỉ uống vài giọt sương. Thế rồi chỉ mấy hôm sau chú lừa chết vì đói khát.

( Hạt giống tâm hồn, tập 14, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí minh, tr 77)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2: Câu chuyện trên được kể theo thứ tự kể nào? Nêu đặc điểm của thứ tự kể ấy?

Câu 3: Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

Câu 4: Từ văn bản trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình.

II- Tập làm văn ( 7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Qua những điều rút ra từ câu chuyện ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) với câu chủ đề : Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng sở trường về lĩnh vực ấy.

Câu 2 ( 5 điểm)

Đóng vai Lang Liêu em hãy kể lại truyện Bánh chưng, bánh giày.

ĐÁP ÁN

I- Đọc hiểu ( 3.0 điểm)

Câu 1: Xác định đúng phương thức biểu đạt chính là: phương thức tự sự (0,5đ)

Câu 2: Câu chuyện trên kể theo thứ tự kể xuôi. Đặc điểm: kể theo thứ tự tự nhiên là việc gì diễn ra trước kể trước, việc gì diễn ra sau kể sau, kể cho đến hết.(0,5đ)

Câu 3: Ý nghĩa:

- Đây là một câu chuyện thông qua hai con vật là chú Lừa và Dế cho chúng ta bài học không nên đua đòi học theo những điều không thuộc khả năng và sở trường của mình . Nếu ai cũng vì hứng thú nhất thời mà làm những điều mình hoàn toàn không có khả năng thì hẳn kết quả cũng chỉ như chú Lừa mà thôi- phải đánh đổi cả tính mạng của mình. (1.0 đ)

Câu 4: Bài học : (1.0 đ)

- Nên làm theo những gì thuộc về khả năng của mình

- Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng, sở trường về lĩnh vực ấy sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại

- Không đồng tình với cách sống đua đòi, học và làm theo người khác thì phải suy xét kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, luôn biết khả năng của mình.

- Phê phán cách sống đua đòi bắt chước.

II- Tập làm văn ( 7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

a- Về kĩ năng: (0,5 đ)

- Biết trình bày đoạn văn tự sự có câu chủ đề : Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng sở trường về lĩnh vực ấy.

b- Về nội dung: ( 1,5đ)

- Lời khuyên : Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng sở trường về lĩnh vực ấy là hoàn toàn đúng .

- Bởi vì : Nếu ai cũng vì hứng thú nhất thời mà làm những điều mình hoàn toàn không có khả năng thì hẳn kết quả cũng chỉ như chú Lừa mà thôi- phải đánh đổi cả tính mạng của mình.

- Bài học đặt ra: - Không đồng tình với cách sống đua đòi

- Học và làm theo người khác thì phải suy xét kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, luôn biết khả năng của mình.

- Phê phán cách sống đua đòi bắt chước.

Câu 2 ( 5 điểm)

a- Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng dạng bài văn tự sự kể chuyện sáng tạo để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt . Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. ( 0,5đ)

b- Yêu cầu cụ thể :

* Mở bài: (0,5đ)

- Lang Liêu tự giới thiệu về bản thân

- Gợi chuyện để kể vầ nguồn gốc của việc làm ra bánh chưng và bánh giày

* Thân bài: (3,5 đ)

- Chuyện vua Hùng muốn tìm người nối ngôi và cách tự chọn của vua.

- Chuyện các lang thi nhau làm món cao lương mĩ vị, nem công chả phượng để dâng lên vua.

- Chuyện về số phận thiệt thòi của bản thân.

- Chuyện Lang Liêu được thần báo mộng dạy cho cách làm loại bánh mới.

- Chuyện Lang Liêu làm bánh dâng vua. Cách thức làm bánh cụ thể.

- Chuyện vua Hùng chịn các món ăn của các lang và ngợi khen, chỉ ra ý nghĩa rồi đặt tên cho hai loại bánh.

* Kết bài : ( 0,5đ)

- Lang Liêu được chọn nối ngôi vua: Bánh chưng ,bánh giầy trở thành thứ bánh không thể thiếu trong các ngày lễ Tết của dân tộc và là một món ăn ngon trong ngày thường.

- Suy nghĩ về ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy trong thời hiện đại.

ĐỀ 9

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

PHẦN I:ĐỌC –HIỂU(3.0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :

Hoa Hồng tặng mẹ

Anh dừng lại một tiệm bán hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến bên và hỏi nó sao lại khóc.

- Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 2 đô la

Anh mỉm cười và nói với nó:

- Đến đây chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không.

Nó vui mừng trả lời:

- Dạ, chú cho cháu đi nhờ xe đến nhà mẹ cháu.

Nó chỉ đường cho anh lái xe đến nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ.

Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.

                                                                   (Quà tặng cuộc sống)

a, Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? (0.5đ)

b, Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? (0.5 đ)

c, Đọc câu “ Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè.”. Em hãy xác định cụm danh từ và chỉ rõ cấu tạo của cụm danh từ đó?(1.0 đ)

d. Bài học mà em rút ra từ câu chuyện trên là gì? (1.0 đ)

PHẦN II:LÀM VĂN

Kể về một lần em mắc lỗi.

-----Hết-----

GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI

MÔN: NGỮ VĂN 6

Câu

Yêu cầu kiến thức và kỹ năng

Điểm

* Hướng dẫn chung.

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

- Giáo viên cần vận dụng linh hoạt đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

I.Đọc-

hiểu

(3 đ)

* Đáp án và thang điểm.

a, Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt: tự sự.

b, Ngôi kể: ngôi ba

c, Cụm danh từ : Một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè.

  • Cấu tạo: Một/ bé gái/ đang đứng khóc bên vỉa hè

PT TT PS

d, Bài học rút ra từ câu chuyện:

(HS có thể chọn 1 trong 2 bài học dưới đây):

-  Cần yêu thương , trân trọng, hiếu thảo với các đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh vì con cái …  

- Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa , và để người nhận thật sự vui và hạnh phúc

0,5

0,5

1,0

1 ,0

II. Làm văn

(7 đ)

* Yêu cầu về kỹ năng:

- Xác định đúng kiểu bài: tự sự.

- Xác định được việc cần kể: một lần em mắc lỗi.

- Hiểu được cách lập ý trong bài văn tự sự, xây dựng đựơc nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống….

- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng, dùng từ, đặt câu chính xác, đúng chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức:

HS có nhiều cách trình bày tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài:

Nêu được hoàn cảnh mắc lỗi .

- Thân bài:

+ Kể lại việc sai trái của mình:

. Mắc lỗi khi nào? Với ai? Ở đâu ?

. Nguyên nhân mắc lỗi. ( Khách quan, chủ quan)

. Lỗi lầm ấy diễn ra như thế nào? Hậu quả ra sao?( Với lớp, gia đình, bản thân…)

. Sau khi mắc lỗi em đã ân hận và sửa lỗi như thế nào?

- Kết bài:

+ Bài học rút ra sau lần mắc lỗi là gì?

+ Lời khuyên của em của em giành cho các bạn ra sao?

