Giáo án gdcd 6 sách cánh diều bài 8: ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Giáo án gdcd 6 sách cánh diều bài 8: ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án gdcd 6 sách cánh diều bài 8: ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TÊN BÀI DẠY:

ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM TỪ THIÊN NHIÊN

Môn học: GDCD; lớp: 6A1-6A11

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên và hậu quả của nó.

  • Cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự giác tìm hiểu các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được Các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên và hậu quả của nó đối với con người; Có kiến thức cơ bản về cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm cụ thể, điều chỉnh bản thân, bình tĩnh thực hiện được các cách ứng phó khi gặp nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.

- Phát triển bản thân: lập và thực hiện kế hoạch cho bản thân về cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi của những người xung quanh chủ quan, mất bình tĩnh hoặc chỉ biết lo cho bản thân khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động tuyên truyền cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên cho mọi người xung quanh.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái: Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người dân chịu hậu quả từ các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Chăm chỉ: Tích cực tìm hiểu cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên để trang bị những kiến thức cần thiết khi gặp trong thực tế cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, thẻ xanh đỏ.

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên để chuẩn bị vào bài học mới.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng tiểu phẩm ngắn “Mình phải làm gì đây?”

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Nam nên trú ở dưới mái hiên căn nhà vì:

- Trú trong lều khi gió to có thể sẽ bị giật bay mất lều.

- Trú dưới gốc cây to sẽ là nơi thu sấm chớp, cây có thể gãy do gió to mưa lớn rất nguy hiểm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV cho HS theo dõi tiểu phẩm ngắn “Mình phải làm gì đây?” và giao nhiệm vụ:

? Em hãy giúp bạn lựa chọn phương án an toàn nhất trong tình huống đó?

  1. Dưới gốc cây to.
  2. Trong lều.
  3. Dưới mái hiên của căn nhà.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt đưa ra lựa chọn phương án an toàn nhất:

Nam nên trú ở dưới mái hiên căn nhà vì:

- Trú trong lều khi gió to có thể sẽ bị giật bay mất lều.

- Trú dưới gốc cây to sẽ là nơi thu sấm chớp, cây có thể gãy do gió to mưa lớn rất nguy hiểm.


- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp phải những tình huống nguy hiểm đến từ thiên nhiên, vậy những tình huống như thế nào là tình huống nguy hiểm, hậu quả của nó là gì, đặc biệt làm thế nào để ứng phó hiệu quả với những tình huống đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

b. Nội dung:

- GV cho học sinh quan sát ảnh trong phần Khám phá.

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là gì?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

a) Những hiện tượng nguy hiểm là:

1. Dông, sấm sét.

2. Sạt lở đất.

3. Lũ lụt.

4. Hạn hán.

b) Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, tài sản.

c) Theo em, tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây ra, làm tổn hại đến tính mạng, tải sản của con người và xã hội. Ví dụ: Dông tố, lốc sét; sạt lở đất; lũ lụt, hạn hán; bão, lốc xoáy...

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi:

Gv yêu cầu học sinh quan sát ảnh và thảo luận nhóm bàn:

a) Em quan sát được những hiện tượng nguy hiểm nào từ các hình ảnh trên?

b) Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người như thế nào?

c) Theo em, thế nào là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên ?lấy ví dụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc nhóm bàn, suy nghĩ, trả lời.

- Học sinh hình thành kĩ năng quan sát và trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

I. Khám phá

1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

* Quan sát ảnh.

* Nhận xét

Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây ra, làm tổn hại đến tính mạng, tải sản của con người và xã hội.

Ví dụ: Dông tố, lốc sét; sạt lở đất; lũ lụt, hạn hán; bão, lốc xoáy...

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Hậu quả do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

a. Mục tiêu:

- Biết được hậu quả từ các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin và quan sát ảnh.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: Hậu quả từ các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

Phiếu Bài tập

  1. Thông tin và các bức ảnh trên cho thầy cơn bão số 5 (năm 2020) gây ra những thiệt hại gì đối với các địa phương chịu ảnh hướng trực tiếp ?
  1. Theo em, nguy hiểm từ thiên nhiên có thê gây nên những hậu quả như thế nào đối với con người và xã hội?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập)

Phiếu Bài tập

  1. Thông tin và các bức ảnh trên cho thầy cơn bão số 5 (năm 2020) gây ra những thiệt hại gì đối với các địa phương chịu ảnh hướng trực tiếp ?

