Giáo án hình 12 hk 1 theo mẫu mới 5 hoạt động

Giáo án hình 12 hk 1 theo mẫu mới 5 hoạt động

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án hình 12 hk 1 theo mẫu mới 5 hoạt động

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

CHUYÊN ĐỀ: KHỐI ĐA DIỆN

Ngày soạn: 31/08/2018

Ngày dạy: Từ 5/9-17/11/2018. Mỗi tuần 1 tiết, trong 11 tuần.

Dạy lớp 12/3

Chủ đề 1: KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN (Tiết 1,2).

I. Mục tiêu của bài (chủ đề)

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm khối đa diện và hình đa diện.

- Phân biệt được khối đa diện và hình đa diện.

- Vẽ hình biểu diễn của một khối đa diện và hình đa diện thường gặp: khối chóp, khối tứ diện. khối lăng trụ, khối hộp, khối lập phương.

- Nắm được các phép biến hình trong không gian và địnhn nghĩa hai đa diện bằng nhau.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết một khối đã cho có phải là khối đa diện hay không.

- Phân chia lắp ghép các khối đa diện.

- Hướng đến làm các bài toán lien quan đến khối đa diện như: tính thể tích, tính diện tích thiết diện, tính khoảng cách giữa các đường thẳng…

3. Thái độ:

- Tích cực hoạt động; chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.

- Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với bài học.

- Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tạo nhóm tự học và sáng tạo để giải quyết vấn đề: Cùng nhau trao đổi và đưa ra phán đoán trong quá trình tìm hiểu các bài toán và các hiện tượng bài toán trong thực tế.

- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Tạo kỹ năng làm việc nhóm và đánh giá lẫn nhau.

- Năng lực quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề: Cùng nhau kết hợp, hợp tác để phát hiện và giải quyết những vấn đề, nội dung bào toán đưa ra.

- Năng lực tính toán:

- Năng lực vận dụng kiến thức: Phân biệt được các khối đa diện hoặc không phải là khối đa diện…

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

- Các hình ảnh minh họa về khối đa diện: Khối rubic, khối chop, khối lăng trụ.

- Bảng phụ trình bày kết quả hoạt động nhóm, máy tính, máy chiếu…

2. Học sinh:

- Nghiên cứu trước ở nhà bài học.

- Ôn tập kiến thức về quan hệ vuông góc, quan hệ song song.

- Tìm kiếm các thông tin và hình ảnh liên quan đến chủ đề.

III. Chuỗi các hoạt động học

1. GIỚI THIỆU (HOẠT ĐỘNG TIẾP CẬN BÀI HỌC) (3’)

Cho học sinh quan sát hình ảnh, cầm nắm vật thay thế (mô hình) giới thiệu khối đa diện. Cụ thể là Kim Tự Tháp (Ai Cập), rubic.

2. NỘI DUNG BÀI HỌC (HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC)

2.1. Nội dung 1:Khối lăng trụ và khối chóp.

Hoạt động của GV và của HS

Nội dung

Tiếp cận:

H1: Quan sát hình vẽ về khối lăng trụ, khối chóp. Từ đó phát biểu định nghĩa về khối lăng trụ, khối chóp.

HS quan sát hình vẽ về khối lăng trụ, khối chóp và từ đó phát biểu định nghĩa về khối lăng trụ, khối chóp.

Hình thành:

Củng cố: Cho học sinh quan sát vật thật.

I. Khối lăng trụ và khối chóp.

- Khối lăng trụ: Là phần không gian bị giới hạn bởi một lăng tru, kể cả hình lăng trụ ấy.

- Khối chóp: Là phần không gian bị giới hạn bởi một hình chóp, kể cả hình chóp ấy.

2.2. Nội dung 2: Hình đa diện và khối đa diện.

Hoạt động của GV và của HS

Nội dung

Tiếp cận:

H1: Quan sát các hình lăng trụ, hình chóp đã học và nhận xét về các đa giác là các mặt của nó?

HS quan sát hình vẽ về khối lăng trụ, khối chóp và từ đó phát biểu nhận xét về các đa giác là các mặt của nó.

