Đề cương ôn tập gdcd 10 giữa học kỳ 1

Đề cương ôn tập gdcd 10 giữa học kỳ 1

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề cương ôn tập gdcd 10 giữa học kỳ 1

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN GDCD 10

( Năm học 2021 – 2022 )

I. NỘI DUNG CƠ BẢN

Ôn tập từ bài 3 đến bài 5

II. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

1. Hình thức thi: Trắc nghiệm 80%, tự luận 20%

2. Nội dung ôn tập: Bài 3, 4, 5, (Lưu ý phần tự luận ở bài 5)

BÀI 3: SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG

1.Thế giới vật chất luôn luôn vận động

a. Thế nào là vận động

Vận động là mọi sự biến đổi(biến hóa)nói chung của các svht trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

Nhờ vận động và thông qua vận động mà svht không ngừng biểu hiện sự tồn tại của mình.

Bởi vậy, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các svht

c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất (HD HS TỰ HỌC)

1. Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian

2. Vận động vật lí: Sự vận động của các hạt cơ bản, các phân tử, các quá trình nhiệt điện

3. Vận động hóa học: Quá trình hoá hợp và phân giải các chất

4. Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường

5. Vận động xã hôi: Sự biến đổi thay thế của các xã hội trong lịch sử

2. Thế giới vật chất luôn phát triển

a. Thế nào là phát triển

Phát triển là khái niệm dung để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ k ém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của quá trình vận động của sự vật hiện tượng.

Trong quá trình phát triển của svht, khuynh hướng vận động tiến lên luôn giữ vai trò chủ đạo. Trong quá trình ấy, cái mới, cái tiến bộ tất yếu sẽ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu.

BÀI 4:NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG

1.Thế nào là mâu thuẫn? (HD HS TỰ HỌC)

* Khái niệm mâu thuẫn?

-Thông thường: là trạng thái xung đột, chống đối nhau.

- Triết học MLN: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.

a. Mặt đối lập của mâu thuẫn.

Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm…mà trong đó quá trình vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

VD: - Đồng hóa – Dị hóa

- Chăm học – lười học

b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiến đề tồn tại cho nhau.Triết học gọi đó là thống nhất giữa các mặt đối lập.

c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Hai mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo chiều hướng trái ngược hau. Chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vân động, phát triển của sự vật và hiện tượng

a. Giải quyết mâu thuẫn

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là nguồn gốc vận động, phát triển của thế giới các sự vật, hiện tượng.

b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh

Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập,không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn.

*Bài học:

- Khi giải quyết mâu thuẫn, phải phân tích mâu thuẫn

- Không nên bảo thủ, trì trệ, cải lương

BÀI 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG

1. Chất(HD HS TỰ HỌC)

Chất chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của svht, tiêu biểu cho svht đó, phân biệt nó với các svht khác.

2. Lượng(HD HS TỰ HỌC)

Lượng là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị quy mô, số lượng, trình độ và tốc độ…vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

a. sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

- Độ là khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của svht.

- Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng đã làm thay đổi chất của svht.

b. chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng

- Lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định làm cho chất biến đổi. Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng với nó. Do đó, chất và lượng của svht luôn luôn thống nhất không tách rời nhau.

III. CÁC DẠNG CÂU HỎI THAM KHẢO

A TRẮC NGHIỆM (8điểm )

Hãy chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Thế giới vật chất có mấy hình thức vận động?

A. 3 B. 5 C. 7 D. 9

Câu 2: Đối với các sự vật, hiện tượng vận động được coi là:

A. Thuộc tính vốn có. B. Phương thức tồn tại

C. Cách thức phát triển D, B và C

Câu 3: Quan điểm nào dưới đây là đúng khi nói về vận động:

A. Vận động là sự thay đổi vị trí nói chung. B. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung.

C. Vận động luôn tách rời vật chất. D. A, C và B

Câu 4: Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng:

A. Mâu thuẫn. B. Xung đột. C. Mặt đối lập. D, A và C

Câu 5: Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng:

A Liên hệ, gắn bó, ràng buột nhau. B. Cùng tồn tại trong một sự vật

B. Hợp lại thành một khối. D. Tác động qua lại lẫn nhau.

Câu 6: Các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau khi chúng:

A. Tương tác với nhau. B. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

C. Đối đầu với nhau. D. Tất cả đều sai.

Câu 7: Trong thế giới vật chất, quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng vận động theo xu hướng nào dưới đây?

A. Vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao.

B. Vận động đi lên từ thấp đến cao và đơn giản, thẳng tắp.

C. Vận động đi lên từ cái cũ đến cái mới.

D. Vận động đi theo một đường thẳng tắp.

Câu 8: Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển?

A. Bé gái → thiếu nữ →người phụ nữ trưởng thành →bà già.

B. Nước bốc hơi →mây →mưa →nước.

C. Học lực yếu →học lực trung bình → học lực khá

D. Học cách học →biết cách học.

Câu 9: Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?

A. Rút dây động rừng B. Nước chảy đá mòn. C. Tre già măng mọc D. Có chí thì nên.

Câu 10: Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự đấu trah giữa các mặt đối lập. B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập

C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập

Câu 11: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng

A. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập B. Sự phủ định giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập D. Sự điều hòa giữa các mặt đối lập

Câu 12: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. Độ      B. Lượng C. Bước nhảy      D. Điểm nút.

Câu 13: Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó

A. Các sự vật thay đổi B. Sự vật và hiện tượng thay đổi về chất

C. Lượng mới ra đời D. Sự vật mới hình thành, phát triển.

Câu 14: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì

A. Sự vật thay đổi B. Lượng mới hình thành

C. Chất mới ra đời D. Sự vật phát triển

Câu 15: Điều kiện để chất mới ra đời là gì?

A. Tăng lượng liên tục B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép

C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút D. Lượng biến đổi nhanh chóng

Câu 16: Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

B PHẦN TỰ LUẬN (2điểm )

Câu 1: Tại sao khi dùng các loại thuốc chữa bệnh chúng ta luôn phải tuân thủ các quy định về liều lượng? Cho ví dụ minh họa?

Câu 2: Khi học xong bài : Nguồn gốc vận động , phát triển của sự vật và hiện tượng,em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 3: Khi học xong bài : Cách thức vận động , phát triển của sự vật và hiện tượng,em rút ra được bài học gì cho bản thân?