Nhiều căn nhà bị sập, hàng trăm trường học bị ngập, bị tốc mái phòng học, sập hàng rào, hư hỏng thiết bị dạy học, hàng chục héc-ta đất bị ngập nặng, nhiều cột điện bị gãy đổ, nhiều tuyến đường, khu dân cư bị ngập nặng trong nước.

  1. Theo em, nguy hiểm từ thiên nhiên có thê gây nên những hậu quả như thế nào đối với con người và xã hội?

Theo em, tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có thê gây nên những hậu quả đáng tiếc đối với con người: thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí cả tính mạng; ngoài ra còn gây thiệt hại về tài sản, của cải vật chất của con người và xã hội.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi trong phiếu bài tập:

  1. Thông tin và các bức ảnh trên cho thầy cơn bão số 5 (năm 2020) gây ra những thiệt hại gì đối với các địa phương chịu ảnh hướng trực tiếp ?
  2. Theo em, nguy hiểm từ thiên nhiên có thê gây nên những hậu quả như thế nào đối với con người và xã hội?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS:

+ Nghe hướng dẫn.

+ Hoạt động nhóm bàn trao đổi, thống nhất nội dung rồi cử đại diện chuẩn bị trình bày.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Yêu cầu đại diện nhóm HS lên trình bày.

HS cử đại diện Trình bày kết quả làm việc nhóm bàn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn

- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

2. Hậu quả do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

* Đọc thông tin và quan sát ảnh.

* Nhận xét:

- Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có thê gây nên những hậu quả đáng tiếc đối với con người: thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí cả tính mạng.

- Ngoài ra, nó còn gây thiệt hại về vật chất của cá nhân và cộng đồng; gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của các nước.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

a. Mục tiêu:

- Nêu được cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc tình huống.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

+ Tình huống 1: Hạnh đang xem chương trình ti vi yêu thích thì trời bồng nổi cơn dông, mây đen ùn ùn kéo đến, sắm chớp đừng đùng, trời mưa tâm tã.

+ Tình huống 2: Tà Nua là con suối duy nhất chảy qua khe núi dẫn đến Trường Trung học cơ sở X. Trên đường Phương đi học thi thấy nước suối dâng cao sau trận lũ đêm qua.

+ Tình huống 3: Tâm đi kiếm củi qua sườn dốc đang bị sạt lở đo sau trận mưa bão lớn, kéo đài.

c. Sản phẩm: Phần đóng vai, xử lí tình huống của HS và câu trả lời của HS.

+ Tình huống 1: Em sẽ tắt ti vi và rút điện, đóng cửa sổ nhà để tránh trường hợp sấm sét làm hỏng điện.

+ Tình huống 2: Nhanh chóng tránh xa khỏi khu vực nguy hiểm, báo với những người lớn gần đó hoặc ông (bà) trưởng thôn, làng về tình trạng nước dâng cao có thể nguy hiểm tới mọi người khi qua sông.

+ Tình huống 3: Em sẽ dừng lại và không kiếm củi nữa, tránh xa khu vực bị sạt lở, nhanh chóng thông báo với người lớn ở xung quanh hoặc báo với ông (bà) trưởng thôn, làng có biện pháp xử lí dốc bị sạt lở.

* Cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên:

- Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh và ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Tập quan sát, nhận biết các yếu tố có thể gây nguy hiểm như: thời điểm, không gian, địa hình, thời tiết thay đổi...

- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin.

Khi có nguy hiểm xảy ra:

- Chọn một nơi an toàn để trú ẩn.

- Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết.

- Tìm kiếm sự trợ giúp hoặc báo cho những người xung quanh, chính quyền địa phương khi cần thiết.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV cho HS đọc các tình huống trong SGK mục 3.

- GV chia lớp thành 3 Đội chơi Xanh – Đỏ - Vàng và giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi đóng vai xử lí tình huống:

+ Đội Xanh: Tình huống 1: Hạnh đang xem chương trình ti vi yêu thích thì trời bồng nổi cơn dông, mây đen ùn ùn kéo đến, sắm chớp đừng đùng, trời mưa tâm tã.