Hình thành:

Củng cố: Quan sát vật thật.

  1. Khái niệm về hình đa diện và khối đa diện.

1. Khái niệm về hình đa diện.

Định nghĩa: Hình đa diện là hình không gian được tạo bởi các mặt là các đa giác có tính chất:

a. Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung.

b. Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác.

Đỉnh

Mặt

Cạnh

Hoạt động của GV và của HS

Nội dung

Tiếp cận:

H1: Từ định nghĩa khối lăng trụ và khối chóp, định nghĩa khối đa diện?

HS xem lại định nghĩa khối lăng trụ và khối chóp, từ đó phát biểu định nghĩa khối đa diện.

Hình thành:

Củng cố:

H2: Quan sát hình vẽ 1.7, 1.8 và giải thích tại sao các hình là khối đa diện và không phải là khối đa diện

HS quan sát hình vẽ 1.7, 1.8 và trả lời câu hỏi GV đặt ra.

2. Khái niệm khối đa diện.

Định nghĩa: Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện.

Điểm trong

Điểm ngoài

2.3. Nội dung 4: Phép dời hình trong không gian

Hoạt động của GV và của HS

Nội dung

Tiếp cận:

H1: Dựa vào phép dời hình trong mặt phẳng, hãy định nghĩa phép dời hình trong không gian?

H2: Hãy liệt kê các phép dời hình trong không gian?

Hình thành:

Củng cố:

H3: Hãy nêu các tính chất chung của 4 phép dời hình trên. Từ đó suy ra tính chất của phép dời hình?

HS nhớ lại: Phép dời hình trong mặt phẳng là phép biến hình trong mặt phẳng bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm. Từ đó HS phát biểu định nghĩa phép dời hình trong không gian.

HS nghiên cứu SGK và liệt kê các phép dời hình trong không gian với đầy đủ định nghĩa, tính chất.

TL3: Tính chất của phép dời hình:

1) Biến 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng và bảo toàn giữa các điểm.

2) Biến điểm thành điểm, đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó,…., biến đa diện thành đa diện.

3) Thực hiện liên tiếp các phép dời hình sẽ được một phép dời hình.

III. Hai đa diện bằng nhau.

1. Phép dời hình trong không gian.

Phép dời hình:

Phép biến hình trong không gian: Là quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M với điểm M xác định duy nhất.

Phép biến hình trong không gian bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm gọi là phép dời hình trong không gian.

Các phép dời hình trong không gian:

a) Phép tịnh tiến theo vectơ .

M

M

M

b) Phép đối xứng qua mặt phẳng:

M

M1

P

M

c) Phép đối xứng tâm O:

O

M

M

d) Phép đối xứng qua đường thẳng:

d

M

I

M

P

Củng cố các phần đã học:

* Câu hỏi 1: (GV treo bảng phụ_Chứa hình a, b, c). Trong các hình sau, hình nào là hình đa diện, hình nào không phải là hình đa diện?

(a) (b) (c) (d)

- Hãy giải thích vì sao hình (b) không phải là hình đa diện?

* Câu hỏi 2: (GV treo bảng phụ_Chứa hình d). Cho hình lập phương như hình vẽ. Hãy chia hình lập phương trên thành hai hình lăng trụ bằng nhau?

ĐÁP ÁN:

* Câu hỏi 1: (5 điểm) a; c; d

* Câu hỏi 2: (5 điểm)

2.3. Nội dung 4. Hai đa diện bằng nhau.

Hoạt động của GV và của HS

Nội dung

Tiếp cận.

H1: Từ định nghĩa hai hình bằng nhau trong mặt phẳng, hãy định nghĩa hai đa diện bằng nhau.

HS nhớ lại: Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia. Từ đó HS phát biểu định nghĩa hai đa diện bằng nhau.

Hình thành:

Củng cố: Cho học sinh lấy ví dụ về 2 khối đa diện bằng nhau.

2. Hai đa diện bằng nhau.

Định nghĩa: Hai đa diện được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến đa diện này thành đa diện kia.

2.5. Phân chia và lắp ghép các khối đa diện.

Hoạt động của GV và của HS

Nội dung

Tiếp cận:

H: Nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là phân chia và lắp ghép các khối đa diện?