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

3,5

1,0

ĐỀ 10

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I. VĂN –TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)

Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“ Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”

( Ngữ văn 6- Tập 1)

  1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? (0,5đ)
  2. Xác định số từ và lượng từ trong đoạn văn trên? (1đ)
  3. Chỉ ra cụm danh từ trong câu: “Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử”. (0,5đ)
  4. Đoạn văn thể hiện phẩm chất nào ở nhân vật Thạch Sanh, đồng thời gởi gắm ước mơ gì của nhân dân ta? (2đ)

II. LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em.

______________Hết_____________

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn Ngữ văn Lớp 6

Câu /Bài

Nội dung

Thang điểm

Văn– Tiếng việt

1-.Đoạn văn được trích từ văn bản Thạch Sanh

- Phương thức biểu đạt chính tự sự

2.- Số từ : hai (mẹ con)

- Lượng từ : mọi (người) mọi (sự)

3. HS chỉ ra cụm danh từ : hai mẹ con Lí Thông

4.- Việc Thạch Sanh tha tội chết cho Lí Thông thể hiện Thạch Sanh là người nhân nghĩa, phúc hậu, khoan dung, độ lượng và giàu lòng vị tha.

- Qua đó gởi gắm ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo. Ước mơ về một xã hội công bằng “ Ở hiền gặp lành”.

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Tập làm văn

Gợi ý dàn bài:

1.Mở bài

- Giới thiệu khái quát về kỉ niệm sâu sắc của em về một người nào đó: cha mẹ, ông bà, thầy cô, bạn … ( sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện)

- Ấn tượng của bản thân về kỉ niệm đó

2. Thân bài

- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:

+ Thời gian, không gian

+ Giới thiệu đôi nét về nhân vật trong câu chuyện ( hình dáng, tính cách…)

- Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định

+ Mở đầu câu chuyện

+ Diễn biến câu chuyện

+ Kết thúc câu chuyện

3. Kết bài

Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của em về kỉ niệm đáng nhớ đó

* Yêu cầu chung

- Điểm 5 - 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và phương pháp, diễn đạt tốt.

- Điểm 3 - 4: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, diễn đạt tương đối tốt.

- Điểm 1 - 2: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, nhưng có đoạn còn diễn xuôi mắc một số lỗi về diễn đạt.

- Điểm 0: Lạc đề

ĐỀ 11

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

Phần I: Đọc – hiểu (2 điểm)

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Một chiếc xe buýt nọ chở học sinh dừng lại bên đường. Dù đường vắng nhưng những đứa trẻ Nhật Bản vẫn nhẫn nại chờ đèn tín hiệu liên lạc và sang đường đúng vạch kẻ dành cho người đi bộ. Trước đó, chúng đã bấm nút trên cột đèn tín hiệu để báo cho người lái ô tô dừng lại.

Sau khi sang đường, những đứa trẻ cúi chào cả hai bên đường. Chúng làm điều này để cảm ơn những người lái xe đã dừng lại để trẻ con sang đường an toàn. Cuối cùng, một đứa trẻ lại cột đèn tín hiệu bấm nút để những chiếc ô tô tiếp tục di chuyển.

(Theo http://Fodrvungtau.com/hanh-dong-dang-ne-cua-tre-con-nhat-khi-sang-duong/)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2: Tìm cụm danh từ có trong câu văn: “Một chiếc xe buýt nọ chở học sinh dừng lại bên đường”. Phân tích cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm.

Câu 3: Tại sao sau khi sang đường, những đứa trẻ lại cúi chào cả hai bên đường?

Câu 4: Em học tập được điều gì từ việc tham gia giao thông của các bạn học sinh trong câu chuyện trên?

Phần II: Làm văn (8 điểm)

Câu 1: ( 3 điểm) Viết đoạn văn nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh.Từ đó, cho biết em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Câu 2: (5 điểm) Trong vai sứ giả kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.

................Hết....................

*Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:.................................................................SBD:..........................

ĐÁP ÁN

Phần 1. Đọc hiểu (2.0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (0,25 điểm)

Câu 2: Xác định đúng cụm danh từ : Một chiếc xe buýt nọ->0,5 điểm

  • Phân tích được cấu tạo: Một chiếc xe buýt nọ

PT PTT PS -> 0,5 điểm

Câu 3: Sau khi sang đường, những đứa trẻ cúi chào cả hai bên đường là để cảm ơn những người lái xe( đã dừng lại để trẻ con sang đường an toàn).->0,25 điểm.

Câu 4: HS nêu ý sau:(0,5 điểm)

  • Phải tuân thủ tính kỷ luật nơi công cộng ( thực hiện tốt luật lệ giao thông; ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông......)

(HS có thể diến đạt bằng nhiều cách miễn là hợp lý đều cho điểm tối đa)

* Lưu ý:

HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.

Phần 2. Tập làm văn (8.0 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Về kĩ năng

- Biết cách viết đúng một đoạn văn có cấu trúc hoàn chỉnh.

- Dùng từ, đặt câu chính xác; lời văn trong sáng, giàu cảm xúc.

- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp…

2. Về kiến thức

- HS nêu được các ý sau:

- Ý nghĩa câu chuyện:

+ Giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra thường xuyên ở vùng Bắc Bộ nước ta.

+ Thể hiện khát vọng và sức mạnh của con người trong việc chế ngự và chiến thắng thiên tai ....

  • HS có thể nêu được một số việc làm góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên như:

+ Vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, gom nhặt, phân loại rác....

+ Trồng cây gây rừng....

Lưu ý: Khuyến khích những bài làm sáng tạo, hấp dẫn.

* Cho điểm:

- Đảm bảo các yêu cầu trên cho 3,0 điểm.

- Đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn mắc một vài lỗi nhẹ về hình thức cho 2.5 điểm.

- Đảm bảo ½ các yêu cầu trên cho 1.5 điểm.

- Nếu bài làm có nội dung sơ sài, chung chung cho dưới 1.0 điểm.

- Nếu HS trình bày thành nhiều đoạn văn thì cho không quá ½ số điểm.

Câu 2 (5,0 điểm).

Cần bảo đảm những yêu cầu sau:

1. Về kỹ năng:

- Xác định đúng yêu cầu của đề.

- Tạo lập được một bài văn kể chuyện đóng vai nhân vật có bố cục hoàn chỉnh: người kể là Sứ giả , nội dung, diễn biến câu chuyện hợp lí.

- Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

2. Về kiến thức:

HS tưởng tượng và kể lại truyền thuyết Thánh Gióng một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng đảm bảo tính logic và ý nghĩa.

HS lựa chọn ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” (Sứ giả), thứ tự kể hợp lí.

Cần đảm bảo các sự việc chính sau:

- .Sự ra đời của Gióng

- Sứ giả tìm người tài đánh giặc cứu nước.

- Dân làng góp gạo nuôi Gióng

- Gióng đánh giặc

- Gióng bay về trời.

3. Biểu điểm:

- Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 5,0 điểm.

- Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn có một số hạn chế => 4,0 điểm.

- Nếu đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng chỉ viết thành một đoạn văn thì cho không quá 2.5 điểm.

- Nội dung bài viết còn sơ sài, kể lại nguyên câu chuyện hoặc sai ngôi kể => 1.0 điểm.

Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.

…………………………………… Hết …………………………………..