+ Đội Đỏ: Tình huống 2: Tà Nua là con suối duy nhất chảy qua khe núi dẫn đến Trường Trung học cơ sở X. Trên đường Phương đi học thi thấy nước suối dâng cao sau trận lũ đêm qua.

+ Đội Vàng: Tình huống 3: Tâm đi kiếm củi qua sườn dốc đang bị sạt lở đo sau trận mưa bão lớn, kéo đài.

- Sau khi các nhóm thực hiện đóng vai, GV yêu cầu HS tổng hợp lại:

? Để ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta cần phải làm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Gv thông qua LUẬT CHƠI

+ Lớp chia thành 3 đội chơi: Xanh – Đỏ - Vàng.

+ Mỗi đội chơi sẽ thảo luận, xây dựng kịch bản theo tình huống cho trước, thống nhất cách xử lí tình huống và phân công người đóng vai.

+ Thời gian thảo luận: 5 phút.

+ Thời gian diễn: 2 phút/đội.

+ Tiêu chí chấm điểm:

Kịch bản hay: 10 điểm.

Xử lí tình huống phù hợp: 10 điểm.

Diễn xuất tốt: 10 điểm.

+ Ban Giám khảo: 5 HS và cô giáo.

- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, xây dựng kịch bản, phân vai cho các thành viên và xử lí tình huống.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách đóng vai và tiêu chí chấm điểm.

- Sau khi HS đóng vai, nhận xét, cho điểm; GV yêu cầu HS trả lời cá nhân: cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

HS:- Cử người đóng vai, xử xử lí tình huống.

- Nhận xét, đặt câu hỏi phản biện và chấm điểm cho nhóm bạn.

- Trả lời cá nhân câu hỏi tổng hợp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Yc hs nhận xét câu trả lời.

- Gv đánh giá, tổng kết trò chơi và chốt kiến thức.

3. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

* Tình huống.

* Cách ứng phó:

- Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh và ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Tập quan sát, nhận biết các yếu tố có thể gây nguy hiểm như: thời điểm, không gian, địa hình, thời tiết thay đổi...

- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin.

Khi có nguy hiểm xảy ra:

- Chọn một nơi an toàn để trú ẩn.

- Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết.

- Tìm kiếm sự trợ giúp hoặc báo cho những người xung quanh, chính quyền địa phương khi cần thiết.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:

- HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Nội dung:

- Học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, sơ đồ, thẻ bày tỏ ý kiến.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây ra, làm tổn hại đến tính mạng, tải sản của con người và xã hội.

Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

- Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có thê gây nên những hậu quả đáng tiếc đối với con người: thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí cả tính mạng.

- Ngoài ra, nó còn gây thiệt hại về vật chất của cá nhân và cộng đồng; gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của các nước.

Hậu quả do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh và ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Tập quan sát, nhận biết các yếu tố có thể gây nguy hiểm như: thời điểm, không gian, địa hình, thời tiết thay đổi...

- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin.

Khi có nguy hiểm xảy ra:

- Chọn một nơi an toàn để trú ẩn.

- Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết.

- Tìm kiếm sự trợ giúp hoặc báo cho những người xung quanh, chính quyền địa phương khi cần thiết.

Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, trò chơi ...

? Hoàn thành sơ đồ bài học.

? Bài tập: GV cho học sinh làm bài tập sách giao khoa theo từng bài.

1. Kể lại những nguy hiểm từ thiên nhiên đã xảy ra tại nơi em sinh sống. Những nguy hiểm đó đã gây ra hậu quả gì đối với con người và tài sản?

2. Một cơn lốc xoáy mạnh di chuyển đến gần nhóm bạn đang chơi ở công viên. Thay vì chạy tìm chỗ trú như các bạn, Thành vội lấy điện thoại trong túi áo mang ra chụp ảnh “cơn lốc”. Thành tin rằng đây sẽ là bức ảnh độc đáo nhất chưa ai từng có. Em có đồng tình với việc làm của Thành không? VÌ sao?

3. Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào đưới đây? Tại sao?