GV cho HS quan sát hình vẽ 1.13 trang 11, SGK.

HS nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là phân chia và lắp ghép các khối đa diện.

Hình thành:

IV. Phân chia và lắp ghép các khối đa diện.

Nếu khối đa diện (H) là hợp của hai khối đa diện (H1), (H2) sao cho (H1) và (H2) không có điểm chung nào thì ta nói có thể phân chia (H) thành (H1) và (H2), hay có thể lắp ghép (H1) và (H2) để được (H).

H

H1

H2

3. LUYỆN TẬP: “Chia khối lập phương thành 6 khối tứ diện bằng nhau”.

Hoạt động của GV và của HS

Nội dung

Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV treo bảng phụ có chứa hình lập phương ở câu hỏi KTBC.

- Gợi mở cho HS:

+ Ta chỉ cần chia hình lập phương thành 6 hình tứ diện bằng nhau.

+ Theo câu hỏi 2 KTBC, các em đã chia hình lập phương thành hai hình lăng trụ bằng nhau.

+ CH: Để chia được 6 hình tứ diện bằng nhau ta cần chia như thế nào?

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ:

Học sinh báo cáo kết quả và thảo luận:

- HS trả lời cách chia.

- HS nhận xét.

Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa.

- Theo dõi.

- Phát hiện ra chỉ cần chia mỗi hình lăng trụ thành ba hình tứ diện bằng nhau.

- Suy nghĩ để tìm cách chia hình lăng trụ ABD.A’B’D’ thành 3 tứ diện bằng nhau.

- Nhận xét trả lời của bạn.

Bài 4/12 SGK:

- Ta chia lăng trụ ABD.A’B’D’ thành 3 tứ diện BA’B’D’, AA’BD’ và ADBD’.

Phép đối xứng qua (A’BD’) biến tứ diện BA’B’D’ thành tứ diện AA’BD’ và phép đối xứng qua (ABD’) biến tứ diện AA’BD’ thành tứ diện ADBD’ nên ba tứ diện trên bằng nhau.

- Làm tương tự đối với lăng trụ BCD.B’C’D’ ta chia được hình lập phương thành 6 tứ diện bằng nhau.

Giải BT 1 trang 12 SGK: “CMR rằng một đa diện có các mặt là những tam giác thì tổng số các mặt của nó là một số chẵn. Cho ví dụ”.

Hoạt động của GV và của HS

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ.

- Hướng dẫn HS giải:

+ Giả sử đa diện có m mặt. Ta c/m m là số chẵn.

+ CH: Có nhận xét gì về số cạnh của đa diện này?

+ Nhận xét và chỉnh sửa.

- CH: Cho ví dụ?

* Hs tiếp nhận nhiệm vụ:

- Suy nghĩ và trả lời.

*Hs báo cáo kết quả và thảo luận.

*Gv nhật xét tổng kết.

Bài 1/12 SGK:

Giả sử đa diện (H) có m mặt.

Do: Mỗi mặt có 3 cạnh nên có 3m cạnh.

Mỗi cạnh của (H) là cạnh chung của hai mặt nên số cạnh của (H) bằng c =.

Do c nguyên dương nên m phải là số chẵn (đpcm).

VD: Hình tứ diện có 4 mặt.

4.MỞ RỘNG, TÌM TÒI

“Chia khối lập phương thành 5 khối tứ diện”.

- Ta chia lăng trụ thành 5 tứ diện AA’BD, B’A’BC’, CBC’D, D’C’DA’ và DA’BC’.

­­

- GV hệ thống lại các kiến thức trong bài học: Khối lăng trụ và khối chóp; hình đa diện và khối đa diện. Khái niệm phép dời hình trong không gian, các phép dời hình trong không gian, khái niệm hai đa diện bằng nhau.

Chủ đề 2: KHỐI ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU (Tiết 3,4).