ĐỀ 12

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I. VĂN –TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)

Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“ Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”

( Ngữ văn 6- Tập 1)

  1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? (0,5đ)
  2. Xác định số từ và lượng từ trong đoạn văn trên? (1đ)
  3. Chỉ ra cụm danh từ trong câu: “Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử”. (0,5đ)
  4. Đoạn văn thể hiện phẩm chất nào ở nhân vật Thạch Sanh, đồng thời gởi gắm ước mơ gì của nhân dân ta? (2đ)

II. LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em.

______________Hết_____________

ƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn Ngữ văn Lớp 6

Câu /Bài

Nội dung

Thang điểm

Văn– Tiếng việt

1-.Đoạn văn được trích từ văn bản Thạch Sanh

- Phương thức biểu đạt chính tự sự

2.- Số từ : hai (mẹ con)

- Lượng từ : mọi (người) mọi (sự)

3. HS chỉ ra cụm danh từ : hai mẹ con Lí Thông

4.- Việc Thạch Sanh tha tội chết cho Lí Thông thể hiện Thạch Sanh là người nhân nghĩa, phúc hậu, khoan dung, độ lượng và giàu lòng vị tha.

- Qua đó gởi gắm ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo. Ước mơ về một xã hội công bằng “ Ở hiền gặp lành”.

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Tập làm văn

Gợi ý dàn bài:

1.Mở bài

- Giới thiệu khái quát về kỉ niệm sâu sắc của em về một người nào đó: cha mẹ, ông bà, thầy cô, bạn … ( sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện)

- Ấn tượng của bản thân về kỉ niệm đó

2. Thân bài

- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:

+ Thời gian, không gian

+ Giới thiệu đôi nét về nhân vật trong câu chuyện ( hình dáng, tính cách…)

- Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định

+ Mở đầu câu chuyện

+ Diễn biến câu chuyện

+ Kết thúc câu chuyện

3. Kết bài

Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của em về kỉ niệm đáng nhớ đó

* Yêu cầu chung

- Điểm 5 - 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và phương pháp, diễn đạt tốt.

- Điểm 3 - 4: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, diễn đạt tương đối tốt.

- Điểm 1 - 2: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, nhưng có đoạn còn diễn xuôi mắc một số lỗi về diễn đạt.

- Điểm 0: Lạc đề

ĐỀ 13

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU 2,5 điểm

Đoạn kết truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) như sau:

“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.

Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.”

Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

1) Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam ?

2) Kể tên các nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó như thế nào ?

3) Giải nghĩa từ: nao núng ?

4) Các từ: bốc, dời, dựng, đánh, kiệt, rút là những từ thuộc từ loại nào ?

5) Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ?

II. PHẦN LÀM VĂN ( 7,5 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm )

Viết một đoạn văn ngắn (không quá 5 dòng Tờ giấy thi) nêu bài học của em rút ra sau khi học truyện Ếch ngồi đáy giếng (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

Câu 2. (6,0 điểm)

Kể về một việc tốt mà em đã làm.

ĐÁP ÁN

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,5 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

1

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam.

0,25

2

- Các nhân vật chính trong truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật: Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt hằng năm được hình tượng hóa; Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người Việt xưa được hình tượng hóa.

0,25

0,50

3

Giải nghĩa từ nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.

0,25

4

Các từ: bốc, dời, dựng, đánh, kiệt, rút là những động từ

0,25

5

Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Là câu chuyện tưởng tượng, kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

1,0

II. PHẦN LÀM VĂN: 7.5 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

Câu

1

Viết một đoạn văn ngắn (không quá 5 dòng Tờ giấy thi) nêu bài học của em rút ra sau khi học truyện Ếch ngồi đáy giếng (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

1,5

Yêu cầu: hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được 3 ý sau:

- Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang

- Phải luôn học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của mình

- Khiêm tốn, không được chủ quan, kiêu ngạo

0,5

0,5

0,5

Câu

2

Kể về một việc tốt mà em đã làm.

+ Yêu cầu chung: Văn kể chuyện

Đây là một đề bài mở, phạm vi kể chuyện rộng, học sinh có nhiều lựa chọn. Yêu cầu hs kể chuyện về một việc tốt mà em đã làm (chuyện có thực), yêu cầu học sinh biết vận dụng kiến thức Tập làm văn và những quan sát từ đời sống thực tế để làm bài.

6,0

Mở bài:

HS có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải giới thiệu (khái quát) được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nêu câu chuyện (một việc tốt mà em đã làm).

1,0

Thân bài: HS chọn ngôi thứ nhất để kể chuyện, khuyến khích sự sáng tạo của các em.

+ Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện…

+ Kể lại câu chuyện theo một trình tự nhất định (về thơi gian, không gian…)

+ Kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh …

+ Kết hợp nêu cảm nghĩ của bản thân với câu chuyện vừa kể…

4,0

1,0

1,0

1,0

1,0

Kết bài:

Kết thúc câu chuyện, bài học được rút ra hoặc nêu cảm nghĩ từ câu chuyện vừa kể…

1,0

VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 2 - PHẦN LÀM VĂN

Điểm 5 - 6: Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại chuyện lại một việc tốt mà em đã làm. Kể chuyện sinh động, có các tình tiết chính, phụ; có sáng tạo. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ. Biết bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, đồng thời trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả…

Điểm 3 - 4: Biết vận dụng văn kể chuyện để kể một việc tốt mà em đã làm, có các tình tiết nhưng có thể chưa sáng tạo trong ngôn ngữ kể chuyện. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ nhưng có thể chưa rõ. Bố cục tương đối rõ, trình bày tương đối đẹp.

Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng văn kể chuyện, các tình tiết của câu chuyện còn lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chữ viết và trình bày yếu.

Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

Lưu ý:

- Với học sinh lớp 6: Không yêu cầu cao trong việc vận dụng kiến thức Tập làm văn để kể một câu chuyện. Chỉ yêu cầu học sinh biết kể lại một câu chuyện, có các tính tiết câu chuyện theo yêu cầu đề ra, bước đầu biết kết hợp kể chuyện với miêu tả, nêu cảm nghĩ… trân trọng những sáng tạo của học sinh.

- Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả . . .) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này.

* Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 6,0).

ĐỀ 14

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I. VĂN –TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)

Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“ Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”

( Ngữ văn 6- Tập 1)

  1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? (0,5đ)
  2. Xác định số từ và lượng từ trong đoạn văn trên? (1đ)
  3. Chỉ ra cụm danh từ trong câu: “Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử”. (0,5đ)
  4. Đoạn văn thể hiện phẩm chất nào ở nhân vật Thạch Sanh, đồng thời gởi gắm ước mơ gì của nhân dân ta? (2đ)

II. LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em.

______________Hết_____________

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn Ngữ văn Lớp 6

Câu /Bài

Nội dung

Thang điểm

Văn– Tiếng việt

1-.Đoạn văn được trích từ văn bản Thạch Sanh

- Phương thức biểu đạt chính tự sự

2.- Số từ : hai (mẹ con)

- Lượng từ : mọi (người) mọi (sự)

3. HS chỉ ra cụm danh từ : hai mẹ con Lí Thông

4.- Việc Thạch Sanh tha tội chết cho Lí Thông thể hiện Thạch Sanh là người nhân nghĩa, phúc hậu, khoan dung, độ lượng và giàu lòng vị tha.

- Qua đó gởi gắm ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo. Ước mơ về một xã hội công bằng “ Ở hiền gặp lành”.