A. Trời mưa rất to, hai bạn Lâm và Hưng vẫn đạp xe về nhà, dù không có áo mưa.

B. Trong khi đang có sấm sét, Bình vấn sử dụng ti vi và các thiết bị điện.

C. Được cảnh báo về cơn dông sắp đến, Hồng và các bạn quyết định ở lại trường, đợi khi trời hết dông mới đi về nhà.

D. Con đường từ trường về nhà bị chia cắt bởi nước lũ lên nhanh, các bạn nam tranh thủ thi xem ai bơi được xa nhất.

- GV cho học sinh giơ thẻ để bày tỏ ý kiến (thẻ xanh: đồng ý; thẻ đỏ: không đồng ý) đối với bài tập 3.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành sơ đồ bài học.

- Với hoạt động trò chơi: HS nghe hướng dẫn, tham gia.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày, và giơ thẻ nhanh tay.

HS:

- Trình bày kết quả làm việc cá nhân

- Nhận xét và bổ sung cho các bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.

- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:

+ Kết quả làm việc của học sinh.

+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.

Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

III. Luyện tập

  1. Bài tập 1

Những nguy hiểm từ thiên nhiên ở nơi em sống là ngập lụt; mưa giông, sấm sét, bão.... Những nguy hiểm đó có thể ảnh hướng tới người dân ở nơi e sống.

  1. Bài tập 2

Em không đồng ý với việc làm của Thành. Vì trong hình huống nguy hiểm như thế bạn nên tìm chỗ trú. Sự chủ quan có thể khiến bạn gặp nguy hiểm đến tính mạng.

  1. Bài tập 3
  • Em đồng tình: C. Được cảnh báo về cơn đông sắp đến, Hồng và các bạn quyết định ở lại trường, đợi khi trời hết dông mới đi về nhà. => Vì các bạn rất biết cách bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm của mình.

- Em không đồng tình:

A. Trời mưa rất to, hai bạn Lâm và Hưng vẫn đạp xe về nhà, dù không có áo mưa.

B. Trong khi đang có sấm sét, Bình vấn sử dụng ti vi và các thiết bị điện.

D. Con đường từ trường về nhà bị chia cắt bởi nước lũ lên nhanh, các bạn nam tranh thủ thi xem ai bơi được xa nhất.

=> Vì như vậy có thể bị nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ từ thiên nhiên.


4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống

- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua hoạt động dự án..

c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi hoạt động dự án.

- GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu HS thực hiện câu hỏi số 2 trên lớp, trình bày trên giấy A0 và câu hỏi số 1, số 3 về nhà thực hiện, nộp sản phẩm vào tiết học sau.

1. Lập kế hoạch cá nhân về cách ứng phó với tình huông nguy hiểm từ thiên nhiên. Chia sẻ với các bạn trong lớp, trong nhóm về kế hoạch của mình.

2. Mỗi nhớm xây đựng một thông điệp về cách học sinh ứng phó với tình huớng nguy hiểm từ thiên nhiên. Các nhóm giới thiệu thông điệp trước cả lớp.

3 Em cùng bạn lập đự án tuyên truyền vẻ phỏng ngửa tai nạn đo các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, dành cho thiếu niên ở địa phương em đang sóng theo hướng dẫn:

- Tên dự án. 

- Đối tượng dự án hướng tới. 

- Các tai nạn do nguy hiểm từ thiên nhiên cần phải phòng ngừa ở địa phương. 

- Cách phòng ngừa, ứng phó với nguy hiểm. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện bài tập 2 theo nhóm, trao đổi, xây dựng thông điệp, trình bày trên giấy A0.

- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, phân công nhiệm vụ, thống nhất nội dung, hình thức thể hiện và về nhà thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: thực hiện kĩ thuật phòng tranh.

- Yêu cầu HS các nhóm trưng bày bài của nhóm và cử đại diện lên thuyết trình.

- Hướng dẫn HS cách trình bày và các tiêu chí chấm bài.

HS:

- Trưng bày thông điệp của nhóm, cử đại diện trình bày.

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Yc hs nhận xét câu trả lời.

- Gv sửa chữa, đánh giá, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt, động viên các nhóm thực hiện chưa tốt và nhắc nhở HS về thực hiện hoạt động dự án.

....................*******************************************...................