I. Mục tiêu của bài (chủ đề)

1. Kiến thức:

Qua bài giảng học sinh cần đạt:

- Nắm được định nghĩa khối đa diện lồi. Hiểu thế nào là khối đa diện đều. Nắm được định lí và bảng tóm tắt về các loại khối tứ diện đều.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết một khối đã cho có phải là khối đa diện lồi, khối đa diện đều không?

- Nắm được các loại hối đa diện đều.

- Hướng đến làm các bài toán liên quan đến khối đa diện lồi, khối đa diện đều như: tính thể tích, tính diện tích thiết diện, tính khoảng cách giữa các đường thẳng…

3. Thái độ:

- Tích cực hoạt động; chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.

- Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với bài học.

- Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tạo nhóm tự học và sáng tạo để giải quyết vấn đề: Cùng nhau trao đổi và đưa ra phán đoán trong quá trình tìm hiểu các bài toán khoảng cách và các hiện tượng bài toán trong thực tế.

- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Tạo kỹ năng làm việc nhóm và đánh giá lẫn nhau.

- Năng lực quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề: Cùng nhau kết hợp, hợp tác để phát hiện và giải quyết những vấn đề, nội dung bào toán đưa ra.

- Năng lực tính toán:

- Năng lực vận dụng kiến thức: Phân biệt được các loại khối đa diện đều.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

- Các hình ảnh minh họa về khối đa diện: Khối rubic, khối chóp đều , khối đa diện đều loại 4 mặt, 8 mặt.

- Bảng phụ trình bày kết quả hoạt động nhóm, máy tính, máy chiếu…

2. Học sinh:

- Nghiên cứu trước ở nhà bài học.

- Ôn tập kiến thức về quan hệ vuông góc, quan hệ song song.

- Tìm kiếm các thông tin và hình ảnh liên quan đến chủ đề.

III. Chuỗi các hoạt động học

1. GIỚI THIỆU (HOẠT ĐỘNG TIẾP CẬN BÀI HỌC) (3’)

Cho học sinh quan sát hình ảnh, và giới thiệu khối đa diện đều trong thực tế.

2. NỘI DUNG BÀI HỌC

2.1. Nội dung 1:Khối lăng trụ và khối chóp.

Hoạt động của GV và của HS

Nội dung

Tiếp cận: Cho hs nhắc lại định nghĩa khối chóp, khối lăng trụ đã học.

H1: Từ định nghĩa hình đa giác lồi trong mặt phẳng, hãy định nghĩa khái niệm khối đa diện lồi?

Hình thành:

Củng cố:

H2: Hãy lấy ví dụ về khối đa diện lồi?

HS nhớ lại: Một hình đa giác được gọi là lồi nếu đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của hình đa giác luôn thuộc đa giác ấy. Từ đó HS phát biểu định nghĩa khối đa diện lồi.

TL2: Khối lăng trụ, khối chóp, …

I. Khối đa diện lồi.

Định nghĩa: Khối đa diện (H) được gọi là khối đa diện lồi nếu đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của (H) luôn thuộc (H).

Ví dụ: Khối lăng trụ, khối chóp,…

Nhận xét: Một khối đa diện là khối đa diện lồi ⬄ miền trong của nó luôn nằm về một phía với mỗi mặt phẳng chứa một mặt của nó.

2.2 Khối đa diện đều.

Hoạt động của GV và của HS

Nội dung

Tiếp cận:

H1: Quan sát khối tứ diện đều và nhận xét các mặt, các đỉnh của nó.

GV: Khối tứ diện đều là một ví dụ về khối đa diện đều.

H2: Các mặt của khối đa diện đều có dặc điểm gì?

HS quan sát khối tứ diện đều và đưa ra nhận xét.

Hình thành:

TL2: Các mặt của khối đa diện đều là những đa giác bằng nhau.

II. Khối đa diện đều.

Định nghĩa: Khối đa diện đều loại {p;q} là khối đa diện lồi có tính chất sau:

a) Mỗi mặt của nó là một đa giác đều p cạnh.

b) Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng q mặt.

2.3 Các loại khối đa diện đều:

Tiếp cận:

H1: Quan sát 5 khối đa diện đều và đếm số đỉnh, số cạnh, số mặt của các khối đa diện đều?

Tải tài liệu này file docx word pdf