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Tập làm văn

Gợi ý dàn bài:

1.Mở bài

- Giới thiệu khái quát về kỉ niệm sâu sắc của em về một người nào đó: cha mẹ, ông bà, thầy cô, bạn … ( sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện)

- Ấn tượng của bản thân về kỉ niệm đó

2. Thân bài

- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:

+ Thời gian, không gian

+ Giới thiệu đôi nét về nhân vật trong câu chuyện ( hình dáng, tính cách…)

- Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định

+ Mở đầu câu chuyện

+ Diễn biến câu chuyện

+ Kết thúc câu chuyện

3. Kết bài

Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của em về kỉ niệm đáng nhớ đó

* Yêu cầu chung

- Điểm 5 - 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và phương pháp, diễn đạt tốt.

- Điểm 3 - 4: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, diễn đạt tương đối tốt.

- Điểm 1 - 2: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, nhưng có đoạn còn diễn xuôi mắc một số lỗi về diễn đạt.

- Điểm 0: Lạc đề

ĐỀ 15

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

Câu 1(2 điểm): Em hãy trình bày khái niệm về truyền thuyết? Kể tên các truyện truyền thuyết em đã học ?

Câu 2(1điểm): Tóm tắt truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”?

Câu 3(2 điểm): Chép các cụm động từ dưới đây vào mô hình cụm động từ ?

a) đã đi nhiều nơi

b) còn đang đùa nghịch ở sau nhà

c) đang cắt cỏ ngoài đồng

d) sẽ học thật giỏi

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

Câu 4 (5 điểm):

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối hoặc không làm bài tập...)?

ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM

Câu

Đáp án

Điểm

1

* Khái niệm :

- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể

* Các truyền thuyết đã học :

1. Con rồng cháu tiên

2. Bánh chưng, bánh giầy

3. Thánh Gióng

4. Sơn Tinh, Thủy Tinh

5. Sự tích Hồ Gươm

1

1

2

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ, xung quanh nó chỉ có vài con vật nhỏ bé, hàng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm các con vật kia hoảng sợ nó cứ tưởng bầu trời chỉ bằng cái vung mà nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ trời mưa to đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ, nó nhâng nháo không thèm để ý xung quanh nên đã bị một con trâu giẫm bẹp.

0,5

0,5

3

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

đã

đi

nhiều nơi

còn đang

đùa nghịch

ở sau nhà

đang

cắt

cỏ ngoài đồng

sẽ

học

thật giỏi

0,5

0,5

0,5

0,5

4

* Yêu cầu chung:

- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự.

- Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.

*Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

a. Mở bài: Giới thiệu sự mắc lỗi của bản thân (bỏ học, nói dối hoặc không làm bài tập...).

b. Thân bài:

Diễn biến câu chuyện (thời gian xảy ra lỗi: khi nhỏ, khi còn học tiểu học hoặc thời gian gần đây hoặc mới ngày hôm qua… nguyên nhân, hậu quả sau khi mắc lỗi: điểm kém hoặc mọi người không tin bị thầy cô nhắc nhở, phê bình)

c. Kết bài:

Bản thân suy nghĩ và rút ra bài học sau khi mắc lỗi: Không bao giờ để mắc phải lỗi như vậy nữa, mắc lỗi là điều không tốt…..

1

3

1

ĐỀ 16

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Trong các văn bản sau, văn bản truyện cổ tích là:

A. Thạch Sanh.

B. Sự tích Hồ Gươm.

C. Thánh Gióng.

D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

Câu 2. Văn bản Thạch Sanh được viết theo phương thức biểu đạt chính là:

A. Miêu tả.

B. Tự sự.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu 3. Câu văn Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở có:

A. Bốn từ đơn.

B. Năm từ đơn.

C. Sáu từ đơn.

D. Bảy từ đơn.

Câu 4. Trong các từ sau, từ mượn là từ:

A. Đẹp đẽ.

B. Xinh xắn.

C. Vuông vức.

D. Ô-sin.

Câu 5. Truyện Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm

A. Về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.

B. Về nguồn gốc làm nên sức mạnh.

C. Về tinh thần đoàn kết gắn bó.

D. Về sức mạnh của vũ khí giết giặc.

Câu 6. Trong bốn từ sau cuồn cuộn, lềnh bềnh, nao núng, nhà cửa có:

A. Một từ ghép.

B. Hai từ ghép.

C. Ba từ ghép.

D. Bốn từ ghép.

Câu 7. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo là loại truyện:

A. Truyền thuyết.

B. Thần thoại.

C. Cổ tích.

D. Ngụ ngôn.

Câu 8. Chức năng chủ yếu của văn tự sự là:

A. Miêu tả sự việc.

B. Kể về người và sự việc.

C. Tả người và tả vật.

D. Thuyết minh về sự vật.

II. Phần tự luận (8 điểm):

Câu 9.

Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời có ý nghĩa như thế nào?

Câu 10. Cho câu văn: Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thích.

  1. Từ dùng sai trong câu văn trên là từ nào?
  2. Hãy viết lại câu văn đó sau khi đã chữa lỗi.

Câu 11.

Hãy kể về người bạn thân của em.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

- Yêu cầu:

Học sinh viết lại chữ cái đầu câu trả lời đúng (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm.

- Đáp án:

http://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

C

D

A

A

A

B

II. Phần tự luận:(8,0điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 5

(2 điểm)

Câu 6

(1 điểm)

* Học sinh trả lời được:

Ý nghĩa của chi tiết trên

- Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần,

- Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân,

- Gióng sinh ra cũng phi thương khi đi cũng phi thường (bay lên trời).

- Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân.

2,0 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

Học sinh xác định được:

- Từ dùng sai trong câu văn trên là từ: thân thích

- Viết lại câu văn sau khi đã chữa lỗi bằng cách thay từ thân thiết cho từ thân thích.

“Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thiết.”

0,5 đ

0,5 đ

Câu 7

(5điểm)

* Yêu cầu chung

- Kiểu bài: Tự sự (kể chuyện đời thường)

- Nội dung: người bạn thân

- Phạm vi: trong đời sống

+ Cần xác định được đối tượng để kể.

+ Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu, phù hợp với đối tượng cần kể.

- Hình thức: Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, lời văn trong sáng, hạn chế các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

1. Mở bài

Giới thiệu chung về người bạn định kể.

0,5 đ

2. Thân bài

-Giới thiệu về tuổi tác, ngoại hình, tính cách của bạn.

- Ý thích của người bạn định kể.

+ Bạn thích đọc sách, truyện tranh,…

+ Em thắc mắc, bạn giải thích.

- Tình cảm của bạn đối với em.

+ Trong học tập,…

- Tình cảm của bạn đối với mọi người.

- Tình cảm của em và mọi người đối với bạn.

4,0 đ

3. Kết bài

- Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với bạn. (0,5đ)

* Lưu ý:

- Đối với Câu 7

+ Học sinh có thể có những cách kể khác nhau nhưng các em có kĩ năng viết văn tự sự sinh động, đảm bảo được diễn biến của truyện vẫn cho điểm tối đa.

+ Khuyến khích các bài viết sáng tạo, không gò bó theo khuôn mẫu, kể bằng lời văn của học sinh.

- Điểm của bài thi là điểm của các câu cộng lại, cho điểm lẻ đến 0,25.

ĐỀ 17

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I. Phần trắc nghiệm (2 đ).

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

A. Em bé thông minh.

B. Sơn Tinh, Thủy Tinh.

C. Thạch Sanh.

D. Thánh Gióng.

Câu 2. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu 3. Cụm từ nào trong câu văn sau là cụm danh từ?

Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

A. Tráng sĩ bèn nhổ

B. những cụm tre cạnh đường

C. quật vào giặc.

D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

Câu 4. Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?

“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”

A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân.

B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi hỏi công danh, phú quý.

C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

D. Cả A, B và C

II. Phần tự luận (8 đ).

Câu 5. Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 (Tập 1) ?

Câu 6. Hãy giải nghĩa của các từ “xuân” trong câu thơ sau và cho biết từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)

Câu 7. Mẹ là người đã sinh ra em, là người dìu dắt, che chở cho em trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn kể về mẹ của em?

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm). Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

A

B

D

Phần II. Tự luận. ( 8 điểm).

Câu 5 (1,5 điểm):

- Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. (0,5 điểm)

- Các truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm: (1 điểm)

+ Ếch ngồi đáy giếng.

+ Thầy bói xem voi.

+ Đeo nhạc cho mèo.

+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Câu 6 (1,5 điểm):

- Từ “xuân” trong câu 1 được dùng theo nghĩa gốc (0,25 điểm): Chỉ một mùa trong năm, mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của một năm.(0,5 điểm)

- Từ “xuân” trong câu 2 được dùng theo nghĩa chuyển ( 0,25 điểm): Chỉ sự tươi đẹp, giàu có, tươi mới của đất nước.(0,5 điểm)

Câu 7 (5 điểm):

* Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn kể chuyện để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, kể phải phù hợp với đời sống thực tế. Văn viết có cảm xúc, chân thực, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Mở bài: (0,5 điểm)

- Giới thiệu chung về mẹ em.

b. Thân bài: ( 4 điểm )

- Giới thiệu về mẹ qua hình dáng, tuổi tác, tính tình, công việc.

- Kể về sở thích của mẹ.

  • Kể về sự quan tâm, chăm sóc của mẹ đối với cả nhà.
  • Kể về tình yêu thương đặc biệt mà mẹ dành cho em (có thể kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và mẹ)

c. Kết bài: (05 điểm)

- Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với mẹ.

Thang điểm:

- Điểm 4-5: bài viết tốt, diễn đạt rõ, trình bày sạch đẹp, bố cục khá chặt chẽ, gợi cảm xúc cho người đọc.

- Điểm 3-3,5: bài viết khá tốt, diễn đạt rõ, trình bày sạch đẹp, bố cục khá chặt chẽ .

- Điểm 2-2,5: kiến thức, kĩ năng làm bài ở mức trung bình .

- Điểm 1-1,5: chưa đạt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng.

- Điểm 0,5-1: kiến thức, kĩ năng quá yếu, chữ viết quá cẩu thả.

* Lưu ý: Trên đây là một số gợi ý chung mang tính định hướng. Các giám khảo chấm cần linh hoạt. Cần chú ý khuyến khích những bài viết hiểu đề, có chất văn, diễn đạt tốt.

ĐỀ 18

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I. Trắc nghiệm (2 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi.

“ Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống, thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc nhích. Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ.”

(Con hổ có nghĩa - Ngữ văn 6 tập1 )

1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là :

A. Miêu tả . B. Biểu cảm. C. Tự sự. D. nghị luận.

2. Đoạn văn trên viết để nhằm mục đích gì ?

A. Miêu tả tâm trạng của bà đỡ Trần khi bị hổ bắt đi.

B. Ca ngợi hành động cao đẹp của hổ đực

C. Kể lại sự việc con hổ đực bắt bà đỡ Trần để đỡ đẻ cho con hổ cái.

D. Nêu cảm nghĩ về việc làm của hổ đực.

3. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy ?

A. Ngôi thứ nhất . B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ nhất số ít. D. Ngôi thứ ba.

4. “ Đang lăn lộn ” là cụm từ gì ?

A. Cụm động từ B. Cụm tính từ. C. Cụm danh từ D. Không phải là cụm từ.

5. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu chỉ từ ?

A. Một chỉ từ. B. Không có chỉ từ nào. C. Hai chỉ từ . D. Ba chỉ từ.

6. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào ?

A. Kể theo thứ tự không gian. B. Kể theo thứ tự thời gian.

C. Kể theo nguyên nhân - kết quả. D. Kể theo thứ tự không gian, thời gian.

7. Truyện “Con hổ có nghĩa ” có ý nghĩa gì ?

A. Ca ngợi tình thương của hổ đực với hổ cái. B. Ca ngợi tình thương loài vật .

C. Đề cao ân nghĩa trọng đạo làm người. D. Nêu lên một quan niệm sống.

8. Cấu tạo đầy đủ của một cụm danh từ gồm có mấy phần ?
A. Một phần . B. Hai phần. C. Ba phần . D. Bốn phần.

II. Tự luận (8 điểm):

Câu 1 (3 điểm): Truyện ngụ ngôn là gì? Sau khi học xong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 2 (5 điểm): Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.

ĐÁP ÁN

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm ): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

C

D

A

A

B

C

C

Phần II: Tự luận (8 điểm ):

Câu 1 (3 điểm):

* Truyện ngụ ngôn: loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. (1,0đ)

* Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng:

- Dù điều kiện sống có hạn chế thì ta vẫn nên cố gắng tìm cách mở rộng tầm hiểu biết của mình, cần biết nhìn xa trông rộng. (1,0đ)

- Mặt khác bất kì sống trong hoàn cảnh nào cũng không nên kiêu ngạo, chủ quan, coi thường xung quanh mà có thể chuốc về những tai hại cho bản thân. (1,0đ)

Câu 2 (5 điểm):

I. Yêu cầu:

1. Yêu cầu chung:

- Học sinh viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự đã học.

- Bài viết trình bày mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.

- Khi kể chuyện, học sinh cần sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm một cách hợp lý.

2. Yêu cầu cụ thể:

a) Mở bài :

- Giới thiệu chung về thầy/cô mà mình quý mến.

(Ngày học lớp mấy, hiện tại...)

b) Thân bài:

Kể cụ thể, chi tiết về thầy/cô mà mình quý mến.

- Kể sơ lược về hình dáng, tuổi tác,...

- Đức tính.

- Lòng nhiệt tình với học trò, nghề nghịêp.

- Cử chỉ, thái độ, thể hiện sự quan tâm tới học sinh, với đồng nghiệp.

- Những kỉ niệm (sự quan tâm) của thầy/cô đối với chính mình.

- Tình cảm của mình đối với thầy/cô đó: thái độ học tập, sự phấn đấu vươn lên trong học tập,...

c) Kết bài : Cảm xúc của mình về thầy/cô mà mình quý mến.

II. Biểu điểm :

Điềm 5

Bài viết có bố cục 3 phần, ý đầy đủ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả

Điểm 3-4

Bài viết có bố cục 3 phần, thiếu một vài ý nhỏ, diễn đạt tương đối mạch lạc, mắc 4,5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt

Điểm 1-2

Bài viết có bố cục 3 phần tuy nhiên chưa hợp lý lắm, thiếu 1 ý chính và vài ý phụ, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt

Điểm 0

Không làm bài hoặc lạc đề

Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, trong quá trình chấm, giáo viên cần linh hoạt. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có chất văn.

ĐỀ 19

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

– Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.

Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.”

(Theo Huỳnh Lý, Ngữ văn 6, tập một, NXBGDVN 2010, trang 31-33)

1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào? (0,50 điểm)

2. Em hiểu ý nghĩa của văn bản trên như thế nào? (1,00 điểm)

3. Đoạn văn “ – Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.” Có mấy cụm danh từ? Hãy ghi lại các cụm danh từ ấy? (1,00 điểm)

4. Đặt một câu có danh từ? Cho biết danh từ ấy giữ chức vụ gì trong câu ? (0,50 điểm)

II. LÀM VĂN(7,00 điểm)

Câu 1: (2,00 điểm)

Trong đoạn trích trên vua Hùng đã ra điều kiện chọn rễ là có ý chọn Sơn Tinh? Em suy nghĩ gì về cách làm này của nhà vua hãy viết một đoạn văn giải thích?

Câu 2: Kể lại một truyện dân gian em thích bằng lời văn của em. (5.0đ)

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

1

- Trích trong văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Thuộc thể loại: Truyền thuyết

0,25

0.25

2

- Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

0,50

0,50

3

Cụm danh từ:

- Hai chàng

- Một người con gái.

0,50

0,50

4

- Đặt câu có danh từ, có ý nghĩa rõ ràng.

- Nêu đúng chức vụ cú pháp của danh từ.

0,25

0.25

II

LÀM VĂN

Câu 1

Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về việc ra điều kiện sính lễ của vua Hùng

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận

0,25

Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,25

Nguyên nhân do đâu mà vua Hùng ra điều kiện như vậy...

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm ; vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng ; rút ra bài học nhận thức và hành động.

1,00

Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách hiểu miễn có lí. Ví dụ :

Vua Hùng rất sáng suốt trong việc chọn rễ, tin vào sức mạnh của Sơn Tinh có thể chiến thắng Thủy Tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Đây là các món lễ vật kì lạ chỉ có ở miền đồng bằng, vùng núi. Qua đó ta thấy thái độ của người Việt cổ:

  • Xem lũ lụt là kẻ thù, tai họa
  • Rừng núi là quê hương, lợi ích, ân nhân.

d. Sáng tạo

0,25

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Câu 2

Kể lại một truyện dân gian thích nhất bằng lời văn của HS

5,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn

0,50

Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. Phần mở bài nêu được vấn đề, phần thân bài triển khai được vấn đề, phần kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng luận đề

0,50

Kể lại đúng một truyện dân gian bằng lời văn của em.

c. Triển khai nội dung bài viết ; vận dụng tốt các phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, biểu cảm,...

- Kể lại đúng truyện dân gian, đó là truyện gì ? Vì sao em thích?

- Diễn biến câu chuyện.

- Bài học/ý nghĩa/… rút ra từ truyện kể.

3,00

d. Sáng tạo

0,50

Có cách kể sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ,...

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,50

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

ĐIỂM TOÀN BÀI : I +II = 10,00 điểm

ĐỀ 20

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

Phần 1: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi:

Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

( Sơn Tinh, Thủy Tinh – SGK Ngữ văn 6, tập 1

NXB GD Việt Nam)

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2: ( 0.5 điểm) Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 3: (1.0 điểm) Trong câu: “ Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.” Có những cụm động từ nào?

Câu 4: ( 1.0 điểm) Nêu nội dung khái quát của đoạn văn trên.

Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 dòng) nêu suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay.

Câu 2: ( 5.0 điểm) Kể về một việc tốt mà em đã làm để giúp đỡ người khác.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

1

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

0.50

2

Kể theo ngôi thứ 3

0,50

3

Có 4 cụm động từ:

- Bốc từng quả đồi

- Dời từng dãy núi

- Dựng thành lũy đất

- Ngăn chặn dòng nước lũ

0.25

0.25

0.25

0.25

4

Nội dung: Thể hiện sức mạnh vượt bậc của Sơn Tinh trong trận đánh với Thủy Tinh

1.0

II

LÀM VĂN

Câu 1

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn, số dòng quy định

0,25

Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề.

b. Trình bày được những thiệt hại do lũ lụt gây ra

1.00

Thiên tai lũ lụt gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời sống của người dân:

  • Gây thiệt hại về tính mạng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người
  • Tàn phá nhà cửa, ruộng vườn, gây thiệt hại lớn về kinh tế
  • Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn
  • Cần bảo vệ môi trường để hạn chế tác hại của thiên tai lũ lụt

d. Sáng tạo

0,50

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Câu 2

Kể lại một việc tốt mà em đã làm để giúp đỡ người khác

5,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn:

Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. Phần mở bài nêu được vấn đề, phần thân bài triển khai được vấn đề, phần kết bài kết luận được vấn đề.

0,50

b. Xác định đúng yêu cầu đề bài

Kể lại một việc tốt mà em đã làm để giúp đỡ người khác.

0,50

c. Triển khai nội dung bài viết ; vận dụng tốt các phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, biểu cảm,...

- Việc tốt nào mà em đã làm để giúp đỡ người khác?

- Câu chuyện diễn ra khi nào?

- Những ai tham gia vào câu chuyện này?

- Diễn biến câu chuyện?

- Kết quả như thế nào?

- Nêu suy nghĩ của em về việc tốt mà em đã làm để giúp đỡ người khác.

3,00

d. Sáng tạo

0,50

Có cách kể sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ,...

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,50

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

10.0

ĐỀ 21

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU 2,5 điểm

Đoạn kết truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) như sau:

“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.

Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.”

Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

1) Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam ?

2) Kể tên các nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó như thế nào ?

3) Giải nghĩa từ: nao núng ?

4) Các từ: bốc, dời, dựng, đánh, kiệt, rút là những từ thuộc từ loại nào ?

5) Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ?

II. PHẦN LÀM VĂN ( 7,5 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm )

Viết một đoạn văn ngắn (không quá 5 dòng Tờ giấy thi) nêu bài học của em rút ra sau khi học truyện Ếch ngồi đáy giếng (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

Câu 2. (6,0 điểm)

Kể về một việc tốt mà em đã làm.

ĐÁP ÁN

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,5 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

1

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam.

0,25

2

- Các nhân vật chính trong truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật: Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt hằng năm được hình tượng hóa; Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người Việt xưa được hình tượng hóa.

0,25

0,50

3

Giải nghĩa từ nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.

0,25

4

Các từ: bốc, dời, dựng, đánh, kiệt, rút là những động từ

0,25

5

Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Là câu chuyện tưởng tượng, kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

1,0

II. PHẦN LÀM VĂN: 7.5 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

Câu

1

Viết một đoạn văn ngắn (không quá 5 dòng Tờ giấy thi) nêu bài học của em rút ra sau khi học truyện Ếch ngồi đáy giếng (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

1,5

Yêu cầu: hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được 3 ý sau:

- Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang

- Phải luôn học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của mình

- Khiêm tốn, không được chủ quan, kiêu ngạo

0,5

0,5

0,5

Câu

2

Kể về một việc tốt mà em đã làm.

+ Yêu cầu chung: Văn kể chuyện

Đây là một đề bài mở, phạm vi kể chuyện rộng, học sinh có nhiều lựa chọn. Yêu cầu hs kể chuyện về một việc tốt mà em đã làm (chuyện có thực), yêu cầu học sinh biết vận dụng kiến thức Tập làm văn và những quan sát từ đời sống thực tế để làm bài.

6,0

Mở bài:

HS có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải giới thiệu (khái quát) được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nêu câu chuyện (một việc tốt mà em đã làm).

1,0

Thân bài: HS chọn ngôi thứ nhất để kể chuyện, khuyến khích sự sáng tạo của các em.

+ Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện…

+ Kể lại câu chuyện theo một trình tự nhất định (về thơi gian, không gian…)

+ Kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh …

+ Kết hợp nêu cảm nghĩ của bản thân với câu chuyện vừa kể…

4,0

1,0

1,0

1,0

1,0

Kết bài:

Kết thúc câu chuyện, bài học được rút ra hoặc nêu cảm nghĩ từ câu chuyện vừa kể…

1,0

VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 2 - PHẦN LÀM VĂN

Điểm 5 - 6: Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại chuyện lại một việc tốt mà em đã làm. Kể chuyện sinh động, có các tình tiết chính, phụ; có sáng tạo. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ. Biết bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, đồng thời trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả…

Điểm 3 - 4: Biết vận dụng văn kể chuyện để kể một việc tốt mà em đã làm, có các tình tiết nhưng có thể chưa sáng tạo trong ngôn ngữ kể chuyện. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ nhưng có thể chưa rõ. Bố cục tương đối rõ, trình bày tương đối đẹp.

Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng văn kể chuyện, các tình tiết của câu chuyện còn lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chữ viết và trình bày yếu.

Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

Lưu ý:

- Với học sinh lớp 6: Không yêu cầu cao trong việc vận dụng kiến thức Tập làm văn để kể một câu chuyện. Chỉ yêu cầu học sinh biết kể lại một câu chuyện, có các tính tiết câu chuyện theo yêu cầu đề ra, bước đầu biết kết hợp kể chuyện với miêu tả, nêu cảm nghĩ… trân trọng những sáng tạo của học sinh.

- Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả . . .) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này.

* Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 6,0).

ĐỀ 22

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

Câu 1: (1,5điểm) Truyện cổ tích là gì? Kể tên các truyện cổ tích đã học?

Câu 2: (1 điểm) Nêu ý nghĩa văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”.

Câu 3: (1,5 điểm)

a/ Động từ là gì?

b/ Tìm động từ trong câu sau và sắp xếp các động từ ấy vào 2 loại chính?

Bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc nhích.

Câu 4: (1 điểm) Cho danh từ học sinh, hãy phát triển thành cụm danh từ và đặt câu với cụm danh từ ấy?

Câu 5: (5 điểm) Nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2016 (thứ bảy và chủ nhật), các thành viên trong gia đình em đều về sum họp bên nhau. Hãy kể về ngày chủ nhật đáng nhớ này.

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

Ngữ Văn 6 - HKI

CÂU

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐIỂM

Câu 1

- Truyện cổ tích là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng, kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật). Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

- Các truyện đã học: Thạch Sanh, Em bé thông minh...

1 điểm

0,5 điểm

Câu 2

- Ý nghĩa :

+ Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có lòng tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.

+ Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 3

- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

- Sắp xếp:

+ Động từ tình thái: định, dám

+ Động từ hành động, trạng thái: ăn, run, sợ, nhúc nhích

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4

- Hs có thể có nhiều cách phát triển thành CDT

VD: Một học sinh; học sinh ấy…

- Đặt câu phải có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ

VD: Học sinh ấy rất chăm ngoan.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 5

Hình thức:

- Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ. Trình bày hợp lý. Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.

- Kể về một chuyện đời thường.

- Ngôn ngữ trong sáng, nội dung cụ thể rõ ràng.

- Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm (không yêu cầu cao).

Nội dung (một vài gợi ý sau)

MB: Giới thiệu về ngày nghỉ lễ, sự sum họp gia đình và ấn tượng chung của mình.

TB:

+ Gia đình sum họp đông vui, các hoạt động, sinh hoạt của gia đình;

+ Cả nhà quây quần bên mâm cơm, lời chúc lời dặn dò của ông bà cha mẹ;

+ Lời hứa, sự quyết tâm của con cháu;

+ Chia tay (đi học, trở về nơi công tác…)

KB: Ấn tượng sâu sắc về ngày chủ nhật đáng nhớ này.

0.5

1

1

1

1

0.5

Biểu điểm:

- Điểm 5: Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng. Nội dung nổi bật, sâu sắc. Diễn đạt lưu loát. Kết hợp các yếu tự sự miêu tả, biểu cảm. Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp.

- Điểm 4: Hành văn mạch lạc, bố cục bài hợp lý, nội dung đầy đủ. Có kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Còn mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 2-3: Bài viết đủ ba phần, nội dung còn sơ sài, còn mắc một vài lỗi chính tả.

- Điểm 1: Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc nhiều lỗi.

- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề.

* Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý chấm. GV có thể linh hoạt trong việc cho điểm theo cách trình bày sáng tạo của HS.

ĐỀ 23

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau, chọn đáp án đúng nhất ghi vào bài làm của mình.

Câu 1: Truyền thuyết là gì?

A. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.

B. Những câu chuyện hoang đường.

C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.

D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.

Câu 2: Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “Cái bọc trăm trứng” là gì?

A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.

B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.

C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.

D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.

Câu 3: Trong 4 cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?

A. Từ phức và từ ghép.

C. Từ phức và từ láy.

B. Từ ghép và từ láy.

D. Từ phức và từ đơn.

Câu 4: Nhận định nào dưới đây nêu đúng nhất về chức năng của văn bản?

A. Trò chuyện.

B. Ra lệnh.

C. Dạy học.

D. Giao tiếp.

II. Phần tự luận: (8 điểm).

Câu 1: (2 điểm).

a) Ghi lại các từ mượn có trong câu dưới đây, cho biết các từ ấy được mượn của tiếng (ngôn ngữ) nước nào?

Ông vua nhạc Pop Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

b) Trong các câu sau, câu nào có từ ăn được dùng với nghĩa gốc, câu nào được dùng với nghĩa chuyển.

- Cơm ăn ba bát sao no,

Kẻ về người ở sao cho đành lòng.

(Ca dao)

- Nó rất ăn ảnh, chụp kiểu gì cũng đẹp.

- Đó là những kẻ chuyên ăn bám mà vẫn không biết xấu hổ.

- Học ăn học nói, học gói học mở.

(Tục ngữ)

Câu 2: (1 điểm).

Nêu nghệ thuật và nội dung của truyện Con Rồng, cháu Tiên (Ngữ văn 6, tập một).

Câu 3: (5 điểm).

Kể lại một kỉ niệm mà em nhớ nhất về thầy giáo hoặc cô giáo cũ của mình.

ĐÁP ÁN

I- Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,5 đ

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

D

B

D

II- Phần tự luận: (8 điểm)

Câu

Yêu cầu

Điểm

Câu 1

(2đ)

a. Xác định đúng như sau:

+ Tiếng của nước Anh: Pop, Mai-cơn Giắc-xơn, in-tơ-nét

+ Tiếng Hán: lãnh địa, quyết định.

b. Xác định đúng nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “ăn” trong các ví dụ đã cho (mỗi ví dụ xác định đúng cho 0,5 điểm):

- Câu 1 (cơm ăn) và câu 4 (học ăn): được dùng với nghĩa gốc.

- Câu 2 (ăn ảnh) và câu 3 (ăn bám): được dùng với nghĩa chuyển

0,5

0,5

0,5 0,5

Câu 2

(1đ)

- Về nghệ thuật của truyện: Truyện “Con Rồng Cháu Tiên” có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng…

- Về nội dung của truyện: nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng của người Việt.

0,5

0,5

Câu 3

(5đ)

- Yêu cầu học sinh hiểu đề bài và biết cách viết một bài văn tự sự, có bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp khoa học, dùng từ đặt câu chính xác, không sai chính tả.

- Cụ thể:

A. Mở bài:

- Nêu lí do nhớ lại kỉ niệm xưa (hoặc kể thẳng vào kỉ niệm với thầy cô giáo cũ).

B. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện:

- Nhắc lại sự việc đã để lại cho em kỉ niệm khó quên về thầy cô giáo của mình :

+ Thời gian.

+ Không gian.

+ Hành động.

- Suy nghĩ của em về kỉ niệm đó.

+ Nghĩ về thầy, cô.

+ Nghĩ về bản thân mình.

C- Kết bài:

- Ý nghĩa của kỉ niệm đã kể trong cuộc sống.

* Lưu ý chung: GV linh hoạt khi chấm, khuyến khích điểm đối với những bài làm sáng tạo; bị trừ điểm đối với những bài làm không đạt yêu cầu hoặc không biết trả lời theo câu hỏi và mắc các lỗi về chính tả, dùng từ đặt câu, trình bày không sạch đẹp.

0,5

4,0

0,5

ĐỀ 24

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

– Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.

Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.”

(Theo Huỳnh Lý, Ngữ văn 6, tập một, NXBGDVN 2010, trang 31-33)

1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào? (0,50 điểm)

2. Em hiểu ý nghĩa của văn bản trên như thế nào? (1,00 điểm)

3. Đoạn văn “ – Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.” Có mấy cụm danh từ? Hãy ghi lại các cụm danh từ ấy? (1,00 điểm)

4. Đặt một câu có danh từ? Cho biết danh từ ấy giữ chức vụ gì trong câu ? (0,50 điểm)

II. LÀM VĂN(7,00 điểm)

Câu 1: (2,00 điểm)

Trong đoạn trích trên vua Hùng đã ra điều kiện chọn rễ là có ý chọn Sơn Tinh? Em suy nghĩ gì về cách làm này của nhà vua hãy viết một đoạn văn giải thích?

Câu 2: Kể lại một truyện dân gian em thích bằng lời văn của em. (5.0đ)

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

1

- Trích trong văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Thuộc thể loại: Truyền thuyết

0,25

0.25

2

- Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

0,50

0,50

3

Cụm danh từ:

- Hai chàng

- Một người con gái.

0,50

0,50

4

- Đặt câu có danh từ, có ý nghĩa rõ ràng.

- Nêu đúng chức vụ cú pháp của danh từ.

0,25

0.25

II

LÀM VĂN

Câu 1

Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về việc ra điều kiện sính lễ của vua Hùng

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận

0,25

Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,25

Nguyên nhân do đâu mà vua Hùng ra điều kiện như vậy...

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm ; vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng ; rút ra bài học nhận thức và hành động.

1,00

Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách hiểu miễn có lí. Ví dụ :

Vua Hùng rất sáng suốt trong việc chọn rễ, tin vào sức mạnh của Sơn Tinh có thể chiến thắng Thủy Tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Đây là các món lễ vật kì lạ chỉ có ở miền đồng bằng, vùng núi. Qua đó ta thấy thái độ của người Việt cổ:

  • Xem lũ lụt là kẻ thù, tai họa
  • Rừng núi là quê hương, lợi ích, ân nhân.

d. Sáng tạo

0,25

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Câu 2

Kể lại một truyện dân gian thích nhất bằng lời văn của HS

5,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn

0,50

Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. Phần mở bài nêu được vấn đề, phần thân bài triển khai được vấn đề, phần kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng luận đề

0,50

Kể lại đúng một truyện dân gian bằng lời văn của em.

c. Triển khai nội dung bài viết ; vận dụng tốt các phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, biểu cảm,...

- Kể lại đúng truyện dân gian, đó là truyện gì ? Vì sao em thích?

- Diễn biến câu chuyện.

- Bài học/ý nghĩa/… rút ra từ truyện kể.

3,00

d. Sáng tạo

0,50

Có cách kể sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ,...

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,50

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

ĐIỂM TOÀN BÀI : I +II = 10,00 điểm

ĐỀ 25

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

– Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.

Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.”

(Theo Huỳnh Lý, Ngữ văn 6, tập một, NXBGDVN 2010, trang 31-33)

1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào? (0,50 điểm)

2. Em hiểu ý nghĩa của văn bản trên như thế nào? (1,00 điểm)

3. Đoạn văn “ – Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.” Có mấy cụm danh từ? Hãy ghi lại các cụm danh từ ấy? (1,00 điểm)

4. Đặt một câu có danh từ? Cho biết danh từ ấy giữ chức vụ gì trong câu ? (0,50 điểm)

II. LÀM VĂN(7,00 điểm)

Câu 1: (2,00 điểm)

Trong đoạn trích trên vua Hùng đã ra điều kiện chọn rễ là có ý chọn Sơn Tinh? Em suy nghĩ gì về cách làm này của nhà vua hãy viết một đoạn văn giải thích?

Câu 2: Kể lại một truyện dân gian em thích bằng lời văn của em. (5.0đ)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

1

- Trích trong văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Thuộc thể loại: Truyền thuyết

0,25

0.25

2

- Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

0,50

0,50

3

Cụm danh từ:

- Hai chàng

- Một người con gái.

0,50

0,50

4

- Đặt câu có danh từ, có ý nghĩa rõ ràng.

- Nêu đúng chức vụ cú pháp của danh từ.

0,25

0.25

II

LÀM VĂN

Câu 1

Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về việc ra điều kiện sính lễ của vua Hùng

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận

0,25

Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,25

Nguyên nhân do đâu mà vua Hùng ra điều kiện như vậy...

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm ; vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng ; rút ra bài học nhận thức và hành động.

1,00

Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách hiểu miễn có lí. Ví dụ :

Vua Hùng rất sáng suốt trong việc chọn rễ, tin vào sức mạnh của Sơn Tinh có thể chiến thắng Thủy Tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Đây là các món lễ vật kì lạ chỉ có ở miền đồng bằng, vùng núi. Qua đó ta thấy thái độ của người Việt cổ:

  • Xem lũ lụt là kẻ thù, tai họa
  • Rừng núi là quê hương, lợi ích, ân nhân.

d. Sáng tạo

0,25

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Câu 2

Kể lại một truyện dân gian thích nhất bằng lời văn của HS

5,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn

0,50

Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. Phần mở bài nêu được vấn đề, phần thân bài triển khai được vấn đề, phần kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng luận đề

0,50

Kể lại đúng một truyện dân gian bằng lời văn của em.

c. Triển khai nội dung bài viết ; vận dụng tốt các phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, biểu cảm,...

- Kể lại đúng truyện dân gian, đó là truyện gì ? Vì sao em thích?

- Diễn biến câu chuyện.

- Bài học/ý nghĩa/… rút ra từ truyện kể.

3,00

d. Sáng tạo

0,50

Có cách kể sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ,...

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,50

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

ĐIỂM TOÀN BÀI : I +II = 10,00 điểm